Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 0.6 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.6 Mb.
#23752
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC

HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS



(Ban hành kèm theo Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm)


I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: làm giảm số người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS; hoàn thành mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 của Chính phủ đề ra là khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3%... công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với nhiều thách thức lớn: dịch HIV/AIDS tuy có dấu hiệu suy giảm nhưng vẫn chưa được khống chế hoàn toàn và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây bùng nổ trở lại; sự quan tâm của các cấp, các ngành và của một bộ phận dân cư vẫn còn ở mức độ thấp; năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS (bao gồm năng lực quản lý, tổ chức, điều hành và phân tích chính sách; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp…) vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống HIV/AIDS còn nghèo nàn; năng lực cung ứng vật tư, hàng hóa của chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu chủ động động bởi phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của quốc tế; công tác tổ chức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn thiếu tính thống nhất và chưa gắn với hệ thống y tế và các hệ thống có liên quan hiện có; 70-80% nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hiện nay là từ các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ, trong khi đó các nguồn tài trợ quốc tế sẽ cắt giảm do Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống HIV/AIDS” được xây dựng nhằm cụ thể hóa nội dung và lộ trình thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược), đồng thời các nội dung và giải pháp của đề án góp phần từng bước giải quyết các thách thức của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn tới.

Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS có phạm vi rộng, nội dung hoạt động lớn, trong đó một số năng lực nhất định của hệ thống cần được tăng cường lại thuộc phạm vi giải quyết của các đề án khác có liên quan, như: năng lực tổ chức cung cấp dịch vụ cho dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS đã được đề cập trong Đề án Dự phòng lây nhiễm HIV và Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS; năng lực quản lý thông tin chương trình thuộc phạm vi giải quyết của Đề án Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Phạm vi của Đề án này do vậy chỉ tập trung đề cập đến bốn nhóm năng lực chính của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS cần được tăng cường, bao gồm:

1. Năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách ;

2. Năng lực nguồn nhân lực;

3. Năng lực đảm bảo nguồn lực tài chính;

4. Năng lực cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật.



II. MỤC TIÊU


1. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống phòng, chống HIV/AIDS có đủ năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

2. Góp phần đảm bảo tính tự chủ của quốc gia trong việc xây dựng và duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS một cách bền vững và hiệu quả khi nguồn tài trợ quốc tế suy giảm.



III. CHỈ TIÊU


1. Đến năm 2015, 70% các đơn vị tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương được nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và phân tích chính sách và đạt 100% đến năm 2020; Đến năm 2015, 70% các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế và đạt 100% đến năm 2020.

2. Đến năm 2015, 80% cán bộ quản lý chương trình làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại trung ương và 50% tại tuyến tỉnh có trình độ đại học, sau đại học theo các chuyên ngành phù hợp và đạt các tỷ lệ tương ứng là 100% và 70% đến năm 2020.

3. Đến năm 2015, 70% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến được đào tạo liên tục và tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt 100% đến năm 2020;

4. Đảm bảo năng lực huy động đủ nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược:

a) Đến năm 2015, 70% bộ ngành đoàn thể tại Trung ương có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và đạt 100% đến năm 2020;

b) Đến năm 2015, 100% cấp tỉnh, 50% cấp huyện, 30% cấp xã có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và đạt 100% cấp tỉnh, 70% cấp huyện và 50% cấp xã đến năm 2020;

c) Đến năm 2015, 50% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế và đạt 80% đến năm 2020;

d) Đến năm 2020, đảm bảo tỷ lệ tăng kinh phí từ ngân sách quốc gia cho phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu 20% mỗi năm.

5. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các chỉ tiêu chính sau:

a) Đến năm 2015, 50% các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành có đủ năng lực tổ chức hệ thống cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị cho phòng, chống HIV/AIDS theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và đạt 100% đến năm 2020;

b) Đến năm 2015, 50% lượng thuốc Methadone được sản xuất bởi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước, đạt 70% đến năm 2020 và tiến tới sản xuất trong nước thuốc ARV, vắc xin, sinh phẩm và các vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

c) Đến năm 2015, 70% cơ sở xét nghiệm và cung cấp dịch vụ phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có đủ trang thiết bị theo chuẩn quốc gia và đạt 100% đến năm 2020;

d) Đến năm 2015, 100% Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đạt chuẩn quốc gia.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương