Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang97/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

Chiều dài kênh: đề cập đến số lượng các bên trung gian giữa nhà sản xuất và người 
tiêu dùng. Nếu nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, kênh được cho là ngắn. Nếu 
nhà sản xuất bán hàng thông qua đại lý nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ, kênh được cho là 
dài. Sự lựa chọn một kênh ngắn hay dài là một quyết định chiến lược của các công ty sản 
xuất. Tuy nhiên, một số nước có các kênh phân phối dài hơn so với những quốc gia khác. 
Yếu tố quyết định quan trọng nhất của chiều dài kênh là mức độ phân mảnh của hệ thống 
bán lẻ. Việc phân mảnh hệ thống bán lẻ có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng số lượng của 
người bán buôn để phục vụ bán lẻ, làm kéo dài kênh. Hệ thống bán lẻ phân mảnh hơn, số 
tiến dành cho một công ty để thực hiện liên lạc với mỗi nhà bán lẻ cá nhân sẽ cao hơn.
Hãy tưởng tượng một công ty bán kem đánh răng trong một đất nước mà có 50.000 
nhà bán lẻ nhỏ cchẳng hạn như khu vực nông thôn Trung Quốc và Ấn Độ. Bán trực tiếp 
cho các nhà bán lẻ, công ty sẽ phải xây dựng một lực lượng bán hàng rất đông. Điều này 
sẽ rất tốn kém, đặc biệt là khi mỗi cuộc gọi đặt hàng chỉ có giá trị rất nhỏ. Nhưng giả sử có 


165 
hàng trăm nhà bán buôn trong nước cung cấp cho các nhà bán lẻ không chỉ kem đánh răng 
mà còn với tất cả các mặt hàng chăm sóc cá nhân và các sản phẩm gia dụng khác. Bởi vì 
những người bán buôn này thực hiện phân phối một loạt các sản phẩm nên họ nhận được 
đơn đặt hàng lớn hơn với mỗi cuộc gọi bán hàng, khiến việc kinh doanh trực tiếp với nhà 
bán lẻ trở nên có lãi hơn. Theo đó, việc một công ty bán hàng cho những người bán buôn 
và người bán buôn phân phối tới các nhà bán lẻ trở nên có ý nghĩa về mặt kinh tế hơn. Một 
yếu tố khác làm rút ngắn chiểu dài kênh tại một vài quốc gia là sự xuất hiện của các siêu 
cửa hàng giảm giá như Carrefour, Walmart và Tesco. Mô hình kinh doanh của các nhà bán 
lẻ này là, một phần, dựa trên ý tưởng cố gắng bán giá thấp, họ giao dịch trực tiếp với nhà 
sản xuất mà không thông qua nhà bán buôn. 
Độc quyền kênh: Một kênh phân phối độc quyền là một trong những khó khăn khiến 
các doanh nghiệp không thể tiếp cận thị trường. Hệ thống phân phối của Nhật Bản thường 
được xem như là một ví dụ. về một hệ thống độc quyền. Tại Nhật Bản, mối quan hệ giữa 
nhà sản xuất bán buôn, và các nhà bán lẻ thường có xu hướng giống với những thập kỷ 
trước. Rất nhiều trong số những mối quan hệ này dựa trên việc hiểu rằng các nhà phân phối 
sẽ không bán các sản phẩm của công ty đối thủ của nhà sản xuất. Đổi lại, các nhà phân 
phối được bảo đảm mức lợi nhuận hấp dẫn từ nhà sản xuất. Các nhà sản xuất Mỹ và châu 
Âu đã học được rằng các mối quan hệ ràng buộc sẵn có khiến cho việc tiếp cận thị trường 
Nhật Bản trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường Nhật bản với một sản 
phẩm mới vẫn có thể xảy ra. Procter & Gamble đã làm được điều đó trong thập niên 1990 
với thương hiệu xà bông Joy. P & G đã có thể vượt qua truyền thống độc quyền đó vi hai 
lý do. Đầu tiên, sau một thập kỷ với hoạt động kinh tế mờ nhạt, Nhật Bản đang thay đổi. 
Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, các nhà bán lẻ sẵn sàng vi phạm các tiêu chuẩn cũ của 
độc quyền. Thứ hai, P & G đã hoạt động tại Nhật Bản đủ lâu và có một danh mục đầu tư 
đủ rộng các sản phẩm tiêu dùng đế tạo sức ép đáng kể lên các nhà phân phối, cho phép 
công ty này đưa sản phẩm mới ra thị trường thông qua các kênh phân phối. 
Chất lượng kênh phân phối: hàm ý tới khả năng chuyên môn, năng lực và kỹ năng 
của các nhà bán lẻ, và khả năng của họ trong việc bán và hỗ trợ cho các sản phẩm của các 
doanh nghiệp quốc tế. Chất lượng của các nhà bán lẻ là khá tốt ở hầu hết các quốc gia phát 
triển. Tại những quốc gia mới nổi và những quốc gia kém phát triển hơn từ Nga cho tới 
Indonesia, chất lượng kênh phân phối là rất khác nhau. Sự thiếu hụt những kênh phân phối 
có chất lượng cao có thể gây cản trở đối với việc tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong 
trường hợp của những sản phẩm mới đòi hỏi sự hỗ trợ tại các điểm bán hàng và dịch vụ 
sau khi bán. Khi chất lượng kênh bán hàng là thấp, một doanh nghiệp quốc tế có thể sẽ 
phải dành nhiều công sức để nâng cấp kênh phần phối, ví dụ, cung cấp sự trợ giúp và đào 
tạo tới những nhà bán lẻ, và trong những trường hợp cấp bách, thiết lập kênh phân phối 
riêng của mình. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương