Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 0.6 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.6 Mb.
#23752
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

ĐỀ ÁN

DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV



(Ban hành kèm theo Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm)


I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự đồng thuận của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư tại các địa phương công tác dự phòng lây nhiễm HIV đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác này đang đối diện với những thách lớn: Dịch HIV/AIDS hiện không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã có xu hướng lan rộng ở các khu vực khác như các khu vực có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dung ma túy cao, đặc biệt là vùng biên giới, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ; Tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục cũng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, đáng báo động đối với các tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (tỷ lệ nhiễm lên tới 76%); Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ở các thành phố lớn có xu hướng tăng lên, ở mức 16,7% năm 2009; Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân còn nhiều hạn chế. Hiện tồn tại một số lượng không nhỏ thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển, đặc biệt là tỷ lệ nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS ở những người dễ bị tổn thương còn ở mức độ rất thấp. Ngoài ra, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ còn tiếp diễn với mức độ cao, đặc biệt là sự gia tăng các hành vi nguy cơ kép trong các nhóm này song hành với sự gia tăng số phụ nữ bán dâm tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới tiêm chích ma túy và nam nghiện chích ma túy bán dâm cho khách hàng là nam và nữ, v.v..Tất cả những yếu tố nêu trên làm gia tăng lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cũng như khiến công tác dự phòng lây nhiễm HIV trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp.

Để đối phó với những thách thức trên, ngày 25/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 608/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, Dự phòng lây nhiễm HIV là một trong những Đề án quan trọng của Chiến lược, với hai thành tố cơ bản gồm thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Việc phê duyệt chiến lược quốc gia đã phản ánh rõ nét sự vào cuộc mãnh mẽ của cả hệ thống chính trị, được thể hiện toàn diện trên mọi phương diện với sự đầu tư ngày càng lớn của Nhà nước cho công cuộc phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.

Trong thời gian tới, khi chưa có thuốc đặc hiệu và vắc xin thì dự phòng lây nhiễm HIV vẫn là công tác chủ đạo trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Dự phòng lây nhiễm HIV cần được triển khai mạnh mẽ hơn theo hướng đa dạng hóa các biện pháp dự phòng sớm cho các đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân cư, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các hoạt động can thiệp giảm tác hại bằng việc cung cấp các gói dịch vụ dự phòng toàn diện cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cũng như việc hoạch định một cách cụ thể và khoa học các giải pháp triển khai tổng thể và dài hạn.

II. MỤC TIÊU


1. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

2. Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.

3. Xóa bỏ tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vào năm 2020.

III. CHỈ TIÊU


1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

a) Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS lên 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020;

b. Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020;

c) Duy trì tỷ lệ trên 90% người dân trong độ tuổi 15-49 có quan hệ tình dục nhiều hơn 1 bạn tình trong một năm sử dụng bao cao su lần quan hệ tình dục gần nhất.



2. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

a) 100% các bộ ngành, đoàn thể quần chúng trung ương và ủy ban nhân dân các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

b) 100% các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

c) 80% số người nhiễm HIV (quản lý được) tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.



3. Can thiệp giảm tác hại

3.1. Can thiệp cho nhóm người nghiện chích ma túy

a) Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm đạt 50% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;

b) Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch trong lần tiêm chích gần nhất lên 90% từ nay đến năm 2020;

c) Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 50% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

d) Tăng số người nghiện ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế lên 80.000 vào năm 2015 và duy trì số lượng này đến năm 2020;

đ) Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy đạt dưới 10% vào năm 2015 và khống chế tỷ lệ này đến năm 2020.

3.2. Can thiệp cho nhóm người bán dâm

a) Tăng tỷ lệ người bán dâm được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

b) Tăng tỷ lệ người bán dâm sử dụng bao cao su với người mua dâm trong lần quan hệ tình dục gần nhất đạt 90% vào năm 2015 và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020;

c) Tăng tỷ lệ người bán dâm được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 50% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

d) Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm đạt dưới 3% vào năm 2015 và khống chế tỷ lệ này đến năm 2020.

3.3. Can thiệp cho nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam

a) Tăng tỷ lệ người quan hệ tình dục đồng giới nam có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV đạt 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020

b) Tăng tỷ lệ người quan hệ tình dục đồng giới nam sử dụng bao cao su lần gần nhất khi họ quan hệ tình dục đồng giới qua đường hậu môn với bạn tình nam giới đạt 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020;

c) Tăng tỷ người quan hệ tình dục đồng giới nam được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 50% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020;

d) Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam đạt dưới 10% vào năm 2015 và khống chế tỷ lệ này đến năm 2020.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương