SỞ biến của thức I. Chánh văN



tải về 118.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích118.62 Kb.
#34057
BÀI 20

SỞ BIẾN CỦA THỨC

I. CHÁNH VĂN:

是諸識轉變 (Sở biến của thức)

分別所分別

由此彼皆無


故一切唯識 (17)

Dịch nghĩa:


Sự chuyển biến của các thức,

đó là cái phân biệt, cái được phân biệt.

Do ý nghĩa này, cái đó không tồn tại,

Vì vậy nói tất cả duy chỉ là thức.

II. THUYẾT HÌNH THÀNH CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI

- Cho đến nay, con người vẫn chưa thể giải đáp hai câu hỏi lớn: Vũ trụ là gì? Và con người từ đâu mà có?

- Vấn đề nhân sinh và vũ trụ đã được khảo sát từ buổi bình minh của tư tưởng Hy Lạp, Ấn Ðộ và Trung Hoa. Ðây là sự tìm hiểu bản chất của vạn hữu liên quan đến vấn đề “thường” và “đoạn”, “ngã” và “vô ngã”, “thực tại” và “hư vô”, “sáng tạo chủ” và “sáng tạo vật”, v.v...

- Các tôn giáo đa hay nhất thần đều có thuyết sáng tạo thế giới.

-Phật không trả lời các câu hỏi trên, vì chúng không liên hệ đến cái khổ hiện tại.

- Tiểu thừa và Đại thừa có các giải thích về nhân sinh quan và vũ trụ quan.



1. Ấn độ giáo.

- Thượng đế sáng tạo ra con người (đồng tính), chứ không thể đồng vị. Con người không thể trở thành thượng đế.

- Khi giải thoát hòa đồng vào đại ngã (đồng tính), nhưng không bao giờ được làm Phạm thiên.

2. Hy lạp:

- Với Chaos, một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra Gaia (Trái Đất) và vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: Eros (Tình Yêu), Abyss (tức Tartarus), và Erebus. Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời Uranus (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà. Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các Titan - 6 nam: Coeus, Crius, Cronus, Hyperion, Iapetus, và Oceanus; và 6 nữ: Mnemosyne, Phoebe, Rhea, Theia, Themis, và Tethys.



2. Thiên chúa giáo:

- Thánh Kinh dạy rằng thế giới và sự sống trong đó, loài vật cũng như con người được Thượng Đế tạo ra trong 6 ngày, ngày thứ 7 Người nghỉ ngơi. Nên công việc của con người trong một tuần lễ: làm việc 6 ngày và nghỉ 1 ngày.

- Ngày 1: tạo Sáng-tối. 2: nước phía trên – nước phía dưới. 3. Đất (và thảo mộc) – nước. 4. Mặt trời Mặt trăng tinh tú. 5. Chim trên trời – cá dưới nước. 6. Sinh vật – con người.

Về Thiên Chúa:

- Đấng duy nhất, siêu việt, hằng hữu và tự hữu, có ngôi vị.

- Đấng quyền năng, tạo dựng mọi sự.

- Đấng khôn ngoan đã tạo dựng một trật tự tuyệt hảo.



Về vạn vật:

- Vạn vật là do Thiên Chúa tạo thành (vì thế không được tôn thờ chúng).

- Mọi sự Thiên Chúa đã tạo thành đều tốt lành ( Chúa không dựng nên sự dữ, điều xấu) .

Về con người:

- Được tạo dựng sau cùng, chóp đỉnh của công trình tạo dựng, cao trọng nhất trong mọi loài.

- Được đại diện Thiên Chúa làm chủ muôn loài.

- Nam-nữ và khả năng truyền sinh là điều tốt đẹp trong chương trình của Thiên Chúa (cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo). Vì vậy hôn nhân được Thiên Chúa chúc phúc.



PHẢN BIỆN:

- Thế giới này và tất cả sự sống được Thượng Đế đại từ, đại lực tạo ra. Nhưng mọi loài đều phải chịu đau khổ. Kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, giết hại lẫn nhau. Nhiều động vật thời cổ bị tiệt chủng. Các loài động vật vẫn tiếp tục sinh sản mà không nhờ chúa.

- Không thể chấp nhận rằng Thượng Đế đã vạch ra một kế hoạch sát hại đẫm máu như vậy lại là một đấng từ ái. Những thuộc tính nhân ái của Thượng Đế đã bị sụp đổ.

- Quan điểm Thượng Đế toàn năng và nhân từ không còn đứng vững nữa.

- Con người không phải là một sinh vật đặc biệt, không thể tách biệt khỏi thế giới động vật.

- Galileo Galilei (1564-1642) trình bày thuyết “nhật tâm” gây ra sự tranh cãi và chống đối quyết liệt thuyết “địa tâm” thống trị từ thời Aristotle, và khiến giáo hội Thiên chúa Roma cấm tuyên truyền nó vì trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh.

- Vào thế kỷ 17, khoa học gia Giordano Bruno cho rằng ngoài thế giới này còn có nhiều thế giới khác.  Ông bị giam 6 năm tù rồi đưa ra tòa án xử dị giáo. Tội của ông?  Nhận định của ông trái với những lời "mặc khải": thế giới chỉ có trái đất, mặt trời, mặt trăng và các vị sao và trái đất là trung tâm của thế giới này. 

3. Trung hoa

- Không có ‘thuyết sáng thế’; không cho rằng thượng đế tạo thế giới, mặc dù có Thượng đế.

- Thượng đế do con người chọn lựa để cai quản con người và thế giới.

- Ban đầu chỉ là thái cực (thế giới hỗn độn) sanh lưỡng nghi (tách ra thành âm dương)…



4. Khoa học:

a. Thuyết Big Bang

- Vũ trụ đã sinh ra từ một Big Bang.

- Vũ trụ bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.

- Tuổi của Vũ trụ là 13,798 ± 0,037 tỷ năm. Dao động từ 10 đến 15 tỷ năm.

b. Thuyết tiến hoá:

- Darwin công bố học thuyết “Sinh vật tiến hóa”.

- Darwin đã chỉ ra đời sống bắt đầu với một cơ thể đơn bào trong đại dương và phát triển qua nhiều giai đoạn tiệm tiến như thế nào.

- Con người là một sinh vật có liên quan với những động vật linh trưởng và không phải là một sinh vật đặc biệt có linh hồn bất tử gì cả.

- Nhiều ngành khoa học khác nhau như Địa chất học, Cổ sinh vật học, Nhân loại học, Động vật học, Phôi học, Sinh vật học,… chứng xác minh và củng cố học thuyết của Darwin.

- Họ (thiên chúa) nói “Dù cho chấp nhận thuyết Tiến Hoá”, thì “cũng có một năng lực nào đó vận động các năng lực này.” “Một năng lực nào đó” phải được xem là Thượng Đế.

- Thuyết Tiến Hóa đối lập với giáo điều của Thánh kinh về bốn điểm: (1) Tuổi của trái đất. Ky-tô-giáo đã ước tính tuổi của trái đất là 6000 năm bằng cách tính các thế hệ từ thời ông Adam đến Chúa Jesus như được trình bày trong Phúc Âm. (2) con người tiến hóa từ động vật chứ không phải là từ hạt bụi do Thượng Đế thổi ra. (3) loại bỏ quan niệm phụ nữ được hình thành từ một cái xương sườn của người nam. (4) cây cỏ, động vật phát triển cùng một lúc bắt đầu vào sau khi hệ mặt trời hình thành. Nhưng theo phần “Sáng Thế Ký” của Kinh Cựu Ước, Thượng Đế đã tạo ra cỏ, hạt giống, và cây trái vào ngày thứ ba; mặt trời, mặt trăng và các vì sao được tạo ra vào ngày thứ tư; những loại cá như cá voi và các sinh vật dưới nước khác cũng như các loài chim chóc được tạo vào ngày thứ năm; thú vật trên đất liền vào ngày thứ sáu.

- Cho tới đầu thập niên 1920, các nhà vũ trụ học đều cho rằng vũ trụ chỉ là giải Ngân Hà mà Thái Dương Hệ và các hành tinh trong đó có trái đất.

4. Phật giáo.

- Đức Phật đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, vũ trụ và sự vật, thay đổi từng sát na, không có gì thường hằng bất biến.  Mọi sự vật do duyên sinh, nên cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. 

- Từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi là đúng. 

- Kinh Hoa Nghiêm cũng nói rõ: “Ngoài thế giới này còn có hằng hà sa số thế giới khác.”

- Đức Phật dạy thế giới và chúng sinh không do một đấng Thượng Đế tạo dựng hay sáng tạo. Vì vậy, đạo Phật không phân biệt con người với động vật như Thiên Chúa giáo.

- Quá trình tiến hóa của con người và xã hội trong Kinh Khởi Thế Nhơn Bổn (27), Trường Bộ Kinh, hoàn toàn hợp với học thuyết Darwin. Điểm tương đồng nổi bật trong kinh nêu là những dạng thức của sự sống đầu tiên được trình bày là vô tính.



a. Phật giáo nguyên thuỷ:

- Thượng đế là những đế thiên đế thích.

- Trong kinh điển Phật giáo có đề cập đến Thượng đế (brahman: phạm thiên).

- Braham: được Phật giáo dùng để mô tả Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Tu tập bốn vô lượng tâm (brahma) chỉ chứng được sơ thiền.

- Thế giới của Phạm thiên chỉ ở sơ thiền, tức là Sắc giới.

- Thức chưa diệt trừ được thì vẫn còn ở sắc giới. Còn tưởng thì các tâm sở vẫn còn.

- Không có ‘biên tế tối sơ’ của thế giới, vũ trụ; không có thời điểm/gian đầu tiên hình thành thế giới; nên không thể có cái gì gọi là ‘vô cực’, không có thuyết sáng thế và khởi nguyên của thế giới.

- Vũ trụ là gì? vô biên hay hữu biên? Con người từ đâu mà có? đức Thế Tôn không bao giờ trực tiếp đề cập đến.

- Nếu thừa nhận hay phủ nhận có thượng đế và thuyết sáng tạo con người và thế giới, theo Phật, đây đều là nhận thức sai lầm về vấn đề có và không, thường và đoạn.

- Nguyên lý duyên khởi được thiết lập để giải thích vạn hữu, hiện tượng giới.

“Cái này có thì cái kia có

Cái này không thì cái kia không.

Cái này sanh thì cái kia sanh

Cái này diệt thì cái kia diệt.” (Mjjhimani Nikaya III, 63)

- Vạn pháp (vũ trụ và con người) đều tương quan tương duyên với nhau trong mối quan hệ bất khả phân ly, trong pháp giới trùng trùng duyên khởi, không một sự vật nào đứng riêng lẻ mà có thể tồn tại được.

- Nghiệp cảm duyên khởi: chủ trương của Nguyên thủy Phật giáo. Tư tưởng này được tìm thấy trong Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.

- Nghiệp cảm duyên khởi: bánh xe sinh hóa mà nghiệp lực là nguyên nhân chính của hiện tượng giới.

- Mọi sự vật “có” và “không” đều nằm trong quy luật tương đối, tức nó “có” và có trong sự không tồn tại vĩnh viễn, mà có để rồi biến đổi, suy hoại trở về “không” và “không” lại là một hình thái cho sự bắt đầu “có” của sự vật mới.



作有塵沙有

為空一切空


有無如水月

勿著有空空


Có thì có tự mảy may,

Không thì cả thế gian này cũng không.

Thử xem bóng nguyệt dòng sông,

Ai hay không có, có không là gì? (Phan Kế Bính dịch)



b. Phật giáo đại thừa:

- Đới vị chất: Tùy theo cấu tạo của nghiệp/tập khí/con mắt mà mỗi loài chúng sinh cái nhìn đối tượng biến đổi khác nhau, đưa đến tâm tư khác nhau. (ví như nhìn nước.)

- Chủng tử biến dạng từ dạng này sang dạng khác, tụ tán chỗ này chỗ kia. Từng hạt cát có chứa lịch sử của cả vũ trụ. Thiện tài đồng tử đi học đạo từ hạt cát. Từ sắc này, vị A-la-hán có thể nhìn thấy nhiều đời nhiều kiếp.

- Đại thừa khởi tín nói về Thủy giác và Bản giác. Bản tánh giác ngộ (Phật) có từ vô thủy. Thuyết Như lai tạng trong luận này.

- Chúng sinh có Phật tánh từ vô thủy, nhưng vì vô minh nên không thể thấy.

- Vũ trụ có thành hình và tiêu hủy theo luật ‘thành trụ hoại không’, là chu kỳ sinh diệt của thế giới.

- Ngoài thế giới này còn có thế giới khác nữa, như cõi Phật A-di-đà, thế giới của Phật Dược Sư…

i. A-lại-da Duyên khởi:

- Nếu khởi tâm tạo tác phải chịu trách nhiệm việc làm đó và phải chịu báo ứng.

- Kho tàng tích chứa các hạt giống (chủng tử) để hình thành thế giới, con người. Chủng tử và hiện hành làm nhơn duyên cho nhau tạo ra vòng sanh diệt, liên tục.

- Thức được chia thành 8 loại. Sau khi chết, thân xác này tan rã, nghiệp lực dẫn dắt đi đầu thai. Cái dẫn dắt đi đầu thai là A-lại-da thức.

- Giải thích căn nguyên của nghiệp lực. Căn nguyên ấy chính là A-lại-da, công năng A-lại-da lại là nơi cất giữ và phát hiện ra hiện hành của vũ trụ vạn hữu.

ii. Chân Như duyên khởi:

- Như Lai tạng là Phật tính ẩn tàng trong bản tánh của phàm phu. Tức A-lại-da là phần nhiễm, Như Lai tạng là phần tịnh (Bạch tịnh thức).

- Chân Như hay Như Lai tạng là trạng thái chân thật của vạn hữu vũ trụ, cội nguồn của một đấng giác ngộ, căn cơ của giác ngộ.

- Chân Như tùy duyên sanh ra muôn pháp “nhất thiết duy tâm tạo”, tức vạn hữu không phải ngoài tâm mà tồn tại. Từ tịnh trở thành động là đi vào cửa sanh diệt và đó cũng là nguyên nhân sinh khởi ra vũ trụ vạn hữu.

- Chân Như lại là một nội hàm sâu kín trong A-lại-da, Chân Như hàm chứa trong tàng thức, tàng thức lại dung chứa vô minh làm cho Chân Như dao động mà phát sinh hiện hữu vũ trụ.

iii. Lục đại duyên khởi:

- Thuyết lục đại duyên khởi là chủ trương của Chân Ngôn tông, lập cứ trên bộ kinh Hán tạng tương đương “Phân biệt lục giới kinh” (Trung A Hàm 42).

- Đó là 6 công năng tạo ra vạn vật: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức.

- Tâm và sắc hòa hợp và sanh khởi ra vũ trụ vạn hữu.



iv. Pháp giới duyên khởi:

- Chủ thuyết của Hoa Nghiêm tông,

- “Một là tất cả, tất cả là một”. Pháp giới trùng trùng duyên khởi.

- Pháp giới duyên khởi không nhằm giải thích điểm khởi của vũ trụ, mà chỉ trình bày cái thực thể toàn diện sinh khởi hoạt động của vũ trụ.

- Lục đại duyên khởi và pháp giới duyên khởi: thuyết minh cái công năng tạo ra vũ trụ chứ không nhằm vào nguyên nhân như ba thuyết trên.

TẠM KẾT


- Mặc dù Phật giáo có nhiều thuyết, nhưng không trái nghịch nhau.

- Vũ trụ vạn hữu do nhân duyên cấu tạo.

- Đại thừa xuất hiện, hình thành thế giới đa chiều, đa thế giới hệ, một hệ thống xã hội khác, tinh thần nhập thế, con người làm chủ lấy mình và thế giới.

- Việc dựa vào tôn giáo để thống trị con người (Thiên chúa giáo, Trung quốc có thiên tử) dần dần được thay thế. Vì con người quỳ lụy dưới vận mệnh của thượng đế, không làm chủ được nghiệp của mình. Do đó không làm chủ được vận mệnh xã hội.

- Thế giới rộng rãi, sự phát triển thế giới khác hơn.

- Cộng nghiệp: nghèo đói, chiến tranh do yếu tố xã hội. Mức độ và quan điểm nghèo đói ở mỗi quốc gia khác nhau, châu á khác, mỹ khác, và châu phi khác.


III. BIẾN THÁI CỦA THỨC

1. Cấu tạo thế giới của thức:

是諸識轉變

分別所分別


- Hai cầu đầu của kệ tụng nói rõ rằng: “Vạn pháp duy thức”

- Tiếp đến là hai câu:

由此彼皆無

故一切唯識


(Vì đây kia đều không. Nên tất cả duy thức)

- Vậy tại sao nói ‘vạn pháp trong vũ trụ đều do thức biến hiện, mà không có sự tồn tại của thật ngã, thật pháp’?

- Ba thức năng biến và tâm sở của chúng. Cùng với năng biến là hai phần kiến và tướng đặt tên là chuyển biến.

- Kiến phần của sở biến gọi là ‘phân biệt’, vì nó có thể nhận lấy tướng trạng.

- Tướng phần của sở biến, gọi là ‘sở phân biệt’, vì hiện ra cái được nhận lấy.

- Do đó, cái thật ngã và thật pháp, nếu rời cái ‘sở biến’ của thức thì nhất định không thật có. Xa lìa ‘năng’, ‘sở’ mà nhận lấy một vật gì thì không có riêng vật ấy, nên chẳng có ‘vật thật’, vì đã xa lìa hai tướng. Cho nên, tất cả hữu vi, vô vi, hoặc thật, hoặc giả đều không lìa thức.

- Sao gọi là ‘Phân biệt cái sở phân biệt’? (是諸識轉變, 分別所分別)

- Chuyển biến là từ thể khởi dụng. Từ thức thể biến hiện ra kiến phần của năng duyên và tướng phần của sở duyên.

- Kiến phần của năng duyên là năng phân biệt. Tướng phần của sở duyên là sở phân biệt. Lấy kiến phần của năng phân biệt phân biệt tướng phần của sở phân biệt. Do vậy mà nói ‘Phân biệt cái sở phân biệt’.

- ‘Chuyển biến’ trong câu ‘thị chư thức chuyển biến’ có ba nghĩa:



a. Nghĩa biến hiện: Sự chuyển biến của các thức là nhờ vào chuyển mà có biến, nhờ biến mà có hiện. Đó cũng chính là từ thức thể biến hiện ra hai phần kiến và tướng.

- Kiến phần là năng duyên, tức là kiến, văn, giác, tri (thấy, nghe, hay, biết).

- Tướng phần là sở duyên, tức là căn thân, thế giới với vô số ngã tướng, pháp tướng.

b. Nghĩa biến dị: Biến là sanh khởi. Dị là không giống.

- Từ tự chứng phần của thức thể sanh ra hai phần kiến và tướng. Hai phần này khác với thức thể, nên nói là biến dị.

- Kiến phần là năng, tướng phần là sở. Năng, sở đều là thức thể biến ra, nhưng tác dụng mỗi phần khác nhau, nên gọi là biến dị.

c. Nghĩa cải chuyển: Từ thức thể cải chuyển (thay đổi, chuyển biến) thành hai phần kiến, tướng. Nhưng có vô số ngã tướng, pháp tướng. Nên nói ‘thị chư thức chuyển biến’.

- “由此彼皆無”:

- ‘Thử’ là chỉ kiến phần, tướng phần của năng duyên, sở duyên.

- ‘Bỉ’ chỉ căn thân, thế giới và ngã tướng, pháp tướng. Nhưng ngã, pháp này đều là sự biến hiện của tâm năng biến. Mà tâm năng biến, cũng chỉ là tác dụng của thức thể. Do vậy, nếu không có thức, thì hoàn toàn không có ngã tướng, pháp tướng của ngoại cảnh, cũng không có kiến phần, tướng phần của nội cảnh. Nên nói, sự nhận thức của chúng ta về thật ngã, thật pháp chẳng qua là giả có của nhân, duyên hòa hợp, cũng chỉ là hai phần kiến, tướng sở duyên của năng duyên. Lìa kiến và tướng thì không có sự tồn tại của ngã, pháp. Lìa thức cũng không có sự tồn tại của hai phần kiến và tướng. Do vậy mà nói:

由此彼皆無

故一切唯識


- “Các thức 諸識” chỉ cho ba thức năng biến (A-lại-da, Mạt-na, Ý thức), cùng với các tâm sở của chúng. Chúng biến tợ thành hai phần kiến và tướng, nên nói là chuyển biến.

- Sự biến tợ này, theo Biện trung biên, là: “Khi thức phát sinh, nó xuất hiện là ảnh chiếu của ngoại cảnh, sinh loại, tự ngã, và thức thông tri.”

- Còn chuyển biến là như thế nào? Theo ngài Khuy Cơ, chuyển biến có ba nghĩa:

a. Biến hiện: tức tự thể của thức biến hiện thành ảnh tợ gồm hai phần kiến và tướng.

b. Biến dị: tự thể của nó biến đổi thành cái khác.

c. Cải biến.

- Kiến phần là chủ thể phân biệt, vì nó thu nhận các yếu tính.

- Tướng phần là sở phân biệt, vì nó được tiếp nhận bởi kiến phần.

- Cái được phân biệt (nó được cấu trúc bởi thức), tức thế giới tự nhiên, tự ngã, uẩn, giới, xứ,… những cái này không tồn tại, vì vậy, sự biến thái của thức được gọi là sự phân biệt (vikalpa: sự cấu trúc của thức).

- Từ đó mà nói không có thật ngã và thật pháp nào tồn tại ngoài thức, vì ngoài cái tiếp nhận (năng thủ) và cái được tiếp nhận (sở thủ) không còn vật nào khác tồn tại ngoài hai tướng năng thủ và sở thủ.

- Vì vậy, tất cả hữu vi, vô vi, hoặc thật, hoặc giả, thảy đều không tách rời khỏi thức. Nói là “duy chỉ” là để phủ nhận thật vật ngoài thức, chứ không phải phủ nhận các pháp tâm sở vốn không tách rời thức.

- Hoặc từ “chuyển biến” chỉ cho thức nội tại chuyển thành ảnh tượng xuất hiện ngoại giới như là ngã và pháp. Chuyển biến này được gọi là “phân biệt” vì tự tánh của nó là hư vọng phân biệt. Cái được phân biệt là thật ngã và thật pháp ấy hoàn toàn không tồn tại.

→ Vì vậy, tất cả duy chỉ là thức.

2. Các minh chứng cho tất cả duy chỉ là thức:

- Các minh chứng cho rằng tất cả duy chỉ là thức gồm có các kinh luận sau:



- Kinh thập địa 5 (T10n287, tr. 555a25): 了達三界唯是心,十二有支依心有. (Họ vượt qua ba cõi vốn duy chỉ là tâm, và 12 hữu chi cũng chỉ là một tâm.)

- Thập địa luận 8 (T26n1522, tr. 169a15): 是菩薩作是念, 三界虛妄, 但是一心作.

- Hoa nghiêm 25 (T9n278, tr. 558c10): 三界虛妄, 但是心作.

- Hoa nghiêm 37 (T10n279, tr. 194a14): 三界所有, 唯是一心.

- Duy-ma-cật 1  (T14n475, tr. 541b18): 心垢故眾生垢, 心淨故眾生淨.

IV. THỂ NHẬP DUY THỨC QUA BỐN TRÍ

Bồ tát thành tựu bốn trí có thể tuỳ theo đó ngộ nhập duy thức chỉ thức, không có đối tượng.

1. Trí về thức tướng tương vi (nhận thức trái ngược nhau): Ở tại một điểm, sở kiến của quỷ, người, trời khác nhau, tuỳ theo sự sai biệt của nghiệp. Nếu có cảnh thật, làm sao giải thích được điều này?



Giải thích: Biết rõ ràng tướng ấy duy chỉ là sự biến hiện của nội tâm, hoàn toàn không tồn tại ngoại cảnh; sự nhận thức này gọi là trí. Như ngạ quỷ, cầm thú, chư thiên, loài người, cùng nhìn thấy con sông, nhưng do lực chi phối bị biến đổi bởi nghiệp của chính nó nên ngạ quỷ nhìn thấy đầy máu mủ; cá nhìn thấy là nhà, con đường đi; chư thiên thấy đẹp rực rỡ đầy các châu ngọc; người thấy nước mát mẽ; người nhập định không vô biên xứ thấy là hư không. Chỉ là nước mà có các nhận thức đa dạng trái ngược nhau, thì không phù hợp với đạo lý. Tại sao cùng một con sông mà có những biến hiện như thế? Vậy chẳng phải là thức biến?

2. Trí về thức không có sở duyên (trí nhận thức hiện thực mà không có đối tượng): Đối tượng thuộc quá khứ, vị lai, trong chiêm bao, ảnh tượng, chúng không phải là cảnh có thật, nhưng thức vẫn có thể nhận bắt được như là hiện thực. Cảnh ấy không có thật; các cảnh khác cũng vậy.



Giải thích: Đối tượng quá khứ và vị lai không thật có; cảnh mộng hoàn toàn không thật, mọi người đều công nhận. Ảnh tượng trong nước hoàn toàn không có thật (như ánh trăng, bóng người), nhưng thức vẫn phát sinh.

3. Trí về sự không điên đảo không cần dụng công: Trí của kẻ phàm ngu khi đạt được cảnh thật, trí ấy tự nhiên thành, không điên đảo, không do dụng công mà tự nhiên được giải thoát.



Giải thích: đối tượng mà kẻ phàm ngu bắt nắm được thảy đều là tồn tại chân thật, thế thì tự nhiên giải thoát mà không cần dụng công, vì tất cả những gì mà hữu tình thấy thảy đều chân thật.

4. Trí tuỳ chuyển theo ba vị trí sau đây:

a. Trí tuỳ chuyển theo trí của vị đã tự tại: tức vị đã đạt tự tại tuỳ theo ý muốn có thể chuyển đổi đất các thứ (dời núi, sống). Nếu cảnh có thật, làm sao có thể biến đổi?

b. Trí tuỳ chuyển theo trí của người quan sát: vị đã đạt được thắng định mà tu pháp quán, khi quán tập trung trên một đối tượng mà mọi hiện tượng đều hiện tiền (thấy một là tất cả, tất cả là một; thấy trong cái hoa có đất, phân, ánh sáng,…). Nếu cảnh có thật, làm sao nó biến chuyển theo tâm?

c. Trí tuỳ chuyển theo trí vô phân biệt: tức là khi phát khởi trí vô phân biệt thực chứng, bấy giờ mọi đặc điểm của đối tượng không hiện tiền (thấy các pháp là do duyên khởi, không còn thấy tướng xanh vàng đỏ trắng, tròn vuông….). Nếu cảnh có thật, vì sao chúng không xuất hiện?

Giải thích:

a. Tất cả Bồ-tát tâm đã tự tại, nhuần nhuyễn có thể thực hiện bất cứ điều gì. Các vị Thanh văn và Độc giác đã chứng đắc tĩnh lự, có thể hiển hiện các cảnh giới, tuỳ theo mong muốn có thể biến đất thành nước.

b. Khi các vị đạt được định Sa-ma-tha, khi diệu tuệ chánh pháp vừa khởi lên, bấy giờ các đối tượng liền hiển hiện. Chẳng hạn như khi quán vô thường, khi tác ý tư duy về đối tượng biến diệt nhanh chóng trong từng sát-na như vậy, các cảnh giới khác nhau với ý nghĩa như vậy cùng hiển hiện. Đối tượng nếu có thật, trí phân biệt như vậy không thể phát sinh.

c. Trí vô phân biệt hiện tiền, tất cả mọi đối tượng đều không hiển hiện. Nếu cảnh có thật, trí vô phân biệt sẽ không phát sinh. Vì trí này duyên đến cảnh chân thật.

- Như vậy, nhãn thức không trực tiếp duyên đến các sắc tách rời chính nó, tức mắt chỉ có nhận thức đối tượng phù hợp tức là sắc, chứ không phải thanh và các thứ. Và nhỉ, tỷ, thiệt, thân cũng đều như vậy.

- Ngã và pháp không phải hữu thể; không (chân như) và thức không phải là vô thể. Lìa cả hữu và vô, là khế hợp với trung đạo. Do vậy, mà kệ tụng nói rằng:

Tồn tại là cái phân biệt hư vọng.

Ở đây cả hai đều vô thể.

Trong đó duy chỉ là không tánh.

Nơi cái kia cũng có cái này.

Do đó nói hết thảy các pháp,

Không phải không, không phải bất không.

Do bởi hữu, phi hữu, và hữu,

Như vậy khế hợp với trung đạo.



- Trung biên: 虛妄分別有於此二都無,此中唯有空於彼亦有彼

- Cái tồn tại là chỉnh thể cấu trúc bất thực (hư vọng phân biệt). Ở đây, nhị nguyên không hiện thực. Nhưng trong đó Không tính hiện thực. Chỉnh thể cấu trúc ấy cũng hiện thực trong Không tính.”

- Giải thích của ngài Thế Thân là: chỉnh thể cấu trúc bất thực là sự cấu trúc (phân biệt) phân chia khách thể và chủ thể (sở thủ và năng thủ). Nhị nguyên là khách thể và chủ thể. Nhưng trong cấu trúc bất thực tồn tại Không tính vì vắng mặt khách thể và chủ thể.

- Trung biên: 故說一切法非空非不空有無及有,故是則契中道

- Do đó, tất cả thực tại không được phân bố là Không, không phải Bất không. Không tính, do bời là hữu tính và do bời phi hữu tính, và cũng do bởi hữu tính, chính là trung đạo.”

- Ngài Thế Thân: Do bởi Không tính và do bởi cấu trúc bất thực nên thực tại không phải là không. Tất cả thực tại là nói đến các pháp hữu vi vốn là chỉnh thể cấu trúc bất thực; và vô vi tức là Không tính. “Được phân bố” là “được xác nhận”. Do bởi hữu tính là nói đến tồn tại chỉnh thể cấu trúc bất thực. Do bởi phi hữu tính là nói đến không tồn tại của nhị nguyên chủ khách. - Và cũng do bởi hữu tính, là nói đến Không tính trong chỉnh thể cấu trúc bất thực và cũng nói đến cấu trúc bất thực trong Không tính. Không tính ấy chính là trung đạo.

- Nghi vấn: Vậy nếu duy chỉ là nội thức, xuất hiện thành ảnh tợ như là ngoại cảnh, há chẳng thấy rằng trong thế gian các sự vật thuộc hữu tình hay phi hữu tình mà xứ sở, thời gian, thân thể, tác dụng hoặc xác định, hoặc không xác định?

- Khi một vật xuất hiện, địa điểm (xứ) và thời gian phải xác định: Nó xuất hiện tại một nơi và một lúc nào đó nhất định. Nhưng thân không xác định: cùng một vật, quỷ thấy khác, người thấy khác. Tác dụng của nó cũng bất định: vật không có thực thì không có tác dụng.

- Nghi vấn trên cũng cần được giải thích bằng cảnh tượng trong chiêm bao là:

- Sự xác định của địa điểm và thời gian được chứng minh như chiêm bao. (Trong chiêm bao, sự vật vẫn phải được thấy xuất hiện tại một địa điểm nào đó vào một thời gian nào đó). Sự không xác định của tương tục thân, như ngạ quỷ thấy sông là máu mủ (người thấy là nước). Tác dụng hữu hiệu thì giống như xuất tinh trong chiêm bao (hành động không thực nhưng hiệu quả lại có thực).

- Y cứ sở biến của thức, chứ không phải có thật vật riêng biệt. Từ chủng tử của chính nó, thức thông tri hiện hành, cũng chính chủng tử đó hiện hành như là những ảnh tượng ngoại giới. Bằng hai loại xứ (nội và ngoại).





tải về 118.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương