BÀI 7 MẠt na thức khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời. Quan niệm tự ngã



tải về 255.76 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích255.76 Kb.
#25968
1   2   3   4

- Tạp A-hàm 17 (tr.117c27): “Sự hòa hiệp của ba sự làm phát sinh xúc. Duyên bởi hỷ xúc mà lạc thọ phát sinh.” S. iv. 215: ba thọ này phát sinh từ xúc, có gốc rễ là xúc, nhân duyên bởi xúc, lấy xúc làm điều kiện.

- Kinh Khởi tận: Các uẩn thọ, tưởng, hành lấy xúc làm duyên.

- Du-già: sở y cho thọ, tưởng và tư.

Phân loại xúc:

a. Nhãn xúc: Tiếp xúc của mắt (nhãn căn) với hình thái, màu sắc (cảnh sắc) => thị giác.

b. Nhĩ xúc: Tiếp xúc của lỗ tai (nhĩ căn) với âm thanh (cảnh thanh) => thính giác.

c. Tỷ xúc: Tiếp xúc của lỗ mũi (tỷ căn) với mùi (cảnh khí) => khứu giác.

d. Thiệt xúc: Tiếp xúc của cái lưỡi (thiệt căn) với vị (cảnh vị) => vị giác.

e. Thân xúc: Tiếp xúc của thân (thân căn) với đất, nước, lửa, gió (cảnh xúc) => xúc giác.

f. Ý xúc: Tiếp xúc ý căn (ý quyền) với ý niệm (cảnh pháp).

2. TÁC Ý (Mental engagement/attention) dẫn tâm hướng đến đối tượng của nó. Nếu không có tác ý, tâm không thể tồn tại.

- Tạp tập luận 1 (tr.697a28): “Tác ý, thể của nó là tâm đã được phát động; chức năng là duy trì tâm trên cảnh sở duyên. Tức là, thường xuyên dẫn tâm ở trên cảnh này, do đó mà tâm được định. Đó gọi là tác ý.” Chức năng đó quyết định đối tượng cho dòng tương tục của tâm.

Tác ý có hai tác dụng:

a- Các tâm vương và tâm sở khác muốn sanh khởi tác dụng phải nhờ tác ý kích động, đánh thức, khiến cho sanh khởi.

b- Khi tâm vương và tâm sở khác đã sanh khởi, tác ý dẫn tâm chuyên chú vào việc duyên đến những đối tượng để có hiểu biết.

3. THỌ (feeling/sensation) là cái lãnh nạp (cảm thọ, thọ nhận, cảm nhận, nhận lấy) đối tượng thuận hay nghịch khiến tâm sinh hoan hỷ, buồn phiền, hay xả. Khi tâm khởi phải có một trong ba trạng thái này.

- Là cảm thấy hoặc kinh nghiệm các đặc tính của một đối tượng, thích hoặc không thích hoặc không cả hai.

Ví dụ như nghe tin người thân mất khiến tâm buồn; nghe tin thi đậu khiến tâm vui,…

- Hành tướng hay chức năng của thọ là tạo ra một khao khát (craving thirst), tạo ra một ham muốn gắn bó hoặc cách xa, hoặc thản nhiên. (受謂領納順違俱非境相為性,起受為為業).

- Thọ là một chức năng tâm lý thể hiện sự rung cảm đối với các sự vật, hiện tượng. Nó là cảm xúc, tình cảm của con người.

- Xúc như đất đai; thọ như lúa thóc. Xúc là nhân, thọ là quả.

- Thuận chính lý 2 (tr.338c26): Thọ có hai: (1). chấp thủ thọ: tất cả tâm và tâm sở đều lãnh nạp (cảm nghiệm) cảnh sở duyên riêng biệt của nó. (2). tự tính thọ: lãnh nạp tùy theo xúc, là đặc tính riêng biệt của thọ.

Phân loại thọ:

- Phân theo giác quan, thọ gồm 6: 1. Nhãn thọ, 2. Nhĩ thọ, 3. Tỷ thọ, 4. Thiệt thọ, 5. Thân thọ và 6. Ý thọ.

- Phân theo tính chất, có năm thọ:

a. Thọ Khổ: Cảm giác khó chịu, không ưa, không hài lòng, đau đớn. Do thân (thần kinh da) xúc chạm cảnh xấu (nóng quá, lạnh quá, chật quá, rộng quá...).

b. Thọ Lạc: Thần kinh thân cảm giác hạnh phúc, sung sướng, dễ chịu, khoan khoái, thoải mái, thích thú, hưng phấn.

c. Thọ Ưu: Cảm giác phiền muộn, khó chịu, bất bình, buồn bực, tức tối, lo lắng, bồn chồn, không yên, dằn vặt, mặc cảm, trầm cảm, lãnh cảm vì gặp cảnh bất như ý, chướng tai, gai mắt.

d. Thọ Hỷ: Cảm giác an vui, thơ thới, thư thái, hân hoan, thích thú, hớn hở, hoan hỷ vì tiếp xúc cảnh ưa thích, hạp ý.

e. Thọ Xả: Cảm giác trung tính, không vui, không buồn, không ưu, không hỷ. Thọ phi Khổ phi Lạc. Do tiếp tiếp nhận cảnh một cách bình thản.

4. TƯỞNG (conception) là cái thiết lập giới hạn của đối tượng của nó. Khi tâm khởi nếu không có tưởng ấy nó không thể tiếp thu các đặc tính (bản chất, hình tướng, tên gọi, ý nghĩa) có biên độ này của đối tượng.

- Tưởng: tiếp thu các đặc tính của đối tượng, từ đó tạo ra ngôn từ và khái niệm (想謂於境取像為性,施設種種名言為性)

- Tưởng là quá trình tâm lý phản ánh bản chất các sự vật, hiện tượng, cũng như phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân.

- Nhận biết đối vật hiện tại, hoặc nhớ lại theo kinh nghiệm của ký ức => biết cái đã biết.

- Suy tính, dự định, mơ mộng đến các việc trong tương lai.

Phân loại:

a. Sắc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, tương tư về cảnh sắc dựa trên con mắt đã thấy biết.

b. Thinh tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các âm thanh mà nhĩ thức đã nghe biết.

c. Khí tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các mùi thơm thúi mà tỷ thức đã ngửi biết.

d. Vị tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến vị (mặn, ngọt, chua, cay, đắng, v.v...) mà thiệt thức đã nếm biết.

e. Xúc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến cảnh xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh) mà thân thức đã xúc chạm, cảm nhận.

f. Pháp tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, suy nghĩ đến cảnh pháp (đối tượng của ý thức đã ghi nhận biết.)

5. TƯ (volition) khiến tâm tiếp thu các đặc tính của chính nhân để từ đó khởi lên (nhận xét, quyết định, hành động) tạo tác các việc thiện, ác v.v… Không có trạng thái nào tâm khởi lên mà không có một trong các đặc tính này (một năng lực tác dụng gọi là ý chí), cho nên tất yếu có tư.

- Ý chí này thúc đẩy tâm hành động theo sự điều khiển của cảm tình và cảm giác gọi là Tư. Nó sai khiến các tâm và tâm sở hỗ trợ cho hành động của nó, đồng thời nó cũng thúc đẩy thân, khẩu tạo tác thiện, ác, vô ký theo ý chí của nó.

- Ví như tôi biết Phật pháp, tôi muốn mọi người cùng biết như tôi, tâm sở tư sai khiến tôi thực hiện việc này.

- Trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm nên nó quyết định hành động thiện ác.

- Với Dục giới tâm, tư chủ động đưa đến tác nghiệp và chất chứa nghiệp.

- Với Siêu thế tâm, tư không tạo thành nghiệp và được thay thế bằng trí tuệ (Paññā).

Phân loại: Tâm sở tư được phân làm sáu loại:

a. Sắc tư: Tác ý về hình thể, màu sắc để mắt ghi nhận cảnh sắc.

b. Thinh tư: Tác ý về âm thanh để tai ghi nhận cảnh thinh.

c. Khí tư: Tác ý về mùi để mũi ghi nhận cảnh khí.

d. Vị tư: Tác ý về vị để lưỡi ghi nhận cảnh vị.

e. Xúc tư: Tác ý về vật chất (đất, nước, gió, lửa) để thân ghi nhận cảnh xúc.

f. Pháp tư: Tác ý về ảnh tượng bằng suy nghĩ, hồi tưởng, tưởng tượng để ghi nhận cảnh pháp.

Năm tâm sở biến hành này, khi tâm khởi tất có chúng, do đó gọi chúng là biến hành.






tải về 255.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương