BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thôNG


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH



tải về 408.8 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích408.8 Kb.
#9958
1   2   3   4   5

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH

Trong phần này sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn liên quan đến PDH/SDH để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo ở các chương sau. Vì mạng viễn thông của Việt nam chủ yếu tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T và ETSI nên trong phần dưới đây sẽ thực hiện tóm tắt các tiêu chuẩn điển hình của ITU-T, ETSI liên quan đến Rung pha và trôi pha


1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế

1.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện

1.1.1.1 ITU-T G.703 - Đặc tính điện/vật lý của các giao diện phân cấp số


Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính điện và vật lý của các giao diện tại phân cấp số như qui định trong khuyến nghị G.702 (PDH) và G.707 (SDH), với mục đích nhằm kết nối các thành phần của mạng truyền dẫn số.

Các giao diện phân cấp số được qui định trong khuyến nghị này bao gồm: giao diện tại tốc độ 64 kbit/s, 1544 kbit/s, 2048 kbit/s, 6312 kbit/s, 32064 kbit/s, 44736 kbit/s, 8448 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, giao diện đồng bộ 2048 kHz, giao diện 97728 kbit/s, 155520 kbit/s (STM-1e), 51840 kbit/s (STM-0).


1.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện

1.1.2.1 ITU-T G.957 - Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ


  • Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G.652, G.653 và G.654

  • Mục đích của khuyến nghị này là đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn)

  • Các chỉ tiêu trong khuyến nghị này được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang.

  • Các chỉ tiêu về giao diện quang được qui định cho các loại hệ thống .

1.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ

1.1.3.1 ITU-T G.812 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ được sử dụng làm các đồng hồ nút trong mạng đồng bộ


Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng hồ nút trong các mạng đồng bộ. Chức năng của đồng hồ nút là lựa chọn một trong các đường đồng bộ ngoài để đưa vào trạm viễn thông như tín hiệu chuẩn đồng bộ, thực hiện giảm rung pha và trôi pha và sau đó được phân phối đến các thiết bị khác trong trạm.

Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp. Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ)

Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt (SASE) hoặc có thể là một phần của thiết bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH.

Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong khuyến nghị này cho 3 kiểu đồng hồ:



  • Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s

  • Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s

Ngoài ra, trong phụ lục A còn đề cập đến 3 kiểu đồng hồ khác là:

  • Đồng hồ kiểu IV: được triển khai chủ yếu trong các mạng đã có hỗ trợ cho phân cấp 1544 kbit/s

  • Đồng hồ kiểu V: được triển khai chủ yếu trong các nút chuyển tiếp có cả phân cấp 1544 và 2048 kbit/s

  • Đồng hồ kiểu VI: được triển khai điển hình trong các nút mạng nội hạt đã có trên phân cấp 2048 kbit/s

Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:

- Dung sai nhiễu:

Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo:



  • Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định

  • Không gây nên bất cứ cảnh báo nào

  • Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu

  • Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ

Trong mục này còn đề cập đến dung sai rung pha và trôi pha cho 3 kiểu đồng hồ loại I, II và III.

- Truyền tải nhiễu:

Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu


1.1.3.2 ITU-T G.813 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ trong thiết bị SDH (SEC)


Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho đồng hồ sử dụng trong thiết bị SDH (SEC). Trong trường hợp bình thường, đồng hồ này hoạt động bám theo PRC. Tuy nhiên thì đồng hồ này có thể sử dụng nhiều đầu vào chuẩn, và trong trường hợp tất cả các nguồn chuẩn bị mất thì đồng hồ này sẽ hoạt động ở chế độ lưu giữ.

Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu cho 2 loại đồng hồ SEC:



  • Loại 1: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 2048 kbit/s

  • Loại 2: là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 1544 kbit/s

Các chỉ tiêu đưa ra đối với SEC cũng tương tự như đối với SSU

1.1.4 Các tiêu chuẩn về rung pha/trôi pha


Các tiêu chuản liên quan đến rung pha/ trôi pha bao gồm: ITU-T G.823, G.825 và ITU-T G.783

1.1.4.1 ITU-T G.823 - Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số 2048 kbit/s


Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về rung pha và trôi pha xuất hiện tại các giao diện nút mạng (NNI) của phân cấp số cận đồng bộ (PDH) và các mạng đồng bộ dựa trên tốc độ bit phân cấp mức 1: 2048 kbit/s

Đối với giao diện lưu lượng, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:



  • Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s

  • Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại các giao diện 2, 34, 140 Mbit/s

Đối với giao diện đồng bộ, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:

  • Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. Cụ thể là:

  • Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha đầu ra tại các giao diện 2048 kHz và 2048 kbit/s cho các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH. Các giá trị giới hạn này được cho trong bảng 5 của G.823 với thời gian đo là 60 s

  • Giới hạn mạng đối với giá trị trôi pha đầu ra tại các giao diện của các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH biểu thị thông qua 2 tham số MTIE và TDEV. Các giá trị này được cho trong các bảng từ 6 đến 13 của ITU-T G.823

  • Dung sai rung pha và trôi pha tại đầu vào của các giao diện đồng bô. Các giá trị này được tham chiếu đến dung sai rung pha và trôi pha đầu vào cho các cổng đầu vào đồng hồ kiểu I của ITU-T G.812 cho các thiết bị có chức năng SSU, và chọn lựa 1 của ITU-T G.813 cho các thiết bị có chức năng SEC

1.1.4.2 ITU-T G.825 - Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số đồng bộ SDH


Khuyến nghị này đưa các tham số và các giá trị liên quan nhằm kiểm soát tốt lượng rung pha và trôi pha tại các giao diện mạng - mạng SDH (NNI), bao gồm:

  • Giới hạn mạng cực đại đối với giá trị rung pha và trôi pha

  • Dung sai rung pha và trôi pha tối thiểu của thiết bị đối với các giao diện lưu lượng và giao diện đồng bộ dựa trên phân cấp số đồng bộ (SDH)

Cụ thể như sau:

  • Giới hạn mạng cho rung pha: đề cập đên rung pha cho phép lớn nhất tại các giao diện STM-1, STM-4, STM-16, STM-64, STM-256

  • Giới hạn mạng cho trôi pha: các giao diện STM-N được coi là các giao diện đồng bộ. Giới hạn mạng cho trôi pha tại các giao diện đồng bộ này được tham chiếu đến khuyến khuyến nghị G.823

  • Dung sai trôi pha tại các cổng vào STM-N: với các giao diện STM-N được sử dụng như là giao diện đồng bộ được tham chiếu đến khuyến nghị G.812, G.813 (tức là phải đáp ứng các chỉ tiêu dung sai trôi pha qui định trong khuyến nghị G.812, G.813)

1.1.4.3 ITU-T G.783 - Đặc tính các khối chức năng của thiết bị SDH


Trong khuyến nghị này có đề cập các chỉ tiêu về rung pha sinh ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu nhánh G.703 (PDH) vào trong các container của khung SDH G.707 và các chỉ tiêu đối với rung pha kết hợp. Rung pha kết hợp ở đây được hiểu là bao gồm rung pha sắp xếp và rung pha do quá trình dịch chuyển con trỏ gây nên.

Khuyến nghị này cũng đưa ra qui định đối với chuỗi thử con trỏ được sử dụng để đo rung pha kết hợp


1.1.4.4 Tiêu chuẩn ETSI EN 302 084- điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng truyền tải


Trong mạng truyền tải, rung pha và trôi pha được tích lũy dọc trên các đường truyền dữ liệu do rung pha, trôi pha nội tại và đặc tính hàm truyền đạt của mỗi thiết bị tạo nên.

Rung pha và trôi pha đủ lớn có thể ảnh hưởng bất lợi đến cả tín hiệu số (ví dụ như, gây ra lỗi bít, không điều khiển được nỗi và các hiện tượng bất thường khác) và các tín hiệu tương tự (ví dụ như điều chế pha không mong muốn của tín hiệu được truyền). Thông thường, ảnh hưởng như thế phụ thuộc vào dịch vụ cụ thể được cung cấp và thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị thích ứng có liên quan.

Vì thế cần thiết phải thiết lập giới hạn rung pha, trôi pha tại các giao diện mạng để đảm bảo chất lượng tín hiệu được truyền và hoạt động của thiết bị.

Quan điểm điều khiển rung pha và trôi pha của tiêu chuẩn này dựa trên yêu cầu:



  • Định rõ giới hạn rung pha và trôi pha cực đại của mạng mà không được lớn hơn tại bất kì giao diện liên quan nào.

  • Định rõ dung sai thiết bị nhỏ nhất đối với rung pha và trôi pha cần được cung cấp tại bất kì giao diện liên quan.

  • Thiết lập một cơ cấu nhất quán cho chỉ tiêu kĩ thuật của các loại thiết bị số riêng rẽ.

  • Cung cấp đủ thông tin và hướng dẫn đo và nghiên cứu các đặc tính rung pha, trôi pha trong bất kì cấu hình mạng nào.

Nội dung của tiêu chuẩn này đã được ITU chấp thuận đưa vào các khuyến nghị G.823 và G.825

1.1.4.5 Tiêu chuẩn ETSI EN 300 462-3 - điều khiển rung pha và trôi pha trong mạng đồng bộ


Cũng tương tự như tiêu chuẩn ETSI EN 302 084 đưa ra yêu cầu cho tín hiệu lưu lượng, ETSI đưa ra các yêu cầu cho rung pha và trôi pha cho các giao diện cấp tín hiệu đồng bộ trong mạng đồng bộ. Các yêu cầu đưa ra bao gồm các chỉ tiêu rung pha và trôi pha tại các giao diện mạng của các thiết bị PRC, SSU, SEC và PDH.

Nội dung của tiêu chuẩn này đã được ITU- T chấp thuận đưa vào khuyến nghị G.823.


Bảng sau chỉ ra sự so sánh và ánh xạ các phần nội dung của các tiêu chuẩn ETSI và ITU-T về rung pha và trôi pha. Qua đó cho thấy các khuyến nghị của ITU-T chính là bản chấp thuận từ các tiêu chuẩn ETSI đề xuất tương ứng và được bố cục, cập nhật mới hơn.


Bảng 1 1 Bảng đối chiếu giữa các tiêu chuẩn ETSI và ITU về Rung pha và trôi pha


G.823 (03/2000)

G.825(03/2000)

ETSI EN 302 084 V1.1.1 (2000-02)

EN 300 462-3-1 V1.1.1 (1998-05)

1 Scope

1 Scope

1 Scope

1 Scope

2 References

2 References

2 References

2 Normative references

3 Definitions

3 Definitions

3 Definitions and abbreviations

3 Definitions, symbols and abbreviations

4 Abbreviations

4 Abbreviations

3.1 Definitions

3.1 Definitions







3.2 Abbreviations

3.2 Symbols










3.3 Abbreviations

5 Network limits for traffic interfaces

5 Network limits for the maximum output jitter and wander at any hierarchical interface

5 Network limits for output jitter and wander




5.1 Network limits for output jitter at traffic interfaces

5.1 Network limits for jitter

5.1 Network limits for output jitter




5.2 Network limits for output wander at traffic interfaces




5.2 Network limits for output wander




5.2.1 2048 kbit/s interface output wander limit




5.2.1 2 048 kbit/s interface output wander limit




5.2.2 34 368 kbit/s interface output wander limit




5.2.2 34 368 kbit/s interface output wander limit




5.2.3 139 264 kbit/s interface output wander limit




5.2.3 139 264 kbit/s interface output wander limit







5.2 Network limits for wander

5.2.4 STM-N interface output wander limit




6 Network limits for synchronization interfaces







7 Network limits for jitter and wander at synchronization interfaces

7 Jitter and wander tolerance of network interfaces

7.1 Jitter and wander tolerance of traffic interfaces






6 Jitter and wander tolerance of equipment interfaces




7.1.1 64 kbit/s input jitter and wander tolerance




6.1 64 kbit/s input jitter and wander tolerance




7.1.2 2048 kbit/s input jitter and wander tolerance



6.2 2 048 kbit/s input jitter and wander tolerance




7.1.3 8448 kbit/s input jitter and wander tolerance




6.3 8 448 kbit/s input jitter and wander tolerance




7.1.4 34 368 kbit/s input jitter and wander tolerance




6.4 34 368 kbit/s input jitter and wander tolerance




7.1.5 139 264 kbit/s input jitter and wander tolerance




6.5 139 264 kbit/s input jitter and wander tolerance




7.2 Jitter and wander tolerance of synchronization interfaces

6.1 Jitter and wander tolerance for STM-N input ports

6.6 STM-N input jitter and wander tolerance




Annex A Network model underlying the synchronization network limit







4 Basic philosophy for the control of jitter and wander

5 Synchronization interfaces

6 Synchronization reference network

Annex B (informative): Network model underlying the network limit

Annex B Network wander reference model and parameters




4 Network wander specification




Appendix I Wander limit considerations for SDH transport networks




Annex A (informative): Wander limit considerations for SDH transport networks




Appendix II Measurement methodologies for output wander

Appendix II Measurement methodology for output wander of synchronous interfaces

Annex B (informative): Measurement methodologies for output wander



Appendix III Measurement guidelines for input jitter and wander tolerance of equipment interfaces




Annex C (informative): Measurement guidelines for input jitter and wander tolerance of

equipment interfaces







Appendix I Relationship between network interface jitter requirements and input jitter tolerance

Annex D (informative): Relation between parameters for input jitter tolerance and output jitter limits





1.1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi

1.1.5.1 ITU-G.826 Tham số và chỉ tiêu chất lượng lỗi cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không đổi


Phiên bản đầu tiên của G.826 ra đời vào tháng 7/1983. Phiên bản này có tên là “Tham số và chỉ tiêu chất lượng cho luồng số quốc tế có tốc độ bit không đổi lớn hơn hoặc bằng tốc độ cơ sở (1544 hoặc 2048 kbit/s)”

Đến tháng 12/2002 một phiên bản mới của G.826 đã ra đời với tên là “Tham số và chỉ tiêu chất lượng cho các luồng và kết nối số quốc tế tốc độ bit không đổi”. Với phiên bản mới này, G.826 đã mở rộng phạm vi áp dụng của mình cho cả các luồng/kết nối có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở (vì vậy khuyến nghị G.821 chỉ được áp dụng cho các kết nối giữa các thiết bị được sản xuất trước 2002)

Các chỉ tiêu được đưa ra trong khuyến nghị này không phụ thuộc vào mạng vật lý cung cấp luồng và kết nối. Các chỉ tiêu này phải được đảm bảo cho cả 2 hướng truyền dẫn của luồng / kết nối và dựa theo phân bổ cho luồng số quốc tế giả định chuẩn 27500 km..

Với các luồng số làm việc tại tốc độ bit lớn hơn hoặc bằng tốc độ bit cơ sở, các chỉ tiêu đưa ra trong khuyến nghị này được dựa trên khái niệm đo lỗi khối sử dụng các mã phát hiện lỗi có sẵn trong luồng cần kiểm tra. Nhờ đó có thể thực hiện đo trong quá trình khai thác dịch vụ. Còn đối với các kết nối số có tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ sở của phân cấp số, các chỉ tiêu đưa ra dựa trên khái niệm đo lỗi bit và vì vậy không hỗ trợ việc đo trong quá trình khai thác dịch vụ.

Các tham số chất lượng được đưa ra bao gồm: ESR, SESR, BBER. Thời gian đo các tham số này được khuyến nghị là 1 tháng.

1.1.5.2 ITU-T G.828 Tham số và chỉ tiêu chất lượng cho các luồng SDH quốc tế tốc độ bit không đổi


Khuyến nghị này ra đời tháng 3/2000 nhằm giải quyết các hạn chế của G.826 khi áp dụng cho việc đánh giá chất lượng lỗi của các luồng SDH. Khác biệt của G.828 so với G.826 được thể hiện ở các điểm sau:

  • Các chỉ tiêu đưa ra trong khuyến nghị này được xác định cụ thể cho từng luồng SDH (trong G.826, các chỉ tiêu được qui định cho 1 dải tốc độ).

  • Bên cạnh các tham số chất lượng như của G.826 (ESR, SESR, BBER), G.828 còn đưa thêm tham số SEPI (với sự kiện lỗi SEP được định nghĩa là chu kỳ mà trong đó có tối thiểu 3 (nhưng ít hơn 9) SES xuất hiện liên tiếp). Tuy nhiên các giá trị của tham số này vẫn được ITU tiếp tục nghiên cứu.

1.1.5.3 ITU-T M.2110 Hoà mạng hệ thống truyền dẫn, đoạn và luồng


Khuyến nghị này đưa ra qui trình hoà mạng các thực thể truyền dẫn trong môi trường có nhiều nhà khai thác. Các thực thể truyền dẫn ở đây bao gôm luồng, đoạn và hệ thống truyền dẫn. Qui trình hoà mạng ở đây được phân biệt cho 2 trường hợp: đối với hệ thống có/không có khả năng giám sát trong quá trình khai thác dịch vụ (ISM).

Theo khuyến nghị này để hoà mạng các thực thể truyền dẫn cần phải thực hiện một số các phép đo. Các phép đo này ghi lại số các sự kiện chất lượng xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và so sánh kết quả này với các giá trị giới hạn. Các giá trị giới hạn này là khác nhau đối với các sự kiện chất lượng và với các phép đo khác nhau. Các phép đo khác nhau ở đây là phép đo kiểm tra tính liên tục của tuyến (thời gian đo tối đa là 15 phút), đo 15 phút, đo 2 h và đo 24 h phải được áp dụng cho từng hướng truyền dẫn. Bất cứ khi nào có thể, nên sử dụng cấu hình đo cho cho từng hướng truyền dẫn riêng biệt (tức là không thực hiện đấu vòng tại đầu xa trong quá trình đo).


1.1.5.4 ITU-T M.2101 - Giới hạn chất lượng cho hoà mạng và bảo dưỡng luồng và đoạn ghép kênh SDH


Trong rất nhiều trường hợp, việc đo trong thời gian 1 tháng là không thể thực hiện được. Vì vậy khuyến nghị M.2101 đã đưa ra các giới hạn về chất lượng cho các khoảng thời gian đo ngắn hơn, trên cơ sở dựa theo chỉ tiêu G.826/G.828.

1.1.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng


EU đã đưa ra các qui định, mang tính chất qui phạm bắt buộc áp dụng cho các nước thành viên về kênh thuê riêng [4][5] sử dụng trong viễn thông: từ kênh analog, 64kbit/s, 2048kbit/s và SDH. Về kênh thuê riêng SDH, EU áp dụng theo 2 tiêu chuẩn:

  • ETSI EN 301 164: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital Hierarchy (SDH); SDH leased lines; Connection characteristics".

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và các phép đo cụ thể về chất lượng kênh thuê riêng cấu trúc vc-12, vc-2, vc-3, vc-4

  • EN 301 165: "Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital Hierarchy (SDH): SDH leased lines; Network and terminal interface presentation".

Tiêu chuẩn này đưa ra danh sách các yêu cầu mang tính chất tham chiếu đến các tiêu chuẩn khác như về giao diện điên/ quang (G.703, G.957), cấu trúc ghép kênh (G.707)…

1.1.7 Các tiêu chuẩn khác


  • ITU-T G.781 Cấu trúc các khuyến nghị về thiết bị đối với phân cấp số đồng bộ (SDH)

  • ITU-T G.782 Kiểu và đặc tính chung của các thiết bị SDH

  • ITU-T G.783 Đặc tính của các khối chức năng trong thiết bị SDH

  • ITU-T G.784 Quản lý SDH

  • ITU-T G.832 Truyền tải của các phần tử SDH trong mạng PDH - cấu trúc khung và cấu trúc ghép kênh

  • ITU-T G.841 Kiểu và đặc tính của các kiến trúc bảo vệ mạng SDH

  • ITU-T O.171 và 172 Thiết bị đo rung pha và trôi pha cho các hệ thống số dựa trên phân cấp số đồng bộ

  • ITU-T O.181 Thiết bị đánh giá chất lượng lỗi trên giao diện STM-N

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 408.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương