Bài 8 Vi nấm (Microfungi)



tải về 331.22 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích331.22 Kb.
#32296
1   2   3   4   5   6   7   8   9

III. Tiến hành định loại


Căn cứ vào kết quả quan sát đầy đủ, chính xác các đặc điểm của khuẩn lạc và các đặc điểm vi học tiến hành xác định tên loài (hoặc thứ nếu có) chủng nấm mốc như sau:

       - Dùng khoá phân loại của các nhóm phân loại bậc cao (ngành, ngành phụ, lớp, bộ, họ, chi) để xác định lần lượt xem những nấm mốc thuộc chi nấm mốc nào. Tiếp theo dùng khoá phân loại của chi đó để xác định đến loài (thứ) bằng cách so sánh tất cả các đặc điểm đã quan sát được của chủng nấm mốc đó với các đặc điểm tương ứng của loài nào đó trong khoá phân loại. Nếu các đặc điểm so sánh phù hợp với đặc điểm của loài mô tả trong khoá, ta xác định được tên loài của chủng nấm mốc cần định loại.

       - Nếu có chủng nấm mẫu của loài (hoặc thứ) vừa xác định thì tiến hành so sánh các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc điểm vi học của chủng mẫu với các đặc điểm tương ứng của chủng cần định loại. Nếu các đặc điểm của 2 chủng phù hợp với nhau thì có thể khẳng định chắc chắn loài (hoặc thứ) của chủng nấm mốc cần định loại.

- Nếu có chủng nấm mẫu của loài (hoặc thứ) vừa xác định thì tiến hành so sánh các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc điểm vi học của chủng mẫu với các đặc điểm tương ứng của chủng cần định loại. Nếu các đặc điểm của 2 chủng phù hợp với nhau thì có thể khẳng định chắc chắn loài (hoặc thứ) của chủng nấm mốc cần định loại.

 

KHOÁ PHÂN LOẠI ĐẾN LỚP( Robert A. samson, 1984)

 

1a. Khuẩn lạc gồm các tế bào nảy chồi, không có hệ sợi  NẤM MEN ( YEAST)



1b. Khuẩn lạc với hệ sợi sinh dưỡng phát triển,

bào tử trần hoặc bào tử sinh ra trong hoặc trên các bào tử đặc biệt          2

2a. Bào tử sinh ra trong túi bào tử                  NẤM TÚI (ASCOMYCETES)

2b. Bào tử hoặc bào tử trần không sinh ra trong túi bào tử                      3

3a. Hệ sợi không có hoặc có rất ít vách ngăn, thường rộng;

bào tử kín sinh ra trong các nang bào tử kín NẤM TIẾP HỢP   (ZYGOMYCETES)

3b. Sợi nấm thường có vách ngăn, bào tử trần không sinh

ra trong các nang bào tử kín.         NẤM BẤT TOÀN (DEUTEROMYCETES)

 

I. LỚP NẤM TIẾP HỢP (ZYGOMYCETES)


       Đối với nấm mốc thuộc lớp nấm tiếp hợp có thể dụng các chuyên luận phân loại sau:

       - Kerry L.Odonnell, 1979 – Zygomycetes in culture Department of Botany, University of Georgia.

       - M.A.A. Schipper, 1973 – A study on variability in Mucorhemalis and related spicies. Studies in Mycology, No. 4

       - M.A.A. Schipper, 1978 – On certain species of Mucor with a key to all accepter species. Studies in Mycology, No. 17

       - M.A.A. Schipper, 1984 – A revision of the genus Rhizopus – Studies Mycology, No. 25

 

II. LỚP NẤM BẤT TOÀN (DEUTEROMYCETES)

* Nấm bất toàn là gì:


       - Nấm bất toàn là giai đoạn vô tính ( Anamorph) của nấm túi hoặc nấm đảm.

1. Đặc điểm đặc trưng:


 Gồm các loài nấm mốc gây ô nhiễm thực phẩm, có nhiều loài sinh độc tố (mycotoxin), các chi, loài của lớp nấm này được phân loại theo giai đoạn sinh sản vô tính (anamorph) tuy vậy ở một số loài người ta phát hiện thấy có giai đoạn sinh sản hữu tính (Teleomorph- bào tử túi hoặc bào tử đảm).

       Theo hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm phát sinh của bào tử trần của Hughes (1953). Lớp nấm bất toàn được chia thành 3 nhóm:

       - Nhóm Hyphomycetes: Gồm các nấm bất toàn không có túi giá và đĩa giá (giá sinh bào tử trần ở trên các sợi nấm hoặc các sợi nấm kết lại thành bó sợi, bó giá).

       - Nhóm Coelomycetes: Gồm các nấm bất toàn có túi giá hoặc đĩa giá, giá bào tử trần ở trong các thể quả (Fruit - body) gọi là các conidiomata.

       - Nhóm Agonomycetes: Gồm các nấm bất toàn không có bào tử trần.

Ở đây chúng tôi giới thiệu 2 khoá phân loại đến chi của lớp nấm bất toàn.

 

2. Phân lớp của nấm bất toàn:

2.1. Hyphomycetes (1700 chi, 11000 loài)


       - Các dạng hệ sợi nấm mang các bào tử trên sợi riêng rẽ hoặc trên cụm sợi nấm (như các đệm nấm, các bó giá), nhưng không ở trong các conidiomata (fruit body) riêng biệt.

 

2.2. Coelomycetes (700 chi, 9000 spp) riêng rẽ


        - Bào tử trần sinh ra trong các túi giá, đĩa giá, túi giá dạng cốc hoặc đệm giá.

 

 



 

1. Bào tử trần, 2. Tế bào sinh bào tử trần,

3. Cuống sinh bào tử trần, 4. Sợi nấm

Cơ quan sinh sản vô tính của chi Penicillium

 

3. Những bộ phận sinh sản vô tính.

3.1. Hypha (sợi nấm) số nhiều của Hyphae.


       - Một trong các sợi trong hệ nấm là các tản của một sợi nấm. Các tản khác biệt với các phần sợi sinh dưỡng hấp phụ chất dinh dưỡng.

3.2. Bào tử trần:


       - Một loại bào tử vô tính, không chuyển động (Zoospose) đặc biệt. Một loại phát tán.

3.3. Tế bào sinh bào tử trần:


       - Một tế bào bất kỳ mà từ đó một bào tử được sinh ra trực tiếp.

3.3.1. Các kiểu phát sinh bào tử trần.


a. Tản: - Tản toàn bộ

         - Tản bên trong

b. Nảy mầm: - Nảy mầm toàn thể

               - Nảy mầm từ trong

 

 

a-b. Dạng tản. a- Tạo chuỗi. b- Đơn độc



 

 

 



 

 

 

a-f. Dạng phát sinh kiểu nảy chồi (blastic) a. Nảy chồi đơn độc, b. Tạo thành chuỗi, c. Các Bào tử được tạo thành cùng một lúc, d. Các bào tử có đáy hẹp,

e. Đáy bằng, f. Các bào tử chui qua lỗ

 


tải về 331.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương