BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


VII. XỬ TRÍ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ



tải về 0.89 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.89 Mb.
#4038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

VII. XỬ TRÍ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

1. Nhiễm độc


a) Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể bị nhiễm độc do sử dụng đồng thời rượu và các chất gây nghiện khác hoặc do dùng methadone liều cao.

b) Biểu hiện của người bệnh khi bị nhiễm độc với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

- Mức độ nhẹ:

+ Chóng mặt.

+ Buồn nôn, nôn.

+ Buồn ngủ, ngủ gà.

- Mức độ nặng:

+ Đi đứng loạng choạng.

+ Rối loạn phát âm: nói ngọng.

+ Sùi bọt mép ở miệng.

+ Đồng tử co nhỏ.

+ Mạch chậm.

+ Huyết áp giảm.

+ Thở chậm, nông.

+ Hôn mê, có những cơn ngừng thở và có thể dẫn đến tử vong.

c) Xử trí:

- Tạm ngừng uống methadone cho đến khi không còn biểu hiện nhiễm độc.

- Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá mức độ nhiễm độc:

+ Nếu mức độ nhẹ, theo dõi người bệnh tại cơ sở và cho người bệnh uống thuốc methadone khi đã hết biểu hiện nhiễm độc.

+ Nếu mức độ nặng do quá liều: xử trí theo “Hướng dẫn xử trí Ngộ độc methadone cấp” (Phụ lục V ban hành kèm theo Hướng dẫn này) và chuyển người bệnh đến khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa nếu cần.

- Giải thích cho người nhà hiểu rõ về tình trạng của người bệnh.

2. Uống sai liều


Khi người bệnh uống methadone sai liều đã kê đơn, cần phải đánh giá lượng methadone đã uống và theo dõi tình trạng người bệnh.

a) Uống liều thấp hơn liều được kê đơn: cần bổ sung lượng methadone bị thiếu.

b) Uống liều cao hơn liều được kê đơn:

- Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong 4 giờ sau khi uống methadone.

- Nếu có biểu hiện ngộ độc xử trí theo điểm c, khoản 1, mục VII, chương I tại Hướng dẫn này.

3. Người bệnh tiếp tục sử dụng ma túy


a) Một số biểu hiện:

- Có vết tiêm chích mới.

- Sức khoẻ, thể chất suy giảm: mệt mỏi, có dấu hiệu ngộ độc nhẹ CDTP.

- Thay đổi hành vi, ứng xử như: hay cáu gắt, dễ gây gổ, bỏ liều, uống thuốc không đúng giờ.

b) Xử trí:

- Tăng cường tư vấn, hỗ trợ tâm lý, xã hội.

- Tìm hiểu nguyên nhân tiếp tục sử dụng ma túy.

- Tăng liều methadone nếu chưa đủ liều.


4. Uống lại methadone sau khi bỏ điều trị


Nếu người bệnh bỏ uống methadone, khi quay lại điều trị thì xử trí như sau:

a) Bỏ uống thuốc 01 đến 03 ngày: Không thay đổi liều methadone đang điều trị.

b) Bỏ uống thuốc 04 đến 05 ngày: Đánh giá lại sự dung nạp thuốc của người bệnh. Cho 1/2 liều methadone bệnh nhân vẫn uống trước khi dừng điều trị đồng thời khám lại và cho liều methadone thích hợp.

c) Bỏ uống thuốc trên 5 ngày (từ ngày thứ 6 trở đi): Khởi liều methadone lại từ đầu.


5. Nôn sau khi uống methadone


Trong quá trình điều trị, nếu thấy người bệnh nôn sau khi uống methadone, xử trí như sau:

a) Tính thời gian từ khi bệnh nhân uống thuốc đến khi nôn (thường methadone được hấp thu hoàn toàn 30 phút sau khi uống):

- Nôn trong vòng 10 phút sau khi uống: cân nhắc cho uống lại toàn bộ liều methadone.

- Nôn trong vòng 10-30 phút sau khi uống: đánh giá lại người bệnh sau 4 giờ, nếu người bệnh có biểu hiện của hội chứng cai thì cho uống liều methadone bổ sung bằng 1/2 liều methadone đang dùng.

- Nôn sau khi uống thuốc trên 30 phút: liều thuốc đó đã được hấp thu và không cần uống bổ sung methadone.

b) Đối với phụ nữ có thai và những người bệnh nhạy cảm với tác dụng gây buồn nôn của các CDTP: sử dụng một số loại thuốc chống nôn trong vài ngày đầu điều trị như: prochloperazine, primperan, dolperidone.


VIII. ĐIỀU TRỊ METHADONE CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

1. Người nghiện CDTP mang thai hoặc cho con bú


a) Người nghiện CDTP mang thai: không có chống chỉ định điều trị bằng methadone để đảm bảo quá trình mang thai bình thường. Những phụ nữ đang điều trị methadone mà có thai, vẫn tiếp tục duy trì điều trị bằng methadone.

Lợi ích của việc điều trị methadone cho phụ nữ mang thai:

- Methadone làm giảm hội chứng cai cho nên giảm nguy cơ sẩy thai trong 3 tháng đầu, nguy cơ suy thai, đẻ non hay thai chết lưu trong 3 tháng cuối

- Giảm nguy cơ tiền sản giật và băng huyết.

- Giảm nguy cơ thai chậm phát triển.

- Giúp các bà mẹ tiếp cận với các cơ sở sản khoa để chăm sóc trước và sau khi sinh.

Những lưu ý trong điều trị methadone cho phụ nữ mang thai:

- Ổn định liều methadone ở mức độ phù hợp đủ để làm giảm nguy cơ sử dụng CDTP khác.

- Duy trì liều ở mức độ phù hợp để người bệnh cảm thấy thoải mái, tránh xuất hiện hội chứng cai trong quá trình mang thai. Không nên giảm liều trong quá trình mang thai vì sẽ làm xuất hiện hội chứng cai do đó sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, thai không phát triển, đẻ non hoặc thai chết lưu.

- Trong quá trình mang thai, do tăng chuyển hóa methadone nên có biểu hiện thiếu liều, vì vậy cần tăng liều methadone để tránh xuất hiện hội chứng cai, nhất là trong 3 tháng cuối (nếu cần, có thể chia liều methadone thành 2 lần trong 1 ngày). Sau khi sinh 2–3 ngày thì giảm liều methadone cho phù hợp và duy trì liều này trong 2-3 tháng tiếp theo. Sau đó có thể cân nhắc việc tiếp tục giảm liều.

- Cần đánh giá việc người bệnh đồng thời sử dụng các chất gây nghiện khác (thuốc lá, rượu, benzodiazepines) làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người bệnh.

- Phối hợp với cơ sở sản khoa để chăm sóc và hỗ trợ người bệnh trong quá trình mang thai, chăm sóc trước sinh và sau sinh. Khoảng 1/3 trẻ sinh ra từ bà mẹ đang điều trị methadone có xuất hiện hội chứng cai theo các mức độ nặng nhẹ khác nhau trong tuần đầu sau khi sinh. Cần phối hợp với bác sĩ nhi khoa để xử trí.

b) Người bệnh đang trong thời kỳ cho con bú

- Sữa mẹ chỉ chứa một lượng rất nhỏ methadone do đó nên động viên bà mẹ cho con bú để tránh xuất hiện hội chứng cai ở trẻ sơ sinh và để tăng cường sự gắn bó về tình cảm giữa mẹ và trẻ.

- Khi cai sữa người mẹ đang uống methadone liều cao cần được tư vấn cai sữa từ từ để tránh xuất hiện hội chứng cai cho trẻ.

- Trong trường hợp người mẹ nhiễm HIV cần được tư vấn bác sỹ chuyên khoa HIV/AIDS về việc cho con bú. Nên sử dụng sữa ngoài để thay thế.


2. Người nghiện CDTP nhiễm HIV được điều trị thay thế bằng thuốc methadone


a) Bác sĩ điều trị methadone cần đảm bảo người bệnh được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các dịch vụ chăm sóc y tế, tâm lý, xã hội khác.

b) Phải lưu ý phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng cơ hội đặc biệt là Lao và nấm để phối hợp điều trị kịp thời.

c) Một số thuốc có tương tác với methadone do đó cần điều chỉnh liều methadone thích hợp với người bệnh đang điều trị thuốc ARV, thuốc điều trị Lao, nấm... Nếu bác sĩ không nắm được tình hình sử dụng các thuốc có tương tác với methadone để điều chỉnh liều methadone, thì có thể sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc methadone hoặc có hội chứng cai ở người bệnh (tham khảo Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

d) Bác sĩ cơ sở điều trị methadone phải liên hệ thường xuyên với bác sĩ điều trị ARV, Lao, nấm ... để hỗ trợ người bệnh tuân thủ đúng quy định điều trị methadone và các bệnh nói trên.

3. Người nghiện CDTP mắc bệnh Lao, nấm được điều trị thay thế bằng thuốc methadone

a) Người bệnh phải được điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế ban hành.

b) Trong quá trình điều trị phải lưu ý tương tác giữa thuốc điều trị lao, nấm với methadone (tham khảo Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này).

4. Người nghiện CDTP bị viêm gan B, C và tổn thương chức năng gan do các nguyên nhân khác được điều trị thay thế bằng thuốc methadone


a) Người bệnh bị viêm gan B và C

- Trong quá trình điều trị, khi có điều kiện hoặc khi người bệnh có dấu hiệu lâm sàng, cần xét nghiệm vi rút viêm gan B, C và chức năng gan. Nếu xét nghiệm viêm gan dương tính, bác sỹ cần khuyên người bệnh không nên uống rượu, bia và đồ uống có cồn.

- Nếu người bệnh có biểu hiện viêm gan cấp tính hoặc tăng men gan (thường tăng trên 2,5 lần so với bình thường) cần được khám chuyên khoa để đánh giá, theo dõi và điều trị hỗ trợ. Nếu bệnh gan nặng bác sĩ cân nhắc điều chỉnh liều hoặc chia liều methadone.

- Nếu có điều kiện, tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho người bệnh chưa nhiễm viêm gan B.

b) Người bệnh có tổn thương chức năng gan do các nguyên nhân khác

Nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan nhiều thì phải điều chỉnh liều methadone cho thích hợp. Nếu suy chức năng gan nặng bác sĩ cân nhắc giảm liều hoặc ngừng methadone.


5. Người bệnh đồng thời bị bệnh tâm thần


a) Trong quá trình điều trị mà phát hiện thấy người bệnh có các rối loạn tâm thần nhẹ (trầm cảm và lo lắng) thì cần tăng cường tư vấn và hỗ trợ về mặt tâm lý, xã hội cho người bệnh. Trong trường hợp cần thiết nên mời hội chẩn với chuyên khoa tâm thần.

b) Nếu người bệnh có biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, phải hội chẩn với chuyên khoa tâm thần. Nên cố gắng để người bệnh được tiếp tục điều trị methadone trong khi điều trị bệnh tâm thần vì ngừng methadone sẽ làm cho rối loạn tâm thần và hành vi nặng thêm.

c) Trong trường hợp người bệnh rối loạn tâm thần nặng phải ngừng uống methadone, bác sĩ nên cho người bệnh uống lại methadone ngay sau khi bệnh ổn định.

d) Lưu ý sự tương tác giữa thuốc methadone và một số thuốc điều trị tâm thần (tham khảo Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này).



Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương