Bán nguyệt san – Số 228 – Chúa nhật 03. 08. 2014



tải về 0.77 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích0.77 Mb.
#37671
1   2   3   4   5   6

"ANH NẰM XUỐNG…"


Chúng tôi vừa đi thăm hai cụ bà, thân mẫu của hai người anh em chúng tôi đã qua đời, một anh vì tai nạn và một anh vì chứng ung thư.

Khi chọn thời điểm ngày 27 tháng 7 để viếng thăm các gia đình của anh em trong Tỉnh Dòng đã qua đời, anh em hay nói đùa đó là "Ngày “Thương Binh Liệt Sĩ”, thật ra chính xác phải nói là chung quanh ngày 26 tháng 7, vì ngày 26 tháng 7 là ngày Lễ kính ông Thánh Gioakim và bà Thánh Anna, hai cụ là song thân của Mẹ Maria. Hơn nữa, ngoài thời điểm này, chúng tôi còn được thêm một lần nữa để thăm các cụ là song thân của các anh em trong Dòng vào cuối năm âm lịch theo truyền thống của dân tộc, như vậy hai thời điểm được phân bố khá đều..

Thăm các cụ bà vào thời điểm này thật trùng hợp, được thêm nhiều ý nghĩa thân thương, đó là người anh em của chúng tôi mất vì tai nạn có bổn mạng cũng là Gioakim, còn người anh em mất vì ung thư thì dịp này cũng rất gần với ngày giỗ của anh.

Tám năm trôi qua rồi kể từ ngày anh Gioakim gặp tai nạn và qua đời ( 2006 ), chúng tôi đứng trước di ảnh của anh với lời kinh nguyện, bà mẹ già 92 tuổi khóc ngất khi thấy Nhà Dòng đến thăm và đọc kinh cho con mình, lần nào cũng vậy, những cảm xúc thương tâm nơi bà làm tôi vô cùng xúc động. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến.

Tôi thầm trách anh đã làm khổ mẹ già như vậy, anh có biết là mẹ thương anh lắm không ? Lẽ ra tuổi già của mẹ sẽ là an vui, hãnh diện về anh và hạnh phúc khi mỗi lần anh về thăm mẹ, nhưng bây giờ mẹ ngồi đó, âu sầu mỗi ngày nhìn lên di ảnh của anh, tuổi già yếu đau mẹ không ra ngoài được, các con cháu bận rộn chuyện gia đình, chuyện làm ăn, chuyện học hành, ít ai ngó ngàng đến mẹ, mẹ cứ héo hắt với nỗi nhớ thương con trai yêu dấu, chiếc áo len và chiếc khăn trên đầu không đủ ấm trong những chiều mưa bão, tôi nhìn bà co ro lạnh lẽo từ bên trong mà không cầm được nước mắt.

Buổi sáng hôm ấy, khi tôi đang trên đường về Nhà Dòng để chuẩn bị cho Công Hội Tỉnh trong những ngày sau đó, chiếc điện thoại của tôi báo tin có cuộc gọi của anh Gioakim, nghe rồi mới biết tin anh bị tai nạn trọng thương ở Bình Định, người đi đường nhặt được điện thoại của anh bấm gọi để báo tin, và sau đó thì hoàn toàn không liên lạc được với họ nữa. Liên lạc nhờ các anh chị em ở Bình Định lo cho anh ở nhà thương, tôi rời Sàigòn sau cơm trưa hôm ấy để nhanh chóng ra Quy Nhơn, nhưng đến chiều, khi xe đến bãi biển Cà Ná, tin anh qua đời đã được loan đi.

Nhà Dòng đề nghị đưa thi hài của anh về quàn tạm ở Giáo Xứ Phù Mỹ, nơi anh Toàn, một anh em DCCT ở Quy Nhơn phụ trách. Khi tôi ra đến nơi thì đã nửa đêm, đêm đó lại là đêm chung kết World Cup 2006, tôi vào phòng quàn xác anh đúng lúc hai đội phân tranh thắng bại bằng những cú đá luân lưu. Cám ơn anh Toàn đã hết lòng lo cho anh trong những giờ phút cuối đời, cám ơn các anh em Linh Mục, các chị em Nữ Tu ở Bình Định đã giúp anh Toàn để công việc lo cho anh Gioakim được chu đáo.

Khi tôi đến Phù Mỹ cũng là lúc một đoàn Giáo Dân và anh em mình từ DCCT Huế vào đến nơi để đón xác anh. Từ ngày anh về Huế phụ trách cộng đoàn và lo cho Giáo Xứ, qua sự tận tụy của anh, lòng nhiệt thành của anh, lối sống khiêm nhu, khó nghèo và đơn sơ của anh, Thiên Chúa thổi luồng gió mới làm nức lòng Giáo Dân, đem lại an bình trong cộng đoàn. Anh ra đi để lại nỗi tiếc thương đau xót cho nhiều người, thiệt hại rất lớn cho Nhà Dòng, cho Hội Thánh. Vẫn biết là Thánh Ý Chúa, nhưng sự bất cẩn của con người làm thiệt hại và thương đau cho nhiều người khác. Cuộc đời của chúng ta không phải sống cho mình, nhưng là sống vì và sống cho người khác. Anh ra đi như vậy có công bằng với người khác và với mẹ của anh không ? Anh đừng tròn mắt sau cặp kính cận nhìn tôi rồi phá lên cười như những ngày, những lần, anh em gặp gỡ và trêu ghẹo nhau.

Sự bất cẩn khi giao thông đã cướp đi một sinh mạng, hệ lụy không lường hết được thảm khốc thế nào, di chứng thiệt hại cho con người và xã hội không tính toán được hết, bài học đơn giản và quen thuộc vẫn là phải cẩn thận trong việc chọn lựa phương tiện giao thông và chọn lựa cách giao thông.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn luôn là con số vượt mức báo động đỏ, mỗi năm số mạng người chết vô lý vì giao thông vẫn còn quá lớn so với thời còn chiến tranh, số người mang thương tật để lại gánh nặng cho xã hội không thể thống kê được. Thế nhưng hình như mạng người ở Việt Nam rẻ lắm, vì vẫn còn đó vô số những vấn đề lớn của giao thông không được giải quyết đến tận nguồn…

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.7.2014

( Tựa đề là câu hát mở đầu bài "Cho một người vừa nằm xuống" của TCS )
VỀ MỤC LỤC


THUYẾT TƯƠNG ĐỐI ( RELATIVISM) LÀ GÌ VÀ NGUY HẠI RA SAO ?



Xin cha giải đáp thắc mắc  sau:

1-    Thuyết tương đối ( relativism) là gì và nguy hại ra sao ?

2-    Người ly dị có được phép xưng tội và rước Lễ hay không ?

3-    Tại sao các giáo phải Tin Lành và cả Chính Thống Giáo đều cho linh mục (mục sư Tin Lành) kết hôn mà Giáo Hội Công Giáo lại cấm ?



Trả lời :

1-    Thuyết tương đối ( relativism) là một triết thuyêt (philosophy) chủ yếu  phủ nhận mọi tiêu chuẩn hay chân lý  tuyệt đối về luân lý, vì cho rằng  mọi luật lệ  cá nhân  hay phổ quát về luân lý chỉ là do con người áp đặt  nên  không  có cơ sở vững chắc để  bắt buộc ai phải tuân giữ.

Thuyết này chia ra ba loại chính sau đây:



a- Tương đồi về tâm lý (psychological relativism) : cho rằng mọi ý thức về luân lý của một người là kết quả đào luyện của người đó trong môi trường gia đình.

Nghĩa là nếu cá nhân chịu ảnh hưởng  tốt trong gia đình thì có quan  niệm tốt về luân lý và ngược lại.



b- Tương đối về xã hội ( social relativism) :cho rằng mọi ý thức về luân lý là kết quả của việc giáo dục trong môi trường xã hội. Nghĩa là hoàn cảnh xã hội và việc giáo dục cấu tạo nên ý thức luân lý của một người chịu ảnh hưởng đó

c- Tương đối về mặt kinh tế: ( Economic relativism) đây là quan điểm của Carl Max, một trong những lý thuyết gia của chủ nghĩa cộng sản ( communism) và xã hội chủ nghĩa ( sociolism) chủ trương rằng ý thức luân lý của con người chỉ  là kết quả chi phối bởi tình trạng kinh tế của người chịu ảnh hưởng đó.

Dĩ nhiên , Giáo Hội , dựa trên niềm tin và lý lẽ hay lý trí ( faith and reason) đã hoàn toàn bác bó thuyết tương đối nói trên vì  nó đi ngược lại với giáo lý  và niềm tin có Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trọn tốt trọn lành . Ngài dựng nên con người có lý trí , có ý muốn  tự do ( free will) và lương tâm để biết việc thiện phải làm và điều gian ác, xấu sa phải tránh.  Vì thế , Thiên Chúa chỉ  phán đoán riêng  con người về những gì con người làm với lý trí , ý muốn tự do  và lương tâm . Mặt khác, Giáo Hội cũng tin và dạy không sai lầm rằng phải  có chân lý phổ quát về luân lý  ( universal truth of   morality) buộc mọi người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại phải tuân theo để  con người khác biệt với mọi loài cầm thú chỉ sống với bản năng và không có ý thức gì  về lành dữ. Luật luân lý phổ quát này ngăn cấm những hành động nhân linh( human act)  như  giết người ( trừ trường hợp tự vệ chính đáng) , hiếp dâm, thù nghịch, gian ác,  gian dâm, mãi dâm, ấu dâm ( child prostitution) gian tham, bất công, bóc lột, kỳ thị về mầu da,  hành  hạ súc vật…là những sự dữ tự  bản chất  ( intrinsic evils) nên không thể biện minh  được  vì bất cứ lý do và hoàn cảnh nào. Nghĩa là không thể lấy lý do giáo dục gia đình hay môi trường xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế để biện minh cho việc giết người, hiếp dâm, bóc lột người khác, thù ghét ai vì mầu da , tiếng nói và nhất là phá thai hay giết thai nhi được. Không có hoàn cảnh nào cho phép làm những sự dữ nói trên theo luân lý Kitôgiáo. Chắc chắn như vậy.

Thánh Phaolô cũng đã liệt kê những sự xấu ,  xét về mặt luân lý,  là sai trái như sau:

Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ: đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng , thờ quấy , phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo :  những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa..( Gl 5: 19-21)

Tóm lại thuyết tương đối là một nguy hại cho niềm tin có luân lý phổ quát buộc con người phải xa tránh những sự  dữ tự bản chất như nói ở trên để làm những sự thiện,  mưu ích cho phần rỗi của mình và cho người khác.

 

2- Những người li dị có được xưng tội rước lễ hay không ?

Để trả lời câu hỏi  này, ta cần phân  biệt hai trường hợp sau đây :

a-  Nếu đã li dị ngoài tòa án dân sự mà chưa được tháo gỡ hôn phối ( tiêu hôn = annulment) của toà án hôn phối của Giáo phận ( Diocesan Tribunal) mà lại sống chung với người khác như  vợ,  chồng thì tạm thời không được lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Nghĩa là không được xưng tội và rước lễ bao lâu tình trạng hôn phối chưa được giải quyết thỏa đáng theo giáo luật,chứ không theo luật của xã hội. Giáo Hội không công nhận việc li dị ở ngoài tòa án dân sự, mà chỉ cứu xét xem việc kết hôn của ai đó đã  thành bí tích ngay từ đầu chưa để quyết định cho tiêu hôn hay không.

b- Nhưng nếu sau khi li dị mà không sống chung với ai như vợ, chồng thì không có ngăn trở gì để đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa.

Vậy nếu biết  ai rơi vào các trường hợp trên thì xin khuyên bảo họ cho thích hợp.

 

3- Tại sao Giáo Hội Công  Giáo không cho giáo sĩ và  tu sĩ kết hôn ?

   Các giáo phái Tin Lành, Anh giáo và cả Chính Thống Đông Phương đều không có luật độc thân ( celibacy)  thì  đó là quyền của họ.Riêng Chính Thống chỉ chọn giám mục trong số linh mục độc thân và cho phép các giáo sĩ , trước khi lãnh chức linh mục, được tự do chọn kết hôn hay không. Nếu đã không chọn kết hôn ở cấp phó tế, thì sẽ không được kết hôn sau khi làm linh mục. Vì thế, trong hàng linh mục Chính Thống có hai thành phần kết hôn và không kết hôn.Chỉ có giám mục buộc  phải  độc  thân mà thôi.

Riêng Giáo Hội Công Giáo, thì luật độc thân mới chỉ có từ thế kỷ thứ 11 trở lại đây thôi. Trước đó,  trong ba thế kỷ đầu sau ngày Chúa Giêsu về Trời, tuy không có luật rõ rệt , nhưng đa số các  giáo sĩ  ( giám mục và linh mục)  đều tự nguyện sống khiết tịnh  ( continence).  Mãi sau năm 305, Công Đồng Elvira và Công Đồng  Rôma năm 386 và hai Công Đồng  nữa họp ở  Carthage,  đã đưa đến khuyến cáo  giám mục và  linh mục phải sống  khiết tịnh. Nhưng mãi sau thế kỷ 11, dưới thời cố Giáo Hoàng  Gregory VII ( 1073- 85) luật độc thân ( celibacy) mới chính thức được áp dụng cho đến nay.

Nhưng phải nói rõ là luật độc thân áp dụng cho hàng giáo sĩ, tu sĩ Công giáo không phải là luật của Chúa mà là của Giáo Hôi đặt ra vì lợi ích cho sứ vụ ( ministry) phục vụ của Giáo Hội hầu mang  lợi ích thiêng liêng cho dân Chúa được trao phó cho mình , cụ thể là cho các giám mục và linh mục coi sóc, dẫn dắt và thánh hóa với các Bí tích. Giáo Hội , khi ban luật độc thân này, chắc  đã đọc lời Chúa Giêsu trả lời  cho các môn đệ trong Matthêu 19: 11-12  như sau:

không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu, mới hiểu. Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế. Có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn. Và có những người  là hoạn nhân do họ  tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.

 Thánh Phaolô  cũng  khuyến khích  ý nghĩa  và giá trị  sống  độc thân như sau:

  “ Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ. Như thế họ bị chia đôi. ( 1 Cor 7: 32- 34).

Tóm lại, kỷ luật độc thân cho hàng giáo sĩ và tu sĩ Công giáo được áp dụng vì lợi ích cho sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và làm chứng cho Tin Mừng của hàng giáo sĩ, tu sĩ. Đây là sự khôn ngoan của Giáo Hội và cũng thể hiện ước muốn hy sinh  tự nguyện  sống khiết tịnh  vì Nước Trời của hàng giáo sĩ, tu sĩ,  căn cứ trên chính lời của Chúa Kitô nói trên đậy.

Chúng ta cầu xin và hy vọng Giáo Hội sẽ không bỏ luật độc thân để chiều theo đòi hỏi của thời đại tục hóa ngày nay.Nếu chiều theo, thì còn phải cho cả phụ nữ có chồng làm linh mục nữa, và như vậy Giáo Hội  sẽ tự mâu thuẫn với chính mình  và làm mất niềm tin của con cái muốn trung thành với những  truyền thống tốt đẹp được lưu truyền lại  từ các Thánh Tông Đồ.

 Giáo Hội không phải là một cơ  chế chính trị, mà phải thay đổi theo trào lưu của thời đai. Ngược lại, Giáo Hội là một  định chế  thiêng liêng ( sacred Institution) được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ, với sứ mệnh cao cả là tiếp tục  Sứ Mệnh cứu chuộc  của Chúa Kitô cho đến ngày mãn thời gian. Và để trung thành với Sứ Mệnh đó, Giáo Hội phải có can đảm đi ngược dòng thác lũ của những chủ thuyết vô thần, vô luân,  tôn thờ vật chất, chủ nghĩa tương đối và tục hóa ( vulgarism) đang bành trướng  ở khắp nơi để lôi kéo con người vào thảm họa chối  bỏ Thiên Chúa là Nguồn mạch phát sinh mọi sự tốt lành, thiện hảo, hạnh phúc  và bình an. Chúa nói : “ Ai có tai nghe thì nghe.”( Mt 13: 43; Mc  7: 16; Lc 14: 35)

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

VỀ MỤC LỤC


LỜI HỨA GHÉP TIM

Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vảo lòng các ngươi.

Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt”.

(Ê-dê-ki-en 36,26).

 

Dân được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập là một dân cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá từ ban đầu. Mấy lần Thiên Chúa đã toan tiêu diệt họ trong hoang địa, chỉ nhờ lời can thiệp của Mô-sê, dựa trên lòng thành tín của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đã để cho họ tồn tại.  Ngay trong sách Đệ Nhị Luật, khi từ biệt dân để lên núi Ne-bô và chết theo lệnh của Thiên Chúa, Mô-sê đã phải thốt lên sự thật : “Cho đến ngày hôm nay, Đức Chúa đã không cho anh em lòng để biết, mắt để thấy, tai để nghe”  (Đnl  29,3).



Sau này các ngôn sứ rát cổ bỏng họng kêu gọi họ vâng theo đường lối của Thiên Chúa nhưng vô hiệu.  Ngôn sứ Hô-sê-a đã phải ví họ như một người vợ bất trung đi làm điếm (3,4-15); ngôn sứ I-sai-a  thì ví họ ngu hơn con bò con lừa, đánh từ đầu đến chân, không còn chỗ nào để đánh mà cũng chẳng kết quả gì (I,2-6). Quả là bất trị. Tai họa mà chính Mô-sê đã loan báo (Đnl  28,47-68) ập xuống trên họ với cảnh lưu đầy.

Đến lúc này thì Thiên Chúa lại ái ngại vì bị “mất mặt”, bị các dân ngoại khi dể, coi là không đủ sức bảo vệ dân của Chúa, đất của Chúa: “Ta đã tung chúng đi các dân và gieo chúng và giữa các nước. Ta đã căn cứ vào lối sống và các hành vi của chúng mà xét xử. Nhưng Ta ái ngại cho thánh danh Ta đã bị nhà It-ra-en xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến”. Đó là lý do khiến Thiên Chúa ra tay hành động để lấy lại thể diện cho mình: “Vì thế ngươi hãy nói với nhà It-ra-en: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Hỡi nhà It-ra-en, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì Danh Thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đã đi đến… Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng.  Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa… Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ qui tụ các ngươi lại từ khắp các nướcTa sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.”

 

Câu hỏi quan trọng là lời hứa này được thực hiện khi nào, cách nào? 

Đọc lại sách các ngôn sứ thời sau lưu đầy, chúng ta thấy đám dân lưu đầy trở về cũng chẳng khác gì dân cư trước lưu đày, và ngay cả sau khi gia đình Mac-ca-bê dành độc lập từ tay người Hy Lạp, cung hiến lại Đền Thờ, đời sống tôn giáo và xã hội cũng chẳng tốt hơn. Chúa Giê-su cũng lấy lại những lời của các ngôn sứ thời trước lưu đầy để nói về người đương thời. Tiêu biểu hơn cả là với chính các môn đệ của Chúa, Chúa cũng phải lấy lại lời Mô-sê để diễn tả tình trạng tâm hồn của họ:

Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao?... Anh em chưa hiểu ư? “ (Mc 8,17-21).

So với lời Mô-sê:

Cho đến ngày hôm nay, Đức Chúa đã không cho anh em lòng để biết, mắt để thấy, tai để nghe” (Đnl 29,3). 

Các Sách Tin Mừng Mat-thêu, Mac-cô và Lu-ca kể việc Chúa chữa người câm, điếc, mù, bất toại trước khi kể việc thánh Phê-rô tuyên xứng đức tin. Sách tin Mừng Mac-cô kể việc Chúa Giê-su chữa người mù tại Bết-xai-đa, sinh quán của thánh Phê-rô, ngay sau những lời quở trách nặng nề vừa kể trên, rồi kể đến việc thánh Phê-rô tuyên xưng : “Thầy là Đấng Ki-tô”. Mac-cô không có lời giải thích tại sao từ chỗ ngu muội, không thấy, không nghe, không nhớ, không hiểu bỗng dưng thánh Phê-rô lại lóe sáng như thế.

Tin Mừng Mat-thêu thì kể lời Chúa Giê-su giải thích : “Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời”. (Mt 16,17

Thế nhưng liền sau khi lóe sáng với lời tuyên xưng và được Chúa Giê-su cho biết là ông đã nhận được một ơn mặc khải đặc biệt, thì thánh Phê-rô lại để lộ cái ngu khi Chúa Giê-su nói về con đường Chúa phải đi, khiến Chúa phải quở trách ông thậm tệ hơn nữa: ‘Xa-tan, lui lại đàng sau thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. (Mt 16,23). Tình trạng của thánh Phê-rô lúc này giống như người mù đã được Chúa chữa tại sinh quán của ông: Chúa đặt tay lần thứ nhất thì anh ta nói: “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại. Chúa lại đặt tay trên mắt anh thì anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự.” (Mc 8,24-25).

Khi nào Chúa mới đặt tay trên mắt ông Phê-rô lần thứ hai để ông thấy tỏ tường mọi sự? Khi nào Chúa mới cho các môn đệ lòng để hiểu, mắt để thấy, tai để nghe? 

Trong hai sách tin Mừng Mat-thêu và Mac-cô, sau khi Phục Sinh, Chúa Giê-su cũng chẳng dành thời giờ chữa “bệnh ngu” cho các môn đệ.  

Tin mừng Mat-thêu kể rằng sau khi phục sinh, Chúa Giê-su đón gặp các phụ nữ đã ra mộ tìm Chúa và nhờ  các bà: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ được thấy Thầy ở đó” (28,10).

Sau đó Mt kể tiếp: “Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Chúa Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông…Mt chẳng kể một lời Chúa quở trách hay một lời để chữa cái “bệnh ngu”, cái yếu kém lòng tin của các ông. Chúa chỉ tuyên bố “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”, rồi lập tức dùng quyền ấy sai các ông đi “làm cho muôn dân thành môn đệ”.  Chúa cam đoan : “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Thế là còn hơn cả chữa. Từ nay Chúa không rời các ông ra nữa.

Hình ảnh thánh Phê-rô đi trên mặt nước với Chúa Giê-su thật tuyệt vời để diễn tả tình trạng này. Sau khi làm cho bánh hóa nhiều để nuôi đám đông, Chúa truyền các môn đệ chèo thuyền qua bờ bên kia, còn Chúa ở lại trên núi ban đêm. Sóng gió làm các ông hoảng sợ. Gần sáng Chúa đi trên mặt nước đến với các ông. Các ông hốt hoảng tưởng là thấy ma. Chúa lên tiếng trấn an. Ông Phê-rô liền xin: “Nếu quả là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Thầy”! Đức Giê-su bảo: “Cứ đến!” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống đi về phía Chúa Giê-su. Nhưng thấy sóng gió, ông hoảng sợ và bắt đầu chìm. Ông kêu cứu, Chúa liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy người và nói: “Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa” (Mt 14,22-33).  Chúa đã làm như lời thánh vịnh 18,17: “Từ chốn cao vời, Chúa đưa tay nắm lấy, vớt tôi lên khỏi nước lũ mênh mông”. Cảnh sau này tuyệt vời hơn lúc Phê-rô bước về phía Chúa Giê-su: Chúa Giê-su và Phê-rô, tay trong tay bước đi mặt trên nước…

So với cảnh trên núi: Khi thấy Chúa, các môn đệ bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Chúa chẳng thèm quở trách các ông như đã quở trách thánh Phê-rô và cũng chẳng đợi các ông tuyên xưng. Chính Chúa tự tuyên bố : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”; Chúa cũng chẳng cần cầm tay vị nào mà dắt đi. Chúa sai tất cả ra đi đến với mọi dân tộc và cam kết: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Thế là từ nay các ông hiểu bằng lòng của Chúa, thấy bằng mắt của Chúa, nghe bằng tai của Chúa.

Tin Mừng Mac-cô thì kể một sự đảo lộn rất hài hước.  Các phụ nữ ra mồ, được thiên thần nhờ: “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô… Nhưng vừa ra khỏi mồ thì các bà liền chạy trốn… chẳng nói gì với ai!”.  Tuy vậy Chúa cũng tìm được một bà chịu đi báo tin: Bà Maria Mac-đa-la.  Bà gặp thấy gì? “Các ông đang buồn bã khóc lóc”.  Thật là bi hài: các bà thì im lặng, các ông thì buồn bã khóc lóc. “Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin.”

Nhờ các bà đi báo tin, mà cũng không xong thì chỉ còn một cách là Chúa phải đích thân đi tìm các môn đệ. “Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa.” Mac-cô kể thêm: “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy”.

Lần này lý do quở trách vẫn là “các ông không tin và cứng lòng”, không phải đối với Chúa như hôm ở trên thuyền, nhưng “bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy”. Tình huống này giống như Thiên Chúa quở trách dân It-ra-en vì không chịu nghe lời ngôn sứ Ê-dê-ki-en (x. Ed 3,7): “Quả thật cả nhà It-ra-en mặt dày mặt dạn, lòng chai dạ đá”.

Liền sau lời quở trách là lệnh ra đi: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.

Nhưng các ông không đi một mình: “Các tông đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng
 

Chúng ta mỉm cười vì thấy Chúa quở trách các ông lần chót. Nhưng giật mình nghĩ lại thì nhóm Mười Một đã thuộc vào hàng “những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” và nhờ thế được chữa lành bệnh “cứng lòng”, lại “có Chúa cùng hoạt động với các ông”.

Thế là lời quở trách quay sang chúng ta là người nghe, nếu chúng ta không chịu tin!

Coi chừng Mac-cô đang “bắn xéo” chúng ta đó!

 

Sách Công Vụ Tông Đồ nói:Trong  40 ngày Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa”. Vậy mà phút chót các ông vẫn còn thắc mắc: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc It-ra-en không?” (1,6).
Tin Mừng Lu-ca đã cho thấy trong bữa Tiệc Ly các môn đệ còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong các ông là nhân vật số một! Bây giờ Chúa đã phục sinh và dành 40 ngày dạy dỗ các ông, thế mà đâu vẫn hoàn đấy. Quả là nước đổ đầu vịt. 

Tin Mừng Lu-ca dành nhiều thời giờ cho việc Chúa Phục Sinh chữa lành lòng tin của các môn đệ. Các nữ môn đệ ra viếng mộ từ sáng sớm, được “hai người đàn ông y phục sáng chói” báo cho biết Chúa đã sống lại, không còn trong cõi chết, và cho cái “chìa khóa” để hiểu, đó là lời Chúa Giê-su đã báo trước. “Các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói”, thế là rõ rồi. Các bà vể kể lại cho phe đàn ông ngồi ở nhà thì bị các ông chìa môi bỉu mỏ: “Đàn bà trông gà hóa cáo”!

Ông Phê-rô chạy ra mộ kiểm chứng, “cúi nhìn vào chỉ thấy còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra”.

Sau khi nghe các bà, nghe ông Phê-rô, có hai người môn đệ chọn con đường “trở về làng cũ học cày cho xong”.  Chúa Giê-su, mục tử kiểu mẫu, đóng vai một người khách lạ xin nhập bọn cùng đi, rồi làm bộ ngơ ngáo hỏi một câu khiến hai môn đệ cho là ngớ ngẩn tò te, chẳng biết chuyện gì dã xảy ra trong khi chuyện rành rành như voi đẻ giữa chợ, ai cũng biết. Nhờ đóng vai ngớ ngấn rất đạt, Chúa làm cho các ông khai hết tâm tư nỗi lòng, hy vọng và thất vọng. Chúa bất ngờ đổi vai thành ông thầy thông thái, lôi từng câu thánh kinh liên can tới Đức Ki-tô ra mà giải thích.

Phản ứng đầu tiên của họ là khi chiều xuống, họ nài ép người khách lạ ở lại với họ.

Chúa Giê-su tiếp tục “làm bộ như còn phải đi tiếp”, nhưng cũng nhượng bộ thiện cảm của họ và cùng vào quán trọ. Đến khi vào bàn ăn thì Chúa lại đổi vai thành ông chủ khai mạc bữa ăn: cầm bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Cử chỉ bẻ bánh của Chúa như xé tấm màn che mắt họ. Họ nhận ra Chúa. Nhưng Chúa đã biến khỏi mắt họ. Bây giờ họ mới lộ cho chúng ta biết cái gì đã xảy ra trong lòng họ khi nghe Chúa nói chuyện trên đường: “Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”. Như người bất toại được chữa lành, “ngay giờ ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem”.

Họ thấy gì khi trở lại Giê-ru-sa-lem? Họ thấy “Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó”. Chuyện gì đã xảy ra? “Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rôi!”. Sao họ biết? “Chúa đã hiện ra với ông Simon Phê-rô”! Thế ra Chúa dùng ông Phê-rô để chữa lành tất cả, chỉ có hai con chiên lạc thì Chúa phải đích thân đi tìm về! Chúa giữ lời hứa với ông Phê-rô: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32).

Nhưng Chúa vẫn chưa thỏa lòng.

Các ông còn đang nói thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Lại một phen hoảng hồn như lần Chúa đi trên mặt nước: “Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma”.

Hai người trên đường Emmaus đã chê các bà: “Các bà ra mồ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống”; rồi chính hai người này cũng chê “vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy mọi sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy!” Chúng ta có thể mỉm cười, vì hai ông này đang đi bên Chúa, đang nghe Chúa nói với họ mà họ cũng “không thấy”, vì “mắt họ còn bị ngăn cản không nhận ra Người”. Lập luận của họ chẳng khác gì lời tổng trấn Phét-tô báo cáo tóm tắt vụ án Phao-lô: “Họ [người Do Thái] chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giê-su nào đó đã chết, mà Phao-lô quả quyết là vẫn sống” (Cvtđ 25,19) 

Câu chuyện cho chúng ta thấy là họ vẫn trong tình trạng như Mac-cô kể khi ở trên thuyền: “Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao?... Anh em chưa hiểu ư? “ (Mc 8,17-21). Quả thật họ cần một quả tim mới, một tinh thần mới, một đôi mắt mới, một đôi tai mới để có thể nghe, thấy và hiểu, vì màu nhiệm phục sinh là một điều hoàn toàn mới, như thánh Phao-lô tóm tắt tuyệt vời trong thư 1 Cr 2,9: “ Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người”. Như vậy thì phải được Chúa ban cho lòng để biết, tai để nghe, mắt để thấy.



Tin Mừng Lu-ca kể cho chúng ta cảnh Chúa Giê-su dịu dàng kiên nhẫn như người mẹ bên cạnh đứa con đang mê sảng vì sốt, cố làm mọi cách lay tỉnh con: Chúa nói với họ, Chúa cho rờ chân tay, Chúa xin chút gì để ăn, rồi Chúa ăn trước mặt các ông. Khi các ông đã hoàn hồn, Chúa bắt đầu chữa “lòng ngu muội” của các ông: Chúa nhắc lại những lời Chùa đã nói khi còn ở với các ông nhưng các ông chưa hiểu:  “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh”; coi như Chúa “giải huyệt ngu” cho các ông, rồi Chúa tóm tắt lại hai điều cốt yếu:

Một là phần của Chúa, Chúa đã hoàn thành: “Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại”;

Hai là phần của các ông: “phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân…
Tuy nhiên muốn làm được việc này các ông cũng phải chờ Chúa Giê-su thực hiện điều
Chúa Cha đã hứa: “Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”.

Bây giờ mới rõ phương thuốc cuối cùng để chữa lành cả tai để nghe, mắt để thấy và lòng để hiểu chính là “điều Cha Thầy đã hứa”, và ngày lễ Ngũ Tuần, kỷ niệm ngày Thiên Chúa ban Luật Giao Ước trên núi Xi-nai, sẽ là ngày các môn đệ nhận được điều Mô-sê đã thấy là còn thiếu. Có Luật của Thiên Chúa mà không có tai để nghe, không có mắt để thấy, không có lòng để biết thì chẳng thay đổi được gì. Ngày lễ Ngũ Tuần là ngày Thiên Chúa thực hiện lời hứa thay tim: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt”.

Tuy nhiên thánh Phao-lô căn dặn: “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25). Lý do là cuộc đại phẫu thay tim này cho chúng ta lòng để biết, tai để nghe, mắt để thấy, và sức mạnh, nhưng không cho “tính miễn nhiễm” để chúng ta khỏi phải chiến đấu: “Nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ của anh em thì anh em sẽ được sống. Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con Thiên Chúa” (Rom 8,13-14). 

Sách Tin Mừng Gio-an cũng dành hai chương 20-21 để kể về Chúa Giê-su đến chữa lành lòng tin và lòng mến của các môn đệ.

Nhân vật thứ nhất được chữa lành là Maria, mê hoảng vì “bệnh tương tư” giống như người yêu trong sách Diễm Ca. Bà ra mồ từ “sáng sớm, lúc  trời còn tối”, như người yêu trong sách Diễm Ca (3,1-3; 5,2-6). Chỉ thấy cửa mồ đã mở toang, bà chạy về gọi hai người thân tín nhất của Chúa và la hoảng: “người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. Sự hoảng hốt của Bà lây sang phe đàn ông khiến họ cũng hoảng theo. Hai người chạy đua ra mồ. Người tới trước đứng ngoài nhìn vào, người tới sau chạy thẳng vô: Hai người cùng thấy như nhau.  Hai người cùng chung một căn bệnh là “chậm hiểu”: “Hai ông chưa hiểu rằng theo lời Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”. Hai ông trở về nhà.

Bà Maria Mac-đa-la tiếp tục triệu chứng bệnh tương tư như người yêu trong sách Diễm Ca, kể lể nỗi lòng và năn nỉ đám con gái đang nhí nhảnh bên đường: “Này thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, tôi van nài các bạn: gặp người tôi yêu dấu, các bạn sẽ cho biết tin gì? Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm trương tư”. Tội nghiệp đám con gái ngây thơ chẳng biết bà này là ai, lại càng không biết người yêu của bà mặt mũi ra sao, nhưng cũng lễ phép hỏi lại với lời an ủi tội nghiệp cho người đẹp: “Người cô yêu có gì hơn những chàng trai khác, này hỡi trang tuyệt thế giai nhân? Người cô yêu có gì hơn những chàng trai khác, mà cô phải nài van như vậy?” Cô liền thao thao bất tuyệt tả người yêu như một tiền thân của họa sĩ Picasso (5,10-16). Bức tranh của cô và có lẽ ngọn lửa bừng bừng từ trái tim cô làm cho đám con gái ngây thơ bị cuốn hút đến mức xin được cùng đi tìm kiếm với cô: “Người cô yêu đã đi đâu mất rồi, này hỡi trang giai nhân tuyệt thế ? Người cô yêu đã quay gót phương nao, để chúng em cùng với cô tìm kiếm?” Thế là bọn con gái ngây thơ cũng bị cuốn vào vòng mê sảng đến ngớ ngẩn:  Nếu người đẹp biết người yêu “đã quay gót phương nao” thì đâu cần kể lể nhắn nhe nữa.

Nhưng chính khi trút được nỗi hốt hoảng cho bọn con gái bên đường thì cô tỉnh lại và biết người yêu đã “quay gót phương nao”: “Người yêu của tôi đã xuống vườn nhà…”.

Trong câu chuyện bên mồ như sách Tin Mừng thứ tư kể, thì hai thiên thần ngồi hai đầu phiến đá nơi đã đặt thi hài Chúa Giê-su, thay vị trí đám con gái bên đường và cuộc đối thoại. Chúa Giê-su tới tiếp tục cuộc đối thoại bằng một câu hỏi. Bà Mac-đa-la tưởng là ông làm vườn, và còn nghĩ là chính ông đã đem Chúa đi nên xin làm ơn chỉ chỗ để bà đi vác về. Chúa gọi tên bà, như người mục tử gọi tên từng con chiên (x. Ga 10,3). Bà nhận ra và phản ứng như người yêu trong sách Diễm Ca: “Đang tuần tiễu trong thành, bọn lính gác gặp tôi. Tôi hỏi họ: “Các anh có thấy chăng người lòng tôi yêu dấu? Vừa rời họ mà đi, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu. Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu, tới khuê phòng người đã cưu mang tôi”(Dc 3,3-4). Xin coi chuyện Ixaac dẫn Rebecca vào lều mẹ là bà Sara, dù lúc ấy bà đã chết rồi, và cưới nàng làm vợ (St 24,67).

Nhưng trong hoàn cảnh sách Tin Mừng thứ tư, thì cả cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh là cuộc thiết lập Giao Ước Mới, qua đó Chúa Giê-su đưa chúng ta vào trong lòng Chúa Cha, nên Chúa Giê-su lật ngược tình thế: “Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “ Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em”. Sứ mạng của Maria Mac-đa-la bây giờ là đi báo tin Giao ước đã hoàn thành. Đó cũng là lời tuyên bố của người yêu trong Diễm Ca: “Tôi thuộc trọn về người tôi yêu và người tôi yêu thuộc về tôi trọn vẹn”, ám chỉ tới cuộc tái lập Giao Ước sau thời lưu đầy, khi dân Chúa được trở về thờ phượng Chúa trong miền Đất Hứa. Còn bây giờ Chúa Giê-su tuyên bố sự thành tựu của Giao ước Mới, không còn lệ thuộc vào một mảnh đất, nhưng là “trong Thần Khí và Sự Thật”, với quả tim mới là Thần Khí Thiên Chúa được rót vào lòng chúng ta để gọi Thiên Chúa là Cha và sống làm con Thiên Chúa, ở trong lòng Thiên Chúa cùng với Con Một, Đấng từ trong lòng Thiên Chúa đến kể cho chúng ta biết Thiên Chúa và đưa chúng ta vào  trong lòng Thiên Chúa với Người. 

Sau khi chữa bệnh “tương tư” cho Maria Mac-đa-la, Chúa Giê-su còn chữa bệnh “sợ” cho các môn đệ. “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái”. Nếu người Do Thái muốn bắt hay giết các ông thì đã bắt, đã giêt  cùng với Chúa Giê-su rồi, đâu còn thời giờ cho các ông chạy về nhà đóng kín cửa; mà có đóng kín cửa thì họ cũng thừa biết các ông ở đâu và chẳng có cửa nào bảo vệ được các ông. Nhưng sợ thì cứ sợ vậy thôi. Chúa chứng minh cho các ông thấy là cánh cửa nơi các ông đang ở chẳng có gì là chắc đâu. Khỏi cần mở cửa Chúa cũng vô được. “Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: Bình an cho anh em!” Tuy không thấy các ông hoảng sợ như trong Tin Mừng Lu-ca, nhưng Chúa cũng “cho các ông xem tay và cạnh sườn, các ông vui mừng vì được thấy Chúa”. Vui mừng vì đước thấy Chúa, đó là liều thuốc trị bệnh “sợ”. Chúa nhắc lại lời ban bình an. Trong bữa Tiệc Ly Chúa đã hứa ban bình an và niềm vui mà không ai lấy mất được. Niềm vui và bình an được bảo đảm bởi sự hiện diện của Chúa mà không gì ngăn cản được nữa, và bởi sự hiện diện của Thánh Thần mà Chúa ban ngay bây giờ. Với sự hiện diện của Chúa và của Thánh Thần, Chúa có thể sai các ông đi: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” 

Tuy nhiên còn thiếu một ông: ông Tô-ma; ông này mang hai thứ bệnh. Bệnh thứ nhất của ông là coi anh em chẳng ra gì, chẳng ai bằng ông. Bệnh thứ hai là ông chỉ tin vào cái gì thấy tận mắt, sờ tận tay. Lời ông thách đố anh em thực ra là thách đố Chúa Giê-su đấy: nếu quả thật Chúa đã sống lại thì cứ việc đến cho ông nhìn tận mắt bắt tận tay đi, ông sẽ tin ngay. Điều lạ lùng là Chúa Giê-su chiều ông hết cỡ. Tuy nhiên Chúa cũng đễ cho ông chờ 8 ngày! Tám ngày ấy chắc dài lắm vì anh em đều sống trong niềm vui mừng vì đã thấy Chúa, chỉ có ông lủi thủi cô đơn ôm nỗi buồn nản, nghi ngờ. Tám ngày Chúa im lặng. Cũng chẳng ai gặp Chúa mà “méc”. Nhưng đúng tám ngày sau, cũng trong ngôi nhà các môn đệ đang ở, ông Tô-ma cũng có mặt, các cửa cũng đóng kín – nhưng không nói lý do tại sao cửa đóng kín - Chúa lại đến đứng giữa các ông. Nhưng rõ ràng lần này Chúa đến chỉ vì ông Tô-ma, vì sau khi nói với mọi người: “Bình an cho anh em”,

Chúa quay ngay về phía ông Tô-ma, cho ông thỏa mãn hết ba điều ước của ông: “Đưa ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.” Chúa chỉ yêu cầu ông một điều: “Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”.

Bây giờ thì ông Tô-ma đầu hàng vô điều kiện: “Lạy Chúa của con lạy Thiên Chúa của con”. Tuy nhiên lời đầu hàng vô điều kiện của ông Tô-ma lại trở thành lời chấp nhận Giao Ước Mới. Chúa Giê-su đã tuyên bố “Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em”; ông Tô-ma đại diện cho chúng ta tuyên xưng “ Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Điều cốt lõi của Giao Ước là: “Các ngươi sẽ là dân của Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi” (Ed 36,28). Sau khi đã cư xử với ông Tô-ma như mục tử nhân lành đi tìm chiên lạc và khi tìm được thì vác lên vai đem về, Chúa nhắn chúng ta là đừng có theo gương cứng đầu của ông Tô-ma; Chúa tuyên bố: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc cho ai không thấy mà tin”. Đó là mối phúc của chúng ta. 

Tuy nhiên còn một nhân vật nữa cần được chữa lành, đó là ông Phê-rô. Cái đêm tai họa ở dinh thượng tế, các sách Tin Mừng Nhất Lãm cho thấy là sau khi chối Chúa đủ ba lần như Chúa dã báo trước, ông Phê-rô ra ngoài khóc lóc thảm thiết. Nước mắt đã chữa lành cho ông. Tin mừng thứ tư ngừng ở tiếng gà gáy, cho thấy là mọi chuyện xảy ra đúng như Chúa Giê-su đã báo trước, nhưng không nói gì thêm về ông Phê-rô. Câu chuyện được kể tiếp ở chương 21. Sau mẻ cá nặng lưới đầy kéo không nổi, người môn đệ Chúa Giê-su yêu mến nói với ông Phê-rô; “Chúa đấy!” Phản ứng của ông Phê-rô thật kỳ cục. Nhiều bản dịch tránh né nguyên văn: “Ông Phê-rô vội lấy áo quấn ngang lưng vì ông đang trần truồng, rồi nhảy xuống biển”. Người ta thường né chữ “trần truồng”, vì nghĩ làm sao ông đi đánh cá trên cùng một thuyền với 6 người nữa mà lại trần truồng. Người ta cũng dịch quá tử tế là ông mặc áo vào, nhưng bản văn hy Lạp nói rõ là ông lấy áo quấn ngang lưng. “Ông nhảy xuống biển” thì không có bản dịch nào né được. Giải thích và tránh né như thế làm mất ý nghĩa của bản văn. Nên đi tìm xem tại sao bản văn lại sử dụng những từ ngữ “khó xử” như vậy. Hai từ người ta tránh né là hai từ được sử dụng trong câu chuyện A-đam –Eva sau khi ăn trái cấm: “Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả quấn ngang lưng làm khố che thân. Nghe thấy tiếng Đức Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn…” (St 3,7-8).

Đối chiếu câu chuyện ông Phê-rô với câu chuyện A-đam – Eva có lẽ chúng ta hiểu được ý nghĩa thật. Sách Tin Mừng thứ tư nhiều lần đối chiếu với sách Sáng Thế. Ngay cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá cũng gợi lại cuộc tạo dựng con người ( xin đọc bài về cuộc Thương Khó theo thánh Gioan). Sự im lặng về ông Phê-rô sau tiếng gà gáy bây giờ được tiếp tục qua sự đối chiếu với chuyện A-đam – Eva. Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa làm “thợ may”: “Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ” (St 3,21).

Chúa Giê-su làm gì để chữa lành cho ông Phê-rô?

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên và có cả bánh nữa”. So với cảnh trong sân dinh thượng tế: “Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phê-rô cũng đứng sưởi với họ.” Than hồng đêm ấy là của những kẻ đang tìm giết Chúa Giê-su và ông Phê-rô đã rơi vào như con thiêu thân. Than hồng hôm nay là của chính Chúa Giê-su đốt lên, có bánh có cá để dọn bữa cho các môn đệ đã vất vả suốt đêm với lưới với thuyền trên sóng nước. Dù sao thì than hồng vẫn nhắc ông nhớ than hồng và những gì đã xảy ra bên đống than hồng đêm ấy. Chúa Giê-su làm như chẳng hề có than hồng nảo khác ngoài than hồng Chúa đốt lên cho các ông sáng nay, chờ các ông đem cá vô nướng: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Phê-rô thản nhiên trở lại vai người chủ thuyền: “Ông Si-mon Phê-rô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ…”. Sau khi các ông đã sung sướng đếm từng con cá bỏ vô thùng chứa, Chúa mời : “Anh em đến mà ăn”.  

Bữa ăn hôm đó chắc phải vui lắm vì chưa bao giờ các ông bắt được nhiều cá như thế. Không biết các ông đã nói những gì, nhưng có một điều ai cũng nghĩ trong lòng mà không ai nói ra: “Không ai trong các môn đệ dám hỏi: “Ông là ai?” ví các ông biết rằng đó là Chúa. Cử chỉ của Chúa nhắc các ông nhớ lại bữa ăn Chúa đãi cả đám đông trên núi ở bên kia hồ (Ga 6,1-16): cũng chỉ có bánh và cá, và cũng chính tay Chúa cầm bánh, cầm cá chia cho đám đông. Nhưng hồi kết thúc thì hoàn toàn khác. Hôm ấy đám đông toan bắt Chúa đem đi tôn làm vua, nên Chúa xua các môn đệ xuống thuyền còn Chúa lên núi một mình cầu nguyện. Hôm nay câu chuyện sau bữa ăn dành cho ông Phê-rô: Chúa chữa lành và trao nhiệm vụ mục tử cho ông.

Tiến trình chữa lành đã bắt đầu từ khi ông Phê-rô nhận ra mình trần truồng trước mặt Chúa, như A-đam – Eva. Ông nhảy xuống biển, bỏ thuyền và lưới đầy cá cho các bạn. Chi tiết này cũng làm ta liên tưởng tới chuyện ông Gio-na: ông nhận mình là kẻ phạm tội gây ra sóng gió, ông yêu cầu người ta quăng ông xuống biển để sóng yên biển lặng cho mọi người được an toàn. Chúa đã nướng bánh và cá rồi nhưng vẫn bảo đem ít cá mới bắt được lại đây. Đó là cách tế nhị đưa ông Phê-rô trở lại vai trò chủ thuyền và người điều khiển chuyến đi đánh cá, bày tỏ lòng tin tưởng và khích lệ ông. Chúa lại đi xa hơn một bước, cho ông thấy rằng chính khi ông đã nhận ra mình “trần truồng” và chẳng có gì che thân ngoài lòng nhân lành của Chúa, thì Chúa có thể trao cho ông trách nhiệm lớn nhất. Hồi các ông đi theo Chúa thì cuộc tranh luận dai dẳng giữa các ông cho đến tận bữa Tiệc Ly vẫn là “ngôi thứ”, ai là nhân vật số một sau Chúa Giê-su. Chúa đã trả lời “Nếu ai không trở lại và nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,3). Trong cuộc đối thoại sau bữa ăn, ông Phê-rô đã thật sự nên như trẻ nhỏ (x.Tv 131): trần truồng, chẳng còn dựa vào đâu ngoài lòng nhân lành và sự thông biết vô cùng của Chúa : “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”; “Lạy Chúa, Chúa biết rõ mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa” (x. Tv 139). Đêm trong phòng tiệc ly ông thách thức mọi người: “Dù tụi nó có bỏ Thầy hết thì con đây không bao giờ”; “con sẵn sàng thí mạng con vì Thầy”. Cũng ngay đêm ấy, bên đống than hồng của bọn tôi tớ, ba lần ông chối không biết Giê-su là ai, không có liên quan gì tới Giê-su đang bị trói đứng kia. Hôm nay thì ba lần ông tuyên xưng: “Chúa biết, Chúa biết, Chúa biết mọi sự”. Chúa hỏi là để tạo dịp cho ông tuyên xưng. Chúa hỏi đủ ba lần để nhắc là ông đã chối đủ ba lần như Chúa đã báo trước. Mỗi lần ông tuyên xưng “Chúa biết” thì Chúa nhắc lại lời trao nhiệm vụ cho ông. Sau khi ông tuyên xưng “Chúa biết rõ mọi sự” thì Chúa tiết lộ cho ông biết cả “tương lai của ông”: “Khi anh đã về già,, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa.Thế rồi người bảo ông: “Hãy theo Thầy”.

Cuộc đại phẫu ghép tim cho ông Phê-rô diễn ra trên bờ biển, trước mặt anh em. Khi ông Phê-rô đứng dạy với quả tim mới thì Chúa gọi ông lần thứ hai: “Hãy theo Thầy”. Nhưng trước đó Chúa không quên nhắc cho ông rằng Chúa vẫn ghi nhận lời hứa của ông trước khi thay tim: “Con sẵn sàng thí mạng con vì Thầy”. Với trái tim cũ của ông thì ông không giữ nổi lời hứa. Với trái tim mới thì chắc chắn ông giữ được lời hứa. Nhưng Chúa thay đổi “đối tượng”: Chúa đã chết cho ông rồi, đâu cần ông chết cho Chúa nữa. Nhưng Chúa lại vẫn cần đến cái mạng cuả ông. Làm mục tử chăn dắt đoàn chiên của Chúa thì ông sẽ phải theo Chúa đến chỗ hiến mạng sống vì đoàn chiên như Chúa, “để tôn vinh Thiên Chúa”.

Quả tim nào Chúa ghép cho con? 

Đến lúc phải đặt câu hỏi cuối cùng: Chúa lấy quả tim của ai mà ghép cho con? Muốn ghép tim phải chờ có người chết mới lấy được tim mà ghép. Chúa lấy quả tim của ai mà ghép cho con? Bây giờ con đang sống bằng quả tim của ai?

Chúa đã làm một việc kỳ diệu hơn cả khi dựng nên con. Chúa đã làm người trong lòng Đức Mẹ Maria, để có một quả tim của con người: “Lời đã trở nên người phàm và cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14)Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà” (Gl 4,4).

Trái tim ấy biết yêu và yêu đến cùng : “Người yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và yêu thương họ đến cùng”(Ga 13,1), với nhịp đập và cường độ của chính Thiên Chúa: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yê mến anh em như vậy” (Ga 15,9).

Trái tim ấy biết thổn thức, biết khóc: “Thấy cô Maria khóc, và những người Do Thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. Người hỏi: Các ngươi để xác anh ấy ở đâu?” Họ trả lời:”Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem”. Đức Giê-su liền khóc” (Ga 11,33-35). Ngày đầu tiên khi hai môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả tò mò hỏi Chúa: “Rabbi, Thầy ở đâu?” thì Chúa mời “đến mà xem”. “Họ đã đến, đã xem nơi Chúa ở và ở lại với Chúa hôm ấy.” (Ga 1,28-29). Hôm nay người ta mời Chúa đến xem nơi anh La-da-rô đang ở thì Chúa khóc; và khi tới nơi thì Chúa lại thổn thức và Chúa gọi anh ra khỏi đó ngay.(Ga 11,32-44).

Chúa không chỉ khóc vì nỗi đau của những người bạn thân thiết, Chúa còn khóc vì tương lai đen tối của cả một thành phố: “Khi đến gần thành Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi!” (Lc 19,41).

Trái tim ấy cũng biết buồn, buồn đến nỗi: “Linh hồn Thầy buồn đến chết được” (Mt 26,38).
Trái tim ấy cũng không muốn phải ngưng đập: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết” (Dt 5,7). 

Cuối cùng, để chứng tỏ đây là quả tim bằng thịt 100%: sau khi nó đã ngưng đập trên thập giá, “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34). 

Quả Tim Chúa đã ghép cho con là quả tim lấy từ trong lồng ngực của Chúa!

Ôi tuyệt vời! Sống bằng quả tim của Thiên Chúa! “Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rom 5,5). Hỏi rằng có ai đã sống như thế chưa hay chỉ là ước mơ? Ít ra Chúa cũng đã gặp được một người đón nhận hòan tòan: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ơn Thiên Chúa ra vô hiệu” (Gl 2,20-21). 

Ước gì được như vậy! Tạ ơn Chúa! Halleluia! AMEN! AMEN ! AMEN! 

Giê-ru-sa-lem, ngày lễ Thánh Tâm Chúa 2014 –

L.M. Giu-se Nguyễn Công Đoan, S.J.
VỀ MỤC LỤC


KẺ GIEO CỎ


16th Sunday in OT-A

Mt 13:24-30

Gia đình Danh đã thay đổi hẳn sau một buổi họp gia đình năm ngoái mà cha cậu, một người đàn ông siêng năng 43 tuổi, bất ngờ ‘triệu tập’. Họp gia đình không phải là thói quen của họ. Thường thì sau bữa tối mỗi người mỗi việc rồi đi ngủ. Nhưng Chúa Nhật hôm ấy, cha cậu dường như rất lắng đọng, suy nghĩ về một điều gì đó. Rồi đang lúc dùng ăn trưa, ông nói với cả nhà:

“Tối nay chúng ta họp mặt lại với nhau để cầu nguyện và chia sẻ một chút nhé mọi người.”

Ai cũng ngạc nhiên tự hỏi không biết có chuyện gì. Nhưng khi nhìn vẻ mặt nghiêm túc và vì tôn trọng ông nên mọi người đồng ý. Sau đó, ông đưa cho mỗi người một tờ hiệp thông hàng tuần của giáo xứ, trên đó có dụ ngôn kẻ gieo cỏ lùng trong ruộng trích từ Tin Mừng Mát-thêu (13:24-30), và ông gợi ý một câu hỏi cho mọi người suy niệm: “Chúng ta cần phải làm gì với kẻ gieo cỏ lùng?”

Năm ngoái Danh được 16 tuổi. Sau khi lãnh Bí Tích Thêm Sức xong, cậu ngưng không đọc Kinh Thánh nữa. Cậu chỉ đi Lễ Chúa Nhật vì cha mẹ. Bởi thế, cậu chỉ nghe những gì người ta đọc trên nhà thờ mà cũng chẳng mấy chú tâm. Một giờ ở nhà thờ dài đằng đẵng như một thế kỷ. Vì vậy, cậu ngạc nhiên khi cha mình nói gia đình họp nhau để cầu nguyện và chia sẻ. Danh cũng cảm thấy hơi bực bội vì tối hôm ấy có một chương trình cậu thích trên Tivi. Nhưng cậu chấp nhận yêu cầu của cha mà không nói gì vì cậu nghĩ mình cũng nên hi sinh một cái gì đó cho cha mẹ để đáp trả bao nhiêu hi sinh họ đã dành cho cậu.

Chiều hôm ấy, lần đầu tiên, Danh dành hai tiếng đồng hồ để đọc và suy niệm về câu hỏi của cha đặt ra: “Chúng ta cần phải làm gì với kẻ gieo cỏ lùng?” Cậu thắc mắc tại sao cha lại hỏi một câu như vậy.

Sau bữa tối, mẹ dẫn kinh tối thường lệ. Rồi cha cậu nói em gái cậu là Dung, lúc ấy 7 tuổi, đọc đoạn Tin Mừng. Sau đó ông mời Danh chia sẻ trước. Danh bối rối lớ ngớ như muốn nói lại: “Hả? sao lại là mình trước chứ?” Nhưng rồi cậu hắng giọng, cố gắng nghĩ ra điều gì để nói.

“À, thì, mọi người biết đấy, à, con nghĩ đây là một…thông điệp tốt để suy niệm.” Danh lại hắng giọng lần nữa.

Mọi người chăm chú lắng nghe, gật đầu, hỏi Danh: “À ha, tốt thế nào?”

Điều ấy có nghĩa là cậu phải tiếp tục nói thêm về ý tưởng cậu đã bắt đầu.

“Ừmm, thì, mọi người biết đấy, con tin là Chúa tốt lành và Chúa chỉ gieo những hạt giống tốt trên đời này thôi. Ừmm…”

“Bố ơi,” Dung ngắt lời anh, “Con không thích tên quỷ Satan. Nó thật là hèn hạ đi gieo cỏ lùng vào lúa.”

Thường thì Danh sẽ sửa em ngay rằng em không được ngắt lời người khác vì như thế là bất lịch sự. Nhưng trong trường hợp này, cậu mừng khi em gái làm vậy vì Dung cứu cậu khỏi một phen bối rối.

Mẹ cậu thêm lời: “Mình biết không, em ngạc nhiên khi mình nói gia đình làm điều này. Nhưng cảm ơn mình đã tạo ra cơ hội này. Em suy nghĩ về câu hỏi mình gợi ý và nhận ra nhiều điều.”

“Cảm ơn cưng! Trong Thánh Lễ sáng nay, khi nghe đọc đoạn Tin Mừng này, anh nhận ra rằng gốc rễ của nhiều vấn nạn xảy ra trong gia đình chúng ta có thể nằm ở việc chúng ta không để ý đủ đến kẻ gieo cỏ lùng.”

“Ồ đúng,” Danh bỗng trở nên hào hứng, “Con quan sát thấy kẻ gieo cỏ rất xảo quyệt. Hắn chọn lúc mọi người đang ngủ mới hành động.”

“Đúng,” em gái cậu nhảy vào câu chuyện cũng hào hứng không kém, “và, và kẻ gieo cỏ đã bỏ đi ngay sau đó. Hắn biến mất để không ai biết hắn đã làm điều ấy.”

“Đúng, các con ạ, đó là cách tên quỷ vẫn hành động,” người cha nói, “hắn chọn tấn công ta lúc ta đang ngủ, tức là lúc ta không cảnh giác, và hắn cố gắng ẩn mặt đi để chúng ta bị sa vào cái bẫy của hiểu lầm. Các con hiểu chứ?”

“Dạ chưa, bố ơi!” Dung trả lời cách dễ thương.

“Thế này, chúng ta lấy một ví dụ. Khi chúng ta cãi vã nhau chẳng hạn, chúng ta bị xúc động một cách tiêu cực và đánh mất sự bình tĩnh cùng sự cảnh giác cách dễ dàng. Khi chúng ta ở trong trạng thái tiêu cực, chúng ta giống như đang ngủ mê. Đây là lúc thuận lợi để tên quỷ gieo cỏ vào giữa chúng ta và tấn công sự hòa hợp, bình an của chúng ta.”

“Dạ, con hiểu điều này rồi,” Danh nói, “nhưng ý bố là sao khi bố nói rằng tên quỷ cố gắng ẩn mặt đi để chúng ta bị sa vào cái bẫy của hiểu lầm?”

Cha cậu trả lời: “Mục tiêu của Satan là gieo sự bất hòa bằng cách cám dỗ chúng ta tấn công lẫn nhau. Nếu chúng ta nhận ra sự có mặt của hắn, chúng ta sẽ phá hỏng kế hoạch của hắn. Đó là lý do hắn tìm cách ẩn mặt đi để mắt chúng ta chỉ còn thấy người khác ở trước mặt mình. Khi chúng ta trong tâm trạng tiêu cực, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lầm người khác là người sai trái hoặc có lỗi. Chúng ta bị cám dỗ ghét bỏ lẫn nhau và quay mũi tên vào nhau mà bắn trong khi không để ý đến tên quỷ đang ẩn núp đàng sau chúng ta xúi bẩy.”

“Đúng thế,” mẹ cậu tiếp lời, “nếu chúng ta nhìn lại và xét kỹ cuộc sống chung của mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng nhiều lần mình tấn công nhau một cách vô lý, vô duyên. Ta dại dột bỏ đi sự hòa hợp và bình an của mình để đút ăn cho cái tôi ích kỷ bằng chiến thắng giả tạo. Có những lúc em đã hoàn toàn sai khi cố tìm cách chứng minh mình đúng.”

 “Anh Danh ơi, em xin lỗi đã lớn tiếng với anh hôm qua. Em sai rồi.” Dung thổn thức.

Danh ôm em gái bé nhỏ và nói: “Anh cũng xin lỗi vì đã phát mông em. Còn đau không?”

“Còn chút xíu thôi à!” Dung đáp mau và quay sang hỏi bố: “Vậy thì chúng ta cần phải làm gì với kẻ gieo cỏ lùng hả bố?”

“Các con nghĩ sao?” người cha hỏi.

“Con nghĩ chúng ta phải để ý hơn đến sự có mặt ẩn núp của Satan để tránh bị nó lừa. Chúng ta phải bình tĩnh trong mọi trường hợp.” Danh lý luận không tệ.

“Chúng ta cần xin Chúa giúp cho mình bình tĩnh và khôn ngoan, nhất là khi bị xúc động.” Mẹ tiếp lời cậu.

“Nhưng khi con bị xúc động, con thấy mình khó mà nhớ đến Chúa lắm.” Danh phàn nàn.

“Đúng thế, đó là điều Satan muốn,” cha cậu nói, “cảm xúc của chúng ta giống như một con thuyền trên biển. Tên quỷ luôn tìm cách khuấy động mặt nước để phá đi sự cân bằng của ta.”

“Con có một ý kiến,” Dung cất tiếng cao lên, “nếu chúng ta có thói quen cầu nguyện, lúc đó chúng ta sẽ dễ nhớ đến Chúa hơn và xin Chúa giúp mình, phải không mẹ?”

 “Ôi con gái yêu, mẹ tự hào về con quá!” Mẹ ôm con gái thật chặt.

Mọi người vỗ tay. Dung nở nụ một cười thật đáng yêu.

Giuse Việt, O.Carm.

[190A+V014] 



English: http://only3minutes.wordpress.com/the-weed-sower/

BTT CGVN xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm "Ngủ Trên Sóng" của tác giả Cát Thường.

Tác giả Cát Thường chính là bút hiệu của Lm. Giuse Tuấn Việt, O.Carm, một linh mục rất gần gũi với các ban trẻ, và luôn hướng lòng về với các bạn trẻ. Ngủ trên Sóng không phải chỉ là một kinh nghiệm sống của một đời thường, nhưng là của một tâm hồn có niềm tin mãnh liệt vào Đức Kito, Đấng đã làm nên mọi sự và vẫn còn đang tiếp tục đồng hành với bất cứ ai tin theo Ngài.

Các bạn có thể tìm gặp tập sách nhỏ rất dễ thương này tại các nhà sách công giáo. Nếu bạn thực tâm muốn đi tìm bình an hạnh phúc trong cuộc đời luôn đầy biến động này, hãy cùng với Cát Thương  chia sẽ "Ngủ Trên Sóng"

Chúc nhau bình an và thật nhiều may mắn.

BBT CGVN
VỀ MỤC LỤC




tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương