Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP



tải về 0.7 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.7 Mb.
#14309
  1   2   3   4   5   6

Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011


B…BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Số: /2011/TT - BNNPTNT



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày tháng năm 2011


THÔNG TƯ

Quy định về điều kiện khai thác và gây nuôi

một số loài động vật rừng thông thường

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện khai thác từ tự nhiên, gây nuôi một số loài động vật rừng thông thường như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định điều kiện khai thác từ tự nhiên, gây nuôi vì mục đích thương mại và danh mục một số loài động vật rừng thông thường.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác từ tự nhiên, gây nuôi vì mục đích thương mại các loài động vật rừng thông thường trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường là khu vực được xác định rõ ràng trên thực địa, trong đó có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho các hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng.

2. Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là một hoặc nhiều hoạt động săn, bắt, bẫy, bắn và những hoạt động khác để lấy ra khỏi nơi cư trú tự nhiên các cá thể động vật rừng thông thường còn sống, đã chết, trứng, ấu trùng hoặc các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

3. Cơ quan kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng; Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ (sau đây viết chung là Hạt Kiểm lâm); Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm.

4. Thuyết minh phương án khai thác là bản mô tả về hiện trạng của khu vực khai thác, các biện pháp kỹ thuật thực hiện; phương tiện, công cụ khai thác; số lượng, loài khai thác.

5. Báo cáo đánh giá quần thể là báo cáo về hiện trạng và xu hướng biến động quần thể của loài đề nghị khai thác do đơn vị tư vấn đơn vị tư vấn là các tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện việc điều tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp, sinh học lập.

6. Khai thác động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại là trường hợp khai thác để sử dụng động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi, dịch vụ, cung cấp giống cho các cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.

7. Khai thác Khai thác động vật rừng thông thường không vì mục đích thương mại là trường hợp khai thác để sử dụng động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng cho các hoạt động trao đổi không nhằm mục đích lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận; trao đổi mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên.



Chương II

KHAI THÁC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN

Điều 3. Điều kiện khai thác

Khai thác các loài động vật rừng thông thường trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư này từ tự nhiên phải có đủ các điều kiện sau:



  1. Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;

  2. Sử dụng công cụ, phương tiện đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh cảnh và môi trường;

  3. Khai thác ngoài mùa sinh sản của loài động vật rừng thông thường;

  4. Được sự đồng ý của chủ rừng nếu tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác không phải là chủ rừng.

Điều 4. Thủ tục cấp giấy phép khai thác

  1. Khai thác vì mục đích thương mại

    1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản chính thuyết minh phương án khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản chính báo cáo đánh giá quần thể theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, trong đó thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ đối với tổ chức hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác;

Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác không phải là chủ rừng thì có bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác giữa chủ rừng với tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác.


    1. Cách thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, cơ quan cấp giấy phép, thời hạn giải quyết

Cách thức nộp hồ sơ đề nghị khai thác: tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại quản lý địa bàn đề nghị khai thác 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều này.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại tại Điểm a, Khoản 1, Điều này, cơ quan Kiểm lâm sở tại đã tiếp nhận hồ sơ tổ chức kiểm tra, xác nhận những thông tin trong hồ sơ và gửi hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết chung là Chi cục Kiểm lâm tỉnh); trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đó biết.

Cơ quan cấp giấy phép khai thác là Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Giấy phép khai thác động vật rừng thông thường phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 6 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành.

c) Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định do Chi cục Kiểm lâm tỉnh quyết định gồm: đại diện của chủ rừng; các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh là chủ tịch.

Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đề nghị khai thác được Hội đồng thẩm định chấp thuận, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác không được Hội đồng thẩm định chấp thuận, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân rõ lý do không cấp giấy phép khai thác.

d) Cách thức trả kết quả: Giấy phép khai thác có thể được trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị bằng một trong các trường hợp sau:

Trả trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đề nghị tại trụ sở Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngay sau khi giấy phép được cấp; đồng thời Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ biết.

Trả qua cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày giấy phép được cấp, Chi cục Kiểm lâm gửi giấy phép cho Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ để giao cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy phép do Chi cục Kiểm lâm tỉnh gửi đến, cơ quan Kiểm lâm sở tại báo cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép nhận tại trụ sở của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

2. Khai thác không vì mục đích thương mại

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản chính thuyết minh phương án khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; khai thác vì mục đích khoa học, ngoại giao chỉ được khai thác số lượng tối đa theo đề tài, dự án, chương trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản đồng ý của Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận; hoặc Quyết định của Giám đốc cơ quan quản lý CITES Việt Nam đối với trường hợp trao đổi mẫu vật với Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên;

Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, trong đó thể hiện rõ về chức năng nhiệm vụ đối với tổ chức hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác;

Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác không phải là chủ rừng thì có bản chính giấy chấp thuận về phương án khai thác của chủ rừng.

b) Cách thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, cơ quan cấp giấy phép, thời hạn giải quyết

Cách thức nộp hồ sơ đề nghị khai thác: tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này, cơ quan Kiểm lâm sở tại đã tiếp nhận hồ sơ tổ chức kiểm tra, xác nhận những thông tin trong hồ sơ và gửi hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đó biết.

Cơ quan cấp giấy phép khai thác là Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Giấy phép khai thác động vật rừng thông thường phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 6 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành.

c) Thẩm định hồ sơ: trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải thông báo cho tổ chức, cá nhân rõ lý do không cấp giấy phép khai thác.

d) Cách thức trả kết quả: thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều này.



Chương III

GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Điều 5. Điều kiện gây nuôi

Gây nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau:



  1. Có cơ sở gây nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của loài nuôi; chủ cơ sở nuôi phải cam kết đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi, đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

  2. Nguồn gốc động vật nuôi hợp pháp

a) Đối với động vật rừng thông thường được khai thác từ tự nhiên trong nước: có xác nhận động vật rừng thông thường được khai thác hợp pháp từ tự nhiên của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

b) Đối với động vật rừng thông thường nhập khẩu: có Tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không được gây nuôi mục đích thương mại dưới mọi hình thức.

c) Đối với động vật rừng thông thường có nguồn gốc sinh ra từ các cá thể quy định tại Điểm a, và b, Khoản này trong điều kiện gây nuôi: có xác nhận động vật rừng được gây nuôi tại cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

3. Đã thông báo với cơ quan Kiểm lâm sở tại và lập sổ theo dõi đầu vật nuôi theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.



Điều 6. Thủ tục thông báo đăng ký cơ sở gây nuôi

1. Hồ sơ thông báo đăng ký gây nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại gồm:

Giấy thông báo đăng ký gây nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao có chứng thực hồ sơ nguồn gốc động vật theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

2. Cách thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận và thời hạn giải quyết

a) Cách thức nộp hồ sơ thông báo đăng ký gây nuôi: tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1, Điều này.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều này, cơ quan Kiểm lâm sở tại đã tiếp nhận hồ sơ tổ chức kiểm tra thực tế, nếu cơ sở gây nuôi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 của Thông tư này thì hướng dẫn chủ nuôi lập sổ theo dõi theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp xét thấy cơ sở gây nuôi không đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 của Thông tư này, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo đăng ký gây nuôi tại cơ quan Kiểm lâm sở tại mà cơ quan này không có ý kiến thì tổ chức, cá nhân đó được phép nuôi các loài động vật rừng thông thường đã thông báo đăng ký.



Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n
Attachment -> CỤC ĐƯỜng sắt việt nam

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương