Bộ Thương mại Vụ thị trường Châu phi Tây á Nam á


IX. Quan hệ thương mại việt nam - uae và các giảI pháp phát triển thị trường



tải về 0.82 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.82 Mb.
#35837
1   2   3   4   5   6   7

IX. Quan hệ thương mại việt nam - uae và các giảI pháp phát triển thị trường
IX.1. Quan hệ Thương mại Việt Nam - UAE:
Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE có xu hướng gia tăng đều đặn và tốc độ cao về xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 50 triệu USD/năm trong năm 2003 gần đây với các mặt hàng chủ yếu như máy móc thiết bị, phân bón.

Kết quả kim ngạch XNK Việt Nam - UAE thời gian qua như sau:

Đơn vị: 1000USD






Xuất khẩu

Nhập khẩu

1995

17.369

14.863

1996

21.039

2.695

1997

21.446

4.461

1998

19.000

5.790

1999

21.483

11.393

2000

23.828

10.925

2001

33.133



2002

40.853




2003

66.280

50.000 (ước)

Nguồn: Vụ KHTK ( Bộ TM), Hải quan Dubai
Hàng Xuất khẩu Việt Nam vào UAE thời gian gần đây

Đơn vị: ngàn USD



Mặt hàng

2000

2001

2002

2003

Tổng trị giá

23.828

33.133

40.853

66.280

Tiêu đen

10.394

11.522

5.511

9.926

Giày dép

2.876

3.661

4.344

6.978

Gạo

470

113

8



Dệt may

310

1.481

4.645

8.008

Thủ công mỹ nghệ

220

547

603

672

Hải sản

231

867

713

935

Rau quả

43

12

657

636

Cà phê

95

444

76

135

Chè

224

248

299

61

Hạt điều









1.465

Sản phẩm gỗ







566

1.255

Sản phẩm nhựa







440

247

Đồ chơi trẻ em







34

102

Mỳ gói







24




Nguồn: Vụ KHTK, Bộ TM

IX.2. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào UAE:


  1. Hồ tiêu:

Tiêu đen Việt Nam là mặt hàng rất được ưu chuộng tại Dubai do tiêu Việt Nam nổi tiếng là thơm ngon, chất lượng đảm bảo, hơn hẳn các nguồn hàng khác từ Malaysia và Indonesia. Năm 2003, tiêu đen xuất khẩu vào UAE được xấp xỉ 7.400 tấn trong năm 2002, trị giá khoảng 10 triệu USD chiếm khoảng 30% thị phần. Loại tiêu thông dụng trên thị trường Dubai và tái xuất đI các nước xung quanh là tiêu đen, loại 500 gr, đóng trong bao 60 kg. Nhu cầu hồ tiêu chế biến đang gia tăng tại Dubai.




  1. Gạo:

Hàng năm UAE chỉ nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo với các chủng loại như gạo chưa xát (husked), gạo đã xát và gạo tấm dùng cho sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng tại chỗ và khách du lịch, tuy nhiên nhu cầu táI xuất rất cao từ châu Phi, CIS (Liên Xô cũ). Các nước Đông Phi, tiêu thụ lớn nhất là Kenia và Tanzania thường yêu cầu loại gạo 5% hoặc 10% tấm, trong khi các nước Tây Phi nghèo hơn nên thường muốn loại gạo 20% hay 25% tấm. Các nước cung cấp gạo lớn nhất là ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, ngoài ra Australia cũng xuất khẩu một số lượng nhỏ gạo hạt tròn, đắt tiền cho Dubai. Trong thời gian 2001-2002, gạo Việt Nam vào Dubai hầu như không đáng kể do sự cạnh tranh quá mạnh về giá của gạo ấn Độ, nhất là khi họ có ưu thế về vị trí địa lý; sang năm 2004, sản lượng gạo xuất khẩu của ấn Độ tiếp tục sụt giảm nên gạo Việt Nam có thể trở lại thị trường Dubai và tái xuất sang châu Phi như năm 2003.




  1. Cà phê:

Cà phê là mặt hàng có sức tiêu thụ cao tại UAE, chia thành các loại như: cà phê chưa rang và chưa tách caffeine, cà phê chưa rang và đã tách caffeine, cà phê rang và chưa tách caffeine, cà phê rang và tách caffeine. Các nước cung cấp cà phê chủ yếu cho Dubai là Braxin, ấn Độ, trong khi Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn là khoảng 1% trong số 7300 tấn cà phê nhập khẩu vào UAE. Theo chúng tôI, muốn gia tăng kim ngạch và hiệu quả của cà phê xuất khẩu vào Dubai thì cà phê Việt Nam nên chú trọng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến vào khu vực này. Muốn vậy, cần có sự chú trọng nghiên cứu, đầu tư về khẩu vị, bao bì khi xuất khẩu cà phê vào Dubai.





  1. Rau quả và rau quả chế biến:

Từ một nước hầu như không sản xuất nông nghiệp, đến nay UAE đã tự túc được 83% nhu cầu về rau, tuy nhiên về trái cây thị ngoại trừ chà là (UAE là nước sản xuất và xuất khẩu chà là lớn thứ hai thế giới, sau Iraq) thì UAE phải nhập khẩu hầu hết các loại tráI cây, gồm cả trái cây tươI, khô và đóng hộp. Các loại rau tươi và rau giữ ở nhiệt độ thấp (chilled) và các loại trái cây tươi và khô được khuyến khích nhập khẩu và hoàn toàn miễn thuế. Rau quả là mặt hàng có sự tăng xuất khẩu đột biến vào UAE từ năm 2002 với mức kim ngạch 660.000 USD, đạt xấp xỉ 640.000 USD trong năm 2003. Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào UAE là dứa (thơm), thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm. Xoài, chuối, mận cũng được ưu chuộng tại UAE nhưng có sự cạnh tranh mạnh của chuối Phillipin, xoàI từ Kenia, Nam Phi, Pakistan; mận của Australia, Mỹ.


Các công ty chuyên doanh về trái cây thường nhập khẩu rồi phân phối cho các siêu thị và hệ thống bán lẻ.


  1. Hải sản:

HảI sản là mặt hàng có triển vọng gia tăng kim ngạch vào UAE trong vào năm gần đây. Năm 2003, xuất khẩu hải sản vào UAE đạt 935.000 USD. UAE là một nước xuất khẩu cá, do đó cá Việt Nam khó thâm nhập vào thi trường này. Hải sản chủ yếu của Việt Nam vào UAE chính là tôm. Hải sản tươi, tôm và cua đông lạnh là những mặt hàng hải sản được hoàn toàn miễn thuế khi vào UAE.




  1. Dệt may:

Dệt may Việt Nam vào UAE tăng nhanh về kim ngạch, năm 2002 đạt 4,7 triệu USD, năm 2003 đạt 8 triệu USD, trong đó Công ty xuất khẩu lớn nhất là Công ty Dệt May Thái Tuấn. Về mặt hàng vải, Iran là thị trường tái xuất lớn nhất của Iran, tuy nhiên hiện tượng bán hàng nhái của chúng ta có thể dẫn đến việc vảI Việt Nam bị mất uy tín với khách hàng khu vực Trung Đông.




  1. Giày dép:

Giày dép Việt Nam vào UAE đạt 4,3 triệu USD trong năm 2002, năm 2003 đạt xấp xỉ 7 triệu USD. Dubai là thị trường lớn về giày dép, tuy nhiên hàng Việt Nam vào đây mới chủ yếu là dép phụ nữ và trẻ em. Muốn gia tăng xuất khẩu thì khẩu nghiên cứu, thiết kế mẫu mã rất quan trọng.


Hội chợ Motexha chuyên về dệt may và giày dép được tổ chức mỗi năm 2 lần là cơ hội quan trọng cho việc tiếp cận thị trường. Thông tin chi tiết về Hội chợ này có trong www.motexhaonline.com.


  1. Đồ gỗ:

Đồ gỗ Việt Nam ưa chuộng tại UAE gồm các loại như đồ gỗ lưu niệm (tượng, bình bông), bàn ghế khảm trai, bàn ghế gốc cây, ngoài ra còn là các loại đồ gỗ dùng cho văn phòng. Kim ngạch đồ gỗ Việt Nam vào UAE gia tăng đáng kể kể từ năm 2002 với kim ngạch 566.000 USD, năm 2003 là 1.255.000 USD. Lễ hội bán hàng Dubai hàng năm là dịp bán hàng rất tốt cho đồ gỗ gia dụng, kể cả bán lẻ lẫn bán sỉ. Một Hội chợ đồ gỗ và đồ nội thất quy mô lớn khác là Hội chợ INDEX được tổ chức vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm. Website của Hội chợ này là ww.index.com.




  1. Đồ nhựa:

Người dân vùng Trung Đông có thói quen dùng đồ nhựa gia dụng như ly tách, thìa dĩa, bình nước, gạt tàn.. . đặc biệt là các loại đĩa (dish) có nhu cầu lớn cho các bữa ăn. Đĩa các loại được ưa chuộng là loại hình tròn hoặc bầu dục, có hoa văn trang trí. Tập quán bên này không thích hình trang trí là người, thú vật. Trị giá hàng xuất khẩu đồ nhựa Việt Nam vào UAE còn nhỏ nhưng có xu hướng gia tăng.




  1. Hàng hóa khác:

Ngoài các mặt hàng nói trên, một số mặt hàng Việt Nam cũng triển vọng xuất khẩu vào Dubai là chè, hạt điều, cơm dừa, thực phẩm chế biến, đồ gốm. Năm 2003 vừa qua, một số mặt hàng đã được thưởng xuất khẩu theo tiêu chuẩn mặt hàng mới vào thị trường mới là vải gấm của Công ty dệt may Thái Tuấn, phụ liệu thuốc lá của Công ty XNK thuốc là (thuộc Tcty Thuốc lá Việt Nam), ắc quy của Công ty PINACO.



IX.3. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - UAE
Thời gian tới, quan hệ Thương mại Việt Nam – UAE sẽ có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

  1. Thuận lợi:




  • Khu vực Trung Đông sẽ đi vào một thời kỳ mới, không còn chiến tranh, xung đột để tiến hành các cải cách quan trọng về chính trị và kinh tế. Nhìn lại thời gian 25 năm qua, Khu vực Trung Đông là nơi bất ổn nhất trên thế giới với xung đột Istrael - Palestin liên miên, các cuộc chiến Iran-Iraq, Iraq- Cô oét, rồi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (2003). Chính vì thế Kinh tế các nước trong khu vực đã phát triển chậm hơn nhiều các khu vực khác, UAE là nước có tốc độ tăng GDP cao nhất trong khu vực cũng chỉ đạt bình quân 6% trong 25 năm qua. Tỉ trọng trao đổi Thương mại của các nước Trung Đông trong toàn cầu sụt giảm từ 15% xuống còn 3,5%. Hội thảo cấp cao từ 21-23/6/2003 tại Jordan đã bàn tới một trong những cách xóa bỏ hận thù và xung đột là các nước trong vùng hướng tới việc phát triển kinh tế và thương mại. Trong Hội thảo, Ngoại trưởng và Đại diện Thương mại Hoa kỳ sẽ trình bày đề nghị của nước này về Hiệp định tự do Thương mại (FTA) giữa Hoa Kỳ và các nước Trung Đông trong 10 năm tới, trong đó Hoa Kỳ đã có FTA với Jordan (từ năm 2000). Hiệp định Thương mại giữa 6 nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) với các nước EU cũng đang được tích cực thảo luận để có thể ký kết vào năm 2005. Bằng việc tăng cường quan hệ tự do Thương mại với Hoa Kỳ và EU, hàng hóa táI xuất từ Dubai sẽ có cơ hội gia tăng.

  • Dubai, UAE được coi là một trong những căn cứ tiếp tế quan trọng nhất cho việc tái thiết Iraq. Sau 12 năm bị cấm vận GDP của Iraq sụt giảm từ 77 tỉ USD (năm 1990) xuống 25 tỉ USD (2002). Năm 2003 GDP của Iraq tăng rất mạnh ở mức 19%. Sang năm 2004, sản lượng khai thác dầu lửa có thể đạt mức 3 triệu thùng/ngày để xuất khẩu 20 tỉ UAE dầu lửa thì nền kinh tế nước này có thể phục hồi nhanh chóng. Dự báo, tốc độ tăng GDP của Iraq sẽ đạt trung bình 15% trong 10 năm tới, khi đó năm 2013 GDP của Iraq sẽ đạt trên 100 tỉ USD, trở lại vị trí là nước có quy mô kinh tế lớn thứ hai trong 22 nước Arập, sau Saudi Arabia. Cùng với sự phát triển của Iraq, UAE cũng có cơ hội để gia tăng sản lượng xuất khẩu và tái xuất vào thị trường lớn này.

  • Trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Dubai, UAE đang được triển khai, thể hiện sự quan tâm của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Trung tâm có diện tích trên 300 m2 bao gồm khu trưng bày giới thiệu sản phẩm và khu văn phòng làm việc. Trung tâm sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7/2004. Đây là trung tâm giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại của Việt Nam tại khu vực Trung Cận Đông, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường khu vực này.

Trung tâm có nhiệm vụ chính là quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; cung cấp thông tin hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nam tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.


Qua Trung tâm, hàng Việt Nam có điều kiện quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xuất khẩu vào UAE. Các doanh nghiệp tham gia Trung tâm có thể ở 3 dạng: gửi hàng mẫu, catalogue trưng bầy chung; gửi hàng mẫu, catalogue trưng bày riêng trong một gian hàng riêng; gửi hàng mẫu, catalogue trưng bày riêng trong một gian hàng riêng đồng thời cử người của công ty thường trú tại Dubai.
Trong năm đầu tiên, Nhà nước sẽ tài trợ 100% chi phí sử dụng diện tích trưng bày cho các doanh nghiệp; hỗ trợ 1/3 chi phí cho hai năm tiếp theo. Từ năm thứ 4 trở đi, các doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn chi phí.


  • Các dự án lớn nhằm biến Dubai thành một Trung tâm Thương mại tầm cỡ đang tiếp tục được triển khai với tốc độ nhanh. Các quy định, thủ tục cho xuất nhập khẩu ngày càng thông thoáng.




  1. Khó khăn:




  • Dubai là thị trường mở, có sức cạnh tranh rất quyết liệt. Hàng hóa từ Trung Quốc, ấn Độ có chủng loại, mẫu mã phong phú, được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng từ Anh, Mỹ và các nước phương Tây có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng cao cũng coi Dubai là nơI tiếp thị bán hàng vào khu vực.

  • Hàng hóa Việt Nam tại Dubai và UAE còn chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 0,15 % thị phần trong kim ngạch nhập khẩu của UAE), chưa được nhiều người biết đến. Hơn nữa, hàng Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, giá cao đồng thời chậm thay đổi theo thị hiếu, quy cách tại thị trường khu vực.

  • Quan hệ bạn hàng giữa các Doanh nghiệp Việt Nam và nước bạn chưa nhiều và vững chắc. Phong tục, tập quán buôn bán vùng Trung Đông có nhiều điểm khác biệt so với chúng ta và các nước khác, vì vậy, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp là điều rất quan trọng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tránh các sự cố trong thực hiện các hợp đồng.

* Triển vọng thâm nhập thị trường: trong ba năm qua, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường UAE tăng bình quân 35% năm, riêng năm 2003 tăng khoảng 62%. Với các điều kiện thuận lợi mới nêu trên, tốc độ này đạt khoảng 40% trong vài năm tới. Như vậy, hàng xuất khẩu Việt Nam vào UAE có thể đạt 90-100 triệu USD năm 2004; 130-140 triệu USD vào năm 2005. Hàng xuất khẩu Việt Nam vào UAE có thể đạt tới 0,5 tỉ USD, tương đương với các nước Indonesia, Thái lan, Malaysia hiện nay vào năm 2010. Mức kim ngạch nửa tỉ UAE là mức hàng hóa Việt Nam đã xuất khẩu vào Trung Đông trong những năm 2001-2002 (chủ yếu là vào Iraq).


IX.4. Các giải pháp phát triển thị trường


  1. Tăng cường thông tin, xúc tiến thương mại vào thị trường Dubai

Một số doanh nghiệp Việt Nam cho hay, họ biết rất ít thông tin về thị trường thị trường Dubai. Nhiều người trước khi sang Dubai chưa biết những khái niệm cơ bản nhất về đất nước, pháp lý, kinh tế-xã hội nước bạn, chưa kể hạn chế về tiếng Anh và như thế không tránh khỏi bỡ ngỡ khi giao tiếp với đối tác. Từ đó sẽ rất khó gây được sự tin cậy, quan hệ thân thiết với khách hàng, dẫn đến việc khó đạt được thỏa thuận hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Khi buôn bán với thị trường nước ngoài, việc chuẩn bị thông tin chung, thông tin cụ thể về thị trường, mặt hàng, thủ tục giao nhận, thanh toán là điều hết sức quan trọng.

Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cường công tác thông tin về thị trường nước ngoàI qua các kênh khác nhau. Đối với cơ quan thương vụ tại nước ngoài có thể tiến hành và cung cấp thông tin về điều tra thị trường theo yêu cầu từng mặt hàng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là việc tăng cường tổ chức Khảo sát thị trường nước ngoài; tham gia Hội chợ, Hội thảo các nước, trong đó Dubai là một trung tâm Hội chợ, Hội thảo trong khu vực; ứng dụng và khai thác thương mại đIện tử, một phương thức buôn bán mới đang rất phát triển tại Dubai.


  1. Đổi mới cơ cấu mặt hàng vào thị trường Dubai:

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Dubai, thành phố có tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu trên 70% của UAE, cần xem xét xem Dubai nhập khẩu chủ yếu loại sản phẩm gì, đồng thời nhu cầu của thị trường này đối với các sản phẩm chính hiện nay của Việt Nam.

Như báo cáo tại phần (IV), trong số 21 nhóm mặt hàng của bạn thì 6 nhóm mặt hàng, đều thuộc loại hàng công nghiệp, chiếm tỉ trọng nhập khẩu trên 75% là Máy móc, thiết bị điện-điện tử, Đồ trang sức, kim loại quý, đá quý, ngọc trai; Máy bay, xe cộ và thiết bị vận tải, Hàng dệt may, Kim loại và sản phẩm kim loại, Hóa chất và sản phẩm liên quan.
Cụ thể, để có trị giá xuất khẩu cao vào Dubai, Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất; đối với máy móc, hàng đIện tử lớn thứ nhì (sau Hoa Kỳ). Anh Quốc cũng là nước xuất khẩu máy móc, hoá chất và sản phẩm liên quan lớn vào Dubai; trong khi với xe hơi và một số máy móc thiết bị, Nhật Bản cũng có trị giá xuất khẩu cao vào Dubai. Đối với Singapore, kim ngạch chủ yếu nhờ vào đồ trang sức; TháI lan có trị giá xuất khẩu cao vào Dubai chủ yếu do hàng dệt may và hàng đIện tử.

Thời gian vừa qua, một số mặt hàng công nghiệp có trị giá lớn của Việt nam đã bắt đầu có thị trường tại Dubai là vải, pin và ắc-quy, giày dép, sản phẩm nhựa, phụ liệu thuốc lá. NgoàI ra các mặt hàng khác như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, hảI sản, rau quả cũng là những mặt hàng đang gia tăng vào Dubai và rất có triển vọng. Từ đó có thể tin rằng việc từng bước thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Dubai là đIều có thể thực hiện được.

Tuy vậy, để thực sự biến đổi cơ cấu hàng xuất vào Dubai còn phụ thuộc vào cả việc tiếp thị lẫn khâu sản xuất. Đầu tiên là việc tìm hiểu thị trường, tìm ra các mẫu mã hợp thị hiếu Dubai và vùng Trung Đông, xây dựng được các bạn hàng tin cậy. Sở dĩ Trung Quốc giành được thị phần lớn tại Dubai một lý do quan trọng là do họ làm được các mẫu hàng đúng thị hiếu thị trường. Nhiều khi hàng Việt Nam, do sản xuất nhỏ nên không đáp ứng được chủng loại phong phú và tiến độ giao hàng, do đó việc mạnh dạn đầu tư sản xuất công nghiệp cho xuất khẩu là đIều hết sức cần thiết nhằm thay đổi cơ cấu, gia tăng kim ngạch hàng xuất khẩu vào thị trường Dubai.


  1. Củng cố phát huy các mặt hàng truyền thống

Từ trước đến nay, phần lớn hàng xuất khẩu vào Dubai là nông sản nên có thể coi nông sản, cụ thể là tiêu đen, gạo, chè, cà phê, hạt đIều, cơm dừa, cao su.. . là những mặt hàng truyền thống. Tuy nhiên, kể cả những mặt hàng được coi là “thế mạnh”, ngoại trừ tiêu đen, hàng Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ tại thị trường Dubai.

Các mặt hàng nông sản thường có giá cả biến động thất thường, trong khi Dubai là thị trường “tương đối xa”, chí phí vận tảI nhỏ lẻ cao, giá cả lại thường không tốt bằng các thị trường khác nên nhiều doanh nghiệp đã bỏ hợp đồng với Dubai khi giá lên, hoặc khi khan hiếm nguồn hàng, thậm chí có nơI vẫn giao hàng nhưng với chất lượng hàng thấp hơn hàng đã thỏa thuận. Thông thường chỉ các doanh nghiệp xuất hàng thường xuyên và khối lượng lớn mới có thể chịu lỗ 1-2 container để giữ uy tín. Bên cạnh đó, hàng nông sản xuất sang Dubai phần lớn để tái xuất, do đó giá không cao. Hàng tiêu thụ tại Dubai thường yêu cầu chất lượng, bao bì, quy cách chặt chẽ, chẳng hạn chè, cà phê còn yêu cầu pha chế đúng khẩu vị nên đến nay hầu như hàng nông sản Việt Nam chưa đáp ứng được.

Dubai là một thị trường nông sản lâu đời, có sức mua và tiềm năng lớn. Do vậy, nếu khắc phục được các trở ngại nói trên thì hàng nông sản Việt Nam sẽ gia tăng được kim ngạch xuất khẩu vào Dubai.

d) Công tác tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp từ trong nước quan tâm các dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Dubai. Có thể kể ra một số tư vấn và dịch vụ cần tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp như:



    • Hỗ trợ về giấy phép, địa đIểm để giới thiệu và bán hàng

    • Được tư vấn thông tin thị trường, trong đó được cung cấp tên địa chỉ liên lạc của các công ty và thông tin điều tra mặt hàng tại thị trường Dubai.

    • Đại diện cho công ty trong việc tiếp thị chào hàng và các yêu cầu khác về giao nhận, thanh toán.

    • Đại lý bán hàng.

    • Thu xếp visa, khách sạn cho các chuyến đi khảo sát thị trường.

    • Tư vấn, thu xếp tham gia các Hội chợ

    • Được tư vấn về bảo vệ thương hiệu và bản quyền tại thị trường Dubai và khu vực Trung Đông

_____________________________




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương