BẢn cáo bạch công ty cổ phần nông nghiệp và thực phẩm hà NỘI – kinh bắC



tải về 4.4 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích4.4 Mb.
#38252
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

MỤC LỤC


MỤC LỤC 5

I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 8

1. RỦI RO VỀ KINH TẾ 8

2. RỦI RO VỀ LUẬT PHÁP 9

3. RỦI RO ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH 10

4. RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN 11

5. RỦI RO KHÁC 12

II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 13

1. TỔ CHỨC NIÊM YẾT 13

2. TỔ CHỨC TƯ VẤN 13

III. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT 14

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 16

1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 16

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 24

3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 25

4. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG NẮM GIỮ TỪ TRÊN 5% VỐN CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY; DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP VÀ TỈ LỆ NẮM GIỮ; CƠ CẤU CỔ ĐÔNG 29

5. DANH SÁCH CÔNG TY MẸ, CÁC CÔNG TY CON CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT, NHỮNG CÔNG TY MÀ TỔ CHỨC NIÊM YẾT ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NIÊM YẾT 31

6. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 32

7. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 50

8. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNG NGÀNH 53

9. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 58

10. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 60

11. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 61

12. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG 67

13. TÀI SẢN 82

14. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC TRONG NĂM 2015 84

15. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN VỀ KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC 87

16. THÔNG TIN VỀ NHỮNG CAM KẾT NHƯNG CHƯA THỰC HIỆN CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT 87

17. CÁC THÔNG TIN, CÁC TRANH CHẤP KIỆN TỤNG LIÊN QUAN TỚI CÔNG TY CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 87

V. CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 88

1. LOẠI CHỨNG KHOÁN : Cổ phiếu phổ thông 88

2. MỆNH GIÁ : 10.000 đồng/cổ phần 88

3. MÃ CHỨNG KHOÁN : HKB 88

4. TỔNG SỐ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 88

5. SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU BỊ HẠN CHẾ CHUYỂN NHƯỢNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOẶC CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 88

6. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 89

7. GIỚI HẠN VỀ TỶ LỆ NẮM GIỮ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 91

8. CÁC LOẠI THUẾ CÓ LIÊN QUAN 91

VI. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 92

VII. PHỤ LỤC 93

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty 20

Bảng 2: Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của HKB tại 11/2/2015 29

Bảng 3: Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại thời điểm 11/2/2015 29

Bảng 4: Cơ cấu cổ đông tại ngày 11/2/2015 30

Bảng 5: Cơ cấu doanh thu thuần theo sản phẩm 35

Bảng 6: Cơ cấu doanh thu thuần theo thị trường 36

Bảng 7: Cơ cấu lợi nhuận gộp theo sản phẩm 36

Bảng 8: Sản lượng tiêu theo vùng tại Việt Nam năm 2011 -2014 38

Bảng 9: Danh sách các nhà cung cấp lớn của Công ty 40

Bảng 10: Cơ cấu chi phí của Công ty qua các năm 40

Bảng 11: Năng lực chế biến nông sản 41

Bảng 12: Các tiêu chuẩn trong ASTA 42

Bảng 13: Một số đối tác chính của Công ty 46

Bảng 14: Các hợp đồng lớn đã và đang được thực hiện 48

Bảng 15: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 50

Bảng 16: Các nước xuất khẩu Hồ Tiêu nhiều nhất thế giới (tấn) 56

Bảng 17: Giá Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đi thế giới (US$/tấn) 56

Bảng 18: Cơ cấu lao động của Công ty tại 31/12/2014 58

Bảng 19: Tình hình cổ tức từ năm 2012 – 2014 60

Bảng 20: Bảng tổng hợp nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2014 62

Bảng 21: Số dư các Quỹ của Công ty 62

Bảng 22: Tình hình tổng dư nợ vay 63

Bảng 23: Hàng tồn kho 64

Bảng 24: Các khoản phải thu 64

Bảng 25: Các khoản phải trả 64

Bảng 26: Các khoản đầu tư tài chính 65

Bảng 27: Chỉ tiêu tài chính 65

Bảng 28: Danh sách thành viên Hội đồng quản trị 67

Bảng 29: Danh sách thành viên Ban Kiểm soát 67

Bảng 30: Danh sách Ban Tổng Giám đốc 67

Bảng 31: Tình hình tài sản cố định chính của Công ty 82

Bảng 32: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 82

Bảng 33: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức trong năm 2015 84

Bảng 34: Phương án sản xuất kinh doanh năm 2015 cho các sản phẩm 84

Bảng 35: Danh sách và lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 88

Bảng 36: Giá trị sổ sách của Công ty 89

Bảng 37: Các loại thuế phải nộp 91


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 1: Tỷ lệ CPI bình quân ở Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2014 9

Hình 2: Tình hình biến động giá một số sản phẩm nông sản tại Việt Nam 10

Hình 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 25

Hình 4: Diện tích (ha), năng suất (tấn/ha) và sản lượng (tấn) Hồ tiêu tại Gia Lai 39

Hình 5: Dây chuyền chế biến tiêu theo tiêu chuẩn ASTA 43

Hình 6: Các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm 45




  1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

    1. RỦI RO VỀ KINH TẾ


Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất ngân hàng, tình hình lạm phát, tỷ giá ... đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc.
      1. Tốc độ tăng trưởng GDP


Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu với xuất phát điểm là khủng hoảng nhà đất tại Mỹ năm 2007 - 2008 và sự suy thoái của khu vực đồng tiền chung châu Âu từ năm 2010. Sự ảnh hưởng của những cuộc suy thoái lớn đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam không duy trì được tốc độ nhanh như giai đoạn trước, hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, lạm phát tăng cao…Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp bình ổn kinh tế vĩ mô thông qua kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, tín dụng, v.v. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 đến 2014 tăng khá ổn định lần lượt ở mức 5,25%, 5,42% và 5,98% .

Theo dự báo của Ủy Ban Giám sát tài chính Quốc Gia, kinh tế Việt Nam năm 2015 đứng trước nhiều cơ hội để tiếp đà phục hồi với dự đoán tăng trưởng GDP vào khoảng 6,2%, nhờ tiêu dùng phục hồi; tỷ lệ lạm phát thấp trong năm 2014 và lạm phát năm 2015 dự kiến khả quan; đầu tư tư nhân cải thiện do môi trường kinh tế vĩ mô cùng với những cải cách thể chế sẽ tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp và triển vọng TPP được kí kết trong năm 2015.

Nền kinh tế chung tăng trưởng ổn định sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện để các ngành nghề phát triển, trong đó có các ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như năng lượng sạch, cụ thể là xăng ethanol với nguyên liệu chính là sắn; ngành du lịch và ăn uống và thức ăn chăn nuôi, v.v. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HKB.

      1. Lạm phát


Lạm phát là một trong những nhân tố tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số lạm phát tăng quá cao sẽ làm gia tăng gánh nặng chi phí giá vốn cũng như chi phí quản lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại.

Với nỗ lực từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, cung tiền được điều tiết hợp lý,mặt bằng giá cả ổn định hơn đã kìm hãm được mức tăng của chỉ số CPI. Điều này được thể hiện khá rõ qua các báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2013 và 2014. Theo báo cáo này, năm 2013 và năm 2014chỉ số CPI bình quân chỉ còn tăng lần lượt là 6,04% và 4,09% so với năm 2012 và năm 2013. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua của Việt Nam.



Với việc lạm phát được kiểm soát, giá cá nguyên vật liệu đầu vào của Công ty như sắn lát, hồ tiêu, ngô, v.v sẽ được bình ổn, từ đó giúp Công ty tránh được rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu.

Hình 1: Tỷ lệ CPI bình quân ở Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


      1. Lãi suất


Hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang trong xu hướng giảm bởi lãi suất huy động VND đang tiếp tục giảm nhẹ. Nếu so với thời điểm cuối năm 2012, lãi suất huy động trên thị trường đã giảm khoảng 3-4%/năm. Lãi suất huy động đã giảm xuống còn 4-6%/năm và 6-8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng và trên 12 tháng. Với mức lãi suất huy động như trên, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại chỉ còn ở mức 6-9%/năm cho lĩnh vực ưu tiên và ở mức 9-11%/năm đối với vay ngắn hạn và 11,5-12,5% đối với vay trung/dài hạn cho lĩnh vực khác.

Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ vay ngắn hạn của Hakinvest là 63.139.199.940 VND 9.768.011.917 VND dư nợ vay dài hạn với lãi suất biến động theo lãi suất thị trường. Nếu mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm như hiện nay, lợi nhuận của HKB kỳ vọng sẽ gia tăng nhờ vào việc chi phí lãi vay giảm.


      1. Tỉ giá


Hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Công ty nên Công ty phát sinh nhiều giao dịch ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Tuy nhiên, Công ty ít gặp rủi ro tỉ giá do phần lớn các hợp đồng xuất khẩu chỉ cố định khối lượng cho toàn bộ thời hạn hợp đồng, trong khi giá bán sẽ được các bên xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao hàng
    1. RỦI RO VỀ LUẬT PHÁP


Rủi ro luật pháp phát sinh khi Công ty không cập nhật và áp dụng kịp thời các văn bản pháp luật trong quá trình triển khai các hoạt động của Công ty.

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nông sản và xuất khẩu, Hakinvest chịu tác động các quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế quan... của Việt Nam cũng như của các quốc gia bạn hàng. Việc các văn bản pháp luật được điều chỉnh/sửa đổi/bổ sung không hợp lý hoặc Công ty không cập nhật được sự biến động của luật pháp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty.

Để hạn chế tối đa những rủi ro về pháp luật, Công ty luôn chủ động theo dõi, nghiên cứu và cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của Công ty. Với các vấn đề có ảnh hưởng lớn tới hoạt động, Công ty tiến hành tham khảo ý kiến các đơn vị tư vấn để có giải pháp tối ưu.

Là doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hà Nội, hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của các văn bản Pháp luật về Luật Doanh nghiệp, các văn bản Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn tiềm ẩn và khi xảy ra, bất cứ sự thay đổi nào sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.


    1. RỦI RO ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH


Là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động của Hakinvest chịu rủi ro đặc thù ngành đó là (i) rủi ro biến động giá nguyên liệu, (ii) rủi ro về vùng nguyên liệu, (iii) rủi ro thị trường đầu ra.
      1. Rủi ro biến động giá nguyên liệu


Nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, do đó, biến động giá nguyên liệu đầu vào sẽ tác động rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Trong các mặt hàng kinh doanh của Hakinvest, hồ tiêu là mặt hàng có sự biến động giá cả lớn nhất do mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch. Đây là rủi ro nhưng cũng là lợi thế của doanh nghiệp bởi hồ tiêu thường có tỷ suất lợi nhuận biên cao nhờ vào sự biến động giá mạnh trong vụ thu hoạch và ngoài vu thu hoạch. Việc nắm bắt được xu hướng biến động giá cả mặt hàng này sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam chiếm gần 40% về sản lượng và 50% về khối lượng xuất khẩu trên toàn thế giới. Với vai trò hàng đầu trên bản đồ hồ tiêu thế giới, Việt Nam có vai trò lớn trong việc kiểm soát giá cả của mặt hàng này.Đây là điều kiện thuận lợi giúp Hakinvest chủ động hơn trước sự biến động giá cả hồ tiêu trên thế giới.



Các mặt hàng kinh doanh khác của Hakinvest như gạo, ngô, sắn biến động giá cả ít hơn so với mặt hàng hồ tiêu do nguồn cung trong nước rất lớn và số vụ trong năm nhiều. Tuy nhiên nhằm giảm thiểu ảnh hưởng từ việc tăng giá thành đầu vào, Công ty vẫn luôn cẩn trọng và phân tích, dự báo giá nông sản trong nước và thế giới; cũng như luôn chuẩn bị sẵn nguồn vốn lưu động và năng lực kho để đảm bảo đủ năng lực thu mua sản phẩm khi lượng cung đạt cao nhất trong vụ.

Hình 2: Tình hình biến động giá một số sản phẩm nông sản tại Việt Nam

Nguồn: AgriViet


      1. Rủi ro về vùng nguyên liệu


Sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn manh mún, tự phát, chưa mang tính quy hoạch, chưa hình thành chuỗi liên kết giữa nhà khoa học – người nông dân – doanh nghiệp dẫn tới hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu mua nông sản, không chỉ giữa các doanh nghiệp Việt Nam mà còn giữa các doanh nghiệp với các thương lái Trung Quốc. Sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp khiến doanh nghiệp đứng trước rủi ro thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng tới công suất sản xuất và chi phí.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu, Hakinvest đã lựa chọn đặt nhà máy và hệ thống kho tại những địa điểm gần vùng nguyên liệu, cụ thể là (i) nhà máy Gia Lai, nơi có sản lượng lớn nhất và chất lượng hồ tiêu tốt nhất cả nước, phục vụ cho việc thu mua và chế biến hồ tiêu; (ii) nhà máy tại Quy Nhơn, Bình Định để thu mua và chế biến sắn, gạo, ngô từ khu vực Nam Trung Bộ; và đặc biệt rất thuận tiện cho việc xuất khẩu từ cảng Quy Nhơn.

Ngoài ra, Công ty cũng xây dựng được quan hệ thương mại tốt với nhiều đại lý thu mua trên địa bàn; với khách hàng trong nước và quốc tế; cũng như luôn mở rộng năng lực kho bãi để đảm bảo nắm bắt được cơ hội thị trường khi giá thu mua nông sản giảm.

Từ năm 2015, Công ty bắt đầu tiền hành trồng hồ tiêu tại Chư Sê,Chư Pưh và sau đó là Đaknong (Gia Lai). Dự kiến năm 2018 sẽ là năm đầu tiên Công ty thu hoạch hồ tiêu từ 1,8 ha đất của Công ty và 10 ha đất đã được Hiệp hội Tiêu huyện Chư Sê giao. Khi đó Công ty sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro đầu vào đối với sản phẩm hồ tiêu, một trong các sản phẩm nông sản có tỷ suất lợi nhuận biên cao nhất trong những năm gần đây.


      1. Rủi ro về thị trường đầu ra


Trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu nông sản còn phải đối mặt với rủi ro về thị trường đầu ra. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mặc dù không ngừng gia tăng về kim ngạch và thị phần nhưng chủ yếu vẫn dưới dạng sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu, giá trị gia tăng chưa cao và giá cả biến động phụ thuộc vào nhu cầu của các thị trường. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác có tiềm lực về vốn đã đánh giá được tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp và bắt đầu gia nhập ngành.

Sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Hakinvest là sắn và hồ tiêu. Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu chiến lược của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nói chung, và của Hakinvest nói riêng. Đối với hồ tiêu, ngoài thị trường Trung Quốc hiện có, Công ty đã từ lắp đặt dây chuyền ASTA để đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Trung Đông và Ấn Độ, và tương lai 2015-2016 là dây chuyền ASTA+ để thâm nhập thị trường Mỹ và Châu Âu. Với dây chuyền này, giá bán hồ tiêu sẽ tăng hơn so với giá xuất sang Trung Quốc khoảng 20 đô la Mỹ/kg. Đối với sắn lát, trong năm 2014, các đơn hàng xuất khẩu sắn của Công ty sang Trung Quốc vẫn đúng tiến độ do cầu sắn của thị trường ethanol của Trung Quốc cao. Hơn nữa, việc nguồn cung sắn khan hiếm vào cuối vụ đã giúp giá sắn được đẩy lên cao hơn so với đầu vụ, đem lại lợi nhuận biên cao hơn cho Công ty. Giá chào phổ biến vào cuối tháng 10/2014 được đẩy lên mức 252 đô la Mỹ/tấn cho hàng đóng container giao cảng Sài Gòn và 247 đô la Mỹ/tấn cho hàng tàu giao tại cảng Quy Nhơn. Mức giá này so với đầu vụ tăng khoảng 20 đô la Mỹ/tấn. Tuy vậy, để hạn chế rủi ro này, ngoài việc Công ty sẽ tiếp tục duy trì xuất khẩu sang Trung Quốc thì Công ty cũng đang dần chuyển hướng sang việc bán cho các nhà máy sản xuất cồn trong nước và xuất khẩu sang các quốc gia khác nhằm mở rộng thị trường đầu ra và xây dựng hình ảnh của Công ty trên thị trường thế giới.




    1. tải về 4.4 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương