BÀI 7 MẠt na thức khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời. Quan niệm tự ngã



tải về 255.76 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích255.76 Kb.
#25968
1   2   3   4

Cũng theo ngài Hộ Pháp, Khai đạo y, đó là pháp có duyên, chủ động, làm điều kiện đẳng vô gián. Nó mở đường, nhường lối cho tâm, tâm sở pháp tiếp theo sau được dẫn sinh, nên gọi nó là Khai đạo y. Sở y này chỉ thuộc tâm, chứ không phải tâm sở các thứ (tâm sở, sắc pháp, bất tương ưng hành, vô vi)

Tóm lại, Mạt-na là một chuyển thức, có gốc rễ từ thể A-lại-da, phát hiện ra thành một tác dụng nhận thức và đối tượng của nó là kiến phần của A-lại-da. Nó ôm lấy một phần của A-lại-da và cho đó là ngã của nó.

IV. SỞ DUYÊN CỦA MẠT NA THỨC (緣彼: Lấy kia làm đối tượng)

Thức Mạt-na lấy tàng thức làm đối tượng. Ý chỉ duyên kiến phần của tàng thức chứ không cái gì khác. Vì nó hằng là sở y cho các pháp. Vì nó duy chỉ chấp thức thứ tám làm tự ngã nội tại.

Trong giai đoạn chưa chuyển y, Mạt-na chỉ duyên tàng thức làm đối tượng. Khi đã được chuyển y, nó cũng duyên chân như và các pháp khác, vì trí bình đẳng chứng đắc mười tính bình đẳng (quả tu tập của mười địa, mỗi địa chứng đắc một bình đẳng tính), vì biết rõ những sai biệt về trình độ nhận thức của các hữu tình nên thị hiện nhiều loại hình tượng Phật khác nhau.

Trong ba tánh: tánh cảnh (性境: the realm (lãnh vực) of things in themselves), đới chất cảnh (帯質境: the realms of representations: tượng trưng, đại diện) và độc ảnh cảnh (獨影境: the realm of mere images), thì cảnh của thức thứ tám là tánh cảnh. Nó duy trì, nuôi nấng, và biểu hiện bằng cách trực tiếp, ngay thẳng, không suy luận gì cả.

Đối tượng của Mạt-na là đới chất cảnh, là hình ảnh về sự vật, chứ không phải là bản thân sự vật. Dựa vào tánh cảnh (sự vật) mà Mạt-na vẽ riêng theo ý mình, tức chỉ là bản sao về sự vật. Đó không là tự thân của tánh cảnh. Đó là một sáng tạo phẩm của bản thân nó căn cứ trên tánh cảnh. Thành ra đối tượng của sự chấp ngã, đeo bám, ôm ghì của Mạt-na không phải là bản thể của A-lại-da mà là hình ảnh do Mạt-na tạo ra từ sự biến kế của nó.

Đới là đèo theo, mang theo, đem theo, nó có ảnh hưởng của bản chất. Đới chất có nghĩa là không phải tự thân của bản chất, nhưng có mang theo một ít chất liệu của bản chất, gọi là đới chất. Do đó, đối tượng của Mạt-na không phải là tánh cảnh, tức là thực tại bản thân mà chỉ là đới chất cảnh. Tức là đối tượng được tạo ra do sự giao thoa giữa A-lại-da và Mạt-na.

Đối tượng của Mạt-na là ngã tướng, đới chất. Ngã tướng là (image of itself) là một cái ta. Nhưng nó chỉ là đới chất cảnh (representation chứ không phải reality). Triết học gọi là ý tượng. Đó chỉ là những ý tượng, những hình tượng trong ý mình. Những ý tượng này không giống như các sự vật ở ngoài.

- Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi (隨缘執我量為非).

- Hằng thẩm tư lương ngã tướng tuỳ (恒審思量我相隨) (Bát thức quy cũ)

Mạt na cũng có mang theo cả Phật và ma, cả phiền não lẫn bồ đề, mặc dù nó bị che lấp bởi phiền não (hữu phú), nhưng nó cũng là vô ký.

Sự ngộ nhận của Mạt-na là xem bản sao (đới chất cảnh) với tánh cảnh là một. Đây là ngã tướng đới chất (mình với ta tuy hai là một, ta với mình tuy một mà hai). Nó xem chính nó với các chủng tử tuy hai là một, từ ngộ nhận này, nó chấp ngã. Cũng vậy, người giữ kho và hàng hoá không thể là một.

V. TÁNH TƯỚNG CỦA MẠT NA: (思量為性相:Lấy tư lương làm tánh tướng)

Thức thứ bảy được gọi là chuyển thức, được chuyển hiện từ căn bản thức. Thức căn bản như là biển cả, còn chuyển thức thì như những đợt sóng, nó phát sinh từ biển cả vậy.

Thức thứ bảy còn gọi là nhiễm tịnh y, là căn bản của nhiễm và tịnh. Tức là thức thứ bảy là nền tảng tịnh và nhiễm cho sáu thức khác. Nếu Mạt-na bị nhiễm quá nhiều, thì sáu thức kia cũng bị nhiễm, và ngược lại.

Thức thứ bảy làm chỗ y cứ, nền tảng cho hành động.

Tụng nói, “Tự tánh và hành tướng của nó là tư lương.” Tức nó có bản chất là tư lương, và đó cũng là hình thái hoạt động của nó. Vì cái thẩm sát và tư lương ấy mà thức thứ bảy được gọi là Mạt na. Vì trước giai đoạn chuyển y nó hằng thẩm sát và tư lương trên ngã tướng được chấp trước.

Thức này luôn ôm chặt kiến phần của thức thứ tám làm ngã, mới có tác dụng là suy nghĩ, so đo. Đó là hành tướng của kiến phần thức thứ bảy. Vì thể tánh của thức Mạt-na vi tế khó biết, cho nên lấy dụng làm rõ thể, lấy suy nghĩ, so đo làm thể tánh của nó.

Tư là suy nghĩ lo lắng; lương là độ lượng (đo và lường) cảnh duyên của thức. Đã có phân biệt thì có tư lương (mentation, cogitation).

Mạt-na đêm ngày chỉ làm cái việc ôm ghì, níu lấy. Đối tượng của Mạt-na không phải là tướng phần (object) của thức A-lại-da mà nó ôm kiến phần (subject) của A-lại-da. Cố nhiên, kiến cũng như tướng phần. Vì trong kiến có tướng. Nhưng ở đây nói rõ là kiến phần, tức phần chủ thể của A-lại-da. Kiến phần là đối tượng để Mạt-na níu lấy làm ngã.

Tư lương đều có mặt trong tám thức, nhưng tại sao ở đây chỉ đặc biệt nêu lên tác dụng tư lương của thức thứ bảy? Bởi vì thức thứ tám thì tập khởi (huân tập, hiện hành) nên gọi là tâm, tư lương (suy nghĩ, lo lắng, đo lường) gọi là Ý; Liễu biệt (phân biệt chi ly) gọi là thức. Tác dụng của Ý là tư lương, hơn nữa tư lương của Mạt-na là hằng thẩm tư lương.

Hằng (always: 恒) là luôn luôn. Thẩm (reflection: 審) là thẩm sát (tra xét kỹ càng). Mạt na thức luôn luôn thẩm sát tư lương (tra xét kỹ càng, suy nghĩ, lo liệu và đo lường).

Thẩm ở đây là tư lương. Tư lương là níu lấy kiến phần làm ngã. Cái yêu thương thì níu kéo, cái ghét thì bỏ. Những tính toán của Mạt-na thường có sự sai lầm, thiếu trí tuệ.

Năm thức trước thì không có thẩm sát tư lương, nên nói tư lương mà không hằng không thẩm. Tư lương của thức thứ sáu thì có lúc gián đoạn, nên nói tư lương có thẩm mà không hằng. Thức thứ tám liên tục, không gián đoạn, nhưng tác dụng tư lương của nó không thẩm sát, nên gọi là tư lương mà không hằng không thẩm. Chỉ có thức thứ bảy thì tư lương thường hằng và thẩm sát. Vì là thức Mạt-na luôn luôn giữ lấy kiến phần của thức thứ tám làm tự ngã mà thẩm sát tư lương.

Thức thứ tám: không thẩm, nhưng hằng chuyển.

Thức thứ bảy: vừa thẩm vừa hằng.

Thức thứ sáu: thẩm mà không hằng.

Ngũ thức: không hằng không thẩm.

Thức thứ bảy vừa thẩm lại vừa hằng, hữu phú mà vô ký. Nó giống với A-lại-da ở chỗ là vô ký. Nhưng khác là A-lại-da là “vô phú vô ký”

Trong việc tu tập, thức thứ tám và bảy là vô ký (không thiện không ác, nên bị thụ động, chỉ có thức thứ sáu chủ động đem ánh sáng chiếu rọi trong căn nhà tối tăm, đem chánh niệm để dừng các tạp niệm, có vậy mới tạo ra sự thay đổi - CHUYỂN Y – transformation at the base.

VI. TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG

四煩惱常俱


謂我癡我見

並我慢我愛


及餘觸等俱

Bát Thức Quy Củ Tụng cũng có nói những Tâm sở tương ưng của Mạt na thức rằng:

八大遍行別境慧

貪痴我見慢想隨


Biến hành, huệ và tám đại tuỳ

Tham, si, kiến, mạn quanh ngã tưởng.

Những Tâm sở tương ưng với Mạt na bào gồm:

Tám tâm sở đại tuỳ phiền não: hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, bất chánh tri. Năm tâm sở biến hành: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. Tâm sở huệ trong biệt cảnh. Bốn tâm sở căn bản phiền não: tham, si, mạn, kiến. Trong 18 tâm sở này, bốn phiền não (si, kiến, mạn, ái) luôn đi cùng với Mạt na thức.

Kể từ vô thỉ cho đến trước khi được chuyển y, Mạt na, một cách tự nhiên và thường trực, duyên vào tàng thức; cùng tương ưng với bốn phiền não.

1. Bốn phiền não gồm: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái.

Ngã si tức là vô minh, ngu muội đối với ngã tướng, mê mờ lý vô ngã. Ngã si đứng đầu bốn phiền não. Tất cả phiền não đều do vô minh này mà sanh khởi.

Ngã kiến: Kiến có nghĩa là phỏng đoán, suy luận, lấy huệ làm thể. Kiến của ngã kiến chính là bất chánh kiến của căn bản phiền não. Bất chánh kiến lấy nhiễm huệ làm tánh. Ngã kiến là thân kiến trong năm kiến (thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến), chính là lầm chấp thân do 5 uẩn hoà hợp cho là thật ngã với những thuộc tính thường, độc nhất, chủ tể. Ngã kiến còn gọi là ngã chấp, nó cùng khởi lên, tương tục, duyên thức thứ tám không phải là ngã, mà lầm chấp trước cho là ngã. Ngã có hai: Phân biệt ngã kiến, do tà sư, tà giáo hướng dẫn mà có. Câu sanh ngã kiến là cùng có khi sanh ra. Có ngã thân thì có ngã kiến, đời đời không lìa nhau.

Ngã mạn: Mạn là tôn mình lên, xem thường người khác. Ngã mạn là cao ngạo, cậy vào ngã được chấp trước khiến cho tâm bốc cao. Mạn là một trong sáu căn bản phiền não. Mạn có 7 thứ: mạn, quá man, quá quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ty liệt man, tà mạn. Ngã mạn do chấp ngã mà có. Từ chấp ngã tiến lên thành cống cao ngã mạn.

Ngã ái tức là tham lam, đối với ngã được chấp trước mà phát sinh đắm trước sâu. Tham đắm gọi là ái. Ái có bốn thứ: Ái là tự thân đã duyên được mà khởi lên tham ái. Hậu hữu ái: tự thân duyên chưa được mà khởi lên tham ái. Tham hỷ câu hành ái: Cảnh giới đã duyên được mà khởi lên tham ái. Bỉ bỉ hỷ lạc ái: cảnh giới chưa duyên được mà khởi lên tham ái. Bốn loại ái này đều cùng tương ưng với Mạt na thức.

Bốn phiền não này luôn luôn hiện khởi, khuấy đục nội tâm, khiến cho các chuyển thức bên ngoài luôn luôn trở thành tạp nhiễm. Hữu tình do đây mà sinh tử luân hồi, không thể xuất ly, nên gọi là phiền não.

Trong 10 căn bản phiền não (lấy ác kiến mở rộng thành 5 thứ, nên thành 10) chỉ có 4 thứ ái tương ưng với thức thứ bảy, còn lại những tâm sở khác không có quan hệ cùng hoạt động với Mạt na thức. Như Sân thì duyên cảnh trái ngược mà sanh ra, nhưng Mạt na duyên A lại da làm ngã lại là thuận cảnh, nên Sân không có lý do để sinh khởi. Tâm sở nghi cũng thế. Mạt na duyên A lại da làm ngã, là một sự tiếp nối cùng loại, chắc chắn không ngờ vực, nên tâm sở nghi không có lý do sinh khởi. Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ giống với Ngã kiến, lấy tâm sở Huệ làm thể. Trong tâm sở có cùng tính chất, thì không có tâm sở nào nữa sinh khởi. Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến là Ngã kiến phân biệt khởi (Ngã kiến khởi lên khác nhau). Nhưng Ngã kiến tương ưng với Mạt na là Câu sanh khởi không phải Phân biệt khởi, nên không cùng tương ưng. còn lại Biên kiến, tuy cũng là Phân biệt khởi, nhưng ở sau Ngã kiến, sẽ là Biên kiến khởi lên, hoặc luôn luôn, hoặc gián đoạn. Trong khi ấy, Ngã kiến của Mạt na tương ưng là một liên tục, nên Biên kiến, không có lý do sinh khởi.

2. Các tâm sở khác:

“Cập dư xúc đẳng câu” nói rõ tâm sở tương ưng với Mạt na. Ngoài bốn phiền não trên, còn có năm Tâm sở biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư) có mặt ở tất cả tâm. Tám tâm sở Đại tuỳ phiền não (trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, toán loạn, bất chánh tri).biến khắp nhiễm tâm, và Huệ tâm sở trong Biệt cảnh.

Tại sao không có các tâm sở khác?

a. Năm tâm sở biệt cảnh:

i. Dục: là hy vọng những điều chưa thoả mãn. Tuy nhiên, Mạt na duyên vào đối tượng mà nó thoả mãn, không có điều gì hy vọng. Vì vậy, không có dục.

ii. Thắng giải ghi dấu ấn trên đối tượng trước kia chưa xác định. Mạt na từ vô thuỷ duyên vào sự thể xác định, đã được ghi dấu ấn. Cho nên nó không có thắng giải.

iii. Niệm là ký ức ghi nhớ sự việc đã trải qua. Thức này hằng duyên vào cảnh được cảm thọ hiện tại, không có gì phải ghi nhớ. Cho nên nó không có niệm.

iv. Định: duy buộc tâm chuyên chú trên một đối tượng. Thức này vận hành tự nhiên mà duyên đối tượng riêng biệt từng sát-na, tức không chuyên nhất. Cho nên nó không có định.

v. Huệ đây chính là ngã kiến, do đó không nói riêng.

- Các tâm sở thiện: Các tâm sở thiện vốn là tịnh, nên không cùng chung với thức này.

Các tuỳ phiền não: Các tuỳ phiền não được xác lập do y trên sự sai biệt về phần vị (trạng thái tồn tại, bao hàm ý niệm thời phần) trước sau của phiền não. Thức này thường cùng với bốn phiền não, trước sau đồng nhất loại, không có khác biệt phần vị. Cho nên thức này không cùng với các tuỳ phiền não:

 Ố tác: hối tiếc những việc đã làm từ trước. Mạt-na vận hành tự nhiên, hằng duyên vào cảnh hiện tại, chứ không hối hận sự việc quá khứ. Nên không có ố tác.

 Thuỵ miên: thân tâm nặng nề, mê muội, do ảnh hưởng điều kiện bên ngoài. Thức này từ vô thuỷ thường chấp nội tâm, không lệ thuộc điều kiện bên ngoài.

 Tầm và Tứ: đều hoạt động hướng ngoại, suy tính sâu, cạn, thô, tế, rồi phát động ngôn ngữ. Mạt na chỉ hoạt động hướng nội.

 Trạo cử: phát triển trong trạng thái tham, nên nói nó là phần tử của tham.

 Miên (thuỵ miên) và hối (ố tác): phát triển trong trạng thái si, nên được nói là thuộc phần si.

Mười tâm sở khác:

Phẫn,… hành tướng thô động. Trong khi Mạt-na thẩm sát một cách vi tế. Vì vậy chúng không cùng chung.

Vô tàm, vô quý, duy chỉ có tính bất thiện. Trong khi thức này thuộc vô ký.

Tán loạn, khiến tâm dong ruổi ra ngoài. Thức này hằng hướng nội chấp trước.

Bất chánh tri, hướng ngoại phát động các hành vi của thân, ngữ, ý, vi phạm quỹ tắc. Thức này duy chỉ hướng nội chấp trước. Do đó chúng không cùng chung.

3. Tương ưng thọ:

Khi sinh vào ác thú, nó tương ưng với ưu thọ; vì duyên vào quả được dẫn khởi bởi nghiệp bất thiện.

Sinh vào loài người, Dục giới thiên và tĩnh lự đầu, tương ưng với hỷ thọ; vì nó duyên vào quả của nghiệp thiện và các địa có hỷ.

Ở tĩnh lự thứ ba, nó tương ưng với lạc thọ, vì duyên vào quả của nghiệp thiện và địa có lạc.

Tĩnh lự thứ tư cho đến Hữu đỉnh, nó duy chỉ tương ưng với xả thọ, vì duyên vào quả của nghiệp thiện và các địa có xả.

4. Ba tính: Thuộc vô ký hữu phú

Hữu phú: vì nó tương ưng với bốn phiền não các thứ. Vì đây là pháp nhiễm ô, chướng ngại Thánh đạo, che khuất tự tâm, cho nên nói là hữu phú.

Vô ký: vì không phải thiện hay bất thiện, nên nói là vô ký. Do định lực mà các phiền não bị đè nén nên chúng thuộc tính chất vô ký; các pháp nhiễm ô lấy thức này làm sở y và cùng tồn tại, chúng vi tế, vận chuyển một cách tự nhiên, nên nói là vô ký.

Thiện: khi Mạt-na được chuyển y, nó chỉ có tính thiện.

5. Giới hệ : 隨所生所繫

Các tâm sở tương ưng với Mạt-na, khi Mạt-na sinh ở đâu, thì chúng hệ thuộc vào địa đó.

Giới, Địa là ba cõi, chín địa: Cõi Dục có (1) Ngũ thú tạp cư địa; Cõi Sắc có (2) Ly sanh hỷ lạc địa, (3) Định sanh hỷ lạc địa, (4) Ly hỷ diệu lạc địa, (5) Xả niệm thanh tịnh địa; Cõi Vô Sắc: (6) Không vô biên xứ địa, (7) Thức vô biên xứ địa, (8) Vô sở hữu xứ địa, (9) Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa. Đây là phân loại theo cõi hữu lậu.

Hệ là trói buộc, bị phiền não trói buộc ở một giới địa nào đó. “Tuỳ sở sanh sở hệ”: “Sở sanh” là năng biến thứ nhất A-lại-da. Tàng thức dị thục hiện khởi và hiện tiền tại địa nào, Mạt-na nhiễm ô duyên vào đó mà chấp là ngã tức hệ thuộc vào đó, nên nói là hệ thuộc vào đó. Nói cách khác, A-lại-da là chủ thể của luân hồi trong ba cõi, chín địa, bốn loài, sáu nẻo. Thức thứ bảy lấy thức thứ tám làm nơi nương tựa, nên thức thứ tám sanh ở cõi địa nào, thì thức thứ bảy cũng bị trói buộc ở cõi đó, địa đó.

Nó cũng bị hệ phược bởi các phiền não trong địa đó nên nói là hệ thuộc vào đó.

Nêu đã được chuyển y, nó là phi sở hệ.

6. Phân Biệt Về Khởi Diệt: 阿羅漢滅定;出世道無有.

Khởi và Diệt là sanh khởi và đoạn diệt. Tuy nói là khởi, diệt, nhưng thực ra là đoạn diệt. Đến địa vị A- la-hán, diệt định, và vị xuất thế thì Mạt-na nhiễm ô đã chế phục và diệt sạch (vô hữu).

Vị A la hán: là quả Tam thừa vô học. Ngay lúc Trí vô lậu xuất hiện, chủng tử và hiện hành của nhiễm ô của Mạt-na vĩnh viễn bị đoạn diệt. Từ đó vĩnh viễn không tái sanh, vĩnh viễn vào Niết-bàn. Cho nên nói là Mạt-na không tồn tại.

Ở vị này, tuy chủng tử phiền não (Sanh ngã chấp) vĩnh viễn đoạn diệt, nhưng vẫn còn phiền não pháp chấp. Ở đây chỉ đề cập đến A-la-hán, mà không nói đến Bồ-tát. Vì Bồ-tát ở địa thứ tám về trước còn pháp câu sanh ngã chấp chưa trừ, nên Mạt-na vẫn còn ô nhiễm.

Vị Diệt định: Diệt định tức diệt tận định, cũng gọi là diệt thọ tưởng định. Ở vị này, tâm, tâm sở của sáu thức trước không khởi lên hiện hành. Tâm, tâm sở nhiễm của Mạt-na cũng diệt mất. Diệt tận định này là đẳng lưu quả của sanh không trí hoặc pháp không trí (Thánh đạo), là định vô lậu vắng lặng, không phải là nhiễm ô của thức Mạt-na. Mạt-na tạm thời bị trấn phục trong diệt tận định của bậc hữu học, và trong xuất thế đạo ; do đó nó không tồn tại.

Vị Xuất thế đạo: chữ đạo ở vị này là trí vô lậu (trí xuất thế gian). Vì vậy, xuất thế đạo là trí quán, chỉ cho sau khi hiện hành căn bản trí và hậu đắc trí. Phiền não của thức thứ bảy vốn vi tế, trí hữu lậu không thể chế phục và diệt trừ được, chỉ có trí quán vô lậu mới có thể chế phục và diệt trừ được. Khi đạt được hai trí (Căn bản pháp không và Hậu đắc) thì pháp ngã chấp bị chế phục và tiêu trừ. Nói cách khác, đến kiến đạo vị trở lên, thì thức Mạt-na đã chuyển thức thành trí.

Hai vị diệt định và xuất thế, hiện hành của nhiễm ô Mạt-na từ từ chế phục và diệt trừ, nhưng chủng tử thì chưa diệt trừ hoàn toàn.

Ba vị trên, tuy có tạm chế phục và vĩnh viễn diệt trừ chủng tử phiền não không giống nhau, nhưng đến đây Mạt-na thức không còn nhiễm ô. Từ phàm phu đến thánh quả cứu cánh, Mạt-na phải trải qua ba ngôi vị nhiễm, tịnh: Sanh ngã kiến tương ưng vị, Pháp ngã kiến tương ưng vị, Bình đẳng tánh trí tương ưng vị.

a. Sanh ngã kiến tương ưng vị: Ngã chấp này sanh ra từ thức Mạt-na duyên Kiến phần của A-lại-da. Vì có ngã chấp nên tâm hữu lậu của tất cả phàm phu, Nhị thừa hữu học, Bồ-tát thất địa trở lên, đều được thu nhiếp vào vị này.

b. Pháp ngã kiến tương ưng vị: Ở vị này pháp chấp chưa hết. Tất cả phàm phu, Nhị thừa, Duyên giác, Bồ-tát chưa đến Địa hiền tiền của quả pháp không trí, đều thu nhiếp vào đây.

c. Bình đẳng tánh trí tương ưng vị: Bồ tát ở vị kiến đạo, vị tu tập, quả pháp không trí đã xuất hiện, chứng được Phật quả đều thu nhiếp vào đây.

Trong ba vị, hai vị đầu là Hữu lậu, vị thứ ba là Vô lậu. Trong hai vị Hữu lậu: Vị thứ nhất là vị nhiễm ô, vị thứ hai là vị không nhiễm ô.

BÀI 9

THỨC NĂNG BIẾN THỨ BA: SÁU THỨC TRƯỚC



次第三能變 

差別有六種


了境為性相  

善不善俱非 (8)

DỊCH NGHĨA:

Thức năng biến thứ ba; sai biệt có sáu loại. Tính tướng là liễu biệt cảnh. Thiện, bất thiện, phi cả hai.

I. ĐỊNH DANH

Thức này có sáu loại khác nhau. Tuỳ theo căn và cảnh mà có dị biệt về chủng loại. Chúng được gọi là thức con mắt, v.v., cho đến ý thức.

“Sai biệt hữu lục chủng” là chỉ cho tiền lục thức (sáu thức trước). Gồm: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Căn cứ theo năm ý nghĩa mà thức được gọi theo cảnh. Năm ý nghĩa đó là: sở y, sở phát, sở thuộc, hỗ trợ, như căn.

Sở y: thức nơi nhãn, nghĩa là thức (hoạt động) ở trong mắt hay y trên mắt.

Sở phát: thức xuất phát từ mắt.

Sở thuộc: thức của mắt.

Hỗ trợ: thức (hoạt động) bởi mắt. Như căn: thức như mắt.

Tuy cả sáu thức thân đều y ý (thức thứ bảy) mà hoạt động, nhưng tuỳ theo cá biệt mà thức thứ sáu được gọi là tên là ý thức. Hoặc nó chỉ y trên ý nên gọi là ý thức.

Hoặc gọi là sắc thức, thanh thức, hương thức, vị thức, xúc thức, pháp thức. Tuỳ theo đối tượng (cảnh) mà gọi tên, thuận theo nghĩa của thức. Như sắc thức chỉ nhận biết đối tượng là sắc,… pháp thức nhận thức thông tất cả các pháp. Hoặc nó nhận thức pháp (xứ) do đó độc nhất nó được gọi là pháp thức. Như vậy, tên gọi của sáu thức không bị lẫn lộn nhau.

Cách đặt tên sáu thức tuỳ theo cảnh ở trên là y cứ theo trường hợp các căn chưa tự tại mà nói. Khi đạt đến tự tại, các căn có thể thay thế nhau hoạt dụng (chư căn hỗ dụng), như mắt có thể nghe, tai có thể thấy, (mắt của rắn có thể nghe được tiếng, lưỡi của rồng comado có thể ngửi mùi) thức phát trên một căn có thể nhận thức tất cả mọi cảnh.

Như Luận Trang Nghiêm 3 phẩm Bồ-đề nói: “Khi năm căn được chuyển hoá (chuyển y) thì đạt được lực tự tại tối thắng, mỗi một căn hoạt dụng có thể thay thế nhau nhận thức tất cả mọi cảnh giới.” Hay “mỗi một căn của Như Lai đều có thể hoạt động trên cả năm cảnh.”

Vì theo căn đặt tên nên thông với ‘vị tự tại’ (Bồ tát từ bát địa trở lên, có thể dùng năm căn lẫn nhau).

II. ĐIỀU KIỆN PHÁT SANH CỦA SÁU THỨC

Nương vào ý làm căn, lấy pháp trần làm đối tượng, ý thức được phát sanh, phạm vi nhận thức rộng.

Thức thứ sáu có căn của nó là ý (Mạt-na). Ý là căn cứ của tư duy, của tưởng tượng, của nhận thức, của cảm giác.

Pháp trần là một trong sáu trần (lục trần). Trần là đối tượng của nhận thức, của sáu thức đầu. Sáu căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vậy pháp trần là trần thức sáu.

Thức thứ sáu lấy ý làm căn, lấy trần làm đối tượng. Vậy khi căn tiếp xúc với trần thì khiến cho thức phát sanh.

Những yếu tố cấu tạo, duyên sinh ra thức:

Nhãn thức cửu duyên sinh

Nhĩ thức duy tùng bát

Tỷ, thiệt, thân tam thất

Hậu tam, ngũ tam tứ

- Nhãn thức sanh cần chín điều kiện: Không, minh, căn, cảnh, tác ý, phân biệt, nhiễm tịnh, căn bản, chủng tử.

- Nhĩ thức cần tám. Bỏ món minh.

- Tỷ, thiệt, thân cần bảy. Bỏ không và minh.

- Ý thức cần năm. Bỏ không, minh, phân biệt, nhiễm tịnh.

- Mạt-na cần ba. Bỏ không, minh, căn, cảnh, phân biệt, nhiễm tịnh.

- A-lại-da cần bốn. Bỏ không, minh, căn, nhiễm tịnh, căn bản.

Trong sáu thức, thì năm thức trước là năm cơ quan cảm giác, nương vào năm căn mà phát sanh năm thứ tác dụng nhận thức. Thức thứ sáu dựa vào ý căn, là trung tâm tổng hợp của hoạt động tâm lý. Nên tác dụng của sáu thức là:

a. Nhãn thức: dựa vào nhãn căn, duyên sắc cảnh phát sanh tát dụng nhận thức phân biệt.

b. Nhĩ thức: dựa vào nhĩ căn, duyên thanh cảnh phát sanh tác dụng nhận thức phân biệt.

c. Tỷ thức: dựa vào tỷ căn, duyên hương cảnh phát sanh tác dụng nhận thức phân biệt.

d. Thiệt thức: dựa vào thiệt căn, duyên vị cảnh phát sanh tác dụng nhận thức phân biệt.

e. Thân thức: dựa vào thân căn, duyên xúc cảnh phát sanh tác dụng nhận thức phân biệt.

f. Ý thức: dựa vào ý căn, duyên pháp cảnh phát sanh tác dụng nhận thức phân biệt.

III. QUAN HỆ CỦA Ý THỨC VỚI NĂM THỨC TRƯỚC

Ý thức cùng với bất kỳ thức nào trong năm thức trước cùng khởi sanh, cùng duyên ngoại cảnh, khi phát sanh tác dụng phân biệt, lần lượt sanh ra năm thứ tâm niệm:

a. Suất nhĩ tâm (率爾): Ý thức mới tiếp xúc với ngoại cảnh, có sự phân biệt không chủ ý trong sát na đầu tiên.

b. Tầm cầu tâm (尋求): Sau sự phân biệt của suất nhĩ tâm trong sát na đầu tiên, tiến lên một bước nữa là sanh ra tác dụng tìm tòi.

c. Quyết định tâm (決定 ): ý thức tìm đến mục tiêu, tiến đến quyết tâm phân biệt.

d. Nhiễm tịnh tâm (染淨): sau khi ý thức phân biệt ngoại cảnh, đối với các cảnh giới oán, thân, thuận, nghịch thì tâm nhiễm, tịnh được sanh ra từ đó.

e. Đẳng lưu tâm (等流): tâm nhiễm, tịnh (tâm thiện, ác) tiếp nối nhau, gọi là đẳng lưu tâm.

Năm tâm trên, lần lượt, sanh ra, nhưng tịnh, nhiễm của năm thức trước do ý thức hướng dẫn.

Tác dụng của ý thức có hai phương diện: ý thức và năm thức trước sanh khởi cùng một lúc, phát sanh tác dụng phân biệt của nó, gọi là “ngũ câu ý thức”. Ý thức không cùng sanh khởi với năm thức trước, mà đơn lẻ sanh khởi, gọi là “độc đầu ý thức”.

Ngũ câu ý thức: ý thức cùng năm thức trước cùng khởi, cùng nhau phân biệt cảnh. Ngũ câu không phải là cùng một lúc với năm thức trước. Mà, hoặc cùng 1 thức, hoặc cùng 2 thức, hoặc cùng 3 thức, hoặc cùng 5 thức, theo duyên mà quyết định:

a. Ý thức và nhãn thức cùng khởi, phát sanh tác dụng phân biệt của nó. Gọi là nhãn câu ý thức. (nhìn bông hoa và để ý đến bông hoa đó là hoa gì, màu gì… Hai thức này cùng hoạt động.)

b. Ý thức và nhĩ thức cùng khởi, phát sinh tác dụng phân biệt của nó. Gọi là nhĩ câu ý thức.

c. Ý thức và tỷ thức cùng khởi, phát sinh tát dụng phân biệt của nó. Gọi là tỷ câu ý thức.

d. Ý thức và thiệt thức cùng khởi, phát sinh tác dụng phân biệt của nó. Gọi là thiệt câu ý thức.

e. Ý thức và thân thức cùng khởi, phát sinh tác dụng phân biệt của nó. Gọi là thân câu ý thức.

IV. CÁC TRẠNG THÁI CỦA Ý THỨC

Độc đầu ý thức: còn gọi là độc tán ý thức thì không cùng năm thức trước khởi lên, mà đơn độc phát sinh tác dụng. Loại này cũng có bốn thứ:

a. Độc tán ý thức (獨散 ): Hoặc nhớ lại quá khứ, hoặc tính toán ở tương lai, hoặc so đo, suy luận, phân biệt vô số tưởng tượng, hoặc ý niệm rong ruổi chuyện này chuyện khác.

b. Mộng trung độc đầu ý thức (夢中): loại này ở trong mộng lúc ngủ, duyên cảnh giới trong mộng mà ý thức sinh khởi.



tải về 255.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương