BỘ TƯ pháp dự thảo báo cáO



tải về 493.65 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích493.65 Kb.
#30184
1   2   3   4   5   6   7

6.5.4. Phương án 6D: Mô hình cơ quan quản lý TGPL theo ngành dọc (các Trung tâm TGPL nhà nước thuộc cơ quan quản lý TGPL trung ương).

a) Tác động tích cực

- Việc quản lý, chỉ đạo chuyên ngành sẽ thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Trung ương sẽ nắm bắt được địa phương nào thiếu kinh phí hoặc nguồn lực thực hiện TGPL để thực hiện điều phối nhằm kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL khi họ có yêu cầu.

- Việc Trung ương quản lý thống nhất trên toàn quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ hợp lý nguồn lực và kinh phí giữa các địa phương, khắc phục tình trạng có địa phương thừa kinh phí nhưng không có vụ việc TGPL để thực hiện hoặc thiếu kinh phí để thực hiện vụ việc TGPL trên địa bàn tránh bỏ lọt đối tượng được TGPL.

- Việc thực hiện theo mô hình ngành dọc sẽ bảo đảm được tính độc lập của hệ thống TGPL so với chính quyền địa phương. Theo đó nguồn nhân lực thực hiện TGPL ở địa phương sẽ ổn định, tập trung thực hiện công việc chuyên môn mà không bị chi phối bởi tình trạng điều động, luân chuyển cán bộ, tạo sự khách quan, độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ người thực hiện TGPL khi bảo vệ cho các đối tượng được TGPL trong quá trình tố tụng, khiếu nại đặc biệt là trong các vụ án tố tụng hành chính mà đại diện Nhà nước ở địa phương là một bên tham gia tố tụng, vụ án tố tụng hình sự mà người bị buộc tội là người có chức vụ trong bộ máy của chính quyền địa phương.

- Xây dựng hệ thống TGPL theo mô hình ngành dọc là phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay. Các nước trong khu vực và trên thế giới hầu hết áp dụng mô hình hệ thống TGPL theo ngành dọc (Bang Victoria, Bang New South Wales (Úc), Phillipine, Ailen, Hà Lan, Moldova, Nam Phi, Israel, Mỹ, Nhật Bản).

- Bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống TGPL, tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện TGPL, giảm bớt đội ngũ hỗ trợ cho Trợ giúp viên pháp lý hiện nay (chuyên viên tại các Trung tâm TGPL nhà nước) qua đó giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Việc thực hiện theo mô hình này còn một cấp quản lý là cơ quan quản lý TGPL ở trung ương, do đó sẽ giảm bớt cấp quản lý so với hiện nay tương ứng với việc giảm chi phí quản lý.

- Việc thực hiện theo mô hình dọc vẫn giữ nguồn lực thực hiện TGPL sẵn có của Nhà nước mà không phải đào tạo, bồi dưỡng mới nguồn lực này, điều này sẽ không gây khó khăn khi yêu cầu TGPL vì người được TGPL đã quen với việc tìm đến Trung tâm TGPL nhà nước khi có vướng mắc về pháp luật.

- Tập trung nguồn kinh phí mà ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL về một đầu mối để có sự điều phối về nguồn nhân lực và tài chính, theo đó, trung ương sẽ có sự chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ trên toàn quốc. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội tại địa bàn, tùy từng địa phương sẽ bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác TGPL.

b) Tác động tiêu cực

- Việc thực hiện theo phương án này đòi hỏi Nhà nước phải có “bước đệm” sắp xếp, chuyển đổi vị trí pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước từ đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập sang đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan quản lý TGPL trung ương. Việc thực hiện theo phương án này đòi hỏi Nhà nước phải sắp xếp, chuyển đổi cơ sở vật chất từ địa phương sang Trung ương. Dự kiến khi chuyển sang mô hình này, 3117 Trung tâm TGPL nhà nước có trụ sở độc lập với Sở Tư phap sẽ được chuyển giao cho Bộ Tư pháp, còn 32 Trung tâm có trụ sở chung với Sở Tư pháp hoặc các đơn vị khác trong giai đoạn đầu chưa có trụ sở riêng sẽ tiếp tục sử dụng trụ sở chung với Sở Tư pháp. Sau đó sẽ phải có lộ trình hoán đổi hoặc xây mới giữa địa phương và Trung ương về các trụ sở Trung tâm TGPL nhà nước đang nằm trong Sở Tư pháp theo lộ trình phù hợp với khả năng ngân sách.

- Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác TGPL bị hạn chế hơn.

c) Về chi phí

* Phương án 5B (mở rộng đối tượng người thuộc hộ cận nghèo)

- Về chi lương

Hiện 63 Trung tâm có 1.297 biên chế/1.434 biên chế được giao, trong đó có 558 Trợ giúp viên pháp lý, 546 chuyên viên và 193 cán bộ khác. Hiện nay, trung bình mỗi năm ngân sách nhà nước chi lương là 60 tỷ đồng (01 người là 41.000.000 đồng/năm).

Sau khi chuyển sang mô hình này, từ nay đến năm 2020 tổ chức bộ máy của các Trung tâm TGPL sẽ tinh gọn theo hướng giảm 10% số biên chế được giao theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển số chuyên viên hiện có thành Trợ giúp viên pháp lý. Như vậy, với 1.290 biên chế, ngân sách nhà nước chi lương trung bình một năm là: 1.290 x 41.000.000 đồng = 52.890.000.000 đồng.

- Về chi nghiệp vụ:

+ Chi thực hiện vụ việc: ngân sách trung ương bảo đảm toàn bộ kinh phí vụ việc là 86.820.780.000 đồng18.



+ Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông là: 987.255.000 đồng x 63 tỉnh = 62.197.065.000 đồng19.

Tổng chi nghiệp vụ: 86.820.780.000 đồng + 62.197.065.000 đồng = 149.017.845.000 đồng



- Về chi trụ sở:

Dự kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện về đất xây trụ sở, ngân sách trung ương sẽ chi xây dựng trụ sở và bảo đảm điều kiện làm việc. Với 15 – 20 người/Trung tâm, dự kiến kinh phí xây dựng trụ sở và bảo đảm điều kiện làm việc cho 01 Trung tâm chưa có trụ sở riêng là 3.000.000.000 đồng/Trung tâm. Hiện nay các Trung tâm này đang được bố trí phòng làm việc tại các cơ quan địa phương, do vậy, sau khi có trụ sở riêng, các phòng làm việc hiện tại sẽ bố trí lại cho các cơ quan khác, ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoàn trả lại cho các Trung tâm khi để lại trang thiết bị, cơ sở bảo đảm, dự kiến là 1.000.000.000 đồng. Như vậy, chi phí xây dựng Trung tâm mới trên thực tế là 2.000.000.000 đồng/Trung tâm. Với 32 Trung tâm, ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí khoảng 64.000.000.000 cho các địa phương xây dựng trụ sở riêng theo lộ trình cho phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, dự kiến 10 năm kể từ Luật TGPL (sửa đổi) có hiệu lực là hoàn thành công việc này. Như vậy, mỗi năm ngân sách nhà nước dành ra khoảng 6.400.000.000 đồng cho việc xây dựng trụ sở.

Tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL theo phương án này là: 52.890.000.000 đồng (chi lương) + 149.017.845.000 đồng (chi nghiệp vụ) + 6.400.000.000 đồng (chi trụ sở) = 208.307.845.000 đồng (tăng khoảng 69 tỷ so với chi phí nhà nước dành cho hoạt động TGPL hiện nay là 139 tỷ đồng). Tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL chiếm 0,005% GDP năm 2015.

* Phương án 5C (mở rộng người thuộc hộ cận nghèo và người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa):

- Về chi lương

Hiện 63 Trung tâm có 1.297 biên chế/1.434 biên chế được giao, trong đó có 558 Trợ giúp viên pháp lý, 546 chuyên viên và 193 cán bộ khác. Hiện nay, trung bình mỗi năm ngân sách nhà nước chi lương là 60 tỷ đồng (01 người là 41.000.000 đồng/năm).

Sau khi chuyển sang mô hình này, từ nay đến năm 2020 tổ chức bộ máy của các Trung tâm TGPL sẽ tinh gọn theo hướng giảm 10% số biên chế được giao theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển số chuyên viên hiện có thành Trợ giúp viên pháp lý. Như vậy, với 1.290 biên chế, ngân sách nhà nước chi lương trung bình một năm là: 1.290 x 41.000.000 đồng = 52.890.000.000 đồng.

- Về chi nghiệp vụ:

+ Chi thực hiện vụ việc: ngân sách trung ương bảo đảm toàn bộ kinh phí vụ việc là 87.121.780.00020 đồng.



+ Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông là: 987.255.000.000 đồng x 63 tỉnh = 62.197.065.000 đồng21.

Tổng chi nghiệp vụ: 87.121.780.000 đồng + 62.197.065.000 đồng = 149.318.845.000 đồng.



- Về chi trụ sở:

Dự kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện về đất xây trụ sở, ngân sách trung ương sẽ chi xây dựng trụ sở và bảo đảm điều kiện làm việc. Với 15 – 20 người/Trung tâm, dự kiến kinh phí xây dựng trụ sở và bảo đảm điều kiện làm việc cho 01 Trung tâm chưa có trụ sở riêng là 3.000.000.000 đồng/Trung tâm. Hiện nay các Trung tâm này đang được bố trí phòng làm việc tại các cơ quan tại địa phương, do vậy, sau khi có trụ sở riêng, các phòng làm việc hiện tại sẽ bố trí lại cho các cơ quan khác, ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoàn trả lại cho các Trung tâm khi để lại trang thiết bị, cơ sở bảo đảm, dự kiến là 1.000.000.000 đồng. Như vậy, chi phí xây dựng Trung tâm mới trên thực tế là 2.000.000.000 đồng/Trung tâm. Với 32 Trung tâm, ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí khoảng 64.000.000.000 cho các địa phương xây dựng trụ sở riêng theo lộ trình cho phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, dự kiến 10 năm kể từ Luật TGPL (sửa đổi) có hiệu lực là hoàn thành công việc này. Như vậy, mỗi năm ngân sách nhà nước dành ra khoảng 6.400.000.000 đồng cho việc xây dựng trụ sở..

Tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL theo phương án này là: 52.890.000.000 đồng (chi lương) + 149.318.845.000 đồng (chi nghiệp vụ) + 6.400.000.000 đồng (chi trụ sở) = 208.608.845.000 đồng (tăng khoảng 69 tỷ so với chi phí nhà nước dành cho hoạt động TGPL hiện nay là 139 tỷ đồng). Tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL chiếm 0,005% GDP năm 2015.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người. Hiện nay, ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL trung bình 01 năm là 139 tỷ đồng chiếm 0,0033% GDP cả nước. Tham khảo kinh nghiệm TGPL một số nước cho thấy các nước đều có sự quan tâm đến công tác TGPL trong việc bố trí ngân sách nhà nước cho công tác này như: Ba Lan chiếm 0,0061% GDP (năm 2011), Philipine chiếm 0,021% (năm 2014), Nhật Bản chiếm 0,01% GDP (năm 2012), Hàn Quốc chiếm 0,06% GDP (năm 2013).

6.6. Kết luận và kiến nghị

Dưới đây là bảng dự kiến ngân sách nhà nước theo các phương án của mô hình cơ quan quản lý TGPL:



Phương án

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Tổng ngân sách nhà nước

Phương 6A (giữ nguyên)

19.400.000.000

120.000.000.000

139.400.000.000

Phương 6C




+ Mở rộng đối tượng theo phương án 5B

81.757.194.444

120.150.650.000

201.907.844.444

+ Mở rộng đối tượng theo phương án 5C

81.876.638.889

120.332.206.000

202.208.844.889

Phương án 6D




+ Mở rộng đối đối tượng theo phương án 5B

208.307.845.000




208.307.845.000

+ Mở rộng đối tượng theo phương án 5C

208.608.845.000





208.608.845.000

Về bản chất, hoạt động TGPL giống hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, do đó cần bảo đảm tính độc lập của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích và chi phí, nhóm nghiên cứu khuyến nghị lựa chọn phương án 6D (mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo và người nhiễm HIV không nơi nương tựa). Với chức năng quản lý nhà nước về TGPL thống nhất tại phương án này, cơ quan quản lý TGPL có trách nhiệm bảo đảm kinh phí và phân bổ nguồn lực cho hệ thống, từ đó sẽ có cơ chế điều phối hợp lý cho công tác TGPL giữa các địa phương trong cả nước. Đồng thời, việc áp dụng mô hình quản lý này cũng bảo đảm xuyên suốt nguyên tắc độc lập trong quản lý và vận hành hoạt động TGPL để chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương và tránh bỏ lọt đối tượng không có điều kiện thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của họ khi có vướng mắc pháp luật. Việc không phụ thuộc vào hệ thống quyền lực địa phương sẽ tạo sự độc lập trong việc sử dụng biện pháp nghiệp vụ, độc lập với các mối quan hệ hành chính trong việc tìm ra sự thực khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, nhất là trong các vụ án hành chính mà một bên chủ thể là Nhà nước hoặc trong các vụ án hình sự. Đồng thời, qua tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, hiện nay hầu hết hệ thống TGPL các nước được tổ chức theo ngành dọc (Bang Victoria, Bang New South Wales (Úc), Phillipine, Ailen, Hà Lan, Moldova, Nam Phi, Israel, Nhật Bản). Thực tiễn vận hành mô hình quản lý này ở các nước trên thế giới đã chứng minh tính hợp lý, hiệu quả, phù hợp với bản chất công tác TGPL.

Ngoài các nhóm vấn đề chính nêu trên, việc thực hiện theo quy định tại Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi) với những sửa đổi, bổ sung cụ thể, chi tiết sẽ góp phần giải tỏa những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của Luật TGPL hiện hành, đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất.



  1. KẾT LUẬN

Kết quả của việc đánh giá tác động của các chính sách/vấn đề của dự án Luật TGPL (sửa đổi) được phân tích và trình bày theo từng phương án, nhưng điều này không có nghĩa là 6 vấn đề có tính cải cách nêu trên không có mối liên hệ với nhau. Trên thực tế, lợi ích của quy định về báo cáo đánh giá tác động và lấy ý kiến công chúng đều dựa trên giả thiết rằng các phương án tốt nhất cho các vấn đề khác nhau được lựa chọn. Sự cải cách của mỗi vấn đề đều có tác dụng làm tăng cường lợi ích của các vấn đề khác. Nhóm nghiên cứu tin rằng các đánh giá theo phương pháp RIA như trên sẽ hỗ trợ cho cơ quan soạn thảo quyết định lựa chọn các giải pháp khả quan nhất, phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác TGPL.

BỘ TƯ PHÁP

1 Về đối tượng thụ hưởng: TGPL chỉ cung cấp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng tiếp cận dịch vụ pháp lý có thu phí theo quy định của pháp luật về TGPL; dịch vụ pháp lý miễn phí cung cấp cho bất kỳ ai, tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của luật sư.

Về thù lao cho người thực hiện: TGPL thì những người thực hiện được trả thù lao khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được TGPL; còn người thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí hoàn toàn tự nguyện, không có thù lao.



Về trách nhiệm: TGPL là trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện, trong khi dịch vụ pháp lý miễn phí là trách nhiệm xã hội của luật sư, người hành nghề luật và do Liên đoàn luật sư quản lý và hướng dẫn thực hiện.

2 Điều 31 Luật Luật sư quy định luật sư thực hiện TGPL miễn phí theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, mà bản chất luật sư thực hiện TGPL theo Điều lệ chính là dịch vụ "probono" tức là dịch vụ thiện nguyện, dịch vụ pháp lý miễn phí, không ai trả tiền cho luật sư cả.

3 Hiện nay, toàn quốc có 14 tỉnh chưa có tổ chức nào thực hiện TGPL ngoài Trung tâm TGPL của Nhà nước (Bắc Kạn, Bình Dương, Bình Thuận, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng).

4 Báo cáo số 90/BC-HLGVN ngày 02/3/2015 của Hội luật gia Việt Nam.

5 Vì nguồn kinh phí ngân sách nhà nước có hạn, nếu có nhiều tổ chức cũng muốn tham gia thực hiện dịch vụ TGPL (cung quá cầu) thì phải lựa chọn cho phù hợp với chủ trương của Nhà nước về đặt hàng dịch vụ công theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.

68. Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các tiêu chí về thu nhập đã được thay đổi như sau: (1) chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; (2) chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Vì việc đánh giá hộ nghèo dựa trên cách tiếp cận đa chiều, nên hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: (i) có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc (ii) có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

7 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (Lão thành cách mạng) 7.497; Người hoạt cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945(Tiền Khởi nghĩa) 8.971; Thân nhân liệt sỹ 396.523; Bà mẹ Việt Nam anh hùng 3.923; Anh hùng LLVT-AHLĐ 693; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 480.276; Thương binh B 11.080; Bệnh binh 135.628; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 114.771; Người hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày 107.297; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc Bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế 4.146.796; Người có công giúp đỡ cách mạng 80.987.

88. Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các tiêu chí về thu nhập đã được thay đổi như sau: (1) chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; (2) chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Vì việc đánh giá hộ nghèo dựa trên cách tiếp cận đa chiều, nên hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: (i) có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc (ii) có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

9 Theo báo cáo của 46 Trung tâm TGPL nhà nước. Kinh phí vụ việc tham gia tố tụng là 6.460.844.189 đồng, đại diện ngoài tố tụng là 95.011.900 đồng, hòa giải là 7.437.761 đồng, tư vấn pháp luật là 2.202.595.434 đồng. Kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ khác (TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, đặt Bảng tin, Hộp tin, Tờ rơi, tờ gấp...) là: 20.169.800.890


10 Theo báo cáo của 46 Trung tâm TGPL nhà nước. Kinh phí vụ việc tham gia tố tụng là 6.460.844.189 đồng, đại diện ngoài tố tụng là 95.011.900 đồng, hòa giải là 7.437.761 đồng, tư vấn pháp luật là 2.202.595.434 đồng. Kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ khác (TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, đặt Bảng tin, Hộp tin, Tờ rơi, tờ gấp...) là: 20.169.800.890


11 Tương ứng với kinh phí dành cho vụ việc tham gia tố tụng của Phương án 5B (mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo).

12 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.

13 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.

14 Tương ứng với kinh phí dành cho vụ việc tham gia tố tụng của Phương án 5C (mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo và người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa).

15 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.

16 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.

17 31 tỉnh có trụ sở độc lập: An Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Đà Nẵng, Đăk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Trà Vinh.

18 Trong đó, tham gia tố tụng là 81.634.000.000 đồng, tư vấn pháp luật là 3.629.600.000 đồng; đại diện ngoài tố tụng là 1.554.000.000 đồng; Hòa giải là 3.180.000 đồng.

19 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.

20 Trong đó, tham gia tố tụng là 81.935.000.000 đồng, tư vấn pháp luật là 3.629.600.000 đồng; đại diện ngoài tố tụng là 1.554.000.000 đồng; Hòa giải là 3.180.000 đồng

21 Dự kiến áp dụng mức chi theo dự thảo Quyết định của TTgCP ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dự kiến trung bình mỗi tỉnh được ngân sách trung ương hỗ trợ 987.255.000 đồng.



tải về 493.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương