BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.89 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.89 Mb.
#4038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

II. TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ


Tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm, tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội bao gồm: tư vấn cá nhân; tư vấn và giáo dục nhóm; tư vấn cho gia đình và nhóm hỗ trợ đồng đẳng trước, trong và sau quá trình điều trị.

Tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội cần dựa trên cơ sở tự nguyện. Tư vấn viên phải được đào tạo về tư vấn điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone.

1. Tư vấn, giáo dục nhóm và chuẩn bị trước điều trị


a) Đánh giá người bệnh về tiền sử sử dụng ma túy, các vấn đề liên quan đến pháp luật, tài chính và các vấn đề tâm lý xã hội khác.

b) Tìm hiểu động cơ tham gia điều trị, mức độ cam kết và sẵn sàng tham gia điều trị, mục đích và mong đợi của người bệnh khi tham gia điều trị.

c) Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone: tác dụng của điều trị bằng methadone, quy trình điều trị, tác dụng không mong muốn, ưu và nhược điểm; các quy định khác có liên quan.

d) Cung cấp các thông điệp, tư vấn về giảm nguy cơ bao gồm: tình dục và tiêm chích an toàn, nguy cơ sử dụng đồng thời các chất ma túy khác, dự phòng quá liều. Cung cấp các phương tiện giảm nguy cơ như tài liệu, bơm kim tiêm, bao cao su.

đ) Chuẩn bị cho điều trị: Người bệnh không được sử dụng CDTP trong vòng 4 giờ trước khi uống liều methadone đầu tiên để thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá; giảm dần và tiến tới ngừng sử dụng Heroin trong giai đoạn đầu điều trị, hỗ trợ của gia đình và người thân trong quá trình điều trị.

e) Cung cấp thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị kết hợp khác, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ xã hội khác.

2. Tư vấn trong quá trình điều trị

a) Cung cấp thông tin về các tác dụng của methadone, tác dụng không mong muốn và cách xử trí thông thường, các biểu hiện thiếu thuốc, quá liều, nguy cơ sử dụng đồng thời các chất ma túy khác, một số tương tác thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút HIV (ARV).

b) Tư vấn về tuân thủ điều trị.

c) Tư vấn về dự phòng tái nghiện.

d) Tư vấn về các biện pháp giảm tác hại khác như sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch.

đ) Hướng dẫn người bệnh những kỹ năng cần thiết để xây dựng lối sống lành mạnh và tham gia vào các hoạt động xã hội, tránh xa các mối quan hệ có nguy cơ cao dễ dẫn đến sử dụng ma túy: quản lý thời gian, tránh căng thẳng, kiềm chế sự nóng giận, giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lý cá nhân và đề ra mục tiêu phấn đấu…

e) Tư vấn về những vấn đề liên quan đến: y tế, tâm lý-xã hội, việc làm.

3. Tư vấn khi giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị


a) Đánh giá mức độ phục hồi chức năng tâm lý, xã hội và điều kiện để giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị.

b) Hỗ trợ trong lập kế hoạch và thực hiện việc giảm liều tiến tới ngừng điều trị.

c) Giúp phát hiện sớm các biểu hiện thiếu thuốc, nguy cơ tái sử dụng các chất ma túy khác và dự phòng tái nghiện.

d) Hỗ trợ về mặt y tế, tâm lý và xã hội.

đ) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để quay lại điều trị ổn định bằng methadone với những trường hợp gặp khó khăn trong việc giảm liều và kết thúc điều trị.

4. Tư vấn và hỗ trợ sau khi kết thúc điều trị

a) Khuyến khích người bệnh tiếp tục đến tư vấn và được hỗ trợ ít nhất 06 tháng sau khi ngừng uống thuốc methadone.

b) Bệnh nhân có thể quay lại tham gia điều trị trong vòng 2 năm kể từ khi kết thúc điều trị nếu họ thèm nhớ mãnh liệt hoặc có nguy cơ tái nghiện.

c) Bệnh nhân có thể quay lại điều trị bất cứ thời điểm nào nếu họ tái nghiện.

d) Nên giữ mối liên hệ giữa cơ sở điều trị với người bệnh và gia đình trong thời gian tối đa có thể.

5. Tần suất tư vấn:

a) Trước điều trị:

Bên cạnh việc thực hiện đánh giá toàn diện tâm lý xã hội ban đầu. Mỗi bệnh nhân được thực hiện tư vấn cá nhân một lần và tư vấn nhóm, giáo dục nhóm 1 lần.

b) Trong quá trình điều trị:

Tuần đầu tiên điều trị: tư vấn cá nhân về tuân thủ điều trị 2 lần.

Tuần thứ 2 đến tuần thứ 4: mỗi tuần 1 lần.

Từ tháng thứ hai đến tháng thứ 6: 1 tháng 1 lần.

Từ tháng thứ 7 trở đi: tùy thuộc tình hình thực tế của bệnh nhân để tiến hành tư vấn nhưng ít nhất là 3 tháng 1 lần.


III. KHÁM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM


Mục đích: Xác định được tình trạng và mức độ lệ thuộc CDTP của người bệnh, các bệnh lý kèm theo, các yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến quá trình điều trị, các vấn đề cấp bách về sức khỏe và tâm lý, xã hội của người bệnh cần phải giải quyết.

1. Lý do xin tham gia điều trị của người bệnh: tự nguyện hay lý do khác.

2. Tiền sử và bệnh sử liên quan đến nghiện các CDTP


a) Tình trạng sử dụng ma túy:

Khai thác tiền sử, hành vi sử dụng ma túy trong quá khứ và hiện tại, bao gồm:

- Nghiện CDTP:

+ Loại CDTP sử dụng, số l­ượng, số lần sử dụng hàng ngày và đư­ờng dùng.

+ Tuổi lần đầu sử dụng, thời gian nghiện, các giai đoạn ngừng sử dụng, lần sử dụng gần nhất.

+ Điều trị nghiện các CDTP trư­ớc đó: địa điểm, thời gian, hình thức, phương pháp điều trị, sự tuân thủ và kết quả điều trị.

- Sử dụng các chất gây nghiện khác: rư­ợu, thuốc lá, các thuốc gây nghiện và các chất ma túy khác. Cần lưu ý việc đánh giá kỹ mức độ lệ thuộc các chất gây nghiện này là rất quan trọng trong điều trị methadone.

b) Các hành vi nguy cơ cao:

+ Tiêm chích ma túy gây ngộ độc hoặc quá liều (số lần, tình huống, lý do).

+ Sử dụng đồng thời nhiều loại chất gây nghiện.

+ Dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy.

+ Quan hệ tình dục không an toàn.

3. Tiền sử bệnh lý khác

a) Tiền sử các bệnh nội, ngoại khoa: bệnh gan, hen, tim mạch, nội tiết, phẫu thuật...

b) Nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường máu.

c) Các biến chứng do sử dụng ma túy: áp xe, tắc mạch, viêm nội tâm mạc.

d) Tiền sử bệnh tâm thần:

+ Tiền sử các sang chấn, bệnh lý nhi khoa ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần kinh.

+ Các giai đoạn bị trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, các bệnh loạn thần khác đã điều trị nội trú hoặc ngoại trú.

+ Các thuốc hướng thần, thuốc giảm đau đã được sử dụng.

đ) Tiền sử tâm lý-xã hội:

Tình trạng tâm lý xã hội liên quan: học tập, nghề nghiệp, hôn nhân, gia đình, tài chính, quan hệ xã hội và pháp luật.

4. Nội dung thăm khám, đánh giá sức khỏe

a) Đánh giá sức khỏe toàn trạng:

Phải thăm khám toàn diện, đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu thực thể của các bệnh lý liên quan: viêm gan, suy gan, lao và bệnh phổi, HIV/AIDS, bệnh tim mạch, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thai nghén.

b) Đánh giá sức khỏe tâm thần:

- Phát hiện các rối loạn tâm thần: Hoang tưởng, ảo giác, kích động, trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, tự huỷ hoại cơ thể, các rối loạn ý thức, đặc biệt là tình trạng lú lẫn.

- Khám và hội chẩn với chuyên khoa tâm thần khi cần.

c) Đánh giá những dấu hiệu liên quan đến sử dụng ma túy:

- Các vết tiêm chích, viêm da, áp xe, tắc mạch, viêm nội tâm mạc bán cấp, dấu hiệu suy tim, loạn nhịp tim.

- Các biểu hiện nhiễm độc hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, đi loạng choạng, nói ngọng, tái xanh, nôn, vã mồ hôi.

- Các dấu hiệu của nhiễm độc hoặc hội chứng cai liên quan đến sử dụng các CDTP.

- Các rối loạn cơ thể liên quan đến sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác.

5. Chẩn đoán nghiện CDTP


- Chẩn đoán nghiện CDTP: Theo “Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma tuý nhóm Opiats” (CDTP) của Bộ Y tế ( xem Phụ lục II ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

- Chẩn đoán hội chứng cai CDTP: Theo “Hướng dẫn của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai CDTP” (xem Phụ lục III ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

- Đánh giá mức độ dung nạp CDTP: Theo Sơ đồ ước tính mức độ dung nạp CDTP và nguy cơ quá liều để xác định liều khởi đầu (Phụ lục IV ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

6. Xét nghiệm


a) Xét nghiệm thường quy:

- Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hgb...

- Xét nghiệm men gan: ALT (SGPT), AST (SGOT).

- Xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP bằng test nhanh.

b) Xét nghiệm cần thiết khác:

- Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV (khi người bệnh tự nguyện).

- Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Viêm gan B, C (nếu có điều kiện).

c) Một số xét nghiệm chuyên khoa khi có chỉ định: chẩn đoán lao, các bệnh tim mạch, chẩn đoán có thai....



Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương