BẢn cáo bạch công ty cổ phần nông nghiệp và thực phẩm hà NỘI – kinh bắC



tải về 4.4 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích4.4 Mb.
#38252
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

TÀI SẢN


Bảng 31: Tình hình tài sản cố định chính của Công ty

Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

31/12/2013

31/12/2014

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Nguyên giá

Giá trị còn lại

% GTCL

I

Tài sản hữu hình

19.462.812.031

18.728.858.720

39.700.352.034

36.713.831.064

92,48

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

10.978.197.403

10.789,137.485

26.086.778.251

24.494.794.508

93,89

2

Máy móc thiết bị

6.236.982.414

6.058.272.521

12.910.513.970

11.934.988.119

92,40

3

Phương tiện vận tải

703.059.813

401.225.077

703.059.813

284.048.437

40,40

4

Thiết bị dụng cụ quản lý

1.544.572.401

1.480.223.637

_

_

0

II

Tài sản vô hình

_

_

7.148.000.000

7.148.000.000

100

1

Quyền sử dụng đất (*)







7.148.000.000

7.148.000.000

100




Tổng cộng

19.462.812.031

18.728.858.720

46.848.350.034

43.861.831.064

93,60

Nguồn:BCTC kiểm toán năm 2014 của Công ty

(*) Trong năm 2014, Công ty nhận vốn góp bằng tài sản cố định vô hình là quyền sử đất lâu dài với tổng trị giá là 7.148.000.000 đồng.



Bảng 32: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Đơn vị: Đồng

STT

Nội dung

31/12/2013

31/12/2014

1

Dây chuyền sản xuất tiêu đang lắp đặt

-

3.736.876.000

2

Nhà máy chế biến nông sản Gia Lai

514.846.727

514.846.727

3

Nhà máy chế biến nông sản Quy Nhơn – Bình Định

-

13.130.190.646




Tổng cộng

514.846.727

17.381.913.373

Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2014 của Công ty


    1. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC TRONG NĂM 2015


Bảng 33: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức trong năm 2015

Đơn vị: Nghìn đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Giá trị

Tỷ lê so với năm 2014

1

Vốn điều lệ

200.000.000

27,21%

2

Doanh thu thuần

1.600.000.000

251,57%

3

Lợi nhuận sau thuế

60.840.000

219,44%

4

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

3,80%

-

5

Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ

34,06%

-

6

Tỷ lệ cổ tức (%)

15%

-

Nguồn: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Công ty
      1. Căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nói trên


Với việc tăng vốn mạnh trong các năm qua đã làm tăng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, vì vậy, ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015, có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2014.

Chi tiết kế hoạch doanh thu năm 2015 như sau:



Bảng 34: Phương án sản xuất kinh doanh năm 2015 cho các sản phẩm

Tên hàng

Sản lượng (tấn)

Đơn giá (nghìn VND/tấn)

Trị giá (tỷ VND)

1. Hạt tiêu chế biến xuất khẩu

3.000

160.000

480

2. Sắn lát:










Nguyên liệu sản xuất cồn

210.000

4.500

945

Sản xuất thức ăn chăn nuôi

9.000

4.500

40

3. Ngô và các sản phẩm khác

17.000

5.000

85

4. Lương thực - Gạo (xuất khẩu và nội địa)

5.000

10.000

50

Tổng

244.000

 

1.600

Nguồn: CT CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc

Với mặt hàng Hồ tiêu, Dự án Nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu đi vào hoạt động giúp cho Hakinvest không chỉ tăng trưởng về chiều rộng, mà còn cả về chiều sâu về khối lượng và chất lượng xuất khẩu. Giai đoạn 1, Nhà máy vận hành vào Quý 1/2015 với công suất ban đầu có thể cung cấp sản lượng tiêu xuất khẩu vào khoảng 3.500 tấn – 4.000 tấn. Bên cạnh đó, so sánh với mặt bằng giá năm 2014, biên lợi nhuận gộp với mỗi tấn sản phẩm tiêu sạch xuất khẩu ASTA cao hơn so với biên lợi nhuận gộp mỗi tấn sản phẩm tiêu xuất khẩu FAQ thông thường gần 3%. Các yếu tố trên giúp Doanh thu và Lợi nhuận của sản phẩm tiêu sẽ tăng trưởng mạnh so với năm 2014. Cuối năm 2014 và 2 tháng đầu năm 2015 công ty đã ký 3 hợp đồng xuất khẩu hồ tiêu với các khách hàng nước ngoài, doanh thu dự kiến từ 3 hợp đồng này đạt gần 109 tỷ đồng.

Với mặt hàng sắn lát, trong quý IV 2014, Công ty đã ký 3 Hợp đồng xuất khẩu với 2 doanh nghiệp Trung Quốc và 1 doanh nghiệp Thụy Sỹ. Với 3 hợp đồng này, doanh thu từ sắn của Công ty trong 2015 hoàn toàn có thể đạt được 1.450 tỷ VND.

Với mặt hàng ngô và các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác, Nhà máy chế biến nông sản Hà Nội – Kinh Bắc Quy Nhơn đi vào hoạt động giúp Công ty tăng sản lượng và doanh số với các đơn hàng cung cấp cho các Nhà máy thức ăn chăn nuôi cùng địa bàn.

Với mặt hàng gạo, Công ty tiếp tục duy trì hoạt động như các năm trước nên kế hoạch doanh thu 70 tỷ hoàn toàn khả thi.

Với năng lực hiện tại, Công ty hoàn toàn tin tưởng việc hoàn thành kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận mà ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 đã thông qua.

Các dự án đã và đang được Công ty thực hiện

1.Nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu Gia Lai

Đánh giá hồ tiêu là mặt hàng nông sản xuất khẩu có lợi thế nhất của Việt Nam, Công ty lựa chọn tiêu là ngành hàng kinh doanh và xuất khẩu chủ lực và tập trung đầu tư chế biến sâu cho mặt hàng này. Lộ trình đầu tư Dự án dự kiến như sau:

Năm 2014: Đầu tư lắp đặt 01 dây chuyền chế biến tiêu xuất khẩu tại Gia Lai với sản lượng chế biến ban đầu 10.000 tấn/năm cho sản phẩm tiêu sạch ASTA 500g/l, 550g/l và 600 g/l. Từ tháng 2/2015 hệ thống dây chuyền này đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Năm 2015 – 2016: Đầu tư mở rộng nâng công suất và công nghệ chế biến sâu dây chuyền chế biến tiêu sạch, tiêu tiệt trùng ASTA+ và hạt tiêu sọ với công suất 10.000 tấn/năm.



2.Nhà máy chế biến nông sản Hà Nội – Kinh Bắc Quy Nhơn

Nhà máy này thực hiện các chức năng là thu mua sắn lát xuất khẩu, Chế biến nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến gạo.

Nhận thức được tiềm năng thị trường cho các sản phẩm của Công ty còn rất lớn, Hakinvest đẩy mạnh đầu tư xây dựng chuỗi cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động kinh doanh như hệ thống kho tàng, dây chuyền chế biến và đóng gói sản phẩm. Công ty đã tiến hành đầu tư Dự án Nhà máy chế biến nông sản Hà Nội – Kinh Bắc Quy Nhơn (Hakinvest Quy Nhơn) tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa – Quy Nhơn với các hạng mục:

- 03 tổng kho diện tích 12.240 m2: sức chứa 30.000 tấn nông sản;

- 02 hệ thống sấy công nghiệp công suất 40.000 tấn/năm;

- 01 dây chuyền chế biến gạo công xuất 40.000tấn/năm.


      1. Định hướng phát triển chiến lược của Công ty


Tuân thủ pháp luật:

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được đảm bảo tuân thủ theo các Quy định của Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông đã được quy định cụ thể tại Điều lệ của Công ty.



Quản lý, công tác tổ chức:

  1. Hoàn thiện, củng cố công tác tổ chức và hoạt động của Công ty với mô hình CTCP, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của CBCNV, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững, lâu dài.

  2. Duy trì, nâng cao hệ thống quản lý chất lượng hiện có cho phù hợp yêu cầu về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

Tài chính:

  1. Tích cực tạo dựng hình ảnh, vị thế về tài chính nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, khách hàng về Công ty và sản phẩm dịch vụ của Công ty khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

  2. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính minh bạch, công khai, phục vụ nhu cầu thông tin tài chính cho tất cả các đối tượng.

  3. Tiến hành liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới.

Hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong các năm tới, công ty sẽ đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như:



  1. Tiến hành đổi mới nâng cấp công nghệ, máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất, quản lý hiện đại để tận thu nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  2. Tăng cường liên kết với các tổ chức tài chính, các tổ chức ngân hàng để tăng nguồn vốn khi cần thiết.

  3. Tăng cường liên kết với đối tác cùng ngành nghề, liên minh liên kết với các đối tác chiến lược nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới/hội nhập.

  4. Phát triển nguồn nhân lực:

    1. Công ty chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về mặt chất lượng và số lượng. Ưu tiên tuyển dụng các lao động trực tiếp có tay nghề vững, cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đồng thời trẻ hóa lực lượng cán bộ trong Công ty.

    2. Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động, tạo điều kiện để


    1. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN VỀ KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC


Là một tổ chức chuyên nghiệp, MSBS đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích một cách cẩn trọng và hợp lý cần thiết để đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động kinh doanh của HKB.

Trên cơ sở thông tin thu thập được, sau khi nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện nay của HKB, MSBS cho rằng kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức của HKB dự kiến là phù hợp và khả thi nếu không có những biến động bất thường và bất khả kháng tác động tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

Chúng tôi xin lưu ý rằng, ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của tổ chức tư vấn, dựa trên cơ sở những thông tin được thu thập có chọn lọc và tính toán chắc chắn của các số liệu được dự báo. Những ý kiến nhận xét này chỉ mang tính tham khảo, các nhà đầu tư tiền năng cần tự mình cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi có quyết định đầu tư vào cổ phiếu của HKB.

    1. THÔNG TIN VỀ NHỮNG CAM KẾT NHƯNG CHƯA THỰC HIỆN CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT


Không có
    1. CÁC THÔNG TIN, CÁC TRANH CHẤP KIỆN TỤNG LIÊN QUAN TỚI CÔNG TY CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT


Không có
  1. CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

    1. LOẠI CHỨNG KHOÁN : Cổ phiếu phổ thông

    2. MỆNH GIÁ : 10.000 đồng/cổ phần

    3. MÃ CHỨNG KHOÁN : HKB

    4. TỔNG SỐ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT


Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 20.000.000 cổ phiếu

Tổng giá trị cổ phiếu đăng ký niêm yết: 200.000.000.000 đồng


    1. SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU BỊ HẠN CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOẶC CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH


Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 53 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012: “Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.

Tổng số cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của Công ty là 4.770.000 cổ phiếu chiếm 23,85% vốn điều lệ.



Bảng 35: Danh sách và lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng

STT

Họ và tên

Chức danh

SLCP

SLCP cam kết nắm giữ 100% trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết

SLCP cam kết nắm giữ 50% trong 6 tháng tiếp theo



Ông Dương Quang Lư

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ

3.700.000

3.700.000

1.850.000



Ông Nguyễn Đường Tăng

Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ

1.000.000

1.000.000

500.000



Ông Nguyễn Trọng Dũng

Thành viên HĐQT

10.000

10.000

5.000



Bà Đỗ Thị Thanh Hiền

Thành viên HĐQT kiêm phó TGĐ

10.000

10.000

5.000



Bà Trương Thị Hoàng Lan

Thành viên HĐQT

0

0

0



Bà Nguyễn Thị Dung

Trưởng Ban kiểm soát

10.000

10.000

5.000



Bà Trần Thị Sương

Thành viên ban kiểm soát

10.000

10.000

5.000



Bà Nguyễn Thị Huyền

Thành viên ban kiểm soát

10.000

10.000

5.000



Ông Dương Đức Ngọc

Phó Tổng Giám đốc

10.000

10.000

5.000



Bà Hoàng Thị Minh Hạnh

Kế toán trưởng

10.000

10.000

5.000




Tổng Cộng

4.770.000

4.770.000

2.385.000

Nguồn: CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc
    1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

      1. Tính giá

        1. Giá trị sổ sách


Căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 của Công ty, giá trị sổ sách cổ phiếu của HKB được tính như sau:

Giá trị sổ sách (BV) =

Vốn chủ sở hữu




Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Bảng 36: Giá trị sổ sách của Công ty

TT

Chỉ tiêu

Giá 01 cổ phiếu

1

Giá trị sổ sách tại 31/12/2014

11.087

2

Giá trị sổ sách tại 31/12/2013

10.564

Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2014 của Công ty
        1. Phương pháp định giá

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B


Theo phương pháp này, giá một cổ phiếu của công ty được tính theo công thức:

P = BVS*P/B bình quân

Trong đó:

P: Giá một cổ phiếu (theo phương pháp P/B)

BVS: Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

P/B bình quân là giá chia cho giá trị sổ sách bình quân được tham chiếu từ các Công ty cùng ngành khoáng sản mà Công ty có cùng điều kiện và quy mô kinh doanh tương ứng với Công ty đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM/Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM)


Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của chủ sở hữu, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá các luồng tiền tự do mà chủ sở hữu dự kiến thu được trong tương lai (là dòng cổ tức mà chủ sử hữu dự kiến thu được) theo một tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro mà chủ sở hữu phải gánh chịu.

Nguyên lý xác định giá dựa trên công thức chiết khấu dòng tiền như sau:



Giá trị vốn chủ sở hữu

=



+




Di         : Cổ tức năm thứ i

Pn        : Giá trị hiện tại của vốn chủ sở hữu năm thứ n

i           : Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp

n          : Số năm tương lai được lựa chọn (n=5)

n         : Giá trị vốn chủ sở hữu năm thứ n


Pn =

Dn+1

K - g


g          : Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức, được xác định bằng tích của tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại để bổ sung vốn.
      1. Giá dự kiến chào sàn


Trên cơ sở kết hợp các phương pháp định giá trên, mức giá dự kiến trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu HKB sẽ do Hội đồng quản trị Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc thông báo bằng văn bản phù hợp với quy định của Pháp luật tại thời điểm niêm yết.


    1. tải về 4.4 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương