BỆnh cấp cứu tai mũi họNG



tải về 1.04 Mb.
trang17/39
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.04 Mb.
#33524
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   39

VIÊM TAI GIỮA CẤP


  1. ĐẠI CƯƠNG: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc tai giữa, tiến triển trong khoảng 3 tuần. Thường xảy ra sau viêm nhiễm mũi họng do virus và sự tắc vòi Eustache.
  2. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG:


  • Triệu chứng ở trẻ nhũ nhi rất đa dạng, không rõ ràng: kích thích, quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú.

  • Ở trẻ lớn: đau tai thường kèm theo sốt 38 – 38,50C, trong bệnh cảnh viêm mũi họng và hình ảnh màng nhĩ thường thay đổi theo giai đoạn:

+ Giai đoạn viêm tai xung huyết: màng nhĩ có mạch máu đỏ nổi lên từ cán búa tỏa ra xung quanh

+ Giai đoạn viêm tai giữa xuất tiết: màng nhĩ dày, đỏ toàn bộ, khó thấy những móc giải phẩu



+ Giai đoạn tụ mủ: những móc giải phẩu không thấy nữa, màng nhĩ phồng chủ yếu trong ¼ sau dưới của màng nhĩ. Ở giai đoạn này có thể tiến triển tự nhiên tự thủng nhĩ chảy mủ ra ngoài.

  • Ở người lớn: đau tai một bên, theo mạch đập, giảm thính lực, sốt > 380C. Soi tai thường thấy màng nhĩ đỏ, không có các móc xương con. Ở giai đoạn tụ mủ thấy màng nhĩ phồng phía sau dưới .
  1. CHẨN ĐOÁN


  • Công thức máu tăng cao: chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính

  • X-quang: schuller 2 tai có thể có hình ảnh mờ xương thông bào xương chũm

  • Lấy dịch tai giữa cấy mủ và phân lập vi trùng

  • Nội soi tai – mũi - họng

  • Thính lực đồ: điếc dẫn truyền độ I hoặc II

  • Chụp CT scan, MRI trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng nội sọ
  1. ĐIỀU TRỊ:

    1. Nội khoa:



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PĐĐT-TMH Lần ban hành: 02 Trang:30/68

  • Kháng sinh toàn thân:Cephalosporin thế hệ thứ II, III (Cefuroxim, Cefpodoxim, Cetamet,…) trong 10 ngày đến 14 ngày

  • Giảm sốt, giảm đau. Một số trường hợp phải dùng corticoid

  • Trong trường hợp đau nhiều, dùng thuốc nhỏ tai giảm đau tại chỗ như Otypax, nhất là trong những trường hợp viêm màng nhĩ bóng nước hoặc xung huyết màng nhĩ cấp

  • Trong viêm tai giữa cấp do Pyocyanique, nhất là trẻ dưới 3 tháng cần nhập viện, kháng sinh tĩnh mạch (Cephalosporin như: Viciroxim, Ceftazidine).

  • Tiến triển thường thuận lợi khi có điều trị đúng. Triệu chứng cải thiện sau 4 ngày, màng nhĩ trở về bình thường sau 8 ngày

  • Khi không được điều trị có thể có biến chứng như: viêm xương chũm cấp, liệt mặt, viêm nhĩ, viêm màng não, abscess não
    1. Ngoại khoa:


  • Rạch màng nhĩ hiện nay ít dùng, chỉ định cho trường hợp kháng điều trị với kháng sinh hay viêm tai giữa cấp biến chứng (bệnh cảnh viêm nhiễm nặng, viêm xương chũm, viêm màng não, liệt mặt) hoặc trẻ dưới 3 tháng. Rạch màng nhĩ

¼ sau dưới của màng nhĩ mục đích dẫn lưu mủ và cấy mủ

  • Khoét xương chũm: được thực hiện trong trường hợp biến chứng và không đáp ứng với kháng sinh


    1. tải về 1.04 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương