BẢn cáo bạch ngân hàng thưƠng mại cổ phầN Á châU


KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC



trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1 Mb.
#32950
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.


  1. MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ACB.

Sau khi đăng ký giao dịch, tận dụng những thế mạnh sẵn có và ưu thế của mình, ACB sẽ tiếp tục đẩy nhanh kế hoạch phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc tăng vốn điều lệ sẽ được thực hiện chủ yếu bằng hình thức sử dụng lợi nhuận giữ lại trong kinh doanh với chính sách cổ tức hợp lý và chuyển đổi trái phiếu. Sau khi đăng ký giao dịch, việc gọi thêm vốn bằng tiền sẽ thực hiện thông qua thị trường chứng khoán bằng nhiều hình thức khác nhau.

    1. KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.

      1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ năm 2007 đến năm 2011.

ĐVT: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

 


2006 

2007

2008

2009

2010

2011

Giá trị

% tăng

Giá trị

% tăng

Giá trị

% tăng

Giá trị

% tăng

Giá trị

% tăng

Giá trị

% tăng

Tổng tài sản (TTS)

42.500

75,1

60.000

50,0

87.000

45,0

123.600

42,0

170.500

38,0

221.650

30,0

Dư nợ cho vay

16.000

67,3

24.000

50,0

34.800

45,0

49.400

42,0

68.100

38,0

88.500

30,0

Vốn điều lệ (VĐL)

1.100

16,0

2.536

130,5

3.421

34,9

4.552

33,0

5.739

26,1

7.546

31,5

Lợi nhuận trước thuế

661

68,8

1.205

73,6

1.513

25,5

1.891

25,0

2.454

29,8

3.344

36,2

Lợi nhuận sau thuế

491

64,1

1.037

107,0

1.301

26,0

1.361

4,6

1.767

29,8

2.407

36,2

CÁC CHỈ SỐ





































Lợi nhuận sau thuế/ TTS bình quân

1,5%




2,1%




1,8%




1,3%




1,2%




1,2%




Lợi nhuận sau thuế/ VĐL bình quân

47,9%




57,0%




43,7%




34,2%




34,3%




36,2%




Tỉ lệ cổ tức

38,0%




40,9%




38,0%




29,9%




30,8%




31,9%




Nguồn: ACB

Ghi chú:

Tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo quy định của NHNNVN là 0,30% trong năm 2006, 0,45% trong năm 2007, 0,60% trong năm 2008 và 0,75% trong năm 2009.

Dự kiến ACB sẽ đăng ký giao dịch trong năm 2006 nên ACB sẽ được hưởng ưu đãi thuế (giảm thuế TNDN 50%) trong hai năm 2007 và 2008.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2006-2011 dự kiến từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và từ lợi nhuận giữ lại qua các năm.

Các chỉ tiêu kế hoạch nêu trên đã được HĐQT ACB thông qua từ Đề án phát hành trái phiếu chuyển đổi.


      1. Kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Theo kế hoạch, trong vòng ba năm tới, sau khi trích lập các quỹ theo quy định, mức cổ tức bằng tiền mặt và/hoặc cổ phiếu không thấp hơn 25%.

      1. Thu nhập người lao động.

ACB đảm bảo thu nhập và phúc lợi xã hội cho người lao động theo đúng các quy định của Nhà nước. ACB đã bước đầu thực hiện cải cách chế độ lương và thưởng và tiếp tục đổi mới hệ thống lương và thưởng theo nguyên tắc đánh giá kết quả hoàn thành công việc.


    1. CĂN CỨ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.

      1. Cơ sở xây dựng dự báo kế hoạch tài chính.

Kịch bản dự phóng về hoạt động của ACB từ nay tới 2010/2011 được soạn thảo trong điều kiện ACB còn đang xây dựng (với tư vấn của chuyên gia nước ngoài) chiến lược đến 2010 và tầm nhìn 2015 nên có thể chưa toàn diện, và có sai số nhất định. Tuy nhiên Ban đề án nâng vốn (BĐA) đã cố gắng tính tới một số những yếu tố then chốt nhất. Cụ thể là:

        1. Dự báo phát triển kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010-2011:

Các báo cáo của Chính phủ Việt nam, của IMF đều cho thấy 5 năm tới, từ nay cho tới 2011, kinh tế Việt nam sẽ phát triển nhanh với mức tăng trưởng GDP khoảng 8,5% - 9,0%/năm. Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển nhanh và toàn diện hơn và khi đó Việt Nam có nhiều khả năng để GDP tăng trưởng hơn mức 10%/năm. Như vậy vào năm 2010/2011 GDP của Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 100 tỷ USD. Đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ đặt ra cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ chiếm tỷ trọng khá cao (xấp xỉ 50% GDP hiện nay) và theo dự báo sẽ cần phải ngày càng cao hơn phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững. (Xin xem Bảng Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và Biểu đồ Dự báo GDP).

Tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn vững về chất lượng và không loại trừ khả năng diễn biến xấu không dự báo trước được do tác động từ bên ngoài hoặc thiên tai.



CƠ CẤU GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: %



Thành phần kinh tế

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Kinh tế nhà nước

38,53

38,40

38,38

39,08

39,23

38,42

Kinh tế ngoài QD

48,20

47,84

47,86

46,45

45,61

45,68

Đầu tư NN

13,27

13,76

13,76

14,47

15,17

15,89

Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Với xu thế hiện nay, khi Việt Nam đang là một địa chỉ đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo dòng vốn sẽ tiếp tục chảy mạnh hơn nữa sau khi gia nhập WTO, có thể dự báo một cái nhìn rất lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới.



Nguồn: Asian Development Bank, 2005 estimate from IMF


Sự tăng trưởng đầu tư quốc gia ổn định (từ mức 30% GDP năm 1990 lên 37% hiện nay) được dự báo tiếp tục duy trì và tăng thêm. Một làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu với tốc độ tăng trưởng và chất lượng cao hơn giai đoạn trước (Xin xem Bảng Tổng đầu tư xã hội).

TỔNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI TỪ 2000 – 2004

ĐVT: ngàn tỷ VND

Năm

Nhà nước

Ngoài Quốc doanh

Đầu tư nước ngoài

Tổng

2000

68

26

21

115

2001

77

29

23

129

2002

83

39

26

148

2003

90

50

27

167

2004

100

58

29

187

(Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh)

Trong giai đoạn này, khi GDP trên đầu người đạt mức từ 600 USD (hiện nay) lên tới 900 USD (dự đoán của IMF) hoặc 1050 USD (dự báo của chính phủ Việt Nam) vào năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn “cất cánh”, giai đoạn công nghiệp hóa, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng có tốc độ phát triển cao. Nếu đạt mục tiêu này thì triển vọng phát triển của 5 năm tiếp theo (giai đoạn đầu nền kinh tế công nghiệp hóa) sẽ là sáng sủa, với tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì và có thể tăng thêm chút ít.

Quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế sẽ diễn ra sâu sắc hơn, với tổng mức tiền huy động vào ngân hàng từ 68% GDP hiện nay sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2010/2011 và sau đó, đưa tổng lượng tiền huy động của ngành ngân hàng Việt nam từ mức 36 tỷ USD hiện nay lên gần 90 tỷ USD vào năm 2011. (Xin xem bảng bên dưới).


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2010 (ước)

Tiền gửi/GDP

37%

43%

48%

52%

60%

68%

100%

Tiền mặt/Tiền gửi

31%

31%

29%

28%

26%

23%




GDP (tỷ USD)

39

42

45

48

52

56

90

Nguồn: NHNN và ACNielsen Vietnam

Như vậy vẫn có thể kỳ vọng ngành ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 22%/năm như hiện nay trong vòng 5 năm tới. Lượng cho vay mới hàng năm cũng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng trưởng ròng tín dụng hàng năm từ mức 10% GDP năm 2000 đã lên tới 16% năm 2005 và tiếp tục đạt 16 - 17% GDP trong 5 năm tiếp theo, đưa tổng mức tín dụng từ 66% GDP năm 2005 lên 80-90% GDP sau 2010. Nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp, và đặc biệt là của dân cư sẽ tăng mạnh. (Xem biểu đồ dưới đây).




Nguồn: Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Trong bối cảnh tăng trưởng chung toàn ngành cao, đã có sự dịch chuyển về thị phần tương đối rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng. Đặc biệt rõ nét nhất là thị phần của các ngân hàng quốc doanh đã giảm từ 75,8% năm 2002 xuống 69,3% năm 2005 (giảm 6,5% trong 3 năm) và thay vào đó, thị phần của các ngân hàng cổ phần tăng từ 11,1% năm 2002 lên 17,4% năm 2005 (tăng 6,3% trong 3 năm). Xu hướng này dự báo có thể còn tiếp tục tới 2010 và sau đó.


      1. Vị thế hiện tại và mục tiêu nhắm đến của ACB đến 2010-2011.

ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khối các NHTMNN. TTS của ACB hiện bằng 1/3 đến 1/7 TTS các NHTMNN. Hiện nay ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và thứ 5 trong ngành (sau 4 NHTMNN). Bình quân ACB tăng trưởng cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam.

TĂNG TRƯỞNG QUY MÔ CỦA ACB






2003

2004

2005

2006

(ước tính)



TTS (Tỷ VND)

10.855

15.420

24.273

42.500

Tăng trưởng (%)




42,05

57,41

75,09

Trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam các năm qua dao động từ 20%-22%/năm.

Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam trong suốt 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung như đã có trong 3 năm qua, thì sau khoảng 7 năm ACB có thể đuổi kịp các NHTMNN về quy mô. Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới.



Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Dự kiến trong vòng 5 năm tới tổng nguồn huy động của ACB sẽ đạt 9 - 10 tỷ USD. Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng là vào khoảng 6.600 tỷ đồng (trên 400 triệu USD) nếu tỷ lệ và cơ cấu cho vay của ACB như hiện nay và nguồn vốn này sẽ phải là xấp xỉ 8.000 tỷ đồng (500 triệu USD) nếu tỷ trọng dư nợ cho vay/TTS đạt mức 50% (là điều cần phải đạt được). Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

      1. Động cơ tăng trưởng.

Để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ACB cần dựa vào các động cơ chính sau đây:

  • Tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống, kênh phân phối đa dạng trên nền công nghệ cao phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng. Như đã nêu ở trên, nhu cầu đối với các sản phẩm ngân hàng truyền thống sẽ vẫn tăng rất cao trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng đang còn sơ khai của Việt Nam (ACB hiện mới chỉ có khoảng 200 sản phẩm, trong khi các ngân hàng ở các thị trường phát triển có thể cung cấp hàng ngàn sản phẩm khác nhau cho khách hàng).

  • Hoạt động hợp nhất sáp nhập (M&A): Bằng việc mua lại hoặc hợp nhất với định chế tài chính khác đã có sẵn thị phần, mạng lưới, cơ sở khách hàng cũng là khách hàng mục tiêu của ACB, ACB có thể đạt được những cú nhảy vọt trong tăng trưởng cả về chất và lượng. Nếu trong 13 năm qua ACB chưa thực hiện chiến lược này thì trong 5 năm tới đây là một nghiệp vụ rất cần được quan tâm. Lịch sử của một số ngân hàng hoặc công ty khác trên thế giới trong những năm cách đây không xa đã chỉ ra rằng nếu thực hiện đúng và thành công các giao dịch M&A, một tổ chức đang ở thứ hạng thấp có thể nhanh chóng đạt được vị thế dẫn đầu.

  • Thành lập các liên minh chiến lược trên cơ sở sở hữu vốn thông qua hoạt động ngân hàng đầu tư của ACB và ACBS: Bằng cách phát hành cổ phiếu cho SCB, ACB đã có thêm một cổ đông chiến lược có thể hỗ trợ kỹ thuật cho ACB trong hoạt động ngân hàng. Không những thế ACB cũng sẽ xây dựng liên minh với các đối tác chiến lược khác là các định chế tài chính -phi tài chính có hệ thống mạng lưới rộng, cơ sở hạ tầng tốt (nhất là CNTT), cơ sở khách hàng cũng là khách hàng mục tiêu của ACB. Bằng cách thành lập một liên minh chiến lược với họ, ACB có thể thực hiện bán chéo sản phẩm, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí tiếp cận khách hàng và chi phí cơ hội. Đây là hoạt động đã được bắt đầu nhưng cần được đẩy mạnh.

  • Từng bước chuyển ACB thành một tập đoàn tài chính – đầu tư cung cấp các dịch vụ tài chính đa năng theo mô hình quản trị tiên tiến với hoạt động ngân hàng thương mại là hoạt động chính.

      1. Kết luận.

Với dự báo tình hình kinh tế và ngành ngân hàng nói chung, vị thế hiện tại và khả năng thực tại của ACB nói riêng, trong 5 năm tiếp theo ACB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, an toàn và hiệu quả. Từ năm 2011đến năm 2015 là giai đoạn hậu WTO với đầy thách thức và cơ hội mới và với vị thế đã vững chắc trên thị trường, ACB sẽ tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quy mô ngang tầm khu vực.

Có thể dự báo một cách thận trọng rằng đến năm 2009, TTS của ACB sẽ khoảng 123.600 tỷ VND, VĐL đạt 4.552 tỷ VND và lợi nhuận trước thuế đạt 1.891 tỷ VND. Các con số này lần lượt sẽ đạt 221.650 tỷ, 7.546 tỷ và 3.344 tỷ vào năm 2011.





  1. Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương