Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 0.6 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.6 Mb.
#23752
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG


1. Đối tượng can thiệp

1.1. Đối tượng ưu tiên can thiệp:

- Người nghiện ma túy;

- Người nhiễm HIV;

- Người có quan hệ tình dục đồng giới;

- Người bán dâm, mua dâm;

- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên;

1.2. Nhóm dễ bị lây nhiễm HIV khác:

- Người thuộc nhóm người di biến động;

- Người mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ nữ mang thai;

- Thanh thiếu niên;

- Người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
2. Địa bàn ưu tiên

- Địa bàn trọng điểm về ma túy và mại dâm.

- Địa bàn có nhiều dân di biến động.
3. Nội dung hoạt động

3.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi

a) Xây dựng văn bản chuyên môn, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

- Xây dựng văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tổ chức thực hiện truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng các chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS phù hợp các nhóm đối tượng đích, chú trọng các tài liệu đào tạo cho học sinh sinh viên, cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS ở thôn/bản;

- Xây dựng và in ấn cẩm nang hoạt động cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS thôn/bản;

b) Truyền thông đại chúng

- Tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan thông tin đại chúng, các phóng viên chuyên trách và cộng tác viên báo chí về HIV/AIDS;

- Đào tạo về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho đội ngũ phóng viên báo chí phản ánh về HIV/AIDS;

- Tổ chức cho các phóng viên báo chí đi thực địa và tham quan, trao đổi về các mô hình hiệu quả về phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức giải báo chí viết về HIV/AIDS định kỳ nhằm tăng cường sự tham gia của các phóng viên và chất lượng tin bài về HIV/AIDS;

- Xây dựng và nhân bản các tài liệu truyền thông khác nhau như tờ rơi, áp phích, sách mỏng, đĩa CD với các thông điệp khác nhau bao gồm cả việc quảng bá về lợi ích và tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng đích, văn hóa vùng miền và ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau;

- Sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn, quảng cáo … trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương. Chú trọng việc quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS hiện có tại địa phương, đơn vị;

- Xây dựng chương trình, nội dung các tin bài phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả quảng bá dịch vụ, chống kỳ thị và phân biệt đối xử để phổ biến thông qua hệ thống đài phát thanh của xã, phường, thị trấn;

- Thí điểm các mô hình ứng dụng kỹ thuật thông tin hiện đại và mở rộng mô hình có hiệu quả như các tổng đại điện thoại, mạng internet… vào truyền thông thay đổi hành vi và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

c) Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các hình thức truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và thăm gia đình kết hợp cung cấp các dịch vụ lồng ghép thông qua đội ngũ truyền thông viên phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;

- Tổ chức diễn đàn, cuộc thi về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng đích, cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng. Chú trọng các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu các mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và các sự kiện văn hóa, xã hội khác của địa phương, đơn vị;

- Tổ chức các chương trình truyền thông lưu động nhằm giới thiệu, cung cấp các thông tin và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các sự kiện quốc gia và các sự kiện của địa phương, đơn vị;

- Xây dựng và triển khai chiến lược truyền thông cho từng đối tượng can thiệp phù hợp với đặc điểm văn hóa của từng địa phương.

3.2. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

a) Truyền thông vận động

- Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên biệt theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị được giao về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các hội nghị định hướng, các hội nghị cung cấp thông tin về phòng, chống HIV/AIDS và các cuộc vận động lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể đồng thuận, hỗ trợ triển khai các mô hình phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức giao ban định kỳ với các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ ở các cấp để cung cấp thông tin về phòng, chống HIV/AIDS.

b) Huy động cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS

- Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS như: Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Mô hình phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số; Mô hình các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS và các mô hình dựa vào cộng đồng khác;

- Triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình quân dân y kết hợp, chương trình phối hợp Y tế với Bộ đội Biên phòng về phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Chú trọng truyển thông phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân làm việc xa nhà và nhóm người di biến động;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường, phù hợp với từng đối tượng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Tổ chức các hội nghị định hướng các tổ chức xã hội để tìm kiếm tài trợ và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng theo đúng định hướng của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, chú trọng đến các hình thức và truyền thông đặc thù với từng đối tượng và cơ sở;

- Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo ngành dọc của các Bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương trong đó tập trung vào các đối tượng ưu tiên đặc thù của từng Bộ, ngành, đoàn thể;

- Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại tất cả các cấp;

- Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá các hoạt động về truyền thông và huy động cộng đồng phục vụ cho việc quản lý, lập kế hoạch và triển khai, theo dõi chương trình.

c) Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Rà soát các tài liệu truyền thông, loại bỏ các thông điệp mang tính hù doạ hoặc gây sự hiểu nhầm giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội;

- Xây dựng và phát hành các tài liệu truyền thông khác nhau như tờ rơi, áp phích, sách mỏng, đĩa CD… với các thông điệp về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử;

- Tổ chức, vận động sự tham gia của của các vị lãnh đạo, các vị chức sắc tôn giáo, người có uy tín ở cộng đồng, người nổi tiếng, người nhiễm HIV và gia đình tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các sự kiện như Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và các sự kiện của địa phương, đơn vị..;

- Tổ chức các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, mạng lưới người dễ bị lây nhiễm HIV tại cộng đồng dân cư;

- Xây dựng tổng kết và quảng bá nhân rộng các mô hình thành công, các gương điển hình của các nhóm người nhiễm, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS;

3.3. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

a) Xây dựng văn bản chuyên môn, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách cho những người tham gia chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Xây dựng các hướng dẫn về điều trị dự phòng; chú trọng điều trị dự phòng trong các quan hệ tình dục với người nhiễm HIV; nghiên cứu áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế;

- Xây dựng văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tổ chức thực hiện truyền thông về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV;

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình, tài liệu đào tạo dành cho nhân viên tiếp cận cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và khám, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

b) Truyền thông quảng bá các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV

- Tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng;

- Tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV qua các kênh truyền thông trực tiếp.

c) Các hoạt động hỗ trợ cho chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV

- Duy trì, bổ sung nhân lực thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại bao gồm các tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ Trung ương đến địa phương và nhân viên tiếp cận cộng đồng;

- Thành lập, củng cố nhóm giảng viên quốc gia/nhóm hỗ trợ kỹ thuật quốc gia về chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

- Thiết lập các trung tâm đào tạo khu vực về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Triển khai các khoá tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại ở nước ngoài;

- Cung cấp trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm và vật phẩm triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV (bao gồm: bơm kim tiêm, nước cất pha tiêm, bao cao su, chất bôi trơn, tài liệu truyền thông, thuốc điều trị thay thế, thuốc điều trị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục…);

- Triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại (bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) tại các Trung tâm giáo dục, chữa bệnh, lao động xã hội; cơ sở giáo dục; trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam; kết nối với các hoạt động ngoài cộng đồng;

- Thiết lập và củng cố hệ thống quản lý số liệu, cải thiện chất lượng của chương trình can thiệp (bao gồm cả việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống đánh giá chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng);

- Theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

d) Phân phát bơm kim tiêm

- Phân phát bơm kim tiêm, nước cất pha tiêm cho nhóm người nghiện chích ma túy thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...;

- Giảm dần số lượng bơm kim tiêm cấp phát miễn phí song song với việc triển khai thí điểm và mở rộng mô hình tiếp thị xã hội bơm kim tiêm.

đ) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

- Triển khai các mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, bao gồm mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện; mô hình cấp phát thuốc vệ tinh; mô hình lưu động và mô hình xã hội hóa;

- Thí điểm áp dụng và mở rộng điều trị nghiện bằng thuốc đối kháng, các thuốc mới và các thuốc y học cổ truyền trong điều trị cai nghiện;

- Nghiên cứu áp dụng các mô hình dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp và các loại ma túy mới.

e) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn

- Tạo sự sẵn có và dễ tiếp cận với bao cao su và chất bôi trơn cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao;

- Phân phát bao cao su và chất bôi trơn cho nhóm can thiệp thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, Trung tâm Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam;

- Giảm dần số lượng bao cao su cấp phát miễn phí song song với việc mở rộng mô hình tiếp thị xã hội bao cao su.

g) Hoạt động chẩn đoán và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Mở rộng hoạt động khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho nhóm dễ bị cảm nhiễm, nhóm người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy;

- Lồng ghép khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, công nhân tại các khu công nghiệp;

- Định kỳ triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về chẩn đoán và điều các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ở các cấp.

h) Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV qua dịch vụ xã hội và dịch vụ y tế

- Xây dựng hướng dẫn, quy định về dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và dịch vụ y tế;

- Tổ chức tập huấn và phổ biến các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội;

- Tổ chức tuyên truyền cho các cơ sở y tế về thực hiện đúng các quy định chống nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế;

- Định kỳ kiểm tra, giám sát công tác chống nhiễm khuẩn ở các cơ sở y tế và các cơ sở triển khai các dịch vụ xã hội có sử dụng các dụng cụ tiêm chích.

k) Phối hợp với các dịch vụ hỗ trợ khác

- Các biện pháp can thiệp được lồng ghép với nhau và lồng ghép với các dịch vụ hỗ trợ khác như:

+ Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện;

+ Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nghiện chích ma túy (điều trị bằng thuốc ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm phòng viêm gan B, chẩn đoán và điều trị Lao);

+ Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

+ Các hỗ trợ xã hội khác thông qua việc cung cấp thông tin bằng phiếu dịch vụ sức khỏe; đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm; tổ chức hoạt động câu lạc bộ cho người nghiện chích ma túy, người bán dâm;

- Lồng ghép các hoạt động can thiệp với mô hình cai nghiện tại cộng đồng, các mô hình sau cai.

3.4. Hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn về tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với các nhóm đối tượng và các địa bàn: tư vấn cho nhóm nguy cơ cao, tư vấn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn tại cộng đồng với các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, tư vấn xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất hoặc tư vấn xét nghiệm HIV lưu động…;

- Chuẩn hóa các tài liệu chuyên môn về tư vấn xét nghiệm HIV để thống nhất sử dụng trên toàn quốc;

- Xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ nhằm bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện đạt chuẩn quốc gia;

- Triển khai phổ cập hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất lồng ghép với các dịch vụ chăm sóc y tế liên quan tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các bệnh viện và phòng khám (Khoa sản, các phòng khám lao, da liễu…) cho các đối tượng; - Thành lập mới các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tại tuyến huyện theo hướng lồng ghép với các cơ sở y tế sẵn có. Ưu tiên các huyện có tỷ lệ nhiễm HIV cao và huyện có các xã trọng điểm về ma túy, lồng ghép các hoạt động tư vấn, xét nghiêm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và chăm sóc sức khoẻ ban đầu;

- Nghiên cứu ứng dụng các mô hình tư vấn, xét nghiệm mới của quốc tế có hiệu quả và phù hợp với đặc thù văn hóa, kinh tế tại các địa phương;

- Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV lưu động cho người dân sống khu vực xa cơ sở y tế, tư vấn xét nghiệm HIV định kỳ tại các khu công nghiệp;

- Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội;

- Thiết lập và củng cố hệ thống chuyển tiếp các đối tượng tư vấn tiếp cận các dịch vụ như dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV; chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ xã hội để tăng tỷ lệ điều trị sớm cho người nhiễm HIV và tiếp tục phòng lây nhiễm HIV cho những người chưa bị nhiễm.

3.5. Nghiên cứu, triển khai áp dụng các kỹ thuật mới trong dự phòng lây nhiễm HIV

- Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV;

- Vắc xin, dung dịch khử trùng;

- Điều trị ARV dự phòng lây nhiễm HIV cho các cặp bạn tình trái dấu;

- Các kỹ thuật khác trong dự phòng lây nhiễm HIV.
4. Gói dịch vụ can thiệp cơ bản cho từng nhóm đối tượng

4.1. Gói dịch vụ can thiệp cho người nghiện ma túy

a) Truyền thông thay đổi hành vi;

b) Phân phát bơm kim tiêm;

c) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

d) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

đ) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và chuyển gửi điều trị ARV

4.2. Gói dịch vụ can thiệp cho nam quan hệ tình dục đồng giới

a) Truyền thông thay đổi hành vi;

b) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

c) Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

d) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

4.3. Gói dịch vụ can thiệp cho người bán dâm

a) Truyền thông thay đổi hành vi;

b) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

c) Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

d) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và chuyển gửi điều trị ARV.

4.4. Gói dịch vụ can thiệp cho người nhiễm HIV có bạn tình không bị nhiễm HIV

a) Điều trị ARV;

b) Truyền thông thay đổi hành vi;

c) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

d) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và chuyển gửi điều trị ARV.

4.5. Gói dịch vụ can thiệp cho nhóm di biến động

a) Truyền thông thay đổi hành vi;

b) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

c) Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

d) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và chuyển gửi điều trị ARV.

4.6. Gói dịch vụ can thiệp cho bạn tình của các nhóm người trên

a) Truyền thông thay đổi hành vi;

b) Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

c) Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

d) Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và chuyển gửi điều trị ARV.





tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương