Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 0.6 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.6 Mb.
#23752
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Các Bộ, ngành, đoàn thể thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Ủy ban Quốc gia)

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan trong Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia; tại Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác;


2. Các bộ, ngành, đoàn thể khác

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan trong Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại tại Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người; tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống HIV/AIDS;


3. Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương

Phối hợp với Bộ Y tế lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án theo chức năng nhiệm vụ và trong phạm vi đơn vị quản lý.


4. Bộ Y tế

- Tham mưu xây dựng chính sách, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn chuyên môn thực hiện các hoạt động của Đề án trong pham vị quản lý;

- Cục Phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm giúp Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, các Viện, Bệnh viện và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án Theo chức năng, nhiệm vụ của mình;


5. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nghiên cứu bổ xung mã ngành, mã nghề, chỉ tiêu đào tạo cho các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Y trên toàn quốc nhằm bổ xung nguồn nhân lực theo nội dung của Đề án;


6. Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm các cấp

- Chỉ đạo việc tổ chức triển khai các nội dung hoạt động của Đề án tại địa phương;

- Bố trí kinh phí và nguồn nhân lực của địa phương cho việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình và trên địa bàn địa phương;
7. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các ngành, các cấp:

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo cùng cấp chỉ đạo, tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án;

- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;

- Chủ động trong việc tăng cường năng lực hệ thống của cơ quan mình và các cơ quan, tổ chức, đơn vị phòng, chống HIV/AIDS khác thuộc địa phương, đơn vị.



ĐỀ ÁN

GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS,

THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS



(Ban hành kèm theo Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống giám sát dịch HIV/AIDS được thành lập từ năm 1987, trước khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát tại Việt Nam. Năm 1994, hệ thống giám sát trọng điểm HIV được thực hiện tại 8 tỉnh và mở rộng ra 40 tỉnh vào năm 2003 với các mẫu nghiên cứu được thu thập trong các nhóm nguy cơ cao và hai nhóm đại diện cộng đồng, đến năm 2010 hệ thống giám sát trọng điểm bắt đầu triển khai lồng ghép các câu hỏi về hành vi. Hệ thống xét nghiệm HIV phục vụ cho công tác giám sát cũng hình thành song song với hệ thống giám sát dịch, các hoạt động về xét nghiệm và giám sát dịch được triển khai đồng bộ, công tác xét nghiệm HIV liên tục được mở rộng, số người được xét nghiệm HIV tiếp tục tăng, tính chính xác của kết quả xét nghiệm HIV luôn đảm bảo. Các số liệu báo cáo về dịch tễ học HIV/AIDS ngày càng cải thiện chất lượng, các số liệu này góp phần quan trọng giúp đánh giá về tình hình dịch HIV/AIDS các khu vực trong cả nước, phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV, theo dõi diễn biến tình hình dịch của địa phương, quốc gia, đặc biệt phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch, ước tính, dự báo tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.

Năm 2004, Liên Hợp quốc khởi xướng nguyên tắc “Ba thống nhất”, bao gồm thống nhất một khung hành động phòng chống HIV/AIDS, tạo cơ sở cho công tác điều phối các họat động của tất cả các đối tác; thống nhất một cơ quan điều phối phòng chống AIDS cấp quốc gia với phương châm hoạt động liên ngành; thống nhất một hệ thống theo dõi và đánh giá cấp quốc gia. Để đáp ứng Nguyên tắc “Ba Thống nhất” và Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình, bao gồm: Quyết định số 56/QĐ-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn hoạt động của hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Quyết định số 04/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục các chỉ số theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia, Quyết định số 08/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Chương trình hành động về Giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình. Những văn bản này là hành lang pháp lý quan trọng triển khai hoạt động giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Các quy định và hướng dẫn về công tác theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã bám sát 12 thành tố hoạt động theo dõi và đánh giá do UNAIDS hướng dẫn.Qua những năm thực hiện, công tác giám sát, theo dõi, đánh giá đã đạt được những thành tựu quan trọng như thiết lập được hệ thống theo dõi, đánh giá quốc gia, triển khai thu thập số liệu dịch HIV/AIDS, số liệu hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định, triển khai được nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng, hiệu quả chương trình phòng, chống HIV/AIDS, phát triển các phần mềm chuyên dụng nhằm quản lý số liệu và hỗ trợ báo cáo trực tuyến, phần lớn cán bộ làm công tác theo dõi tuyến trung ương và tuyến tỉnh, thành phố được đào tạo cơ bản các kiến thức theo dõi và đánh giá. Các số liệu được sử dụng cho vận động xây dựng chính sách, lập kế hoạch, cải thiện chất lượng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, công tác giám sát, theo dõi đánh giá cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nhân lực có trình độ về công tác theo dõi và đánh giá, các cán bộ tuyến cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo các cấp, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác theo dõi và đánh giá, chủ yếu nhận thức việc thu thập số liệu để phục vụ công tác báo cáo, không đề cao việc sử dụng số liệu cho lập kế hoạch tại chính các đơn vị thu thập số liệu. Hệ thống theo dõi và đánh giá vẫn còn tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo trong cùng hệ thống phòng, chống HIV/AIDS và phục vụ cho mục đích riêng của các nhà tài trợ, thiếu sự gắn kết giữa đơn vị trong việc thu thập, chia sẻ số liệu. Do đó để khắc phục những tồn tại và phát huy những điểm mạnh hệ thống theo dõi và đánh giá, việc xây dựng đề án giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS là cần thiết và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.


II. MỤC TIÊU

1. Xây dựng một hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá quốc gia theo đúng nguyên tắc “Ba thống nhất”, có đủ khả năng cung cấp thông tin đầy đủ có chất lượng, cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin, góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

2. Tăng cường mạng lưới xét nghiệm đảm bảo chất lượng phục vụ công tác giám sát, dự phòng, chẩn đoán và theo dõi hỗ trợ điều trị HIV/AIDS chính xác, kịp thời.
III. CHỈ TIÊU

1. Giám sát dịch HIV/AIDS/STI

a) 80% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo vào năm 2015 và 90% vào năm 2020;

b) 100% số tỉnh, thành phố chủ động thu thập, phân tích số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương và có khả năng sử dụng số liệu dịch HIV/AIDS để lập kế hoạch, huy động nguồn lực vào năm 2015.

2. Theo dõi và đánh giá chương trình

a) 100% các chỉ số theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo kế hoạch theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia;

b) 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến được giám sát đảm bảo chất lượng dịch vụ từ năm 2015;

c) 100% các tỉnh xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS và có khả năng sử dụng số liệu chương trình để lập kế hoạch, huy động nguồn lực vào năm 2015.



3. Công tác xét nghiệm phục vụ giám sát, dự phòng, chẩn đoán và hỗ trợ theo dõi điều trị người nhiễm HIV/AIDS.

a) 100% tỉnh/thành phố có ít nhất 01 cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định vào năm 2015;

b) 70% cơ sở xét nghiệm HIV đạt tiêu chuẩn theo quy định của quốc gia vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020;

c) 100% cơ sở xét nghiệm được quy hoạch phục vụ theo dõi điều trị HIV/AIDS đáp ứng đầy đủ nhu cầu xét nghiệm tế bào T CD4, tải lượng HIV, kháng thuốc HIV theo quy định quốc gia vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020;

d) 70% phòng xét nghiệm triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020 trong đó có 15 phòng xét nghiệm HIV đạt tiêu chuẩn ISO cho phòng xét nghiệm lĩnh vực y tế vào năm 2015 và tăng lên 30 phòng xét nghiệm HIV vào năm 2020.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐÔNG

1. Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình

1.1. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá

a) Xây dựng hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá thống nhất và mang tính đa ngành.

- Xây dựng hệ thống tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát, theo dõi và đánh giá ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và tuyến cung cấp dịch vụ, thành lập mới các đơn vị giám sát, theo dõi và đánh giá tuyến tỉnh, sắp xếp đủ nhân lực và giao trách nhiệm thực hiện công việc giám sát, theo dõi và đánh giá cho cán bộ ở tuyến huyện, tuyến xã và tuyến cung cấp dịch vụ;

- Thiết lập cơ chế thu thập, báo cáo, sử dụng số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có tính đa ngành và theo hệ thống báo cáo duy nhất;

- Tổ chức các diễn đàn tuyên truyền, vận động lãnh đạo đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các cấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ về nhận thức tầm quan trọng công tác giám sát, theo dõi và đánh giá.

- Đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị giám sát, theo dõi, đánh giá các tuyến tuỳ theo nhu cầu của từng tuyến, ưu tiên theo từng giai đoạn.

b) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá;

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách cho những người làm công tác giám sát dịch HIV/AIDS, thống kê, báo cáo;

- Xây dựng quy trình chuẩn giám sát, theo dõi liên tục các ca nhiễm HIV sau khi được phát hiện nhiễm HIV, quá trình tiến triển bệnh và tham gia các dịch vụ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Sửa đổi, bổ sung biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn thu thập, tổng hợp số liệu phù hợp với giai đoạn mới, phân loại số liệu theo tuổi và giới, đảm bảo yêu cầu phân tích đánh giá nâng cao chất lượng chương trình, đánh giá hiệu quả chương trình, phân tích báo cáo bình đẳng giới;

- Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá chất lượng số liệu;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn về quản lý và sử dụng số liệu;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn giám sát phát hiện HIV/AIDS, giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn lập bản đồ, ước tính quần thể nguy cơ cao;

- Xây dựng tài liệu hướng lập kế hoạch dựa vào bằng chứng;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS;

- Xây dựng các văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật khác;

b) Đào tạo năng lực theo dõi và đánh giá cho cán bộ ở các tuyến

- Đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ về công tác giám sát dịch, dịch tễ học, nghiên cứu, theo dõi và đánh giá phù hợp nhu cầu thực tế theo các khu vực khác nhau.

- Hướng dẫn các tổ chức hoạt động tại cộng đồng về phương pháp thu thập số liệu, kiểm tra số liệu.

- Đào tạo cán bộ về công tác giám sát nâng cao chất lượng số liệu tại các tuyến cung cấp dịch vụ.

- Đào tạo cán bộ về kỹ năng triển khai các nghiên cứu tại thực địa.

- Cử các cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong nước và quốc tế về công tác giám sát, theo dõi và đánh giá.

c) Điều phối, lập kế hoạch và quản lý hệ thống giám sát theo dõi và đánh giá.

- Định kỳ họp Nhóm kỹ thuật theo dõi và đánh giá quốc gia;

- Tổ chức định kỳ các cuộc họp nhóm kỹ thuật để đối chiếu số liệu chương trình;

- Định kỳ hằng năm tổ chức họp các đối tác chia sẻ số liệu, khuyến nghị các ưu tiên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Định kỳ xây dựng khung kế hoạch phân bổ nguồn lực theo khu vực địa lý;

- Lập kế hoạch chung triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá quốc gia hằng năm, trong đó lồng ghép các hoạt động theo dõi và đánh giá của các dự án và của các bộ ngành;

- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác giám sát HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình.

d) Cập nhật kế hoạch theo dõi và đánh giá quốc gia.

- Sửa đổi và bổ sung bộ chỉ số theo dõi và đánh giá quốc gia phục vụ cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS và hài hòa với các báo cáo quốc tế và nhà tài trợ.

- Xây dựng kế hoạch theo dõi và đánh giá quốc gia giai đoạn 2012-2020.

1.2. Các hoạt động giám sát dịch HIV/AIDS

a) Giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI

- Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn chuyên môn;

- Tiếp tục củng cố chất lượng giám sát phát hiện HIV/AIDS, định kỳ rà soát số liệu người nhiễm HIV/AIDS;

- Thực hiện công tác giám sát hỗ trợ định kỳ về công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS;

- Nghiên cứu, triển khai các biện pháp giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV;

- Triển khai các hoạt động thu thập thống kê người nhiễm HIV tại các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất, tư vấn xét nghiệm lưu động, tư vấn xét nghiệm HIV trong các trại giam, cơ sở cai nghiện tập trung;

- Hướng dẫn cán bộ giám sát dịch HIV/AIDS các cấp sử dụng thành thạo phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS, triển khai ứng dụng quản lý người nhiễm HIV đến tất cả tuyến huyện và cho tuyến xã có đủ điều kiện nhân lực, trang thiết bị.

b) Giám sát trọng điểm HIV và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

- Cập nhật hướng giám sát trọng điểm HIV và giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, xây dựng các hướng dẫn, cẩm nang cho giám sát trọng điểm;

- Lồng ghép giám sát trọng điểm HIV và các câu hỏi về hành vi và tiếp cận chương trình;

- Nghiên cứu thí điểm áp dụng xét nghiệm chẩn đoán tỷ lệ mới nhiễm HIV vào giám sát trọng điểm HIV và từng bước mở rộng cho các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm;

- Hằng năm phân tích và phát triển ấn phẩm báo cáo kết quả giám sát trọng điểm nhằm phổ biến và chia sẻ thông tin về giám sát trọng điểm.

c) Giám sát kháng thuốc ARV

- Thành lập nhóm kỹ thuật quốc gia về theo dõi kháng thuốc ARV;

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn giám sát kháng thuốc ARV;

- Triển khai thu thập định kỳ hằng năm về các chỉ số cảnh báo sớm kháng thuốc ARV theo hướng dẫn quốc gia đảm bảo ít nhất 50% cơ sở điều trị có số liệu về giám sát kháng thuốc ARV;

- Triển khai điều tra giám sát trọng điểm đánh giá kháng thuốc HIV tiềm tàng tại điểm triển khai điều trị ARV, theo dõi dự phòng kháng thuốc ARV trong quá trình điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện kháng thuốc ARV;

- Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ công tác giám sát cảnh báo kháng thuốc sớm từ tuyến trung ương;

- Triển khai điều tra nghiên cứu về ngưỡng kháng thuốc ở các vùng khu vực địa lý khác nhau;

- Triển khai giám sát kháng thuốc HIV ban đầu để đánh giá giám sát kháng thuốc cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi và mới được chẩn đoán HIV;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát kháng thuốc quốc gia.

1.3. Các hoạt động theo dõi và đánh giá chương trình

a) Hoạt động thu thập số liệu và báo cáo hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS

- Hướng dẫn cán bộ kỹ năng tổng hợp số liệu từ các tuyến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt triển khai hướng dẫn cho đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng về kỹ năng ghi chép và báo cáo số liệu can thiệp tại cộng đồng;

- Thiết lập hệ thống báo cáo số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến dưới lên tuyến trên và cơ chế báo cáo ngang giữa các đơn vị cùng cấp. Quy định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu cuối cùng ở mỗi cấp để báo cáo lên cấp trên;

- Mở rộng sử dụng phần mềm báo cáo trực tuyến, triển khai ứng dụng tại tuyến cung cấp dịch vụ, từng bước điện tử hóa báo cáo thay thế báo cáo bằng giấy, hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu các cấp sử dụng thành thạo phần mềm báo cáo trực tuyến;

- Định kỳ 6 tháng tất cả các tuyến được kiểm tra chất lượng số liệu hoạt động chương trình;

- Triển khai các hoạt động giám sát hỗ trợ thu thập số liệu ở các tuyến;

- Thường xuyên tổ chức rà soát, đối chiếu chéo giữa các loại số liệu và đánh giá chất lượng số liệu;

- Triển khai các hoạt động kiểm tra số liệu hỗ trợ giữa các tuyến.

b) Phát triển hệ thống thông tin quản lý về HIV/AIDS

- Xây dựng chuẩn thông tin trong hệ thống thông tin quản lý về HIV/AIDS, xây dựng các chuẩn giao thức trao đổi thông tin giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau.

- Xây dựng các cơ chế báo cáo trực tuyến qua mạng.

- Nghiên cứu thẻ thông tin nhận dạng bệnh nhân để tích hợp các hệ thống khác nhau trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung tích hợp các phần mềm đang triển khai, quản lý các số liệu điều tra nghiên cứu có hệ thống và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào hệ thống thông tin quản lý để nâng cao chất lượng số liệu, đo lường độ bao phủ, tăng cường chia sẻ và sử dụng số liệu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố và cải thiện hệ thống thông tin quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Xây dựng quy trình, chương trình quản lý thống tin người nhiễm HIV/AIDS chuẩn và đảm bảo tính bí mật để tăng cường công tác chuyển tiếp giữa các dịch vụ của chương trình đảm bảo hạn chế tối đa việc mất dấu bệnh nhân sau khi nhận dịch vụ và sự trùng lặp về số liệu.

- Phát triển và triển khai ứng dựng các phần mềm chuyên dụng quản lý, điều hành tác nghiệp, bao gồm phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị ARV, phần mềm tư vấn xét nghiệm tự nguyện và tiếp cận cộng đồng, phần mềm quản lý điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

c) Giám sát hỗ trợ đảm bảo chất lượng và tiến độ các hoạt động tại các tuyến

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá triển khai hoạt động và thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu tại các tuyến khác nhau.

- Định kỳ tổ chức các đoàn công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật nâng cao chất lượng tại các tuyến cung cấp dịch vụ.

- Tổ chức kiểm tra chéo và chấm điểm giữa các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS về việc triển khai các hoạt động của chương trình.

1.4. Các nghiên cứu, điều tra về HIV/AIDS

Thực hiện các ưu tiên trong kế hoạch nghiên cứu giai đoạn đến năm 2015. Đánh giá, khảo sát và xây dựng các định hướng ưu tiên, kế hoạch nghiên cứu cho giai đoạn 2015 -2020. Tập trung ưu tiên triển khai các lĩnh vực, nội dung nghiên cứu sau:

- Triển khai nghiên cứu xác định tỷ suất mới nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao và xác định nguồn gốc các trường hợp nhiễm mới; 

- Triển khai các nghiên cứu hành vi, nghiên cứu hành vi kết hợp huyết thanh học nhằm xác định các yếu tố cá nhân, kinh tế, xã hội có thể giúp giảm lây nhiễm HIV. Các nghiên cứu sẽ được ưu tiên triển khai trong nhóm nguy cơ cao như: Người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người quan hệ tình dục đồng giới nam, nhóm người nhiễm HIV;

- Triển khai nghiên cứu sinh học phân tử định gen và bản đồ dịch tễ học phân tử HIV;

- Triển khai các nghiên cứu đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư; Phối hợp với nghiên cứu điều tra cấp quốc gia lồng ghép bộ câu hỏi về HIV/AIDS nhằm mục đích thu thập các chỉ số liên quan về phòng, chống HIV/AIDS về kiến thức, hành vi trong cộng đồng dân cư, bao gồm số liệu định kỳ về HIV/AIDS và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn;

- Lồng ghép điều tra về HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư vào các cuộc điều tra định kỳ của Tổng cục Thống kê;

- Triển khai các nghiên cứu tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình;

- Triển khai các nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Triển khai các nghiên cứu về điều hành chương trình phòng, chống HIV/AIDS để điều chỉnh các quy trình chuyên môn kỹ thuật phù hợp với thực tế.

- Triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của của HIV/AIDS ở cấp quốc gia; nghiên cứu phân tích chi phí-hiệu quả trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS;

- Triển khai các nghiên cứu đồng nhiễm HIV với các bệnh truyền nhiễm khác như lao, viêm gan;

- Định kỳ 2 năm triển khai điều tra chi tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS;

- Triển khai các nghiên cứu chuyên biệt khác để phục vụ cho việc lập kế hoạch và quản lý chương trình;

- Triển khai nghiên cứu ước tính quần thể bằng các phương pháp khác nhau, lập bản đồ xã hội học các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV. Đảm bảo tất cả các tỉnh có số liệu ước tính quần thể các nhóm dễ bị cảm nhiễm và được cập nhật 2 năm/1 lần;

- Ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS định kỳ 2 năm 1 lần;

- Triển khai thu thập số liệu theo giới để hỗ trợ đánh giá về bình đẳng giới trong phòng, chống HIV/AIDS.

1.5. Phổ biến và sử dụng hiệu quả thông tin chiến lược cho chỉ đạo, xây dựng chính sách, đầu tư hiệu quả cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia.

a) Phổ biến thông tin chiến lược phòng, chống HIV/AIDS:

- Triển khai các hoạt động phổ biến và chia sẻ thông tin hoạt động của chương trình phòng chống HIV/AIDS thông qua tổ chức các sự kiện, hội nghị, xuất bản các ấn phẩm và đưa thông tin lên Website;

- Tổ chức hội nghị định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá các hoạt động chương trình và tăng nhận thức về tình hình dịch HIV/AIDS;

- Phát triển các tài liệu báo cáo và đánh giá về thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo định kỳ;

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng.

b) Xây dựng các báo cáo

- Phát triển các báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS và báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng các báo cáo UNGASS, báo cáo tiếp cận phổ cập, báo cáo Thiên niên kỷ.

c) Cải thiện sử dụng thông tin chiến lược

- Nâng cao năng lực cho các người thực hiện chương trình, người xây dựng chính sách về sử dụng số liệu để cải thiện chương trình và vận động, xây dựng chính sách;

- Tổ chức hướng dẫn về sử dụng số liệu cho các nhà chuyên môn, nhà quản lý và người lập kế hoạch ở các cấp khác nhau.
2. Xét nghiệm phục vụ giám sát, dự phòng, chẩn đoán theo dõi điều trị HIV/AIDS

2.1. Chính sách quốc gia về xét nghiệm



- Xây dựng chính sách quốc gia có liên quan đến xét nghiệm liên quan đến HIV trong các lĩnh vực giám sát dịch; dự phòng cộng đồng và dự phòng trong cơ sở y tế; hỗ trợ theo dõi điều trị và theo dõi kháng thuốc và phục vụ nghiên cứu khoa học;

- Xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm liên quan đến HIV cập nhật với các tiến bộ khoa học;

- Xây dựng cơ chế điều phối, theo dõi và khắc phục vấn đề liên quan hoạt động xét nghiệm;

- Nghiên cứu việc xã hội hóa các chi phí xét nghiệm phát hiện, xét nghiệm hỗ trợ việc theo dõi điều trị HIV/AIDS.

2.2. Tăng cường và củng cố hệ thống xét nghiệm phục vụ giám sát, dự phòng, chẩn đoán và hỗ trợ theo dõi điều trị.

a) Xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở xét nghiệm liên quan đến HIV đến năm 2020 bao gồm phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia; phòng xét nghiệm tham chiếu khu vực và phòng xét nghiệm tuyến tỉnh, tuyến huyện về huyết thanh học, sinh học phân tử, đếm tế bào T- CD4;

b) Củng cố mạng lưới phân vùng chuyển tuyến, kết nối cung ứng dịch vụ xét nghiệm có liên quan đến HIV;

c) Nâng cao nhân lực cho hoạt động xét nghiệm:

- Xây dựng và chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo về các kỹ thuật xét nghiệm, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học, lập kế hoạch triển khai hoạt động và các vấn đề pháp lý có liên quan;

- Thiết lập cơ sở đào tạo chuẩn và đội ngũ giảng viên quốc gia về các xét nghiệm liên quan đến HIV phù hợp theo từng tuyến;

- Hợp tác với các phòng xét nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong việc đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm;

- Triển khai các chương trình đào tạo về xét nghiệm liên quan HIV cho đội ngũ sinh viên trong các trường trung học, cao đẳng đại học có liên quan đặc biệt là hệ cử nhân xét nghiệm;

- Định kỳ khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại cho đội ngũ quản lý và thực hiện xét nghiệm ở các tuyến;

- Trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ xét nghiệm giữa các tuyến;

- Định kỳ tổ chức các hội thảo khoa học các nghiên cứu đánh giá nhằm phát minh các sáng kiến cải thiện quy trình kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm HIV cập nhật tiến bộ của thế giới;

- Thiết lập và duy trì hoạt động của nhóm kỹ thuật đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV quốc gia tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức hội nghị quốc gia 2 năm/lần nhằm cập nhật thông tin và định hướng phát triển cho hệ thống xét nghiệm quốc gia.

d) Đầu tư hỗ trợ bổ sung và duy trì trang thiết bị cho các cơ sở xét nghiệm trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm liên quan đến HIV;

e) Nghiên cứu triển khai các phương pháp xét nghiệm phục vụ cho việc giám sát dịch, xác định tỷ lệ mới nhiễm, theo dõi giám sát HIV kháng thuốc.

2.3. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm.

a) Phát triển các hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng xét nghiêm:

- Xây dựng, chỉnh sửa cập nhật các tiêu chuẩn quốc gia về phòng xét nghiệm có liên quan đến HIV;

- Chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng xét nghiệm có liên quan đến HIV;

- Hướng dẫn các cơ sở xét nghiệm tổ chức thực hiện quản lý đảm bảo chất lượng tiến tới việc đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về xét nghiệm.

b) Thực hiện chương trình nội kiểm, ngoại kiểm

- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quốc gia về thực hiện chương trình nội kiểm, ngoại kiểm: Quy chuẩn hóa việc thực hiện chương trình nội kiểm, ngoại kiểm; Phân tuyến kỹ thuật trong việc thực hiện chương trình ngoại kiểm, nội kiểm; Nghiên cứu việc sản xuất và cung cấp mẫu nội, ngoại kiểm cho các cơ sở thực hiện xét nghiệm liên quan HIV bao gồm huyết thanh học HIV, đếm tế bào T - CD4, sinh học phân tử HIV;

- Hỗ trợ các cơ sở cung cấp bộ mẫu nội kiểm và ngoại kiểm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế;

- Thực hiện chương trình ngoại kiểm về xét nghiệm huyết thanh học HIV và xét nghiệm đếm tế bào T - CD4 cho 70% cơ sở xét nghiệm vào năm 2015 và 100% vào năm 2020;

- Thực hiện chương trình ngoại kiểm về xét nghiệm đếm tế bào T - CD4 và sinh học phân tử cho 100% cơ sở xét nghiệm vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020;

- Thực hiện chương trình nội kiểm về xét nghiệm huyết thanh học và đếm tế bào T - CD4 cho 30% cơ sở xét nghiệm vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020.

c) Quản lý hệ thống thông tin phòng xét nghiệm:

- Sửa đổi hệ thống sổ sách ghi chép báo cáo thông tin phòng xét nghiệm tiến tới điện tử hóa sổ sách phiếu ghi chép kết quả thích hợp;

- Thực hiện hệ thống thông tin phòng xét nghiệm điện tử cho các cơ sở xét nghiệm, kết nối thông tin trong hệ thống thông tin y tế;

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu định kỳ thông tin phòng xét nghiệm nhằm đảm bảo việc cung cấp số liệu chính xác cho việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách;

- Chỉnh sửa cập nhật các hướng dẫn danh mục tài liệu và lưu trữ các văn bản báo cáo có liên quan đến hoạt động xét nghiệm HIV nhằm đảm bảo việc quản lý sử dụng số liệu cho việc lập kế hoạch hoạch định chính sách và quản lý đảm bảo chất lượng hoạt động xét nghiệm.

d) Quản lý sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao:

- Xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật hướng dẫn quốc gia về đánh giá và kiểm định chất lượng sinh phẩm hóa chất và vật tư tiêu hao cho các kỹ thuật xét nghiệm HIV;

- Thiết lập 01 ngân hàng mẫu quốc gia phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá và kiểm định chất lượng sinh phẩm chẩn đoán HIV;

- Nghiên cứu ứng dụng và cập nhật các phương cách xét nghiệm HIV tại Việt Nam;

- Thực hiện đánh giá chất lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV trước cấp phép, theo lô và khi được yêu cầu;

- Thực hiện đánh giá chất lượng sinh phẩm đang lưu hành trên thị trường;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, giám sát quản lý đảm bảo việc sử dụng sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm HIV có chất lượng và triển khai các nghiên cứu sản xuất cung ứng sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm trong nước.

e) Quản lý sử dụng trang thiết bị xét nghiệm HIV:

- Xây dựng các tiêu chuẩn trang thiết bị cho từng loại kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến HIV phù hợp cho từng tuyến;

- Hướng dẫn triển khai việc quản lý, hiệu chuẩn và kiểm chuẩn trang thiết bị; Tổ chức thực hiện việc quản lý, hiệu chuẩn, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa trang thiết bị xét nghiệm;

- Quản lý điều phối, sử dụng trang thiết bị;

- Triển khai các đánh giá hiệu quả và tính ứng dụng của các trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế và các vùng địa lý của Việt Nam.

f) Đảm bảo an toàn phòng xét nghiệm

- Phối hợp với các đơn vị và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định;

- Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo việc thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV theo cấp độ an toàn sinh học.

g) Giám sát, theo dõi, đánh giá hoạt động xét nghiệm

- Xây dựng và cập nhật Bộ công cụ kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động xét nghiệm;

- Định kỳ kiểm tra giám sát hoạt động xét nghiệm HIV bao gồm; thẩm định cấp phép, kiểm tra giám sát cải thiện chất lượng định kỳ;

- Triển khai các nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm tại các tuyến cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ phản hồi liên tục việc phát hiện và khắc phục các tồn tại trong quá trình triển khai hoạt động xét nghiệm.

h) Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm chính xác kịp thời và liên tục.

- Hướng dẫn các tỉnh/thành phố và các đơn vị thuộc hệ thống phòng, chống HIV/AIDS xây dựng kế hoạch, kết cấu kinh phí cho hoạt động xét nghiệm định kỳ hàng năm phù hợp và có cơ sở khoa học, đảm bảo việc cung cấp sinh phẩm có chất lượng, đảm bảo việc hiệu chỉnh và bảo dưỡng bảo trì định kỳ trang thiết bị;
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

Chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, triển khai hoạt động của các đơn vị trong hệ thống Giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS như sau:

a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế là đơn vị điều phối, triển khai giám sát HIV/AIDS/STI, theo dõi đánh giá chương trình cấp quốc gia, chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý toàn diện chương trình giám sát HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, thu thập số liệu, tổng kết, báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định.

b) Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh là bốn đơn vị giám sát HIV/AIDS, theo dõi đánh giá chương trình khu vực chịu trách nhiệm: lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình cấp khu vực và báo cáo định kỳ cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

c) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan thành lập, kiện toàn các đơn vị giám sát, theo dõi, đánh giá chương trình tuyến tỉnh, thành phố theo hướng dẫn cấp trên, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế phối hợp với Sở, ban, ngành, các dự án tham gia lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và các đơn vị có liên quan của tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát HIV/AIDS/STI, theo dõi đánh giá chương trình trên địa bàn tỉnh, thành phố và báo cáo định kỳ cho đơn vị giám sát HIV/AIDS/STI, theo dõi, đánh giá cấp khu vực.

d) Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan đến chương trình giám sát HIV/AIDS, theo dõi đánh giá chương trình trên địa bàn quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các hoạt động tại huyện và tại các xã. Báo cáo định kỳ cho đơn vị giám sát HIV/AIDS/STI, theo dõi, đánh giá cấp tỉnh.

đ) Các đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi và đánh giá theo hướng dẫn của quốc gia.

e) Các tổ chức xã hội triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có trách nhiệm phối hợp cơ quan đầu phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn triển khai thực hiện hoạt động theo dõi, đánh giá theo quy định.



2. Các Bộ, ngành và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo quy định trên nguyên tắc có chung một hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá thống nhất. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các hướng dẫn chuyên môn và các quy định về chế độ báo cáo, biểu mẫu báo cáo theo quy định.






tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương