Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP



tải về 0.7 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.7 Mb.
#14309
1   2   3   4   5   6

Chương IV


TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, gây nuôi động vật rừng thông thường

Tổ chức, cá nhân khai thác, gây nuôi động vật rừng thông thường có các quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra, có các quyền và nghĩa vụ đối với động vật rừng thông thường như sau:

  1. Quyền

a) Được khai thác, gây nuôi, sử dụng, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu các mẫu vật là động vật rừng thông thường nếu đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư này.

b) Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển và gây nuôi các loài động vật rừng thông thường.

c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích về đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng thông thường.

2. Trách nhiệm

a) Thực hiện đầy đủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng.

b) Thực hiện việc khai thác đúng địa danh, loài, số lượng theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Chỉ gây nuôi các loài động vật rừng thông thường đã đăng ký với cơ quan Kiểm lâm sở tại.

d) Lập sổ theo dõi tình hình gây nuôi động vật rừng thông thường theo quy định tại mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này; Đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh; chịu trách nhiệm bồi thường và khắc phục khi để xẩy ra thiệt hại.

đ) Chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.



Điều 8. Trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước

  1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này tại địa phương.

  2. Tổng cục Lâm nghiệp

a) Chỉ đạo việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình, chính sách quản lý động vật rừng thông thường trên phạm vi toàn quốc vào tháng 3 năm kế tiếp.

b) Hàng năm phối hợp với các cơ quan khoa học và các bên có liên quan để đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này.



  1. Chi Cục Kiểm lâm tỉnh

a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý thực hiện, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan của Nhà nước.

b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết; xây dựng báo cáo tổng hợp hàng năm về tình hình khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên và hoạt động nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại gửi Cục Kiểm lâm vào tháng 2 năm kế tiếp theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập sổ theo dõi các trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại, tiếp nhận báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của chủ nuôi; xác nhận nguồn gốc động vật rừng thông thường gây nuôi sinh sản, chuyển đi, chuyển đến.

d) Giám sát, phát hiện các hành vi làm trái với Thông tư này và các quy định của pháp luật; xử lý hoặc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.

đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định và cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên; xử lý, tổ chức tiêu huỷ các cá thể động vật hoang dã nhiễm bệnh theo quy định của pháp luật.

e) Đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của chủ cơ sở nuôi trên địa bàn.



Điều 9. Giải quyết trường hợp động vật rừng thông thường xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của nhân dân

1. Trong mọi trường hợp động vật rừng thông thường đe dọa xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân; mọi tổ chức, cá nhân được áp dụng các biện pháp xua đuổi.

2. Đối với động vật rừng thông thường hung giữ, trực tiếp tấn công đe dọa đến tính mạng của nhân dân, sau khi áp dụng các biện pháp xua đuổi không có hiệu quả thì được phép bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng. Sau khi bẫy, bắn tự vệ, tổ chức, cá nhân thực hiện phải báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời gian không quá 3 (ba) ngày làm việc.

Điều 10. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong việc khai thác, gây nuôi động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì tùy theo mức độ bị xử lý theo các quy định của nhà nước về vi phạm chế độ quản lý động vật rừng; đối với trường hợp khai thác thì cơ quan cấp giấy phép phải rút giấy phép khai thác ngay khi phát hiện vi phạm và cấm không cho khai thác từ 1 đến 3 năm, trường hợp tái phạm thì bị cấm vĩnh viễn; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Thủ trưởng đơn vị, công chức thụ lý hồ sơ cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường, hồ sơ đề nghị đăng ký gây nuôi động vật rừng thông thường không làm tròn trách nhiệm, cấp giấy phép không đúng, gây phiền hà, chậm chễ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3. Tang vật các vụ vi phạm hành chính, vật chứng các vụ án hình sự là động vật rừng thông thường vi phạm thì việc xử lý thực hiện theo quy định tại Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn xử lý tang vật là động vật hoang dã sau khi xử lý tịch thu.



Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế quy định tại Điều 1, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.




Nơi nhận:

  • Thủ tướng, các Phó thủ tướng CP (để b/c);

  • VP quốc hội;

  • VP Chính phủ, website Chính phủ; Công báo;

  • Các Bộ, Cq ngang Bộ, Cq thuộc Chính phủ;

  • Viện KSND Tối cao; Toà án ND Tối cao;

  • Cq Trung ương của các đoàn thể;

  • Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

  • HĐND, UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;

  • Sở NN & PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TW;

  • Chi cục KL các tỉnh, Tp trực thuộc TW;

  • Bộ trưởng, các Thứ trưởng;

  • Các Cq, đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;

  • Lưu VP Bộ, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hứa Đức Nhị

Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương