BẢn cáo bạch công ty cổ phần nông nghiệp và thực phẩm hà NỘI – kinh bắC


KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY



tải về 4.4 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích4.4 Mb.
#38252
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

  1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 02 năm (từ 2013 đến 2014)


Bảng 15: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

% +/-



Tổng giá trị tài sản

109.657.931.479

266.177.564.817

142,73%



Vốn chủ sở hữu

47.538.110.415

174.298.916.797

266,65%



Doanh thu thuần

393.667.521.811

455.105.603.719

15,61%



Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

3.812.395.173

24.613.245.015

545,61%



Lợi nhuận khác

(146.590.403)

144.677.445

-



Lợi nhuận kế toán trước thuế

3.665.804.770

24.755.922.460

575,32%



Lợi nhuận kế toán sau thuế

2.708.795.246

19.045.806.382

603,11%



Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức

0%

76,13%1

-



Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

(ROE)


7,49%

17,17%

-

Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2014 của Công ty

Nhìn chung, trong năm 2013 – 2014, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có sự tăng trưởng cả về quy mô và chiều sâu như định hướng của Ban Lãnh đạo Công ty.

Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm cuối năm 2014 tăng tương ứng 142,73% và 266,65% so với năm 2013 là do trong năm Công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ và đầu tư tài sản cố định. Cụ thể, trong năm 2014 công ty đã tăng vốn chủ sở hữu từ 45 tỷ đồng lên 157,215 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến ngô, hồ tiêu và bổ sung vốn lưu động.

Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 đã có sự tăng trưởng ấn tượng so với năm 2013. Tuy doanh thu thuần của năm 2014 tăng 61,4 tỷ đồng, tăng trưởng 15,61% so với năm 2013, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 545,61%, tương ứng tăng 20,8 tỷ đồng. Sở dĩ lợi nhuận của Công ty năm 2014 tăng trưởng đột biến, là do trong năm 2014 Công ty đã thực hiện tốt chính sách chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán. Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần năm 2014 đạt 85,14% giảm tương đối so với năm 2013 là 88,86%, về mặt giá trị giảm 37,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, do có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô vốn, từ đó năng lực vốn lưu động được đẩy mạnh, dẫn tới chi phí tài chính năm 2014 giảm 7,45% so với năm 2013. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể, tăng 3,81% so với năm 2013.

Vốn điều lệ hiện nay của Công ty là 200 tỷ đồng, với sự chuẩn bị chủ động, sẵn sàng về nguồn vốn cũng như năng lực sản xuất, Ban Lãnh đạo Công ty tin tưởng sẽ có sự phát triển lớn mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2015 và trong các năm tiếp theo.


      1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2014

Những khó khăn cơ bản


  • Tình hình kinh tế trong và ngoài nước:

Trong giai đoạn vừa qua nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách manh mún và thiếu quy hoạch, việc sản xuất cây trồng và vật nuôi chủ yếu theo phong trào nên thường xuyên dẫn đến hiện tượng được mùa – mất giá và ngược lại. Điều này xảy ra ở hầu hết các ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, đây là hệ quả của việc chia nhỏ ruộng đất cho nông dân những năm trước kia.

  • Nguồn vốn đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế.Mức đầu tư cho nông nghiệp những năm gần dây chỉ đạt khoảng 100.000 tỷ đồng/năm trên tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước.Nhiều chuyên gia kinh tế và chuyên gia nông nghiệp nhận định rằng mức đầu tư cho nông nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của ngành, điều này chưa xứng tầm với một ngành có vai trò là “tấm đệm” đưa nền kinh tế đất nước vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua.

  • Sản phẩm nông nghiệp:

Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu ở dạng thô, chưa đem lại giá trị gia tăng nhiều cho lĩnh vực này. Trong 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng quan tâm đến năng suất, sản lượng, số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản hảng hóa và chế biến thành phẩm, là phân khúc đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần.Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm nông nghiệp nước ta chưa đi vào được các thị trường lớn như Mỹ, EU…., chủ yếu vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc.

Khối liên kết tạo giá trị chuỗi trong nông nghiệp từ các khâu nghiên cứu phát triển, dịch vụ, trồng trọt chăn nuôi, chế biến, phân phối cũng chưa hình thành tại Việt Nam. Đơn cử như thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013 người chăn nuôi lỗ 20.000 tỷ đồng nhưng các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhà phân phối thu lãi đến hàng tỷ USD, điều này chứng minh nông nghiệp Việt Nam chưa tạo được bình đẳng trong phân phối chuỗi giá trị/lợi nhuận giữa các bên tham gia để cùng nhau phát triển bền vững.

Kinh tế thế giới và Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn và mới chỉ bắt đầu phục hồi nên vẫn còn rất nhiều những thử thách trong thời gian tới. Ngành công nghiệp xây dựng nhìn chung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, kéo theo đầu ra cho sản phẩm vật liệu xây dựng cũng bị thu hẹp lại trong thời gian qua.

Hiện tại, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chưa đủ lớn để đáp ứng đầy đủ các kế hoạch, dự án đầu tư khai thác chế biến vật liệu xây dựng quy mô lớn, Công ty cần tích cực phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho kế hoạch phát triển giai đoạn tới.


Những thuận lợi cơ bản


  • Chiến lược quốc gia trong nông nghiệp: liên kết 4 nhà vào chuỗi nông nghiệp để đẩy mạnh quy mô sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ.

Để giải quyết những bất cập trong ngành nông nghiệp như đã ở trên, Chính Phủ đã có đề án tái cơ cấu mạnh cho nông nghiệp Việt Nam, do đó kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến và thuận lợi lớn chongành nông nghiệp trong thời gia sắp tới, nhất là khâu liên kết giá trị chuỗi trong nông nghiệp ở quy mô sản xuất tập trung. Ngoài ra lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực nông sản nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển.

Gần đây, Nhà nước đã nhận thức được rằng, sứ mệnh trong việc chia nhỏ ruộng đất cho nông dân đã hoàn thành trong giai đoạn lịch sử vừa qua, nay mô hình đó không còn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa thị trường nên Chính phủ đã có chủ trương tái cơ cấu trồng trọt nông nghiệp như dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại vùng cây trồng, vật nuôi và tạo hành lang pháp lý cho liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) trong chuỗi nông nghiệp. Chủ trương này sẽ kiến tạo được không gian cho quy mô sản xuất lớn và tập trung để có thể đưa công nghiệp hóa và ứng dụng khoa học hiệu quả hơn vào sản xuất nông nghiệp. Chính sách này hiện đang được các doanh nghiệp và người nông dân đồng tình vì có thể tạo ra sân chơi liên kết doanh nghiệp và nhà nông cùng tham giaphát triển và chia sẻ lợi nhuận.

Tại một số địa phương, mối liên hệ giá trị chuỗi “4 nhà” trong nông nghiệp đang dần hình thành và một số mô hình đã thành công như “Mô hình cánh đồng mẫu lớn của Nông trường Sông Hậu và Công ty bảo vệ thực vật An Giang” trong lĩnh vực trồng lúa và xuất khẩu gạo. Với mô hình này, doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, chế biến và lo đầu ra, nhà khoa học là người nghiên cứu giống và hướng dẫn ứng dụng khoa học theo đơn hàng của doanh nghiệp, nhà nông chính là cổ đông sáng lập cùng doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất, cùng được hưởng lợi từ khâu chế biến và xuất khẩu, còn nhà quản lý thực hiện vai trò hỗ trợ, giám sát đảm bảo tuân thủ giữa các bên.


  • Chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp: nhiều ưu đãi vốn từ nguồn tín dụng và nguồn vốn nước ngoài

Về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, tỷ trọng và mức độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại dành cho khu vực nông nghiệp đang tăng dần, khi bối cảnh các ngành khác của nền kinh tế đang trì trệ như công nghiệp, bất động sản, xây dựng…Ngoài nguồn vốn trong nước, các nguồn vốn ngoại như các quỹ đầu tư của Singapore như GIC và The Asian Entrepreneur Legacy rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm của Việt Nam.

Những yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư phát triển phân khúc chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có thể thâm nhập vào các thị trường lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn cao, đem lại giá trị gia tăng. Đây cũng là định hướng mà Hakinvest đặt ra và đang từng bước thực hiện. Do chưa nhiều doanh nghiệp chú trọng đến khâu chế biến nông sản sau thu hoạch, nên đây là cơ hội cho Công ty tập chung vào phân khúc chế biến nông sản nhằm tạo giá trị gia tăng cao ở công đoạn này. Đây cũng là chiến lược hiện tại Công ty đang tập chung đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến nông sản để sản xuất ra hàng xuất khẩu.



  • Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương:

Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, ban ngành địa phương nơi triển khai hoạt động khai thác và chế biến sản phẩm của Công ty là điểm tựa và động lực để doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa phương
    1. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNG NGÀNH

      1. Vị thế của Công ty trong ngành


Sau 5 năm hoạt động trong lĩnh vực suất khẩu nông sản, Hakinvest có nhiều thế mạnh so với các doanh nghiệp cùng ngành, đó là:

  • Chiến lược phát triển rõ ràng, bài bản, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.

  • Hệ thống quản trị hiện đại, các quy trình, quy chuẩn sản xuất đều được quy trình hoá, hệ thống quản trị tài chính kế toán tập trung giúp kiểm soát tốt, tránh thất thoát ở các khâu.

Thế mạnh của Công ty được thể hiện rõ nét qua các mảng sau:

Đầu tư

HAKINEST có chiến lược đầu tư rõ ràng cho từng phân khúc nhóm hàng và lợi thế địa phương như: Mặt hàng cây công nghiệp (hạt tiêu, café, đậu, đỗ- được chế biến tại Nhà máy Chế biến Nông sản HAKINVEST-Gia Lai), Mặt hàng nông sản, gạo xuất khẩu và nguyên liệu SX thức ăn chăn nuôi (sắn lát, ngô, cám gạo, gạo được thu mua và chế biến tại Nhà máy Chế biến Nông sản HAKINVEST-Bình Định). Các nhà máy chế biến và hệ thống kho bãi của Công ty hiện có thuộc hàng lớn hơn so với đối thủ cùng ngành, đảm bảo đáp ứng tối đa năng lực thu mua, chế biến để xuất bán cho bạn hàng.



Tài chính

Công ty được sự ủng hộ lớn từ các đối tác tài chính như Ngân hàng VIETCOMBANK, Ngân hàng SHB, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng OCEAN BANK cung cấp tín dụng tài trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.



Nhà máy, kho bãi

Vị trí địa lý các nhà máy và kho bãi đều ở các địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào, thuận lợi cho thu mua nguyên liệu và tiêu thụ đầu ra như Gia Lai, Bình Định.



Ban Tổng Giám đốc

Ban giám đốc với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực thu mua và xuất khẩu nông sản đã tạo dựng cho Công ty hệ thống thu mua rộng lớn, ổn định với hàng chục đại lý và hàng trăm hộ nông dân cung ứng trực tiếp về các nhà máy của Công ty tại các khu vực Tây Nguyên, Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.



Công tác thị trường

Công tác thị trường tốt với hệ thống bạn hàng cả nội địa và xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là chủ lực, cho các ngành hàng chính đang kinh doanh. Quy mô thị trường và bạn hàng mà Công ty đã và đang khai thác đảm bảo dung lượng thị trường cho công suất sản xuất và kinh doanh gấp 10 lần năng lực hiện có.

Những thế mạnh trên giúp HAKINVEST ngày càng gia tăng vị thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, tạo tiền đề vững chắc cho các bước phát triển tiếp theo của Công ty.

      1. Triển vọng phát triển ngành


Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, dân cư sống trong vùng nông nghiệp – nông thôn chiếm tới 70% dân số và lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm 60% tổng lực lượng lao động xã hội. Sau mở cửa kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển rất nhanh, từ một nước thiếu thốn lương thực trở thành một nước xuất khẩu lớn các mặt hàng nông – lâm – thủy sản trên bản đồ nông nghiệp thế giới, ngành Nông nghiệp đã đóng góp kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD trong năm 2014. Năm 2015, kỳ vọng xuất siêu nông nghiệp có thể “chạm tay” ở mức 12 tỷ USD.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân ngành còn chưa cao, ở mức 4% - 5%/năm, tuy nhiênvới vai trò quan trọng trong ổn định việc làm, kinh tế, chính trị, xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp là các nhu yếu phẩm cẩn thiết, vì vậy, ngành nông nghiệp có tính ổn định cao so với nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Mặt khác, nhu cầu cho các mặt hàng lương thực và nông sản ngày càng tăng cùng với sự gia tăng quy mô dân số thế gới, nhưng nguồn cung các mặt hàng này ngày càng hạn hẹp do đất đai cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi công nghiệp và đô thị hoá, tốc độ tăng dân số quá nhanh và vấn đề biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Nông nghiệp Việt Nam mới phát triển ở giai đoạn sơ cấp và chủ yếu đang xuất bán sản phẩm dưới dạng thô nên còn rất nhiều triển vọng và dư địa phát triển cho việc đầu tư vào những lĩnh vực như chế biến, sản xuất và kinh doanh ở cả quy mô nhỏ và lớn nhằm khai thác giá trị gia tăng của ngành.

Đối với HKB, triển vọng phát triển của sản phẩm sắn và tiêu đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của Công ty bởi đây là 2 sản phẩm mũi nhọn đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.


        1. Triển vọng phát triển Sắn


Nhu cầu sử dụng sắn làm Xăng sinh học (E5 đến E15) tăng mạnh trong các năm qua

Xăng sinh học E5 hiện đang bán trên thị trường Việt Nam là hỗn hợp gồm 5% cồn ethanol và 95% xăng thông thường. Nhiên liệu sinh học này đang được thế giới chú trọng phát triển do các lợi ích của loại nhiên liệu này mang lại như (i) hàm lượng khí thải độc hại như CO và HC ít hơn 20% so với xăng A92 hay A95, (ii) tỷ lệ octan cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, (iii) giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Chính vì các lợi ích lớn do xăng sinh học mang lại nên các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Brazil,.v.v, đều có những điều khoản bắt buộc phải đưa các loại nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu hóa thạch để làm năng lượng sử dụng.

Sản lượng sắn của Việt Nam đứng thứ 03 trong khu vực Châu Á và đứng thứ 08 trên thế giới

Theo số liệu của FAO, năm 2014sản lượng sắn của Việt Nam đạt 9.750 triệu tấn sắn tăng 0,07% so với năm 2013. Với sản lượng này, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 03 trong khu vực Châu Á về sản lượng sắn, chỉ sau Thái Lan và Indonesia.

Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước. Hiện nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm 85,6%2) tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc trong năm 2013 chỉ đạt 946,4Error: Reference source not found triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2012.

Trung Quốc là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Địa điểm chính tại tỉnh Quảng Tây. Theo tổng cục Hải quan Trung Quốc năm 2014, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 85 triệu tấn sắn từ Việt Nam.


        1. Triển vọng phát triển Hồ tiêu


Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và chủ động về giá

Vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD thì đến năm 2014 đạt trên 150.000 tấn, trị giá trên 1,2 tỷ USD. Từ năm 2008, tốc độ tăng hàng năm đạt 15% – 20%/năm, vượt xa nhiều nước vốn có truyền thống sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu lâu đời. Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đạt bình quân từ 2,3 – 2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 5-6 tấn/ha tăng hàng năm, là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Tuy diện tích chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 20.000 USD/ha hồ tiêu kinh doanh, gấp nhiều lần cây cà phê,chè, điều,cao su,v.v. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%. Chính những lợi thế này đã giúp Việt Nam chủ động được giá xuất khẩu Hồ tiêu.



Bảng 16: Các nước xuất khẩu Hồ Tiêu nhiều nhất thế giới (tấn)

Quốc gia

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Vietnam

98.494

109.565

116.670

83.023

90.315

134.405

116.872

123.861

116.800

132.955

Indonesia

44.191

35.055

35.663

38.446

52.407

50.642

62.599

36.487

62.608

47.908

Brazil

42.998

38.416

42.187

38.665

36.585

35.770

30.761

32.695

29.129

30.605

Sri Lanka

4.851

8.131

8.190

9.009

6.237

6.576

12.225

5.057

10.488

21.328

Ấn Độ

14.049

15.751

26.376

33.941

26.665

21.267

18.487

24.464

18.402

20.137

Malaysia

18.984

16.799

16.605

15.064

13.396

13.124

14.077

14.201

10.588

12.105

Nguồn: Niên giám thống kê Hồ Tiêu năm 2013 của Hiệp hội Tiêu Quốc tế (Pepper Statistical Yearbook 2013)

Bảng 17: Giá Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đi thế giới (US$/tấn)



Tháng

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

1

1.333

1.303

1.320

2.265

3.463

2.276

2.891

4.450

6.448

6.480

2

1.241

1.330

1.303

2.364

3.560

2.158

2.795

4.450

6.379

6.650

3

1.310

1.303

1.266

2.457

4.014

1.875

2.792

4.537

6.841

6.514

4

1.283

1.305

1.240

3.290

3.583

1.913

2.821

5.521

6.474

6.350

5

1.319

1.303

1.268

3.859

3.357

1.991

2.889

5.568

6.750

6.311

6

1.284

1.307

1.370

3.615

3.119

2.060

3.107

5.750

6.464

6.190

7

1.318

1.297

1.691

3.634

2.868

2.094

3.702

5.859

6.456

6.125

8

1.337

1.299

2.046

3.329

2.847

2.639

3.885

6.157

6.441

6.174

9

1.331

1.306

2.784

3.255

2.806

2.693

3.950

7.385

6.525

6.690

10

1.346

1.304

2.816

3.336

3.084

2.750

3.950

7.950

6.470

6.850

11

1.353

1.303

2.333

3.320

2.719

2.895

4.413

7.225

6.407

6.895

12

1.376

1.303

2.360

3.190

2.310

2.925

4.474

6.988

6.350

7.365

Nguồn: Niên giám thống kê Hồ Tiêu năm 2013 của Hiệp hội Tiêu Quốc tế (Pepper Statistical Yearbook 2013)
      1. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới


Chính phủ Việt Nam xác định nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nên dành nhiều chính sách ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp như chủ trương “Tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn mới” rất phù hợp cho “sân chơi” của doanh nghiệp, các nghị định như Nghị định 41/2010/NĐ-CP về cho vay vốn Nông nghiệp, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP quy định các ưu đãi cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn…

Theo Quyết định 124/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nông nghiệp sẽ chiếm 64,7% trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành từ 3,5% - 4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 4,3% - 4,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD và thủy sản 11 tỷ USD.

Nhận thức rõ tiềm năng và định hướng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, HAKINVEST lựa chọn nông nghiệp là ngành nghề kinh doanh cốt lõi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2020, từ đó phát triển thêm giá trị chuỗi từ ngành này là mở rộng sang các sản phẩm Năng lượng sinh học và chế biến Công nghiệp Thực phẩm cho các giai đoạn tiếp theo.Công ty đã xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản xuất và kinh doanh theo các giai đoạn cụ thể, đó là:

Giai đoạn 1 (Từ năm 2009 tới năm 2012): Tạo lập thị trường và phát triển thương hiệu.

Giai đoạn 2 (Từ năm 2013 tới năm 2020): Phát triển năng lực cạnh tranh thông qua đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng thị trường, đầu tư chiều sâu vào công nghệ chế biến tinh tạo giá trị gia tăng cao.

Giai đoạn 3: (từ 2020  về sau): Tham gia vào các dự án phát triển bền vững trong nông nghiệp (dự án trồng trọt và phát triển vùng nguyên liệu nông sản ở quy mô công nghiệp) và mở rộng sang lĩnh vực mới có giá trị chuỗi từ Nông nghiệp như sản xuất năng lượng sinh học và năng lượng xanh, chăn nuôi và chế biến thực phẩm ở quy mô công nghiệp).

Định hướng này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam.




    1. tải về 4.4 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương