BỘ thông tin và truyềN thông cục viễN thông  thuyết minh


Một số kết quả đo kiểm về dịch vụ tin nhắn



tải về 325.96 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích325.96 Kb.
#20197
1   2   3   4   5   6   7

2.4Một số kết quả đo kiểm về dịch vụ tin nhắn


Dưới đây là một số kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ tin nhắn sử dụng công cụ Nemo Outdoor và Nemo Analyzer cho các mạng 2G và 3G của Viettel, Vinaphone, VMS.

Việc sử dụng công cụ phân tích của Nemo cho phép đưa ra các thông tin liên quan đến việc đánh giá chất lượng dịch vụ tin nhắn trên mạng 2G hoặc 3G. Bảng 1.3 dưới đây là một ví dụ.

Bảng 1.3 Kết quả phân tích quá trình gửi tin nhắn ở mạng 2G

Kết quả đo kiểm thử nghiệm về thông số “Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ tin nhắn” trên một số mạng như sau:


  • VNP : 2,395 giây

  • VMS: 3,303 giây

  • Viettel:3,584 giây

Kết quả đo kiểm thử nghiệm về thông số “Thời gian gửi nhận tin nhắn trung bình từ đầu cuối đến đầu cuối” trên một số mạng như sau:

  • VNP : 4,28 giây

  • VMS: 5.277 giây

Như vậy, thông qua các kết quả đo thử nghiệm TguiSMS, Tnhan, TnhanSMS cho thấy, trên thực tế, hoàn toàn có khả năng thể thực hiện các phép đo kiểm các thông số về chất lượng dịch vụ tin nhắn SMS cho các mạng GSM và UMTS.

2.5Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

2.5.1Lý do


Cùng với sự triển khai các công nghệ di động trên mạng, số lượng thuê bao di động đang tăng lên nhanh chóng. Những hình thức kinh doanh dựa trên nền dịch vụ nhắn tin SMS trên điện thoại di động cũng theo đó phát triển mạnh mẽ và tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thông tin trong xã hội.

Tuy nhiên, với dịch vụ SMS hiện nay, tại những ngày lễ, ngày tết, chất lượng dịch vụ là vấn đề đã được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt vào những lúc cao điểm ngày tết, nhiều trường hợp không nhận được tin nhắn, tin nhắn không còn tính thời sự hoặc không nhắn được tin nhắn... Sự phát triển của mạng di động cũng như việc ứng dụng dịch vụ SMS trong việc trao đổi thông tin cũng làm tăng tính cấp thiết của nhu cầu quản lý chất lượng dịch vụ SMS tại Việt nam.

Với thực trạng như hiện nay, việc quản lý chất lượng dịch vụ tin nhắn SMS là cần thiết nhằm tăng cường khả năng cạnh trạnh của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành dịch vụ.

2.5.2Mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật


Việc xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật chất lượng dịch vụ SMS trên mạng di động nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý chất lượng dịch vụ SMS trên các mạng di động hiện nay, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ tin nhắn SMS.

3Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật

3.1Sở cứ cho việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật


Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra dựa trên sự phân tích lựa chọn những khía cạnh xuất phát từ:

  • Các tiêu chuẩn liên quan đến việc quy định chỉ tiêu chất lượng dịch vụ SMS;

  • Các thủ tục đo kiểm nhằm phục vụ quá trình đo kiểm được các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn ban hành, khuyến nghị;

  • Các tiêu chuẩn mà các nước, đặc biệt các nước có tính tương đồng với nước ta sử dụng đánh giá chất lượng dịch vụ SMS;

  • Dựa trên khả năng đo kiểm thực tế từ trang thiết bị đo kiểm, trình độ công nghệ mạng hiện tại trong nước.

Các sở cứ liên quan đến việc lựa chọn tài liệu tham chiếu chính để xây dựng các yêu cầu kỹ thuật dựa vào việc phân tích tổng hợp các kết quả khảo sát tại phần 1 ở trên. Kết quả cho thấy, liên quan đến các tiêu chuẩn và việc áp dụng cho quản lý chất lượng dịch vụ SMS, có hai lĩnh vực chính:

Lĩnh vực thứ nhất, tập trung vào chuẩn hoá cấu trúc mạng, thành phần mạng vô tuyến và mạng lõi, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, giao thức giữa các thành phần mạng của dịch vụ SMS trong hệ thống thông tin di động phát triển trên nền GSM. Mảng này được tổ chức 3GPP chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn này được cập nhật, bố sung, chuẩn hóa theo sự phát triển của công nghệ di động, từ GSM, CDMA đến 3G, 4G nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục, có tính kế thừa và phát triển của dịch vụ tin nhắn SMS trải rộng trên các công nghệ mạng di động khác nhau.

Lĩnh vực thứ hai liên quan đến các thông số về chất lượng dịch vụ SMS mà các nhiều nước hiện nay đang áp dụng cho việc quản lý chất lượng là tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2. Tiêu chuẩn này theo thời gian cũng được cập nhật, bổ sung. Cùng với tiêu chuẩn này, các tiêu chuẩn khác liên quan như ETSI TS 120 250-3 và ETSI TS 102 250-4 cũng đưa ra các thủ tục cần phải tuân thủ cho việc đo, xác lập và cài đặt các thông số để đảm bảo cho quá trình đo kiểm. Trên cơ sở các thông số về chất lượng dịch vụ SMS mà tiêu chuẩn này đưa ra, nhiều nước đã áp dụng trong công tác quản lý từ những năm 2005 với sự trợ giúp từ các công cụ tự động mô phỏng, phân tích, tính toán.

Một tài liệu khác liên quan đến việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật đó là tiêu chuẩn “QCVN 36:2011/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất”. Quy chuẩn này đã được áp dụng phổ biến trong nước trong việc quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. Trong Quy chuẩn này, một số thông số liên quan đến chất lượng dịch vụ di động mặt đất cũng được sử dụng lại hoặc có sửa đổi cho phù hợp với dịch vụ nhắn tin.

Như vậy, việc lựa chọn tài liệu tham chiếu để xây dựng các yêu cầu kỹ thuật là dựa trên các sở cứ về tiêu chuẩn đã được hoàn thiện, áp dụng phổ biến trên thế giới và có khả năng áp dụng trong nước.

3.2Xác định tài liệu cần tham chiếu chính


Qua mục trên có thể thấy, việc lựa chọn tài liệu ETSI TS 120 250 -2 làm thành quy chuẩn chất lượng dịch vụ tin nhắn SMS là hợp lý.

3.3Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn

3.3.1Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn


Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn dựa trên các yêu cầu sau:

  • Sử dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ SMS trên mạng di động mặt đất PLMN làm tài liệu tham chiếu chính để xây dựng các yêu cầu kỹ thuật.

  • Kết hợp với việc phân tích, lựa chọn những chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ SMS mà các quốc gia sử dụng quản lý.

  • Dựa trên năng lực về trang thiết bị, nhân lực tham gia đo kiểm đánh giá các thông số và chỉ tiêu chất lượng trên mạng thực tế của Việt nam.

  • Biên soạn tiêu chuẩn theo hình thức khuôn mẫu tiêu chuẩn Việt Nam.

3.3.2Hình thức xây dựng tiêu chuẩn


Tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận áp dụng nội dung tiêu chuẩn quốc tế và theo hình thức biên soạn lại có sửa đổi.

Khuôn mẫu, bố cục và cách trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật tuân thủ theo đúng qui định hướng dẫn của vụ Khoa học Công nghệ, bộ Thông tin và Truyền thông.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 325.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương