BỘ TƯ pháp dự thảo báo cáO



tải về 493.65 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích493.65 Kb.
#30184
1   2   3   4   5   6   7

Kinh phí nghiệp vụ năm 2015 là 28.939.690.000 đồng10, trong đó kinh phí chi cho vụ việc thực hiện TGPL là 8.769.889.284 đồng. Khi mở rộng người thuộc hộ cận nghèo và người nhiễm HIV không nơi nương tựa thì kinh phí vụ việc tăng lên là: 78.351.890.716 đồng.

5.6. Kết luận và kiến nghị

Sau khi cân nhắc các phương án, đánh giá lợi ích – chi phí của từng phương án, nhóm nghiên cứu thấy rằng phương án 5C mang đến nhiều lợi ích hơn cho người được TGPL. Phương án này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong bảo đảm quyền được TGPL của công dân, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là bảo vệ những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội, chi phí cũng có tăng nhưng ít. Hiện nay ngân sách nhà nước giành cho công tác TGPL còn khiêm tốn, chưa tương xứng với vai trò, tầm quan trọng để thực hiện nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 45,7 triệu đồng/người. Hiện nay, ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL trung bình 01 năm là 139 tỷ đồng chiếm 0,0033% GDP cả nước. Tham khảo kinh nghiệm TGPL một số nước cho thấy các nước đều có sự quan tâm đến công tác TGPL trong việc bố trí ngân sách nhà nước cho công tác này như: Ba Lan chiếm 0,0061% GDP (năm 2011), Philipine chiếm 0,021% (năm 2014), Nhật Bản chiếm 0,01% GDP (năm 2012), Hàn Quốc chiếm 0,06% GDP (năm 2013).



6. Vấn đề 6. Mô hình quản lý nhà nước về TGPL

6.1. Xác định vấn đề

Một trong những mục tiêu xây dựng dự án Luật TGPL (sửa đổi) là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về TGPL theo hướng tách vai trò quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ TGPL của Nhà nước. Vì vậy, cần xây dựng mô hình quản lý nhà nước về TGPL theo hướng Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành bảo đảm tính bền vững của công tác TGPL theo hướng kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ TGPL, ngân sách chi cho hoạt động TGPL hiệu quả, bảo đảm đúng mục tiêu đặt ra.



6.2. Thực trạng hiện nay

Theo Luật TGPL năm 2006, việc quản lý nhà nước về TGPL được thực hiện theo hai cấp, trung ương và địa phương. Ở trung ương, có Cục TGPL là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về TGPL. Ở địa phương có Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về TGPL tại địa phương. Trung tâm TGPL nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động của Trung tâm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Hiện nay, một số địa phương biên chế của Trung tâm không ổn định, nhiều trường hợp Trợ giúp viên pháp lý đã có kinh nghiệm tham gia tố tụng, có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ lại bị điều chuyển sang làm công tác khác (tổng số Trợ giúp viên pháp lý chuyển công tác năm 2015 là 20 người: Đà Nẵng: 02 người, Quảng Nam: 01 người, Phú Yên: 02 người, Hà Tĩnh: 01 người, Quảng Trị: 01 người, Quảng Bình: 01 người, Nghệ An: 01 người, Sơn La: 01 người, Hà Giang: 01 người, Quảng Ninh: 01 người, Phú Thọ: 01 người, Quảng Ngãi: 02 người, Tiền Giang: 02 người, Thái Nguyên: 01 người, Cao Bằng: 01 người, Gia Lai: 01 người) - đây là một thiệt thòi cho hệ thống TGPL nói chung và cho người được TGPL nói riêng khi không được những người thực hiện TGPL có kinh nghiệm, trình độ cung cấp dịch vụ TGPL có chất lượng.

Một số địa phương thiếu kinh phí để thực hiện vụ việc TGPL tham gia tố tụng, tuy nhiên, ngân sách hoạt động phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân tỉnh và được cấp từ đầu năm nên việc xin bổ sung kinh phí là rất khó dẫn đến tình trạng ở một số nơi người được TGPL có nhu cầu nhưng chưa được thụ hưởng TGPL của Nhà nước (các Trung tâm: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Đà Nẵng). Việc phân bổ các khoản chi từ ngân sách Trung ương và địa phương dành cho TGPL cũng chưa hợp lý. Ở địa phương, ngân sách chủ yếu tập trung cho chi lương và chi khác, kinh phí chi cho các hoạt động nghiệp vụ còn hạn chế. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các địa phương, sau 8 năm thi hành Luật TGPL, ngân sách dành cho chi lương là 294.029.297.000 đồng chiếm tỉ lệ 50,16% tổng ngân sách địa phương, chi khác là 142.906.274.000 đồng chiếm tỉ lệ 24,38%, chi cho các hoạt động nghiệp vụ chiếm 25,46%. Đặc biệt, trong số kinh phí hạn chế chi cho các hoạt động nghiệp vụ từ ngân sách địa phương, phần kinh phí chi cho các vụ việc TGPL chỉ đạt 36.788.884.000 đồng, chiếm tỉ lệ rất nhỏ 6,27%.



6.3. Mục tiêu

Xây dựng mô hình cơ quan quản lý TGPL bảo đảm tính độc lập, hiệu quả của các tổ chức thực hiện TGPL nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL của người được TGPL.



6.4. Các phương án lựa chọn

Phương án 6A: Giữ nguyên như hiện nay

Phương án 6B: Mô hình cơ quan quản lý TGPL theo ngành dọc (cơ quan quản lý TGPL khu vực giúp cơ quan quản lý TGPL trung ương quản lý một số Trung tâm TGPL nhà nước).

Phương án 6C: Giữ nguyên như hiện nay nhưng có sự tinh gọn về bộ máy, ngân sách trung ương hỗ trợ hoạt động TGPL cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách (bao gồm các tỉnh có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách).

Phương án 6D: Mô hình cơ quan quản lý TGPL theo ngành dọc (các Trung tâm TGPL nhà nước thuộc cơ quan quản lý TGPL trung ương).

6.5. Tác động của các phương án

6.5.1. Phương án 6A: Giữ nguyên như hiện nay

a) Tác động tích cực:



- Bảo đảm sự kế thừa toàn bộ tổ chức, trụ sở của các Trung tâm TGPL hiện nay mà không cần phải có sự chuyển giao trụ sở, con người; không có sự xáo trộn trong hệ thống TGPL đang tồn tại, ổn định tâm lý cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc các Trung tâm TGPL nhà nước.

- Tiếp tục được sự quan tâm, ủng hộ của các chính quyền địa phương đối với công tác TGPL.

b) Tác động tiêu cực:

- Việc phụ thuộc vào chính quyền địa phương về nhân lực, kinh phí nên chưa bảo đảm tính độc lập trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có thể gây ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình thực hiện các vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính hoặc tố tụng hình sự mà người bị buộc tội là người có chức vụ trong bộ máy của chính quyền địa phương.

- Vì viên chức trong Trung tâm TGPL nhà nước thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân theo cấp hành chính lãnh thổ nên chưa có sự điều phối, hỗ trợ nguồn lực ở các địa phương trong các trường hợp có nhu cầu TGPL cao hoặc vụ việc phức tạp, điển hình… Nhiều Trợ giúp viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm lại bị điều chuyển sang làm các công việc khác vô hình chung đã gây lãng phí cho ngân sách nhà nước trong việc đào tạo, bổi dưỡng đội ngũ cán bộ này.

- Cơ chế điều phối nguồn lực giữa các địa phương khó thực hiện, tình trạng bỏ lọt đối tượng được TGPL khó khắc phục.

- Công tác quản lý nhà nước về TGPL sẽ có những hạn chế, bất cập nhất định, thiếu sự quản lý thống nhất trên toàn quốc, thiếu sự quản lý mang tính kết nối giữa Trung ương và địa phương trong việc nắm bắt các vấn đề về tổ chức và hoạt động TGPL.

- Ngân sách cấp cho hoạt động TGPL theo phân cấp, do đó phụ thuộc vào nguồn ngân sách của địa phương và nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về vị trí, vai trò của công tác này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, do đó chưa đồng đều và ổn định. Hơn nữa, kinh phí được cấp cho công tác này chưa tính đến yếu tố nhu cầu TGPL của người dân, do đó ở một số địa phương bố trí kinh phí chưa hợp lý để công tác này phát triển bền vững.

- Kinh phí phụ thuộc vào địa phương do vậy định mức cho công tác này là rất khác nhau ảnh hưởng đến quyền lợi, động viên nguồn lực thực hiện TGPL (ví dụ tại Hà Nội, Hải Phòng mức công tác phí là 150.000 đồng/ngày; Quảng Nam, Quảng Ngãi là 50.000 đồng/ngày).

Việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ không thống nhất, chưa chú trọng đến hoạt động trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, cụ thể:



Năm

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

TỔNG

Chi lương

Chi thực hiện vụ việc

Hoạt động nghiệp vụ khác

Chi khác

Năm 2012

15.940.746.000

51.421.715.000

7.314.960.000

20.220.924.000

22.720.603.000

117.618.948.000

Năm 2013

22.973.057.000

61.464.311.000

7.757.773.000

23.868.490.000

29.045.906.000

145.109.537.000

Năm 2014

19.159.932.000

67.859.585.000

8.589.896.000

28.672.256.000

29.686.982.000

153.968.651.000

TỔNG

58.073.735.000

180.745.611.000

23.662.629.000

72.761.670.000

81.453.491.000

416.697.136.000

Trong ba năm (2012 – 2014), ngân sách trung ương chiếm 13,9% trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho công tác TGPL, tuy nhiên kinh phí này chưa có chi vụ việc TGPL, trung bình mỗi năm khoảng 19.400.000.000 đồng.

Trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 120.000.000.000 đồng cho công tác TGPL, trong đó chi thực hiện vụ việc TGPL chỉ chiếm 6,5%; chi nghiệp vụ chiếm 26,9% (chi nghiệp vụ nói chung chiếm trung bình khoảng 30 tỷ/năm); chi lương chiếm 50,4% trong tổng ngân sách địa phương (trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 60 tỷ đồng chi lương cho bộ máy của Trung tâm TGPL nhà nước), chi khác chiếm 22,6%. Trung bình một năm, tổng ngân sách nhà nước chi cho công tác TGPL là 139.4000.000.000 đồng.

Theo số liệu thống kê của 46 Trung tâm TGPL nhà nước, năm 2015 ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động TGPL là 116.188.574.000 đồng, trong có ngân sách trung ương là 9.362.053.000 đồng, ngân sách địa phương là 106.826.710.000 đồng. Kinh phí chi cho vụ việc thực hiện TGPL là 8.769.889.284 đồng, trong đó vụ việc tham gia tố tụng là 6.464.844.189 đồng, đại diện ngoài tố tụng là 95.011.900 đồng, hòa giải là 7.437.761 đồng, tư vấn pháp luật là 2.202.595.434 đồng.

6.5.2. Phương án 6B: Mô hình cơ quan quản lý TGPL theo ngành dọc (cơ quan quản lý TGPL khu vực giúp cơ quan quản lý TGPL trung ương quản lý một số Trung tâm TGPL nhà nước). Trung tâm TGPL nhà nước sẽ chuyển thành cơ quan quản lý khi vực theo lộ trình.

a) Tác động tích cực

- Một số Trung tâm TGPL Nhà nước chuyển sang cơ quan quản lý TGPL khu vực sẽ bảo đảm được tính độc lập của hệ thống TGPL so với chính quyền địa phương và bảo đảm việc quản lý, chỉ đạo chuyên ngành sẽ thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

- Bộ máy quản lý công tác TGPL sẽ chuyên trách, tập trung hơn ở một số địa bàn Trung tâm TGPL nhà nước chuyển đổi sang cơ quan quản lý TGPL.

b) Tác động tiêu cực

- Việc thành lập các Văn phòng khu vực sẽ dẫn đến tình trạng người dân lúng túng khi có yêu cầu TGPL, trong một số trường hợp không kịp thời đáp ứng nhu cầu TGPL của người dân.

- Khó xác định việc đặt trụ sở cơ quan quản lý TGPL khu vực tại địa điểm phù hợp. Ngoài ra, việc đặt trụ sở tại địa điểm cố định trong khu vực sẽ khó huy động được cán bộ thực hiện TGPL trên toàn bộ địa bàn đó. Ví dụ, thành lập cơ quan quản lý TGPL tại khu vực Tây Nguyên đặt trụ sở tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sẽ khó huy động người thực hiện TGPL có kinh nghiệm làm việc tại Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk lên làm việc cho cơ quan quản lý TGPL khu vực.

- Thực hiện theo mô hình này sẽ dẫn đến tình trạng biến động về tổ chức bộ máy. Theo mô hình này thì số lượng biên chế của cơ quan quản lý TGPL khu vực là rất hạn chế (từ 5 - 7 người/cơ quan), trong khi đó tâm lý của rất nhiều người vẫn muốn làm công chức, viên chức nhà nước, do vậy, nếu theo mô hình này một số Trợ giúp viên pháp lý có kinh nghiệm, năng lực sẽ không thực hiện chuyển sang luật sư và ký hợp đồng lâu dài với cơ quan quản lý TGPL khu vực mà sẽ chuyển sang cơ quan nhà nước khác. Như vậy sẽ là thiệt thòi cho hệ thống TGPL khi không có cán bộ có kinh nghiệm tiếp tục thực hiện TGPL cho người dân. Ngoài ra, nếu khi kết thúc thời gian chuyển đổi mà một số Trung tâm vẫn không đủ điều kiện thì phải chấm dứt hoạt động. Điều này sẽ gây xáo trộn đến tổ chức, cán bộ thực hiện TGPL.

- Việc chuyển đổi sang mô hình này sẽ không thể thực hiện được ngay mà sẽ phải có quá trình chuyển đổi, phát sinh thêm cơ quan quản lý ở cấp trung gian. Trong quá trình chuyển đổi sẽ tồn tại cả cơ quan TGPL Trung ương, cơ quan quản lý TGPL khu vực và cả Trung tâm như hiện nay. Cơ quan TGPL Trung ương sẽ quản lý công tác TGPL trên toàn quốc và trực tiếp thực hiện điều phối nguồn lực và kinh phí tại các khu vực có các cơ quan quản lý TGPL khu vực. Tuy nhiên, cơ quan TGPL Trung ương chỉ quản lý được về chuyên môn, nghiệp vụ mà không quản lý được về nguồn lực và kinh phí của các Trung tâm chưa chuyển đổi (các Trung tâm này vẫn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như hiện nay). Như vậy, việc quản lý nhà nước về TGPL sẽ không đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc.

- Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới) cho thấy không có nước nào áp dụng mô hình quản lý theo khu vực và không có tổ chức trực tiếp thực hiện TGPL của Nhà nước. Tại Nam Phi có áp dụng mô hình thành lập cơ quan TGPL ở trung ương và các văn phòng khu vực thực hiện TGPL. Tuy nhiên, Nam Phi có hệ thống các Trung tâm tư pháp và Văn phòng vệ tinh trực thuộc các Văn phòng khu vực để trực tiếp thực hiện TGPL.

Trong quá trình chuyển đổi, ngân sách trung ương sẽ phải tốn thêm kinh phí chi hành chính cho Văn phòng quản lý khu vực, ngân sách địa phương vẫn bảo đảm hoạt động cho Trung tâm chưa chuyển đổi được.

6.5.3. Phương án 6C: Giữ nguyên như hiện nay nhưng có sự tinh gọn về bộ máy, ngân sách trung ương hỗ trợ hoạt động TGPL cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách (bao gồm cả các tỉnh có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách).

a) Tác động tích cực

- Kế thừa mô hình quản lý nhà nước về TGPL hiện nay, không có sự xáo trộn trong hệ thống TGPL đang tồn tại, ổn định tâm lý cho công chức, viên chức làm việc các Trung tâm TGPL nhà nước.

- Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của người được TGPL trong trường hợp phát sinh vụ việc tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách không có kinh phí hoặc nguồn lực thực hiện.

- Tinh gọn bộ máy của các Trung tâm TGPL nhà nước, tập trung nguồn lực thực hiện vụ việc TGPL.

b) Tác động tiêu cực

Các tác động tiêu cực theo phương án 6A.


  1. Chi phí

* Theo phương án 5B: mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo:

- Ngân sách trung ương

Dự kiến ngân sách trung ương hỗ trợ cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách các hoạt động: vụ việc tham gia tố tụng, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, truyền thông… Theo Quyết định số 2643/QĐ-BTC ngày 14/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, hiện có 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, trong đó có 45 tỉnh có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, 05 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách không có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Hiện có 53 tỉnh có các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn (46 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, 7 tỉnh tự cân đối được ngân sách là: Đồng Nai, Hà Nội, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu).

Khi mở rộng đối tượng theo phương án 5B (mở rộng người thuộc hộ cận nghèo) thì ngân sách trung ương dự kiến như sau:

+ Dự kiến bảo đảm 50% kinh phí chi cho vụ việc tham gia tố tụng là: 81.634.000.000 đồng11/63 tỉnh x 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách x 50% = 32.394.444.444 đồng.

+ Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông là: 987.255.000 đồng x 50 tỉnh = 49.362.750.000 đồng12.

Tổng ngân sách trung ương dự kiến là: 32.394.444.444 + 49.362.750.000 = 81.757.194.444 (dự kiến một năm ngân sách trung ương sẽ tăng khoảng 62,4 tỷ đồng so với 19,4 tỷ đồng hiện nay).

- Ngân sách địa phương:

+ Về chi lương

Trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 120.000.000.000, trong đó chi lương chiếm 50,4% trong tổng ngân sách địa phương (trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 60 tỷ đồng chi lương cho bộ máy của Trung tâm TGPL nhà nước, trung bình 41.000.000 đồng/biên chế). Hiện 63 Trung tâm có 1.297 biên chế/1.434 biên chế được giao. Khi thực hiện theo phương án này, các Trung tâm TGPL sẽ tinh gọn theo hướng giảm 10% số biên chế được giao theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, dự kiến còn 1.290 biên chế. Như vậy một năm ngân sách địa phương chi lương cho bộ máy của Trung tâm TGPL là: 41.000.000 đồng x 1.290 = 52.890.000.000 đồng. Như vậy mỗi năm ngân sách địa phương tiết kiệm được 7.110.000.000 đồng.

+ Về kinh phí nghiệp vụ TGPL:

i) Kinh phí chi thực hiện vụ việc

* Đối với vụ việc tham gia tố tụng: Khi mở rộng đối tượng theo phương án 5B (mở rộng người thuộc hộ cận nghèo) thì ngân sách địa phương dự kiến như sau:

Đối với 13 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách ngân sách địa phương bảo đảm 100% kinh phí thực hiện vụ việc tham gia tố tụng là: 81.634.000.000 đồng/63 tỉnh x 13 = 16.845.111.000 đồng.

Đối với 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương dự kiến bảo đảm 50% kinh phí chi cho vụ việc tham gia tố tụng là: 81.634.000.000 đồng/63 tỉnh x 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách x 50% = 32.394.444.000 đồng.

Ngân sách địa phương chi cho vụ việc tham gia tố tụng là: 16.845.111.000 + 32.394.444.000 = 49.239.555.000 đồng.

* Đối với vụ việc khác thì ngân sách địa phương bảo đảm 100%, dự kiến kinh phí là: (3.629.600.000 đồng tư vấn pháp luật + 1.554.000.000 đồng đại diện ngoài tố tụng + 3.180.000 đồng hòa giải) = 5.186.780.000 đồng.

Như vậy, tổng ngân sách địa phương chi cho vụ việc là: 49.239.555.000 + 5.186.780.000 = 54.426.335.000 đồng.

ii) Về chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng

Đối với 13 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương tự bảo đảm kinh phí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông với số tiền cụ thể là: 987.255.000 đồng x 13 tỉnh = 12.834.315.000 đồng13.

Do đó kinh phí địa phương cần để chi cho nghiệp vụ tối thiểu là 12.834.315.000 đồng + 54.426.335.000 đồng = 67.260.650.000 đồng (tăng khoảng 37 tỷ đồng so với hiện nay là 30 tỷ).

+ Về chi khác: Hiện nay, chi khác (ngoài hoạt động TGPL) mỗi năm là khoảng 27.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, để tránh chống lần nhiệm vụ với các cơ quan khác, sau khi triển khai Luật TGPL (sửa đổi), các Trung tâm sẽ không thực hiện các hoạt động ngoài TGPL. Như vậy, kinh phí này sẽ chuyển về thực hiện nghiệp vụ.

Tổng ngân sách địa phương chi cho công tác TGPL là: 52.890.000.000 (chi lương) + 67.260.650.000 (chi nghiệp vụ) = 120.150.650.000 đồng.

Theo phương án này ngân sách địa phương không tăng so với hiện nay (trung bình hiện nay là 120 tỷ).

Như vậy, tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác trợ giúp pháp lý là: 81.757.194.444 (ngân sách trung ương) + 120.150.650.000 (ngân sách địa phương) = 201.907.844.444 đồng sẽ tăng khoảng 61 tỷ đồng (201 tỷ - 139 tỷ = 62 tỷ) chiếm 0,0048% GDP năm 2015.

* Theo phương án 5C: mở rộng đối tượng là người thuộc hộ cận nghèo và người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa

- Ngân sách Trung ương:

Khi mở rộng đối tượng theo phương án 5C (mở rộng người thuộc hộ cận nghèo và người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa) thì ngân sách trung ương dự kiến như sau:

+ Dự kiến bảo đảm 50% kinh phí chi cho vụ việc tham gia tố tụng là: 81.935.000.000 đồng14/63 tỉnh x 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách x 50% = 32.513.888.889 đồng

+ Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông là: 987.255.000 đồng x 50 tỉnh = 49.362.750.000 đồng15.

Tổng ngân sách trung ương dự kiến là: 32.513.888.889 + 49.362.750.000 = 81.876.638.889 đồng (dự kiến một năm ngân sách trung ương sẽ tăng khoảng 62,5 tỷ so với hiện nay là 19,4 tỷ đồng).



- Ngân sách địa phương:

+ Về chi lương

Trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 120.000.000.000 đồng cho công tác TGPL, trong đó chi thực hiện vụ việc TGPL chỉ chiếm 6,5%; chi nghiệp vụ chiếm 26,9%; chi lương chiếm 50,4% trong tổng ngân sách địa phương (trung bình mỗi năm ngân sách địa phương cấp khoảng 60 tỷ đồng chi lương cho bộ máy của Trung tâm TGPL nhà nước, trung bình 41.000.000 đồng/biên chế), chi khác là chiếm 22,6%.

Hiện 63 Trung tâm có 1.297 biên chế/1.434 biên chế được giao. Khi thực hiện theo phương án này, các Trung tâm TGPL sẽ tinh gọn theo hướng giảm 10% số biên chế được giao theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, dự kiến còn 1.290 biên chế. Như vậy một năm ngân sách địa phương chi lương cho bộ máy của Trung tâm TGPL là: 41.000.000 đồng x 1.290 = 52.890.000.000 đồng. Như vậy mỗi năm ngân sách địa phương tiết kiệm được 7.110.000.000 đồng.

+ Về kinh phí nghiệp vụ

i) Về kinh phí thực hiện vụ việc TGPL

Khi mở rộng đối tượng theo phương án 5C (mở rộng người thuộc hộ cận nghèo, người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa) thì ngân sách địa phương dự kiến như sau:

* Đối với vụ việc tham gia tố tụng:

Đối với 13 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương bảo đảm 100% kinh phí thực hiện vụ việc tham gia tố tụng là: 81.935.000.000 đồng/63 tỉnh x 13 = 16.907.222.000 đồng.

Đối với 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương dự kiến bảo đảm 50% kinh phí chi cho vụ việc tham gia tố tụng là: 81.935.000.000 đồng/63 tỉnh x 50 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách x 50% = 32.513.889.000 đồng. Ngân sách địa phương dành cho vụ việc tham gia tố tụng là 16.907.222.000 + 32.513.889.000 = 49.421.111.000 đồng.

* Đối với vụ việc khác thì ngân sách địa phương bảo đảm 100%, dự kiến kinh phí là: (3.629.600.000 đồng tư vấn pháp luật + 1.554.000.000 đồng đại diện ngoài tố tụng + 3.180.000 đồng hòa giải) = 5.186.780.000 đồng.

Như vậy, tổng ngân sách địa phương chi cho vụ việc là: 49.421.111.000 + 5.186.780.000 = 54.607.891.000 đồng.

ii) Về chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng

Đối với 13 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương tự bảo đảm kinh phí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL và truyền thông với số tiền cụ thể là: 987.255.000 đồng x 13 tỉnh = 12.834.315.000 đồng16.

Kinh phí nghiệp vụ tối thiểu do ngân sách địa phương đảm bảo là: 54.607.891.000 + 12.834.315.000 = 67.442.206.000 đồng.

+ Về chi khác: Hiện nay, chi khác (ngoài hoạt động TGPL) mỗi năm là khoảng 27.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, để tránh chống lần nhiệm vụ với các cơ quan khác, sau khi triển khai Luật TGPL (sửa đổi), các Trung tâm sẽ không thực hiện các hoạt động ngoài TGPL. Như vậy, kinh phí này sẽ chuyển về thực hiện nghiệp vụ.

Tổng ngân sách địa phương chi cho công tác TGPL là: 52.890.000.000 (chi lương) + 67.442.206.000 (chi nghiệp vụ) = 120.332.206.000 đồng (không tăng so với hiện nay là 120 tỷ đồng).

Tổng ngân sách nhà nước cho công tác TGPL là: 81.876.638.889 + 120.332.206.000 = 202.208.844.889 đồng.

Như vậy, tổng ngân sách nhà nước dành cho công tác trợ giúp pháp lý sẽ tăng khoảng 63 tỷ đồng so với hiện nay là 139,4 tỷ, chiếm 0,0048%GDP năm 2015.



tải về 493.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương