BÀI 7 MẠt na thức khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời. Quan niệm tự ngã



tải về 255.76 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích255.76 Kb.
#25968
1   2   3   4

c. Định trung độc đầu ý thức (定中): loại này trong thiền định, duyên cảnh giới trong định được ý thức sinh ra.

d. Cuồng loạn độc đầu ý thức (狂亂獨頭): là điên cuồng, bịnh hoạn. Nói một mình, hành động khiến người khác không hiểu vì lý do gì.

V. TÁNH TƯỚNG: 了境為性相

Sáu thức đều lấy phân biệt cảnh giới làm tánh tướng, cũng là hành tướng của nó. Hoạt động của nó là nhận biết các đối tượng riêng biệt, nên tụng văn nói “liễu cảnh làm tánh tướng”. Đây là nêu rõ cả hai, tự tính và hành tướng của sáu thức. Thức có tự tính là nhận biết đối tượng (了境 ).

Vậy thức con mắt là gì? Y nơi căn con mắt mà liễu biệt các sắc… Ý thức là gì? Y nơi ý căn mà liễu biệt các pháp. (Phẩm loại túc luận 1: 眼識云何謂依眼根各了別色); và chính hoạt dụng đó là hành tướng của nó. Vì cái nhận biết đối tượng, cái đó gọi là thức.

“Liễu cảnh vi tánh tướng” tức liễu cảnh là tánh; liễu cảnh là tướng. Tánh là chỉ cho tự chứng phần của thức thể. Tướng là hành tướng, là tác dụng, chỉ kiến phần của năng duyên.

VI. PHÂN BIỆT BA TÍNH: (善不善俱非)

- Sáu thức thông cả ba tánh (thiện, ác, vô ký), ba lượng (hiện tượng, tỷ lượng, phi lượng), tiếp xúc cả ba cảnh (tánh cảnh, độc ảnh cảnh, đới chất cảnh).

BA TÁNH:


- Thức thứ sáu có thể là thiện khi chúng ta tu tập. Nó có thể là ác, nếu chúng ta thất niệm. Và nó có thể là vô ký, trung tánh.

- Những gì đưa đến thuận ích cho đời này và đời sau được gọi là thiện. Quả an lạc của trời tuy cũng đưa đến thuận ích cho đời này, nhưng không cho đời sau, nên không gọi là thiện.

- Những gì gây tổn hại cho đời này và đời sau thì gọi là bất thiện. Quả khổ trong các đường dữ tuy gây tổn hại cho đời này nhưng không cho đời khác nên không được gọi là bất thiện.

- Những gì không thể khẳng định là thiện hay bất thiện, thuận ích hay tổn hại, cái đó được gọi là vô ký.

- Sáu thức này khởi lên tương ưng với 11 thiện tâm sở, thì gọi là thiện; cùng tương ưng với 16 phiền não tâm sở, thì gọi là ác; cùng không tương ưng với cả thiện tâm sở hoặc phiền não tâm sở, thì gọi là vô ký.

- Năm thức đầu chỉ là cơ quan cảm giác, không phân biệt thiện ác. Chỉ ngũ câu ý thức (của thức thứ sáu) cùng khởi lên, thì ngũ câu ý thức tuỳ theo năm thức trước duyên cảnh mới phân biệt và hiểu rõ. Khi ấy, năm thức trước tuỳ theo sự hướng dẫn của thức thứ sáu, cũng thông cả ba tánh.

- Khi sáu thức cùng khởi, cùng lúc không thể có ba tính, vì ba tính này tương phản nhau. Hoặc sáu thức thuần thiện hoặc thuần bất thiện. Ba tính không cùng lúc hiện hành. Vì khi năm thức phát sinh, tất do ý thức dẫn đạo mà cùng lúc phát sinh, và cùng đối tượng (với ý thức) nên chúng trở thành nhiễm hay tịnh. Nói cách khác, năm thức trở thành thiện hay nhiễm ô do ý thức dẫn đạo. Do một ý thức thì không thể vừa thiện vừa bất thiện.

- Khi gặp âm thanh mà xuất định, khi ấy nhĩ thức phát sinh cùng hoạt động với ý thức tương ưng định. Chứ không phải chỉ ý thức tương ưng định này thu nhận âm thanh ấy. Nếu không như vậy, âm thanh này không được tiếp nhận, vậy không hẳn phải xuất định.

- Du già 1 (tr. 280a22): Nhãn thức phát sinh do ba tâm, lần lượt: suất nhĩ tâm (率爾心)nhĩ tâm khởi lên tại nhãn thức, tầm cầu tâm khởi lên trong ý thức, và quyết định tâm để thành nhiễm hay tịnh. Tiếp theo đó là đẳng lưu của nhãn thức. Đẳng lưu, hiểu là bình đẳng lưu loại, trước sau giống nhau, cùng một loại.

- Nếu ba tính cùng hoạt động trong năm thức, ý thức tuỳ theo sự nghiêng chú về cái nào mà đồng tính với cái đó. Khi nó không nghiêng chú, nó là vô ký. Vì vậy, cả ba tính cùng lúc có trong sáu chuyển thức. Khi đạt đến địa vị tự tại, nó duy chỉ có tính thiện.

VII. HÌNH THÁI NHẬN THỨC (Valuable source of knowledge):

BA LƯỢNG:

*- Hiện lượng là nhận thức trực tiếp không cần qua trung gian của sự suy luận (direct perception). Như thấy cái nhà, liền biết là cái nhà; thấy chiếc xe, liền biết là chiếc xe, không cần suy nghĩ hay suy luận mà liền biết đó là nhà, là xe.

Ví dụ, mình trực tiếp thấy sợi dây (hiện lượng/direct perception) trong đêm tối, mà tưởng là con rắn. Do vậy, những điều chính mắt mình thấy, không qua suy luận, nhưng vẫn sai.

- Tỷ lượng là nhận thức cần phải qua trung gian suy luận (inference). Căn cứ trên một số dữ kiện để đi đến một sự đoán định, một kết luận. Kết luận đó đúng là chân tỷ lượng, còn sai là tợ tỷ lượng.

- Nhận thức qua suy luận, suy nghĩ (tỷ lượng) cũng chưa đáng tin cậy. Ví như nhìn thấy khói ở xa, suy là có lửa.

- Vì nhận thức thường kèm theo những định kiến, thiên vị, nghi vấn, so sánh, cảm xúc,.. đưa đến nhận thức sai lầm. Do vậy, không đạt đến bản chất của đối tượng nhận thức.

- Những nhận thức có suy tính thường rớt vào tợ tỷ lượng. Như mất xe, rồi suy ra người này hay người kia, trường hợp tình ngay lý gian cũng dễ rớt vào tợ tỷ lượng. Trường hợp tình nghi giết người, dẫn đến oan, tù oan (vụ tù oan 10 năm của Nguyễn Thanh Chấn).

- Định kiến về người mỗi miền Bắc, Trung, Nam; về các tôn giáo khác. Chúng trở ngại, ngăn chặn sự nhận thức đúng về đối tượng, và không bao giờ đạt đến thực tại; chúng ta chỉ nhận thức bằng những chủng tử sẵn có bên trong.

*- Phi lượng là trường hợp hiện lượng hoặc tỷ lượng sai, không chính xác (wrong perception).

- Thức thứ bảy là phi lượng (tuỳ duyên chấp ngã lượng vi phi).

BA CẢNH:


- Thức thứ sáu thông cả ba cảnh (tánh cảnh, đới chất và độc ảnh cảnh). Thức thứ sáu có thể đạt đến tánh cảnh, nhưng thường đạt tới đới chất và độc ảnh cảnh.

- Thức thứ bảy đạt tới đới chất cảnh.

- “Đới chất thông tình, bản”, tình là thức thứ bảy, là người tình, ôm lấy thức thứ tám làm ngã. Đới chất là một sự sáng tạo phẩm của thức thứ bảy khi tiếp xúc với thức thứ tám, đối tượng đó không phải là tánh cảnh, mà chính là đới chất.

- Thức thứ tám là tánh cảnh.

- Năm thức giác quan, khi hoạt động độc lập, không cùng với ý thức, có thể đạt đến tánh cảnh. Những cái thấy, nghe, nếm, ngửi.. không có ý thức xen vào có thể đạt đến tánh cảnh. Vậy có ý thức xen vào thì từ tánh cảnh chuyển sang đới chất.

- Những cảnh tượng trong mơ là độc ảnh cảnh; khi ngồi thiền, quán tưởng cảnh vật núi non là độc ảnh cảnh. Nhìn độc ảnh cảnh với con mắt thiền quán, chánh niệm, sẽ thấy rõ ràng hơn.

- Tánh cảnh là thực tại không bị méo mó bởi nhận thức của con người. Cảnh không đẹp hay xấu vì nhận thức của con người (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ; ánh trăng cũng không buồn hay vui, nhưng với những đứa trẻ và người phụ nữ trông chồng thì có khác.).

- “Độc ảnh duy tuỳ kiến”. Độc ảnh cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào kiến phần của thức, lệ thuộc vào chủ thể nhận thức, mà không cần bên ngoài. Như những hình ảnh trong mộng (độc ảnh).

VIII. NGHIỆP DỤNG CỦA Ý THỨC

- Ý thức là gốc tội lỗi của thân và khẩu, tạo nghiệp dẫn, có thẩm mà không hằng, đóng vai trò “công vi thủ, tội vi khôi 功為首罪為魁”.

- Tất cả những hoạt động của thân khẩu có gốc rễ từ ý thức. Nói cách khác, ý thức sai sử thân, khẩu hoạt động.

- “Có thẩm mà không hằng” thẩm là suy tính, đo lường, nhận thức. Không hằng tức là không hoạt động liên tục.

- Thức thứ sáu công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu. Chính nó giúp chúng ta trong việc tu hành, chuyển hoá những chủng tử bất thiện và nuôi dưỡng những chủng tử thiện. Cho nên, thức thứ sáu quyết định giải thoát hay sanh tử cho chúng ta. Nó đóng vai trò chủ chốt trong việc tu tập.

IX. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA THỨC SÁU THỨC TRƯỚC

意識常現起

除生無想天


及無心二定

睡眠與悶絕 (16)

Thức thứ sáu không hoạt động trong các trường hợp sau:

- Khi sanh vào cõi trời vô tưởng, nơi không có tri giác, không có tưởng (perception).

- Hai trạng thái thiền định, ý không có mặt: vô tưởng định và diệt thọ tưởng định.

- Trong trạng thái ngủ say mà không mộng. Bất tỉnh.

Do vậy, thức thứ sáu có thẩm mà không hằng.

1. Mối liên hệ giữa sáu thức trước:

- Năm thức cảm giác sinh, dựa trên dòng ý thức

- Tiền ngũ thức là năm thức đầu hay năm thức giác quan, năm thức cảm giác. Năm thức này phát sinh trên ý thức. Thức thứ sáu như là nước, còn năm thức kia như là sóng.

- Năng lượng của ý thức cũng có giới hạn. Nếu nó bị chi phối và cùng hoạt động cùng lúc với năm thức trước, thì nó trở nên yếu đi. Giống như bình điện mà gắn một lúc năm cái bóng đèn, bình sẽ yếu và mau hết điện. Do đó, khi ngồi thiền, chúng ta cần phải đóng tất cả các giác quan, để tập trung tất cả trên ý thức, thì ý thức trong định rất vững vàng.

2. Phạm vi nhận thức của sáu thức thức:

- Năm căn phải dựa vào năm tịnh sắc căn

- Tịnh sắc căn, tuy là vật chất, nhưng rất vi tế, nên gọi là tịnh. Tịnh sắc căn là thần kinh thị giác.

- Trung khu cảm giác là nơi tiếp nhận những thông tin, hình ảnh từ các căn đưa vào.

- Phạm vị: Hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng. Tánh cảnh, độc ảnh cảnh và đới chất cảnh.

- Nếu năm thức hoạt động độc lập thì có thể đạt tới tánh cảnh. Trong trường hợp chúng cùng với thức thứ sáu hoạt động trực tiếp cũng có thể đạt đến tánh cảnh.

- Năm thức có thể nhận thức trực tiếp không qua trung gian suy luận, có thể đạt đến tánh cảnh. Nhưng khi chúng hợp tác với thức thứ sáu, đem lại sự phân biệt, ý niệm, so đo, v.v. thì không còn là tánh cảnh, và thành đới chất cảnh.

- Hình thái nhận thức của năm thức là hiện lượng.

- Khi một người nhìn cái hoa một cách vô tâm, cái nhìn HIỆN LƯỢNG, thì tánh cảnh có thể đạt đến.

- Trong cái nhìn đầu tiên chưa có so sánh, danh ngôn, kỷ niệm, và phối hợp của chủng tử thì lúc đó năm thức có thể đạt tới hiện lượng.

- Thức thứ 8 cũng đạt đến hiện lượng và tánh cảnh.

- Thức thứ 7 thì không, vì nó bị ngăn che, nên nó không đạt đến chân hiện lượng, mà chỉ là tợ hiện lượng.

- Thức thứ sáu thì có ba lượng.

- Thức thứ sáu khi sử dụng trực giác, mà không có kinh nghiệm… tô lên hình ảnh của thực tại thì nó đạt được tánh cảnh. Nếu dùng kinh nghiệm thì chỉ đạt tới đới chất cảnh.

X. CÁC TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG VỚI SÁU THỨC TRƯỚC:

Năm tâm sở biến hành, năm tâm sở biệt cảnh, 11 tâm sở thiện, đại tuỳ, trung tuỳ, hai phiền não và tham sân si.

Năm thức trước nếu kết hợp với thức thứ sáu hoạt động, thì nó cũng trôi nổi theo thức thứ sáu. Do đó, chúng cũng có những tâm sở tương ưng như thức thứ sáu.

Bài 10

CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THỨC NƠI CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HÀNH



I. Chủng tử khởi hiện hành, hiện hành huân chủng tử:

- A-tỳ-đạt-ma-tạp tập luận:

自種有故不從他

待衆緣故非自作


無作用故非共生

有功能故非無因


Tự có chủng tử, nên không theo cái khác

Đợi đủ duyên, nên không thể tự làm

Không tác dụng, nên không cộng sanh

Có công năng, nên không vô nhân.

- Nhân của các pháp là công năng, có khả năng sanh hiện hành.

- Hiện hành huân tập (tẩm ướt) thành chủng tử. Tất cả các pháp biến hiện, đều do sức của công năng (chủng tử)

- Chủng tử trong Thức A-lại-da sanh ra công năng của tất cả pháp hữu vi, vô vi; hữu lậu, vô lậu. Giống như hạt cỏ, có công năng nảy mầm thành cây cỏ con. Cái nhân của năng sanh ra này gọi là chủng tử. Từ chủng tử này sanh ra các pháp sắc, tâm. Gọi đó là hiện hành.

- Vạn pháp trong vũ trụ, từ tinh thần đến vật chất, sắc pháp và tâm pháp, đều từ chủng tử sinh ra.

- Chủng tử và các kết quả hiện hành được nó sinh ra gọi là sự quan hệ của Thể, Dụng, Nhân quả, nên không phải là một, không phải là khác.

- Bản thức là thể, chủng tử là dụng. Thể là thể, dụng là dụng, thể dụng không phải một. Nhưng thể là thể của dụng, dụng là dụng của thể; thể không lìa dụng, dụng không xa thể, nên thể và dụng không khác.

- Chủng tử là nhân, hiện hành là quả. Nhân là nhân, quả là quả, nên không phải một. Nhưng nhân là nhân của quả này, quả là quả của nhân kia, nên không khác.

- Chủng tử năng sanh là nhân. Hiện hành sở sanh là quả. Khi chủng tử sanh ra hiện hành; hiện hành có lực dụng mạnh mẽ, trong khoảng sát na huân tập khởi ra chủng tử của hiện hành. Chủng tử ấy trở thành tân chủng tử.

- Khi chủng tử khởi hiện hành: chủng tử là nhân, hiện hành là quả. Nhưng khi hiện hành huân chủng tử: hiện hành là nhân, tân chủng tử được gọi huân tập là quả. Giống như cây đuốc sinh ra ngọn lửa (chủng tử sanh hiện hành), đồng thời, ngọn lửa đốt cháy cây đuốc (hiện hành huân chủng tử).

- Luận nhiếp Đại thừa nói: “Thức A-lại-da cùng với pháp tạp nhiễm làm nhân duyên cho nhau, như tim đèn và ngọn lửa triển chuyển phát cháy…”

II. Hoạt động của các thức nơi chủng tử và hiện hành

1. Chủng Tử Sinh Hiện Hành:

- Trong bản thức, các chủng tử có thể tạo thành ba duyên, trừ đẳng vô gián, làm phát sinh phân biệt.

(a) Mỗi thức đều có chủng tử trực tiếp của nó, đó là nhân duyên.

(b) Làm sở duyên duyên cho các năng duyên (các tâm sở hiện hành).

(c) Nếu đối với các hiện hành mà chủng tử có sự trợ lực hoặc không chướng ngại, đó là tăng thượng duyên.

Thuật ký: Năng duyên, chỉ kiến phần của các thức. Trừ năm thức đầu và thức thứ bảy, chúng không bao giờ duyên đến chủng tử. Thức thứ sáu, không thường xuyên. Thức thứ tám, thường trực duyên chủng tử.

2. Hiện Hành Sinh Hiện Hành:

- Các pháp hiện hành phân biệt trong quan hệ với nhau (các điều kiện để hiện hành sinh

hiện hành) có thể làm ba duyên (sở duyên, tăng thượng, đẳng vô gián), không kể nhân duyên.

a. Trong các loại hữu tình, quan hệ tự thân và tha thân có thể có hai duyên (sở duyên, tăng thượng), trừ đẳng vô gián.

b. Tự nội bộ của tám tụ thức, mối quan hệ giữa tụ này với tụ kia tất nhiên có tăng thượng duyên; sở duyên duyên, hoặc có hoặc không.

- Thức thứ tám đối với bảy thức kia thì có sở duyên duyên; nhưng bảy thức đối với thức thứ tám thì không. Vì bảy thức kia không phải là chất thể để thức thứ tám dựa vào.

- Thức thứ bảy đối với sáu thức đầu, năm không, một có. Nghĩa là năm thức đầu chỉ duyên ngoại giới nên thứ bảy không làm sở duyên (năm không). Ý thức duyên đến mọi pháp, kể cả thức thứ bảy (một có).

- Thức thứ sáu không làm sở duyên duyên cho năm thức đầu; nhưng năm thức này có thể làm sở duyên duyên cho thức thứ sáu. Bởi vì năm thức chỉ gá vào tướng phần của thứ tám. Chúng lấy tướng phần thứ tám làm chất thể để duyên đến.

c. Trong nội bộ mỗi thức, hiện hành trước sau đồng loại.

d. Đồng một tụ nhưng khác thể (Tâm và các tâm sở) mà quan hệ với nhau thì chỉ có tăng thượng duyên. Vì chúng không duyên đến nhau.

- Chất thể mà các pháp tương ưng gá vào đồng nhất với nhau. Khi tâm và tâm sở đồng một tụ cùng gá vào một chất thể mà hoạt động nhận thức cùng chung một đối tượng; tâm và tâm sở đồng nhất sở duyên. Vì thế tâm và tâm sở không thể làm sở duyên cho nhau.

Mối quan hệ không có sở duyên duyên. Tâm và tâm sở cùng duyên đến một đối tượng thì không thể duyên lẫn nhau. Ví như một đám người tụ tập tại một chỗ, cùng nhìn lên trời, họ không thể nhìn thấy mặt nhau.

- Căn cứ theo kiến phần mà nói thì chúng (tâm và tâm sở) không làm sở duyên duyên cho nhau. Căn cứ theo tướng phần mà nói thì có duyên đến nhau. Kiến phần của tâm không thể là đối tượng cho kiến phần của tâm sở. Nhưng tướng phần của chúng thì có thể làm đối tượng cho nhau.

- Khi thức xúc chạm đến đối tượng, nó biết xúc (cái gì), và chỉ biết được tướng phần (tướng chung của đối tượng) của xúc. Khi thức khởi, tâm sở tương ưng của nó như xúc cũng khởi theo. Xúc khởi do bám vào cái mà thức đang thấy, tức tướng phần của thức, chứ không phải bám vào bản thân thức (kiến phần).

- Khi thức khởi, xúc biến hành cũng khởi; nó lấy tướng phần của thức thứ tám làm chất thể (bimba), bám vào đó, lấy đó làm sở duyên.

Như vậy, kiến phần của tâm và tâm sở tương ưng không làm đối tượng (sở duyên duyên) cho nhau, nhưng tướng phần của chúng thì có.

3. Hiện Hành Sinh Chủng Tử:

- Hiện hành phân biệt do duyên vào chủng tử và hiện hành mà phát sanh (tức chủng tử sinh hiện hành và hiện hành sinh hiện hành); vậy, theo lý chủng tử tất cũng duyên vào hiện hành và chủng tử được sản sinh. Hiện hành và chủng tử đối với chủng tử (tức hiện hành sinh chủng tử, và chủng tử sinh chủng tử) có thể làm bao nhiêu duyên?

- Chủng tử được sản sinh không do đẳng vô

gián duyên và sở duyên duyên, vì hai duyên này chỉ có ý nghĩa đối với tâm, tâm sở đang hoạt động.

- Hiện hành làm đủ cả hai duyên (nhân duyên và tăng thượng duyên) đối với chủng tử trực tiếp của nó; nếu không phải là chủng tử trực tiếp của nó thì chỉ có tăng thượng duyên.

- Chủng tử đối với chủng tử trực tiếp của nó cũng có đủ hai duyên (nhân duyên và tăng thượng duyên); nếu không phải là chủng tử trực tiếp (tức chủng tử khác tính chất) thì chỉ có tăng thượng duyên.

BÀI 11


TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG

此心所遍行


別境善煩惱

隨煩惱不定


皆三受相應 (9)

Chúng thảy tương ưng với

các tâm sở biến hành,

biệt cảnh, thiện, phiền não,

tuỳ phiền não, bất định.

Và với cả ba thọ.

GIỚI THIỆU VỀ TÂM SỞ:

- Tâm sở là chức năng tâm lý, khi hoạt động mang hành vi thiện, ác, vô ký.

- Không có hành vi nào mà tâm sở không xuất hiện. Nó có mặt trong tất cả hành vi chúng ta.

- Tâm sở tương ưng là tất cả những chức năng tâm lý, khi hoạt động nó mang tính cách thiện, ác hay vô ký. Tức khi tâm khởi cùng tâm sở thiện, thì nó thiện…

- Tâm vô ký thì như tờ giấy trắng. Vẽ thiện thì nó thiện. Vẽ ác thì nó thành ác.

- Khi thấy sắc, tâm và tâm sở liền khởi lên, độ mạnh yếu tuỳ theo tầng số sóng của nó. Sóng khởi lên mạnh hay cao là do tác động của sắc. Cũng như sóng biển mạnh hay yếu là do gió.

I. ĐỊNH NGHĨA TÂM SỞ

- Sáu chuyển thức này, tổng thể, tương ưng với sáu vị tâm sở, biến hành, v.v…

- Nó hằng y trên tâm mà khởi, cùng tương ưng với tâm, hệ thuộc tâm, do đó được gọi là tâm sở. (恒依心起,與心相應,繫屬於心,故名心所)

- Khi tâm khởi thì các tâm sở cùng khởi; cũng vậy, các tâm sở khởi thì không thể không có tâm. Nhưng không phải tất cả tâm quyết định cùng khởi với tất cả các tâm sở; và cũng không phải tất cả các tâm sở quyết định cùng khởi với tất cả tâm.

- Tâm chỉ thu nhận tổng tướng của đối tượng (sở duyên). Tâm sở thu nhận các biệt tướng của đối tượng. (心於所緣,唯取總相,心所於彼,亦取別相)

- Nó hỗ trợ để hoàn thành sự nghiệp của tâm nên gọi nó là tâm sở. Như hoạ sư, vẽ mô dạng sau đó tô màu.

- Như Du già nói: “Thức nhận biết tổng tướng của sự vật. Tác ý nhận biết các tướng chưa được nhận biết của sự thể ấy; tức các tướng được thu nhận bởi tâm sở. Xúc nhận rõ các tướng khả ý hay không khả ý của nó. Thọ nhận rõ các tướng tăng ích hay tổn hại của nó. Tưởng nhận rõ các tướng làm nhân cho ngôn thuyết của nó. Tư nhận rõ các tướng làm chính nhân cho tà nhân của nó. Cho nên, tác ý, v.v., được gọi là tâm sở.”

- Du già cũng cho biết thêm rằng: “Thức liễu biệt tổng tướng của sự. Các tướng của cảnh được nhận biết mà chưa được nhận biết của chính sự đó, cái nhận biết này là tác ý.”

- Dục cũng nhận biết tướng của sự thể khả lạc; thắng giải cũng nhận biết tướng của sự thể đã được quyết định; niệm cũng nhận biết tướng của sự thể đã thành tập quán; định và tuệ cũng nhận biết tướng của sự được hay mất. Do đây mà sinh khởi thiện hay nhiễm nơi các đối tượng.

- Tâm sở là gọi tắt của tâm sở hữu pháp. Thành Duy Thức Luận nói: Hằng y tâm khởi (恒依心起: luôn luôn dựa nơi tâm mà khởi lên); Dữ tâm tương ưng (與心相應: lệ thuộc vào tâm, nên gọi là tâm sở); Hệ thuộc ư tâm ( 繫屬於心: lệ thuộc vào tâm), nên gọi là tâm sở. Phân tích ba nghĩa ấy như sau:

1. Hằng y tâm khởi (恒依心起 ): Khi tâm vương sinh khởi, tâm sở cùng lúc khởi theo. Tâm sở phải dựa vào thế lực của tâm vương mới có thể sinh khởi.

2. Dữ tâm tương ưng (與心相應): Tâm sở không những dựa vào tâm vương để sinh khởi, mà còn hợp sức thành một, nên mới gọi là tương ưng, có 5 nghĩa:

a. Sở y đồng (所依同: chỗ dựa giống nhau): Tâm vương và tâm sở cùng dựa một căn, mới tương ưng được. Như tâm sở của nhãn thức cùng tâm vương của nhãn thức cùng dựa vào nhãn căn. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng đều như vậy.

b. Sở duyên đồng (所緣同: cùng sở duyên): tâm sở và tâm vương cùng duyên một cảnh.

c. Hành tướng tương tợ (行相相似): Tâm vương, tâm sở có tính năng riêng, chỉ có tương tợ thôi. Như tâm vương, tâm sở của nhãn thức, khi, cùng duyên màu xanh; thì tướng phần của tâm vương, tâm sở, mỗi tâm phải biến ra tướng phần màu xanh.

d. Thời đồng (時同: cùng một lúc): Tâm vương, tâm sở cùng lúc sinh ra, không phải trước, sau.

e. Sự đồng (事同: Sự ở đây có nghĩa là thể): Tâm vương, tâm sở tập trung ở một chỗ. Nếu tự thể của tâm vương là một, thì mỗi tâm sở cũng là một. Như nhãn thức, tâm vương, tâm sở đã tương ưng tập trung một chỗ. Tâm vương của nhãn thức là một, thì thể của các tâm sở: xúc, tác ý, v.v… mỗi thứ cũng là một, giống nhau tâm vương. Thật sự, hoàn toàn không có một pháp nào mà trong cùng một thời gian có hai thể song hành chuyển biến.

3. Hệ thuộc ư tâm (繫屬於心: dính chặt vào tâm): Vì tâm vương là chủ, tâm sở lệ thuộc vào đó. Tâm vương là chỗ nương tựa của tâm sở.

II. CÁC NHÓM TÂM SỞ.

- “Thông ba tánh, ba lượng, tiếp xúc cả ba cảnh” đây là một phạm vi nhận thức rộng đủ “thiện, ác, bất định, biệt cảnh và biến hành”

- Các tâm sở gồm có sáu nhóm: Biến hành có 5, biệt cảnh có 5, thiện 11, phiền não 6, tuỳ phiền não 20, bất định 4. Như vậy, sáu nhóm tổng cộng có 51 tâm sở.

- Biến hành (đi khắp nơi), vì chúng nhất định có mặt trong tất cả tâm.

- Biệt cảnh (được ước thúc, hạn chế), vì duyên các vào các đối tượng riêng biệt mà sinh khởi.

- Thiện, vì chúng chỉ có mặt trong tâm thiện.

- Phiền não, vì tính chất của chúng là các phiền não căn bản.

- Tuỳ phiền não, vì chúng chỉ là những phiền não phái sinh (đẳng lưu).

- Bất định, vì chúng không được xác định là thiện hay nhiễm.

BÀI 12


TÂM SỞ BIẾN HÀNH VÀ BIỆT CẢNH

A. TÂM SỞ BIẾN HÀNH

初遍行觸等

次別境謂欲


勝解念定慧

所緣事不同 (10)

Thứ nhất, biến hành gồm xúc, v.v…

Thứ đến, biệt cảnh gồm dục,

thắng giải, niệm, định, tuệ.

Sự sở duyên không đồng.

- Thứ nhất là năm biến hành. Hành tướng của biến hành do lấy giáo chứng và lý chứng làm định lượng.

- Tâm sở biến hành là năm hiện tượng tâm lý xuất hiện trong cả tám thức tâm vương, gồm: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.

I. ĐỊNH NGHĨA:

Tâm sở biến hành: (Mental Factors).

Tại sao gọi là biến hành tâm sở?

BIẾN: nghĩa là cùng khắp. HÀNH: nghĩa là đi, là di chuyển, là có mặt.

BIẾN HÀNH TÂM SỞ: nghĩa là năm tâm lý này đều có mặt khắp bốn vị trí như sau:

- Khắp tất cả thời gian: Thời gian là quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúnng có mặt cùng khắp tất cả thời gian từ vô thỉ và vô chung.

- Khắp tất không gian: cho ba cõi (1) và chín địa (2). Năm Tâm Sở này đều có mặt cùng khắp tất cả mọi nơi và khắp tất cả ba cõi (Tam giới).

- Khắp tất cả thức: Chúng hỗ trợ trực tiếp cho cả tám Thức Tâm Vương trong tất cả sinh hoạt để hiểu biết vạn pháp và để tạo lấy nghiệp báo.

- Khắp tất cả địa vị: có mặt cùng khắp mọi loài, từ phàm phu đến các bậc Thánh, các bậc Thánh cũng cần đến năm Tâm Sở này yểm trợ để có hiểu biết.

a. Về giáo chứng: Mắt và sắc làm duyên, nhãn thức phát sinh. Cùng phát sinh với xúc có thọ, tưởng tư... Do vậy, bốn thứ đó là biến hành.

Nếu căn (nội xứ mắt) không bị hư hoại, đối tượng (ngoại xứ) là sắc rọi lên đây, và trên đó có sự chú ý (tác ý), khi ấy thức mới có thể phát sinh. Nơi nào nếu có tác ý, nơi đó có liễu biệt. Nơi nào có liễu biệt, nơi đó có tác ý. Cho nên hai thứ này luôn luôn cùng hoà hiệp.

b. Về chứng lý: Thức khởi tất có ba hoà hiệp (căn, cảnh, thức)

1. XÚC (mental contact) hiện hữu, tâm và tâm sở pháp hoà hiệp cùng xúc trên một đối tượng (the object/cảnh).

- Xúc là sự kết hợp của ba yếu tố: căn (the physical sens-organ), cảnh (the object), và thức (the consciousness). Ba yếu tố này kết hợp sinh ra những tâm lý của con người. Ba yếu tố này tạo ra sự biến đổi (transformation 變異). Sự biến đổi này được gọi là xúc. Nói cách khác, xúc là ‘sự biến đổi giác quan’ (the transformation of sense-organ). Sự kết hợp của tâm và tâm sở tương ưng, đồng nhất và không phân tán ‘chạm’ hay ‘tiếp xúc’ với đối tượng. (Xúc là quá trình tâm lý (thức) phản ánh sự vật, hiện tượng (cảnh/trần) đang trực tiếp tác động vào giác quan (căn).



tải về 255.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương