Bán nguyệt san – Số 228 – Chúa nhật 03. 08. 2014



tải về 0.77 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích0.77 Mb.
#37671
1   2   3   4   5   6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC CỦA LINH MỤC - Thường Huấn Linh Mục Trẻ Huế (Ngày 3/6/2014) …………………….. Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss.


TƯƠNG QUAN THẦY THUỐC, BỆNH NHÂN …………………………. Câu Chuyện Thày Lang

ĂN BỚT ………………………………………………………………… Chuyện Phiếm của Gã Siêu

Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Sắc Lệnh



về Các Giáo Hội

Công Giáo Ðông Phương

Orientalium Ecclesiarum

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Lời Giới Thiệu

 

Muốn hiểu rõ mục đích, tầm quan trọng và sự thích hợp của Sắc Lệnh này, thiết tưởng nên biết qua lịch sử của nó. Ủy Ban tiền công đồng đặc trách các vấn đề liên quan đến các Giáo Hội Ðông Phương đã soạn thảo một lược đồ với nhan đề "Ðể tất cả nên một". Các Nghị Phụ đến hội kỳ họp I của Công Ðồng đã quyết định cho một ủy ban hỗn hợp tu chỉnh lại lược đồ trên. Ðức Hồng Y Bea cũng đã soạn thảo một lược đồ về Hiệp Nhất trong đó có đề cập đến các Giáo Hội Ðông Phương ly khai. Ủy ban hỗn hợp đặc trách các Giáo Hội Ðông Phương lúc bấy giờ hạn hẹp lược đồ vào vấn đề các Giáo Hội Ðông còn hiệp thông với Rôma. Lược đồ này mệnh danh là "Về các Giáo Hội Ðông Phương". Như vậy trên nguyên tắc, đã loại bỏ vấn đề Hiệp Nhất giữa các Giáo Hội Ðông Phương ly khai với Giáo Hội Công Giáo. Ðể được rõ hơn, sau này còn thêm vào tiếng Công Giáo. Như thế, tựa đề trở thành "Về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương". "Các Giáo Hội Công Giáo" ở đây chỉ các Giáo Hội Ðông Phương, thành phần của Giáo Hội phổ quát, còn hiệp thông với Tòa Thánh Rôma. Sau nhiều lần tu chỉnh và sửa đổi. Sắc Lệnh đã được Công Ðồng dứt khoát chấp nhận ngày 21-11-1964. 2,110 nghị phụ bỏ phiếu thuận và 39 phiếu chống.



Vì Sắc Lệnh liên hệ đến các Giáo Hội Ðông Phương hiệp thông với Rôma, nên Công Ðồng quan tâm đến quy luật, cách tổ chức và di sản thiêng liêng của các Giáo Hội đó. Nhiều người dị nghị tại sao một Công Ðồng Chung lại quan tâm đến các Giáo Hội riêng biệt. Ðã hẳn, người Ðông Phương có 120 Nghị Phụ đại diện vào Công Ðồng, nhưng đó là một thiểu số sánh với 2,000 Nghị Phụ Tây Phương, là những vi chưa chắc đã luôn thấu hiểu các vấn đề Ðông Phương. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng các đại diện Ðông Phương, Nghị Phụ và các nhà chuyên môn, đã góp phần lớn vào việc biên soạn cũng như tu chỉnh Sắc Lệnh này.

Nhiều phần trong Sắc Lệnh này lẽ ra phải được xen vào các tài liệu khác của Công Ðồng, nhất là trong Hiến Chế về Giáo Hội. Nhưng người Ðông Phương lại thích Công Ðồng soạn thảo và công bố một Sắc Lệnh riêng biệt về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Thượng Phụ Giáo Chủ Maximos IV đã nêu ra những lý do sau đây vào mùa thu năm 1964 và đã được Hội Ðồng Giáo Hội của ngài chuẩn y. Hiện nay các Giáo Hội Ðông Phương có những vấn đề riêng biệt, nhưng đối với Giáo Hội Latinh chúng ta không có tính cách khẩn trương. Thà rằng thảo luận các vấn đề chung với nhau, vì nếu tách rời, có thể sẽ bị lãng quên cách dễ dàng hay ít ra không được giải quyết cách thỏa đáng. Hơn thế nữa, một Sắc Lệnh Công Ðồng có thể đoạn tiêu hay thay đổi một vài quy luật mà trước kia Rôma đã đặt ra cho các Giáo Hội Ðông Phương, nhưng qua dòng thời gian, chúng đã lỗi thời hay ít thích hợp với truyền thống Ðông Phương. Sau cùng, nếu có một sắc lệnh riêng cho các Giáo Hội Ðông Phương thì còn hy vọng, sau Công Ðồng người ta sẽ chiếu cố đến các dự kiện của sắc lệnh và tiến hành cùng một hướng. Có thể thêm một lý do khác liên quan đến các tín hữu theo nghi lễ Latinh: một sắc lệnh riêng biệt về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương sẽ giúp họ hiểu mầu nhiệm Giáo Hội rõ ràng và cụ thể hơn, mầu nhiệm vừa duy nhất vừa đa diện. Một sắc lệnh riêng biệt như thế cũng có thể giúp họ thẩm định một thái độ thích đáng đối với các anh em ly khai của chúng ta.

Sắc Lệnh còn làm sáng tỏ cách tổ chức và đời sống của các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Sắc Lệnh giải thích rõ ràng quyền lợi và địa vị của các Cộng Ðoàn Công Giáo Ðông Phương và phục hồi những đặc ân và tập tục bị hủy bỏ trong quá khứ:

Bố cục Sắc Lệnh như sau:

- Lời mở đầu: (số 1).

- Sáu Chương:

1. Các Giáo Hội địa phương hay Lễ Chế (số 2-4).

2. Việc bảo vệ di sản tinh thần nơi các Giáo Hội Ðông Phương (số 5-6).

3. Các Thượng Phụ Ðông Phương (số 7-11).

4. Quy luật về các bí tích (số 12-18).

5. Việc Phụng thờ Thiên Chúa (số 19-23).

6. Liên lạc với các anh em ly khai (số 24-29).

- Kết luận: số 30.

Sắc Lệnh đề cập đến nhiều Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương. Có hơn 20 Giáo Hội. Trước tiên có nhiều Lễ chế. Lễ chế ở đây là cách thức cử hành phép Thánh Thể và các Bí Tích (lời nguyện, cử điệu...). Có Lễ chế Copticô, Chaldaeô, Syriacô, Armenô, Maroniticô, Byzantinô và Malabarô. Hơn nữa, có khi cũng một nghi lễ phụng vụ được thi hành ở nhiều xứ với những ngôn ngữ khác nhau; ví dụ: Lễ chế Copticô thịnh hành ở Ai Cập và Ethiopia, và như thế người ta phân biệt hai Giáo Hội riêng biệt theo cùng Lễ chế Copticô: một ở Ai Cập và một ở Ethiopia. Các Lễ chế khác cũng vậy. theo nghĩa rộng hơn, Lễ chế không những là phụng vụ của một Giáo Hội, nhưng còn bao hàm cả quy luật, tổ chức, truyền thống và tập tục riêng biệt của mỗi Giáo Hội khác nhau. Ðó là ý nghĩa tại sao có nhiều Giáo Hội Ðông Phương. Cũng có khi trong cùng một thành phố hay trong một miền có hai hay ba cộng đoàn Công Giáo có Lễ chế khác nhau. Như ở Alep có một Giáo Hội Melchita, một Giáo Hội Maroniticô và một Giáo Hội Ðông Phương Armenô. Mỗi Giáo Hội có một Giám Mục riêng. Dù các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương đa số ở miền Cận Ðông, nhưng cũng có những nhóm rải rác ở Âu Châu, Nam Ấn và Bắc Mỹ, do các cuộc di cư vì đàn áp. Tổng số người Công Giáo Ðông Phương khoảng độ 11 triệu.



Còn tiếp

  

VỀ MỤC LỤC



ĐỨC GIÊSU CHỮA BỆNH VÀ NUÔI ĐÁM ĐÔNG DÂN CHÚNG

Ngày 3-8-2014: ĐỨC GIÊSU CHỮA BỆNH VÀ NUÔI ĐÁM ĐÔNG DÂN CHÚNG (Mátthêu 14,13-21 – CN XVIII TN - A)

Mỗi khi tham dự thánh lễ, các tín hữu sống một biến cố mang tính Giáo Hội: họ vây quanh Đức Giêsu, họ chia sẻ chính Mình Máu Người. Sau đó, họ được mời gọi ra đi.


Lm FX Vũ Phan Long, ofm

Nguồn: http://kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=8950

 

1.- Ngữ cảnh

Chúng ta nên đặt đoạn văn này vào trong ngữ cảnh của nó là toàn khối từ cuối chương 13 đến chương 17. Đọc khối này, chúng ta nhận ra những ý tưởng quan trọng:

1) Chương 13 cho hiểu rằng Nước Trời đang tăng trưởng và bất cứ người nào hiểu rằng mình được kêu gọi đi vào đấy, thì phải lựa chọn dứt khoát. Kể từ nay, chúng ta thấy cộng đoàn của Đức Giêsu xuất hiện rõ nét dần, được củng cố dần, mở ra dần với đức tin (x. 14,33; 16,16), đào sâu dần mầu nhiệm Đức Giêsu. Chính là nơi cộng đoàn này mà người ta nhận ra Nước Thiên Chúa đang hiện diện và ngày càng rõ nét. Chúng ta có thể đặt tên cho toàn khối ch. 13–17 này: “Tiến tới việc loan báo Giáo Hội” hoặc “Giáo Hội, hoa quả đầu mùa của Nước Trời” hoặc “Hành trình đức tin trong Giáo Hội”, bởi vì qua các chương này, Mt đề cập đến việc đào tạo tiệm tiến cộng đoàn Giáo Hội.

2) Khối này mở ra với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu (13,53-58) và kết thúc với câu chuyện cho thấy Phêrô được Đức Giêsu cho gắn bó với Người (17,24-27). Xuất hiện gương mặt đe dọa của vua Hêrôđê, người đã giết Gioan Tẩy Giả (14,13). Nhóm Pharisêu ngày càng tỏ rõ thái độ hiềm thù đối với Đức Giêsu (15,1tt.12; 16,1.4). Những thái độ đe dọa thù nghịch khiến Đức Giêsu lo sợ, Người rút lui về những nơi an toàn hơn hoặc tách biệt hơn (14,13; 15,21).

3) Toàn khối này được xây dựng quanh hai điểm: đức tin và hiểu biết:
- Tác giả nói đến những người kém tin trong câu truyện Phêrô đi trên mặt nước (14,31) và câu truyện các môn đệ bàn tán về việc quên bánh (16,8). Trong câu truyện Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị kinh phong, có một lời than: “Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin …” (17,17). Mt là tác giả duy nhất xác định rằng các môn đệ không chữa lành được em bé vì họ kém tin. Ngài cũng là người duy nhất ghi nhận đức tin mạnh của bà Canaan (15,28).

- Ngài đã sử dụng động từ hiểu 9 lần trong các chương này. Ở 15,10, các đám đông được mời gọi nghe và hiểu. Ở 15,16, các môn đệ bị gọi là ngu tối (= không hiểu). Và cũng chỉ một mình tác giả Mt đã ghi nhận rằng các môn đệ khi ấy mới hiểu ra (16,12; 17,13) những gì cho tới nay họ vẫn không hiểu.

Các ghi nhận này cho thấy, dọc theo các chương này, tác giả Mt đặc biệt quan tâm đến đức tin, nhất là đức tin của các môn đệ, nhìn như một hành trình và như một nỗ lực đào sâu và củng cố đức tin. 

2.- Bố cục

Bản văn này có thể chia làm ba phần:

1) Đức Giêsu chữa bệnh cho đám đông (14,13-14):


    a) Hoàn cảnh (c. 13),
    b) Đức Giêsu chữa bệnh (c. 14);

2) Đức Giêsu nuôi đám đông (14,15-21):


    a) Đức Giêsu đối thoại với các môn đệ (cc. 15-18),
    b) Đức Giêsu nuôi đám đông nhờ trung gian các môn đệ (c. 19-20a);

3) Kết luận: Ghi nhận về bánh hóa nhiều (cc. 20b-21).



3.- Vài điểm chú giải

- nơi hoang vắng (13): dịch sát là nơi “sa mạc”. Phép lạ hóa bánh ra nhiều tại sa mạc này khiến chúng ta nhớ đến Môsê đã xin Chúa ban man-na cho đoàn dân trong thời gian họ tiến đi trong sa mạc để về Đất Hứa (x. Xh 16; Ds 11).

- chạnh lòng thương (14): dịch sát là “đau đớn quặn thắt trong ruột”. Nhiều lần Mt ghi nhận là Đức Giêsu “động lòng thương” (esplanchnisthê: 9,36; 15,52) và bày tỏ lòng thương bằng những hành vi cứu chữa.

- chiều đến (15): Ghi nhận là bài tường thuật Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể cũng bắt đầu với công thức chỉ thời gian này (26,20).

- năm cái bánh và hai con cá (17): Bánh và cá muối hoặc ngâm dấm là những món thuộc về bữa ăn thông thường của dân chúng.

- ngả mình trên cỏ (19): Chi tiết này cho hiểu đây là thời gian trong mùa xuân, tức ám chỉ đến lễ Vượt Qua. Anaklithênai, “ngả mình”, là động từ gợi ý đến một bữa tiệc, bởi vì khi ăn, các thực khách Do Thái “ngả mình” trên những chiếc bàn thấp (đi-văng). Bài tường thuật bí tích Thánh Thể cũng dùng một động từ tương tự (“Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc” = ngả mình [anekeito] trên giường tiệc; Mt 26,20).

- cầm lấy … dâng lời chúc tụng … bẻ ra … trao cho (19): Đây là chuỗi động từ được dùng trong bài tường thuật về bí tích Thánh Thể (so sánh: Mt 14,19 // Mt 26,26: “cầm lấy”: labôn/labôn; “bánh”: artous/arton; “dâng lời chúc tụng”: eulogêsen/kai eulogêsas; “bẻ ra”: klasas/eklasen; “trao cho các môn đệ”: edôken tois mathêtais/dous tois mathêtais) . Việc bẻ bánh luôn luôn là một nghi thức được thực hiện trong bữa tiệc. 

- … trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng (19): Các môn đệ là trung gian giữa Đức Giêsu và đám đông. Mt dùng một động từ duy nhất (didômi, “cho, trao cho”) để nói về hành động của Đức Giêsu và của các môn đệ. Trong khi trong Mc (6,41) và Lc (9,16), các tông đồ “mang; phân phát” (Mc: paratithôsin; Lc: paratheinai) bánh cho đám đông, trong Mt, các ông có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của dân chúng bằng cách tiếp nối công việc của chính Đức Giêsu. 

- những mẩu bánh còn thừa (20): Trong các bữa tiệc Do Thái, có việc bẻ bánh trao cho nhau như một nghi thức. Những mẩu bánh thừa khiến nhớ lại “nghi lễ bẻ bánh”, tức bí tích Thánh Thể, mà các tông đồ và môn đệ cử hành sau khi Đức Giêsu đã về trời (x. Cv 2,42; 20,7).

- năm ngàn đàn ông (21): Không chắc đây là con số chính xác (làm sao đếm xuể?). Có lẽ Mt muốn so sánh Đức Giêsu với ngôn sứ Êlisa và cho thấy Đức Giêsu vượt xa ngôn sứ này: Trong sách 2 V 4,42-44, Êlisa đã hóa hai mươi cái bánh lúa mạch ra nhiều để nuôi 100 người (từ 1 thành 5). Ở đây Đức Giêsu đã hóa năm cái bánh ra nhiều để nuôi 5000 người (từ 1 thành 1000). Vậy Đức Giêsu cũng là một ngôn sứ có khả năng làm phép lạ, nhưng cao trọng hơn Êlisa nhiều.



- giỏ (20): Cái giỏ (kophinos) để đựng các đồ vật cũng là một đồ dùng để đo thể tích (khoảng 10 lít).

4.- Ý nghĩa của bản văn

Câu truyện Đức Giêsu nuôi đám đông hôm nay có thể khiến chúng ta nhớ đến giai thoại man-na trong hoang địa (Xh 16,11-36; Ds 11), Êlisa nuôi đám đông (2 V 4,32-44), câu truyện tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12), cũng như các bữa ăn Đức Giêsu chia sẻ với những người khác. Dù thế, hẳn là có thật một hoàn cảnh ngặt nghèo, đói khát.

* Đức Giêsu chữa bệnh cho đám đông (13-14)

Hoàn cảnh lúc đó là một lần nữa, Đức Giêsu lại muốn lánh đi về một nơi hoang vắng riêng biệt vì bị giới lãnh đạo đe dọa (x. 12,15). Tuy nhiên, đám đông dân chúng biết tin liền đi theo Người. Đây không phải là lần đầu tiên Mt cho thấy Đức Giêsu có đám đông đi theo (x. 8,1; 12,15). Vẫn chính là Người hướng dẫn cộng đồng những kẻ lưu đày về quê hương. Lần này, đám đông thậm chí còn đi trước Người, đưa theo những người bệnh, và hẳn là cả các niềm hy vọng của họ (c. 14). Đức Giêsu không bực bội nóng giận vì dân chúng làm mất sự yên tĩnh, cũng không tỏ ra lãnh đạm với đoàn dân; Người thương cảm họ sâu xa (esplanchnisthê), hẳn cũng vì một lý do như ở 9,36 (x. 15,32; 20,34; đọc thêm: vì “thương xót” [eleeô]: 9,27; 15,22; 17,15; 20,30-31): “vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”. Thế là Người lại hòa mình vào giữa đám đông để chữa bệnh cho họ. Hành vi đầu tiên Người làm lúc này là chữa bệnh: các sự dữ không chỉ được khoan nhượng, mà còn bị loại trừ. Sau những ca chữa bệnh “cụ thể”, khó mà nói rằng việc nuôi đám đông chỉ có tính biểu tượng hoặc bí tích; hẳn đây cũng là một phép lạ “cụ thể”.

* Đức Giêsu nuôi đám đông (15-21)

Khi chiều đến, các môn đệ là những người thực tế, đánh giá tình hình khách quan, đã đến đề nghị Đức Giêsu giải tán đám đông, để họ có thể tùy nghi vào các làng mạc mà mua lương thực. Chi tiết này cho thấy họ không nhất thiết là những người “khố rách áo ôm”. Chẳng những không đồng ý, Đức Giêsu còn yêu cầu các ông cho đám đông ăn. Đây là một yêu cầu rất thiếu thực tế, mà chính Đức Giêsu biết. Tác giả phác họa ra Người như một bề trên, Chúa tể tối cao ra lệnh cho các môn đệ làm một việc dường như không thể làm nổi, nhưng người thì biết chính xác Người sẽ làm gì. Người chỉ muốn các môn đệ cộng tác với Người để làm công việc cung cấp lương thực cho dân chúng. Khi các môn đệ tỏ ra ngại ngùng, vì chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá (c. 17), Người không trả lời họ; Người bảo mang cá và bánh lại cho Người (c. 18).

Với một lệnh một lần nữa gợi ra uy quyền tối thượng của Đức Giêsu, tác giả đưa vào truyện phép lạ. Ngài không ghi lại chi tiết phân thành các nhóm một trăm và năm mươi như Mc 6,40. Đức Giêsu cầm lấy bánh và cá, ngước mắt lên trời (không phải là cử chỉ thông thường của người Do Thái khi cầu nguyện, dù có thể làm), dâng lời chúc tụng Thiên Chúa (chứ không phải là làm phép bánh và cá), rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ; các môn đệ phân phát cho dân chúng. Với những công thức này, một độc giả Kitô hữu gốc Do Thái nhớ tới những bữa ăn trong gia đình, tại nhà thờ và Bữa Tối của Chúa. Họ hiểu rằng bài tường thuật trước tiên kể lại một phép lạ, nhưng cũng nhắc họ nhớ đến bữa tiệc Thánh Thể. Quả thật tác giả nhắc lại những công thức của bài tường thuật về bí tích Thánh Thể nhằm nhắc lại và cũng giới thiệu trước bài tường thuật về việc thiết lập bí tích Thánh Thể.

Biến cố này là một hình ảnh về Giáo Hội, nên cũng cần được giải thích theo hướng đó. Đức Giêsu ở tại trung tâm, Người là nguồn mạch ban phát mọi ân huệ, Người ban Lời và bánh. Rồi đến nhóm nhỏ các môn đệ bao quanh Người. Họ ở sát bên Người, họ chuyển thông các ân huệ của Người, họ như là cánh tay Người nối dài ra. Đám đông được Đức Giêsu quy tụ lại thì ngồi xung quanh các ngài: họ vui sướng được ở với Người. Đức Giêsu ngước mắt lên trời khi đọc lời chúc tụng. Người làm những việc “Chúa Cha giao cho Người hoàn thành” (x. Ga 5,36). Người không còn chỉ là vị trung gian như Môsê, hay chỉ là một ngôn sứ nhỏ như Êlisa ngày xưa. Nay Người chính là Đấng ban sự sống, bởi vì Người là nguồn sự sống. Tương quan giữa hai mươi cái bánh của Êlisa với một trăm người được ăn no (1 thành 5) và năm chiếc bánh của Đức Giêsu với năm ngàn người được no nê (1 thành 1000) nêu bật sự trổi vượt của phép lạ thứ hai. Đức Giêsu là một ngôn sứ và một Đấng làm phép lạ, nhưng cao cả hơn Êlisa nhiều.

* Kết luận: ghi nhận về bánh hóa nhiều (20b-21)

Chi tiết “mười hai giỏ đầy” (c. 20) những mẩu bánh thừa không có điểm tựa nào khác trong bài để độc giả có thể nói rằng chi tiết này quy về mười hai môn đệ hay mười hai chi tộc Israel. Chúng ta chỉ có thể nói: như vậy đám đông đã được ăn no.

Bản văn hẳn cũng song song với truyện phép lạ man-na, cũng xảy ra trong hoang địa trước đám đông dân chúng (x. Xh 16; Ds 11). Bánh và cá hôm nay thay thế cho man-na và chim cút ngày xưa. Với những dấu lạ này, Đức Giêsu xuất hiện như nhà giải phóng của thời cuối cùng. Nhờ năm chiếc bánh, tượng trưng năm quyển sách của Torah mới (Ortensio da Spinetoli), Đức Giêsu nuôi đoàn  dân Thiên Chúa đang tiến về đất hứa. Những chi tiết này đặt sánh đôi Đức Kitô với Môsê, Hội Thánh với cộng đoàn Xuất Hành. Hôm nay, nhà giải phóng đích thực, vị mục tử, nhà lãnh đạo dân Thiên Chúa, dẫn dắt một đoàn dân bị bỏ rơi và đang tiến đi trong sa mạc trần gian này, là một mình Đức Giêsu. 

Trong nền văn chương kinh sư, bữa tiệc là biểu tượng của cộng đoàn cánh chung (hiệp thông đời sống: St 31,54; Xh 18,12; 1 Sm 9,12; Am 2,8; Hs 8,13; và niềm hạnh phúc thời thiên sai: Is 48,21; 49,9-10; 55,1; 65,13; Dc 5,1; Is 25,6; Tv 23,1-5). Việc Đức Giêsu quy tụ các môn đệ và dân chúng ở bờ hồ như thế trở thành nghi thức khai mạc thời đại mới. Sa mạc, nơi đầy những thử thách và gai góc, đã trở thành một khu vườn.



+ Kết luận

Đức Giêsu quả là Đấng có quyền trên bệnh tật và sự đói khát. Một lần nữa, dân chúng trải nghiệm về quyền lực và sự quan tâm của Đấng Mêsia.

Biến cố được kể trong bản văn này là một hình ảnh về Hội Thánh. Đức Giêsu ở ngay trung tâm, Người là nguồn mạch từ đó phát xuất mọi ân huệ, Người chữa lành, ban Lời và bánh. Kế đó là nhóm nhỏ các môn đệ. Các ông ở ngay bên Đức Giêsu, các ông chuyển giao các ân huệ Người ban, các ông là như cánh tay nối dài của Người. Dân chúng được quy tụ lại thì ngồi chung quanh Người; họ sung sướng được ở với Người. Đức Giêsu ngước mắt lên trời mà đọc lời chúc tụng. Người hướng về Thiên Chúa là Cha của Người, là Đấng mà Người luôn tìm biết ý muốn để chu toàn (x. Mt 11,25-27). Bây giờ Đức Giêsu không chỉ còn là một trung gian như Môsê xưa kia nữa; Người chính là Đấng ban sự sống, bởi vì Người là nguồn mạch từ đó phát xuất ra sự sống.    

5.- Gợi ý suy niệm

1. Các môn đệ cần quan tâm học hỏi cách xử sự của Đức Giêsu: cứu chữa. Nhưng họ chỉ có thể học được bài học này, nếu họ có trái tim của Đức Giêsu: thương cảm sâu sắc trước tình cảnh của người anh em chị em, tức là biết quan tâm đến hoàn cảnh sống của anh chị em mình, với trái tim đầy tình yêu thương.

2. Phép lạ đặc biệt nhắm đến các môn đệ. Có thể họ còn yếu đức tin, nhưng họ đã trải nghiệm quyền năng từ bi của Chúa họ. Họ sẽ còn trải nghiệm về điều này lần nữa (x. 15,32-39). Qua những kinh nghiệm đó, họ sẽ hiểu (16,5-12). Đàng sau các môn đệ là Hội Thánh: trong cuộc sống chia sẻ với Đức Chúa Phục Sinh, qua những bữa ăn, và trong mỗi Thánh Lễ, Bữa tiệc của Chúa, Hội Thánh lại sống biến cố hóa bánh ra nhiều tại bờ hồ hôm ấy.   

3. Không được quá đề cao cơm bánh vật chất (x. Mt 6,25-26), nhưng cũng không được quên cơm bánh vât chất (6,11). Phải nghĩ đến việc nuôi dưỡng bản thân (6,11), nhưng cũng phải quan tâm đến việc nuôi sống người khác. Người Kitô hữu không được ăn uống một mình, vì luôn ở giữa một đoàn anh chị em đang chờ đợi thức ăn họ thiếu. Họ phải đi ra khỏi tình trạng cô lập mà sống trong cộng đoàn và trong sự hiệp thông với mọi người. Bài học hôm nay cho hiểu rằng họ chỉ việc dâng cho Đức Giêsu chút tài nguyên ít ỏi của mình, rồi làm theo sự hướng dẫn của Người.

4. Trong khi trong bản văn Ga 6, các tông đồ không có sáng kiến nào, trong các TMNL, chính các ông lưu ý Đức Giêsu, trao đổi về cách cung cấp các nhu yếu phẩm cho đám đông, cuối cùng nhận được nhiệm vụ phân phát bánh và thu gom các mảnh vụn còn dư. Các môn đệ nhận lệnh đưa bánh và cá, chuẩn bị và phục vụ bữa ăn. Công việc của các ông nối dài công việc của Đức Giêsu. Hôm nay, các mục tử cũng không thể bỏ mặc đoàn chiên thiếu lương thực thiêng liêng và nhất là lương thực Thánh Thể.

5. Mỗi khi tham dự thánh lễ, các tín hữu sống một biến cố mang tính Giáo Hội: họ vây quanh Đức Giêsu, họ chia sẻ chính Mình Máu Người. Sau đó, họ được mời gọi ra đi (Ite, missa est: “Lễ đã xong, anh chị em hãy ra đi [loan báo Tin Mừng]”) để, cũng như Đức Giêsu, họ trở thành “tấm bánh” nuôi dưỡng nhân loại và kiến tạo một thế giới mới.


VỀ MỤC LỤC


NHỮNG AI ĐÓI KHÁT HÃY ĐẾN VỚI TA

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN A

(Is 55:1-3; Rm 8:35, 37-39; Mt 14:13-21)



Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Bài Phúc Âm và các bài đọc hôm nay quy tụ nói về lòng Chúa thương xót, trong đó Niềm Tin đã được thánh Phaolo làm nổi bật nhất. Có niềm tin thì không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi Thiên Chúa. Có Thiên Chúa, cuộc sống của chúng ta sẽ sung mãn cả tinh thần lẫn vật chất. Của cải Chúa ban cho chúng ta là những phép lạ mà con người không thể tưởng tượng nổi. Chỉ năm cái bánh và hai con cá mà cho cả ngàn người ăn no lại còn thừa 12 thúng. Làm sao để có được như vậy? Hãy đọc kỹ những bài Tin Mừng hôm nay và những lời suy niệm ở dưới.
THÁNH PHAOLO TRƯỚC VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở ROMA
Bất cứ ai tới Ý cũng phải ghé viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolo tông đồ ở ngoài tường thành Roma. Tượng Thánh Phaolo như đang chính thức đứng đón chào các du khách và những người hành hương. Tượng như có một sức quyến rũ và thúc dục đặc biệt của vị tông đồ vĩ đại của dân ngoại. Tượng nhìn về phía sân trước tiền đình với vẻ u sầu, đầu hơi cúi xuống như có chiếc khăn của người phụ nữ đang cầu nguyện rủ che trước trán, trong tay nắm chặt thanh gươm tượng trưng lời Chúa đầy uy quyền. Phaolo như mệt mỏi vì đang mang trên vai gánh nặng sứ vụ. Tuy nhiên lòng hăng say, năng động mục vụ đầy can đảm của ngài giúp ngài vượt thắng mọi khó khăn nhọc nhằn thể xác.
Tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa lá thư gửi giáo hữu Roma (Rm 8:35, 37-39) khi nhớ lại hình dáng bức tượng đó của thánh Phaolo ở Roma. Uy quyền tình yêu Chúa đã vượt thắng mọi trở ngại của ơn Cứu Chuộc và bất cứ cái gì khả dĩ có thể làm chúng ta xa rời Thiên Chúa. Khi thánh Phaolo nói về “những gì ở hiện tại và tương lai”(8:38) là ngài có ý nói tới những hiện tượng chiêm tinh. Ngài muốn nói là Tin Mừng Phúc Âm đã giải thoát mọi tín hữu không để họ phụ thuộc vào những chiêm gia bói toán. Vì thần khí thù nghịch thường liên kết với những tinh tú, nên Phaolo đã gọi những quyền lực đó (8:38) là ma quỉ. Ngài nói về “chiều cao và vực thẳm” (8:39) có thể ngài ám chỉ những vị trí trong hoàng đạo, vị trí của thân xác ở trên nước trời đối với với thế gian. Trong thiên văn, từ “chiều cao” có nghĩa là “suy tôn tán tụng” hoặc địa vị có ảnh hưởng lớn lao qua một vì tinh tú.
CÁI GÌ CÓ THỂ NGĂN CÁCH CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA?
Thư gửi tín hữu Roma (Rm 8:35-39) là một trong những đoạn được nhiều người ưa thích. Phaolo có một niềm tin sắt đá, lúc vui cũng như lúc buồn, khi bệnh hoạn cũng như lúc khỏe mạnh. Tình yêu của ngài đối với chúa Kito chết trên thập giá là một giao ước với Thiên Chúa không hề suy xuyển, một bảo đảm cho tình yêu cứu chuộc loài người không ngừng của Thiên Chúa: “Có cái gì có thể -thánh Phaolo kêu lên- ngăn cách chúng ta ra khỏi tình yêu của đức Kito?”(Rm 8:35). Đây là một câu hỏi nóng bỏng phát xuất tự đáy lòng đầy nhiệt huyết của một tôi tớ Phúc Âm, một người được Thiên Chúa kêu gọi để thực thi một sứ mệnh cao cả, một câu hỏi được xuất phát từ tâm trí một người trưởng thành có nhận thức chính xác và cảm nghiệm sâu xa về Giáo Hội ngay từ bên trong, đã không bị những tai tiếng và phản đối khuynh đảo, của một nhà lãnh đạo có một lý tưởng cao cả về cộng đồng nhưng cũng nhận biết những thực tế xấu xa về nạn chia rẽ và tranh chấp. Đó chính là dấu chỉ về một Kito hữu từng hiểu biết những thực tế đau thương nhưng vẫn nuôi hy vọng. Không phải hy vọng nhỏ mà là hy vọng vĩ đại.
CHỈ CÓ 5 CÁI BÁNH MÀ CẢ NGÀN NGƯỜI ĂN NO
Câu chuyện hóa bánh ra nhiều trong Mathieu (Mt 14:31-21) là phép lạ duy nhất chúa Giesu làm đã được thuật lại trong tất cả các phúc âm thư (Mc 6:31-44; Lc 9:10-17; Ga 6:5-15). Câu chuyện xẩy ra tại Tabgha, nơi có 7 giòng suối ở phía Tây Bắc bờ biển Galilee. Bài Tin Mừng hôm nay có thể coi là biểu tượng của phép Thánh Thể và bữa tiệc mừng sau cùng của vương quốc nước trời (Mt 8:11; 26:29). Bài đọc này không chỉ giúp ta nhìn về tương lai mà cả quá khứ Thiên Chúa đã từng nuôi ăn dân Do Thái trong sa mạc bằng manna khi họ mới thoát ra khỏi Ai Cập (Xh 16), một phép lạ mà như suy nghĩ của dân Do Thái hiện nay, đã được làm lại vào thời thiên sai. Những mảnh vụn bánh còn dư (Mt 14:20) làm ta nhớ lại phép lạ Elisha với 20 cái bánh mà cả trăm người ăn no (2V 4:42-44). Danh từ “mảnh vụn” tiếng Hy Lạp là klasmata, khi dùng ở số ít là có nghĩa bánh thánh bẻ ra từng mảnh như nói trong sách giáo huấn của 12 tông đồ / Didache 9:3-4 .
Câu chuyện trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có thể coi là một phép lạ do “lòng trắc ẩn”. Như nhiều phép lạ khác, khi nhìn thấy những nhu cầu cấp thiết của đám đông thì đức Giesu động lòng trắc ẩn thương sót nên ban thức ăn cho họ. Câu chuyện được Mathieu nhấn mạnh, không chỉ nói về ơn phúc quá dồi dào của Thiên Chúa mà còn nói đến sự quan phòng của Người về những nhu cầu căn bản hiện tại trong thời đại ngày nay. Ngoài những ý nghĩa đó, bữa ăn còn có tính thiên sai, bởi vì vị chủ tọa bữa tiệc không ai khác ngoài chính đấng Thiên Sai là đức Giesu Kito.
Số người tham dự bữa tiệc như Mathieu nói là 5 ngàn người không kể đàn bà trẻ nít (14:21) cũng đã đặc biệt, bởi vì tổng số có thể lên tới 12 hay 13 ngàn người! Dân số Do Thái ở Palestine thời đức Giesu ước chừng nửa triệu, như vậy Người đã nuôi ăn lúc đó cỡ 1/10 dân số. Do đó phép lạ rất có ảnh hưởng kể cả mặt chính trị. Do Thái là một dân tộc được thừa hưởng gia nghiệp Chúa như đã hứa với 12 chi họ Israel, nên thực tế đó có thể biến cải không chỉ vương quốc thiêng liêng mà cả đời sống kinh tế xã hội nữa.
PHÉP LẠ 5 CÁI BÁNH VÀ KHUNG CẢNH CHÚA GIESU BỊ CÁM DỖ
Nếu để ý đến phép lạ biến 5 cái bánh và hai con cá với khung cảnh đức Giesu bị cám dỗ trong sa mạc, chúng ta sẽ thấy hai trường hợp có vẻ như đi song hành với nhau nhưng kết thúc khác hẳn nhau. Một bên là cảnh hoang giã cô tịch và đói khát, một bên ồn ào, dân chúng đông đúc cần có thức ăn. Dù không có ma quỉ len lỏi vào phép lạ hóa bánh, nhưng hẳn có nhiều cạm bẫy sẵn sàng xập xuống đời sống tâm linh của những người hiện diện. Ngay từ khởi đầu câu chuyện, đức Giesu đã ngừng giảng dạy để rút lui vào cầu nguyện hầu lấy lại sức. Nhưng dân chúng đói, cần thức ăn cả tinh thần lẫn thể xác. Chúa đã không cho giải tán họ, mà thay đổi chương trình cho thích hợp với hoàn cảnh mới.
Trong những tình trạng cấp bách, chúng ta đã chăm lo đời sống tâm linh và cuộc sống của chúng ta thế nào? Trước một đám đông cả ngàn người đang nhao nhao kêu đói kêu khát dưới bầu trời oi bức có lẽ lúc đó đức Giesu đã nhớ lại việc ma quỉ cám dỗ người trong sa mạc. Và chắc chắn người sẽ nói: Khi ta ở trong hoang địa, quỉ hiện ra và bảo ta hãy biến mấy hòn đá thành bánh mà ăn, nhưng ta đã trả lời hắn là: “Con người sống không phải chỉ bằng cơm gạo mà còn bằng lời hằng sống”. Lúc này đây, đám đông đang đói và khát, cái họ cần có phải là lời hằng sống không? Dĩ nhiên là họ cần lời hằng sống. Nhưng một hai ngày không có cơm ăn cũng chẳng ai chết, chính ta cũng chẳng hề hấn gì. Vậy ta sẽ cho họ một bài học kinh thánh dưới bàu trời nóng bức này.
Đức Giesu hẳn không có ý so sánh việc người toàn thắng cơn cám dỗ trong hoang địa với sự đói khát của đám đông. Người ngước mắt nhìn thẳng vào những nhu cầu cấp thiết của họ lúc đó mà động lòng trắc ẩn….
Nói về việc làm bác ái, thế giới ngày nay có quá nhiều người nghèo đói, nhưng lại có quá ít thứa ăn. Những hành động bác ái của chúng ta có ý nghĩa gì khi mà vẫn còn quá nhiều người chết đói? Để trả lời câu hỏi thực tế này “Chúng ta giúp được gì?” -với 5 cái bánh nhỏ và 2 con cá, cùng lắm thêm một cóng nước lạnh hay mấy đồng xu của người góa phụ- chắc đức Giesu, là con người, cũng sẽ nói như vậy thôi. Đến đây, tôi nhớ tới câu nói của Chân Phước Teresa thành Calcuta: “Việc chúng ta làm chỉ là một giọt nước trong biển cả. Nhưng nếu giọt nước đó không còn trong biển thì -tôi nghĩ- nước biển sẽ ít nước đi, vì giọt nước đó đã mất đi rồi.” Đức Giesu đã biểu các môn đệ hãy chia cho đám đông những gì họ có. Các ông đã thưa với Chúa “Chúng tôi chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá, không hơn không kém.” Nhưng đức Giesu đã đòi hỏi cái sở hữu nghèo nàn ấy cũng như lòng quảng đại của các ông phải được trải rộng tới tối đa.
DẤU ẤN CỦA TINH THẦN KITO GIÁO
Ba tác động của Mathieu nhìn về thiên đàng là những khuôn mẫu tuyệt đẹp mà chúng ta có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta hay bất cứ hoàn cảnh đặc biệt nào. Nhìn về thiên đàng có nghĩa là tiếp cận với Thiên Chúa bằng cầu nguyện, ca tụng ngợi khen Thiên Chúa vì những gì Chúa ban cho ta, rồi chia sẻ những gì ta có cho tha nhân. Khuân mẫu đó chính là dấu ấn của người Kito hữu. Chúng ta sống cuộc sống Chúa ban bằng cách chia sẻ nó cho tha nhâni. Bài Phúc Âm hôm nay đưa ra cho chúng ta một dấu ấn tinh thần Kito giáo đích thực. Nó liên hệ thường xuyên với việc nâng tâm trí lên với Thiên Chúa bằng cầu nguyện, cám ơn và ca tụng Người vì những gì ta có, rồi đem chia sẻ cho tất cả mọi người.
HÃY ĐẾN, KHÔNG PHẢI MUA, CHẲNG TỐN KÉM GÌ CẢ
Đừng bao giờ quên rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi đức Giesu thì luôn luôn trải rộng đến mọi dân tộc, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Qua người, mọi ơn phúc đã được bảo đảm cho David đều được đổi mới. Hãy để Lời Chúa qua tiên tri Esaiah (55:1-3) linh hứng cho chúng ta và làm cho chúng ta trở nên can đảm để hành động:
Tất cả những ai khát, hãy đến mà uống!

Tất cả những ai không tiền, hãy đến mà nhận thức ăn

Hãy đến, không phải mua, không tốn kém gì cả

Hãy uống rượu và sữa!

Tại sao lại tốn tiền mua những thứ không phải là bánh ăn,

“…phí của cho những thứ không làm no bụng?

Hãy nghe ta và các ngươi sẽ có thức ăn ngon lành

“…cao lương mỹ vị thỏa thích.

Hãy đến với ta, vảnh tai lên mà nghe

“…các ngươi sẽ được sống.

Fleming Island, Florida

July 31, 2014



Fxavvy@aol.com

NTC


VỀ MỤC LỤC


tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương