Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 0.6 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.6 Mb.
#23752
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN


1. Đối tượng thụ hưởng của đề án và phạm vi tác động

TT

Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Chức năng và

Nhiệm vụ

Năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách

Năng lực nguồn nhân lực

Năng lực đảm bảo nguồn lực tài chính

Năng lực cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật

1

Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm

Là tổ chức liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp công tác phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm

X




X




2

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn, ma túy mại dâm Bộ, Ngành, đoàn thể ở Trung ương;

Chỉ đạo và điều phối triển khai các hoạt động phòng, chống AIDS trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của Bộ,ngành, đoàn thể

X

X

X




3

Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS ma túy mại dâm các địa phương

Tham mưu cho chính quyền các cấp về tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi địa bàn quản lý

X

X

X




4

Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS và y tế các bộ, ngành

Đơn vị thường trực tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị


















- Trung ương

X

X

X

X




- Tỉnh

X

X

X

X




  • Huyện

X

X

X

X






X

X

X

X

5

Các nhà tài trợ quốc tế

Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

X










6

Các tổ chức xã hội Việt Nam

Vận động cộng đồng và tham gia cung cấp các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS

X

X

X

X


2. Nội dung hoạt động

2.1. Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách.

a) Đối với Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (dưới đây viết tắt là Ủy ban Quốc gia);

- Tổ chức giao ban định kỳ và hội thảo chuyên đề, cung cấp thông tin và chia sẻ bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý công tác phòng, chống HIV/AIDS giữa các thành viên của Ủy ban Quốc gia;

- Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về cách thức tổ chức, quản lý và điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS ở cấp quốc gia cho các thành viên của Ủy ban;

- Tổ chức cho các thành viên Ủy ban Quốc gia kiểm tra, giám sát định kỳ công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của các địa phương và các bộ, ngành, đoàn thể;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia; Phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên;

- Tổng kết đánh giá hàng năm về công tác quản lý, điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia và của các thành viên;

- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Thư ký và Tổ chuyên gia giúp việc cho Ủy ban Quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách.

b) Đối với Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ở địa phương (viết tắt là Ban Chỉ đạo)

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên, đặc biệt là các thành viên mới;

- Tổ chức giao ban định kỳ và hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các thành viên Ban Chỉ đạo;

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về các mô hình tổ chức, điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS theo phạm vi quản lý;

- Tổ chức cho các thành viên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến theo ngành dọc;

- Tổng kết đánh giá hàng năm về công tác quản lý, điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo và của các thành viên Ban Chỉ đạo;

- Tập huấn nâng cao năng lực tham mưu, tổ chức, điều hành và phân tích chính sách cho các cơ quan và cán bộ trực tiếp giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp.

c) Đối với cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành và y tế của các bộ, ngành

- Biên soạn các tài liệu tập huấn, giáo trình đào tạo, cẩm nang hướng dẫn nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách cho các cán bộ làm việc tại các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS;

- Đưa nội dung nâng cao cao năng lực quản lý, điều hành, phân tích chính sách vào các môn học thích hợp trong các trường y và y tế công cộng;

- Đào tạo lại cho các cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc trong diện quy hoạch cán bộ quản lý các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến huyện trở lên về nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực xây dựng chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật cho cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến trung ương;

- Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và điều hành, phân tích chính sách và lập kế hoạch dựa vào bằng chứng cho các cán bộ làm việc tại các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS của các ngành, các cấp và y tế các bộ, ngành;

- Tổ chức tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm về công tác tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, công tác phối hợp liên ngành, công tác huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức hội thảo phổ biến các kết quả và bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý các chương trình, dự án có hiệu quả cũng như các kết quả nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng có liên quan;

- Giao ban định kỳ về công tác tổ chức, quản lý điều hành triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến;

- Xây dựng tiêu chí về năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách vào tiêu chuẩn đánh giá năng lực cán bộ hàng năm hoặc định kỳ;

- Tổ chức kiểm sát, giám sát, giám sát hỗ trợ chuyên đề về tổ chức, điều hành và phân tích chính sách của cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp, các ngành.

d) Đối với các nhà tài trợ quốc tế

- Cung cấp thông tin định kỳ cho các nhà tài trợ quốc tế về tình hình dịch HIV/AIDS, nhu cầu và khả năng đáp ứng với dịch HIV/AIDS của Việt Nam;

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, lấy ý kiến của các nhà tài trợ cho các chính sách của Việt Nam liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các cuộc hội nghị, gặp mặt để phổ biến, giải thích cho các nhà trợ về các chính sách liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam.

đ) Đối với các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS (viết tắt là các tổ chức xã hội)

- Định kỳ cung cấp thông tin cho các tổ chức xã hội về tình hình dịch HIV/AIDS, nhu cầu và khả năng đáp ứng với dịch HIV/AIDS của Việt Nam;

- Xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam;

- Hỗ trợ các tổ chức xã hội tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách phòng, chống HIV/AIDS cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý;

- Phối hợp với các tổ chức xã hội mở các hội nghị, hội thảo, các chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, điều hành và phân tích chính sách phòng, chống HIV/AIDS giữa các tổ chức xã hội với các tổ chức tương tự ở các nước.

- Tổ chức kiểm sát, giám sát, giám sát hỗ trợ chuyên đề về tổ chức, điều hành và phân tích chính sách phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội.

2.2. Tăng cường năng lực đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu của Chiến lược

a) Đối với Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

- Cung cấp thông tin định kỳ cho các thành viên của Ủy ban về nhu cầu nguồn lực cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các nguồn huy động, khả năng cân đối nguồn lực nhằm vận động sự ủng hộ của Ủy ban Quốc gia trong nỗ lực huy động các nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS;

- Định kỳ cập nhật cho các thành viên Ủy ban Quốc gia về tình hình huy động nguồn tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các quốc gia; các kết quả; các báo cáo nghiên cứu...liên quan chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức cho các thành viên Ủy ban Quốc gia tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo, tham quan học tập chuyên đề (trong và ngoài nước) về đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức cho các thành viên của Ủy ban Quốc gia kiểm tra, giám sát chuyên đề về việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

b) Đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm các cấp ở địa phương

- Cung cấp thường xuyên các thông tin liên quan đến nhu cầu nguồn lực tổng thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý nhằm tăng sự chỉ đạo trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch ngân sách và giải pháp huy động tài chính cho các hoạt động này;

- Xây dựng và cung cấp cho các thành viên Ban Chỉ đạo các nội dung chi, định mức chi; kế hoạch chi tiêu, các nguồn lực hiện có… cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi bộ, ngành, đoàn thể quản lý;

- Đưa nội dung đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phiên họp thường kỳ hoặc chuyên đề của Ban Chỉ đạo;

- Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ trì hoặc tham các cuộc hội nghị, hội thảo về lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS (ngắn hạn và dài hạn) trong phạm vi bộ, ngành, đoàn thể quản lý;

- Phổ biến các quy định về quản lý tài chính và các yêu cầu kiểm tra, giám sát tài chính cho các đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương quản lý, đồng thời định kỳ tiến hành kiểm, giám các hoạt động quản lý tài chính phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;

- Tổ chức cho các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo, tham quan học tập chuyên đề (trong và ngoài nước) về đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Hỗ trợ năng lực tổ chức, thiết kế các hội nghị, cũng như các hoạt động vận động tài trợ trong nước và quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.

c) Đối với cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tuyến

- Đánh giá thực trạng năng lực đảm bảo nguồn tài chính (bao gồm năng lực huy động và năng lực quản lý điều phối) của các cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến (viết tắt là cơ quan đầu mối), trên cơ sở đó mà lập kế hoạch nâng cao năng lực phù hợp;

- Xây dựng, chuẩn hóa mục chi và mức chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; các gói dịch vụ chuẩn và giá cả của gói dịch vụ đó làm cơ sở để lập kế hoạch, xác định nhu cầu tài chính và huy động tài chính…

- Mở các khóa đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn chuyên đề về tăng cường năng lực lập kế hoạch, xác định nhu cầu nguồn lực dựa vào bằng chứng; năng lực huy động và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài chính;

- Tập huấn cho các cán bộ quản lý các cơ quan đầu mối về quản lý tài chính; huy động và quản lý các nguồn tài chính; nhận biết các nguồn tài chính có thể huy động và cách thức huy động…

- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, luật pháp có liên quan đến huy động và quản lý tài chính trong phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng và ban hành tài liệu, cẩm nang hướng dẫn thực hiện các hoạt động huy động và quản lý các nguồn tài chính (trong nước, ngoài nước, nhà nước, tư nhân, hợp tác công-tư…), đặc biệt là các hoạt động vận động tài trợ, vận động chính sách có liên quan;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về huy động nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức trong xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo và nhân dân để bảo đảm đủ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Tập huấn, quán triệt việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản pháp có liên quan đến việc thực hiện chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế, bao gồm tạo điều kiện cho người nhiễm HIV, người đễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS có thẻ Bảo hiểm Y tế;

c) Đối với các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội

- Hỗ trợ các nhà tài trợ trong việc định kỳ cung cấp các thông tin cam kết hỗ trợ theo lĩnh vực, theo địa lý nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời cho việc thiếu hụt nguồn lực tài chính trong từng giai đoạn của chiến lược;

- Phối hợp với các nhà tài trợ duy trì hội thảo nhóm các nhà tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm tăng tính chủ động quốc gia trong việc quản lý, điều phối sử dụng các nguồn lực viện trợ bắt đầu từ việc hài hòa hóa các định mức chi tiêu giữa các chương trình, dự án trong phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức giao ban định kỳ với các tổ chức xã hội nhằm trao đổi, tháo gỡ các khó khăn về tìm kiếm nguồn lực tài chính cho các mô hình can thiệp có hiệu quả;

- Tập huấn cho các tổ chức xã hội về năng lực huy động các nguồn lực tài chính và quản lý tài chính các nguồn lực huy động được một cách hiệu quả;

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức xã hội trong việc thí điểm và mở rộng các mô hình phối hợp công tư trong các dịch vụ can thiệp ưu tiên;

- Phổ biến cho các tổ chức xã hội về cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua thành phần là các tổ chức xã hội.

2.3. Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực phòng, chống HIV/AIDS

Các hoạt động tăng cường năng lực nguồn nhân lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS sau đây được áp dụng chung cho các nhóm đối tượng thụ hưởng của Đề án, trọng tâm là cho các cán bộ đầu mối làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các ngành, các cấp.

a) Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực nguồn nhân lực phòng, chống HIV/AIDS:

- Định kỳ đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cho từng vị trí cán bộ theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến;

- Lập và triển khai kế hoach về nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ và lộ trình tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống HIV/AIDS theo hướng đảm bảo tính bền vững, đủ cả số lượng và đảm bảo về chất lượng;

- Hoàn thiện chuẩn quốc gia về nhân lực cho các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thuộc hệ thống y tế các tuyến thông qua mô tả chức năng và vị trí công việc.

- Tổ chức việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và vị trí của cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức phòng, chống HIV/AIDS;

b) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến trung ương, tỉnh và huyện.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chinh phủ, các tổ chức tôn giáo, mạng lưới người nhiễm HIV, các nhóm tự lực, các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS...

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo liên tục về HIV/AIDS cho cán bộ y tế đang công tác trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tham gia các hội nghị, hội thảo, các chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước phù hợp với vị trí công tác và chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng và thành lập các trung tâm đào tạo vùng, khu vực để trở thành các cơ sở đào tạo liên tục đạt chuẩn nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

- Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật; tài liệu chuyên môn, kỹ thuật; các hương dẫn chuyên môn, nghiệp vụ…cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

c) Xây dựng và thực thi chính sách đối với cán bộ làm công tác, phòng, chống HIV/AIDS

- Xây dựng các chính sách thu hút, đãi ngộ cho các cán bộ làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS nhằm duy trì đủ nguồn nhân lực và đảm bảo chất lượng làm việc cho chương trình;

- Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật (từ trung cấp lên cao đẳng; từ cao đẳng lên Đại học; trên đại học, nghiên cứu sinh; bác sỹ chuyên khoa...), ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến y tế dự phòng;

- Xây dựng kế hoạch và chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo về HIV/AIDS tại các Trường, Viện Nghiên cứu, Bệnh viện và các cơ sở đào tạo về HIV/AIDS khác (chuẩn hóa chương trình và tài liệu đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên, đầu tư trang thiết bị, cơ sở thực hành...);

- Xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện chuyển giao nguồn nhân lực đang làm việc tại các chương trình, dự án quốc tế;

- Xây dựng và thực thi chính sách thu hút, huy động sự tham gia và tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cộng tác viên phòng, chống HIV, bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, những người dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS về các nội dung phù hợp với hoạt động mà họ tham gia;

2.4. Tăng cường năng lực cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bi và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a) Đánh giá và xây dựng chuẩn chuỗi cung ứng:

- Hoàn thiện chuẩn quốc gia về tổ chức, quản lý và điều hành chuỗi cung ứng của các đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tuyến;

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng để tiến tới xây dựng và tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa thống nhất, dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng;

- Thiết lập tiêu chí đánh giá và bộ công cụ đánh giá tham khảo để các đơn vị chủ động tổ chức đánh giá chuỗi cung ứng trong phạm vi quản lý;

- Tổ chức các lớp tập huấn về lập kế hoạch đánh giá và triển khai đánh giá chuỗi cung ứng cho các đơn vị trong hệ thống;

- Hỗ trợ thực hiện quá trình đánh giá và tổ chức kiểm tra giám sát nhằm kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho đơn vị;

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kết quả đánh giá nhằm đúc rút các bài học kinh nghiệm và nhân rộng các bài học thực hành tốt cho các đơn vị khác.

b) Xác định nhu cầu và lập kế hoạch, đầu tư, tổ chức và củng cố chuỗi cung ứng

- Xây dựng các gói đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến làm căn cứ lập kế hoạch, đề án, dự án đầu tư trung hạn và dài hạn;

- Vận động tài chính và hỗ trợ đầu tư xây dựng các chuỗi cung ứng chuẩn cho các đơn vị đầu mối, ưu tiên các đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh;

- Tập huấn cho các đơn vị về lập kế hoạch, xác định nhu cầu thuốc điều trị kháng virut, methadone, sinh phẩm xét nghiệm cho cả giai đoạn nhằm xây dựng lộ trình đặt hàng cụ thể cho các doanh nghiệp dược trong nước, quốc tế chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng phù hợp;

- Hỗ trợ việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng theo phạm vi quản lý của đơn vị, phù hợp với đặc điểm tình hình dịch, phạm vi địa lý và năng lực thực hiện của đơn vị.

- Tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi với các nhà cung ứng trong nước và quốc tế nhằm có thông tin đầy đủ về khả năng cung ứng của thị trường để có kế hoạch triển khai phù hợp.

- Tổ chức tham quan học tập trong nước và quốc tế về các mô hình tổ chức chuỗi cung ứng;

- Hỗ trợ nghiên cứu, thí điểm các mô hình tổ chức chuỗi cung ứng theo hướng chi phí hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế.

c) Quản lý chuỗi cung ứng.

- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng về tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng để các đơn vị xây dựng, tham chiếu và điều chỉnh cho phù hợp;

- Phân công rõ trách nhiệm từng đối tác có liên quan trong chuỗi cung ứng để có kế hoạch can thiệp kịp thời khi có vướng mắc xảy ra nhằm hướng tới chuỗi cung ứng thống nhất dựa trên tiêu chuẩn chất lượng;

- Triển khai định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động kiểm tra, giám sát, giám sát hỗ trợ về tổ chức, quản lý, vận hành các chuỗi cung ứng đảm bảo chất lượng;

- Định kỳ đánh giá, rà soát nhu cầu đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cho các đơn vị thuộc hệ thống phòng chống HIV/AIDS làm căn cứ lập kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương