BỘ TƯ pháp-tòA Án nhân dân tối cao- viện kiểm sát nhân dân tối cao



tải về 35.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích35.31 Kb.
#7298

BỘ TƯ PHÁP-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

_____________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

Số: /2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC

Dự thảo 1



Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013




THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT- BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự

Căn cứ Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;

Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT- BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT- BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 6. Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án

Phương án 1:

1. “Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án”.

2. Thủ tục giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Toà án theo khoản 4 Điều 179 Luật thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật, trường hợp có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án chỉ xử lý tài sản khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án; yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp thông báo để cơ quan thi hành án kê biên tài sản đã cầm cố, thế chấp khi người vay thanh toán hợp đồng đã ký hoặc để kê biên phần tiền, tài sản còn lại (nếu có) sau khi tài sản bị bên nhận cầm cố, thế chấp xử lý để thanh toán hợp đồng đã ký.

4. Trường hợp người phải thi hành án đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà việc đề nghị không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án và các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho đương sự về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đối với việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Đương sự không bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác còn lại.

Trường hợp tài sản mà người phải thi hành án đề nghị kê biên không đủ để thi hành các nghĩa vụ thi hành án và các chi phí liên quan thì Chấp hành viên phải yêu cầu người phải thi hành án không được thực hiện giao dịch đối với những tài sản khác còn lại.

5. Cơ quan thi hành án chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án nếu sau khi đã khấu trừ số dư (tiền Việt Nam, ngoại tệ); xử lý vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá khác; khấu trừ tài sản của người phải thi hành án đang do cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân khác giữ mà vẫn không đủ để thi hành án”.

Phương án 2:



1. “Kể từ thời điểm cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án”.

2. Thủ tục giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Toà án theo khoản 4 Điều 179 Luật thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật, trường hợp có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án chỉ xử lý tài sản khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án; yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp thông báo để cơ quan thi hành án kê biên tài sản đã cầm cố, thế chấp khi người vay thanh toán hợp đồng đã ký hoặc để kê biên phần tiền, tài sản còn lại (nếu có) sau khi tài sản bị bên nhận cầm cố, thế chấp xử lý để thanh toán hợp đồng đã ký.

4. Trường hợp người phải thi hành án đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà việc đề nghị không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án và các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho đương sự về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đối với việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Đương sự không bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác còn lại.

Trường hợp tài sản mà người phải thi hành án đề nghị kê biên không đủ để thi hành các nghĩa vụ thi hành án và các chi phí liên quan thì Chấp hành viên phải yêu cầu người phải thi hành án không được thực hiện giao dịch đối với những tài sản khác còn lại.

5. Cơ quan thi hành án chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án nếu sau khi đã khấu trừ số dư (tiền Việt Nam, ngoại tệ); xử lý vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá khác; khấu trừ tài sản của người phải thi hành án đang do cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân khác giữ mà vẫn không đủ để thi hành án”.

2. Bổ sung Điều 8a như sau:



“ Điều 8a. Trách nhiệm của Tòa án trong việc hướng dẫn đương sự quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi thụ lý vụ kiện Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn đương sự căn cứ quy định tại Điều 99 của Bộ luật Tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày…tháng…năm 2913.

2. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cơ quan thi hành án dân sự, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao để có biện pháp giải quyết.


KT. CHÁNH ÁN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN

TỐI CAO

PHÓ CHÁNH ÁN

KT. VIỆN TRƯỞNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

PHÓ VIỆN TRƯỞNG


KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TƯ PHÁP

THỨ TRƯỞNG



Nơi nhận:

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Ban Bí thư TW Đảng ;

- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ;

- Uỷ ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân

sự các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương;

- Cục Thi hành án dân sự Bộ Quốc Phòng;

- Công báo;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;

- Website Chính phủ, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao,

TAND tối cao;

- Lưu: VT Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao.









tải về 35.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương