BỘ TƯ pháp dự thảo báo cáO



tải về 493.65 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích493.65 Kb.
#30184
1   2   3   4   5   6   7

4.5.3. Phương án 4C: Người thực hiện TGPL theo phương án 4B và bổ sung thêm tư vấn viên pháp luật.

a) Tác động tích cực

- Các tác động tích cực của phương án 4A.

- Chuẩn hóa tiêu chuẩn của đội ngũ người thực hiện TGPL, nâng cao chất lượng TGPL.

- Đa dạng hóa chủ thể thực hiện TGPL.

- Góp phần giảm tải khối lượng công việc cho Trợ giúp viên pháp lý, giúp đội ngũ này có thời gian tập trung thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng nhiều hơn

b) Tác động tiêu cực

Ngân sách nhà nước sẽ phải chi cho tư vấn viên pháp luật thực hiện vụ việc tư vấn pháp luật.

Năm 2015, cả nước có 128.691 vụ việc tư vấn, trong đó Trợ giúp pháp lý thực hiện 79.201 vụ việc (chiếm 61,5%), luật sư và tư vấn viên pháp luật của tổ chức đăng ký tham gia TGPL thực hiện 2.467 vụ (chiếm 1,9%), luật sư cộng tác viên thực hiện 11.472 vụ (chiếm 8,9%), cộng tác viên khác thực hiện 35.551 vụ việc (chiếm 27,7%). Theo quy định hiện nay, Nhà nước trả kinh phí cho luật sư và cộng tác viên khác thực hiện các vụ việc tư vấn pháp luật (47.023 vụ chiếm 36,5%). Theo quy định trong dự thảo thì Nhà nước chi trả kinh phí cho các vụ việc tư vấn pháp luật tương ứng với tỷ lệ nêu trên (36,5%) là: 3.629.600.000 đồng (tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ vụ việc năm 2015/2014).

4.5.4. Phương án 4D: người thực hiện TGPL theo phương án 4C. Luật sư thực hiện TGPL ngoài 02 phương thức như phương án 4B còn thực hiện TGPL theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Trung tâm.

a) Tác động tích cực:

- Các tác động tích cực của phương án 4C.

- Tạo cơ chế chuyển đổi Trợ giúp viên pháp lý sang luật sư làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, góp phần giảm biên chế của các Trung tâm.

- Huy động được luật sư làm việc với tư cách cá nhân tham gia thực hiện TGPL.

b) Tác động tiêu cực:

- Các tác động tiêu cực của phương án 4C.

- Phát sinh thời gian ban hành thêm văn bản hướng dẫn về lương và chế độ, chính sách đối với luật sư ký hợp đồng lao động.



4.6. Kết luận và kiến nghị

Trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo và các ý kiến đóng góp thống nhất cao với việc cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL, chuyên nghiệp hóa đội ngũ người thực hiện TGPL nhằm đáp ứng nhu cầu TGPL của người dân. So sánh lợi ích – chi phí của từng phương án, nhóm nghiên cứu thấy rằng phương án 4C và 4D sẽ huy động được đội ngũ tư vấn viên pháp luật thực hiện TGPL, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho Trợ giúp viên pháp lý, giúp đội ngũ này có thời gian tập trung thực hiện vụ việc tham gia tố tụng. Trong đó, nhóm nghiên cứu thấy rằng phương án 4D sẽ tạo cơ chế huy động được luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện TGPL theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, phương án này giảm biên chế cho nhà nước nhưng kinh phí ngân sách nhà nước nói chung không giảm so với hiện nay vì ngân sách nhà nước vẫn phải trả lương và bồi dưỡng vụ việc cho đội ngũ luật sư này và phải ban hành thêm văn bản hướng dẫn về lương và chế độ, chính sách đối với luật sư ký hợp đồng lao động. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến nghị lựa chọn phương án 4C.



5. Vấn đề 5: về người được TGPL

5.1. Xác định vấn đề

Một trong những mục tiêu xây dựng Dự thảo Luật là tiếp tục quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu này là sửa đổi các quy định về người được TGPL cho phù hợp với pháp luật hiện hành, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và thực tiễn để bảo đảm quyền được TGPL của những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.



5.2. Thực trạng hiện nay

Điều 10 Luật TGPL 2006 quy định người được TGPL bao gồm: người nghèo; người có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, quy định về người được TGPL trong Luật TGPL 2006 chưa bao quát hết những người cần được TGPL theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể:



Theo khoản 3 d Điều 14 Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc mà Việt Nam là một bên tham gia, nếu người nào không có điều kiện chi trả cho sự giúp đỡ pháp lý thì sẽ nhận được sự TGPL theo chỉ định và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, mức chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng6. Vì vậy, người thuộc hộ cận nghèo cũng không thể đủ tài chính để thuê luật sư khi có vướng mắc pháp luật.

Ngoài ra, diện người được TGPL theo Luật TGPL 2006 chưa tương thích với các đối tượng được quy định trong các Luật có liên quan ban hành sau như nạn nhân bị mua bán theo Luật Phòng chống mua, bán người năm 2011; người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật năm 2010; người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi năm 2009 cũng cần đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, điều chỉnh, pháp điển hóa để bảo đảm triển khai thống nhất.



5.3. Mục tiêu

Bảo đảm người được TGPL là những người không có khả năng thuê luật sư và những người đã được quy định tại Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính tương thích của hệ thống văn bản pháp luật, thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, người có công, dân tộc và các chính sách an sinh xã hội khác.



5.4. Phương án lựa chọn

- Phương án 5A: giữ nguyên như hiện hành (người khuyết tật được hưởng TGPL theo Luật người khuyết tật 2010).

- Phương án 5B: Giữ nguyên người khuyết tật không nơi nương tựa theo Luật TGPL 2006, bổ sung người thuộc hộ cận nghèo.

- Phương án 5C: Ngoài những đối tượng theo phương án 5B, bổ sung người nhiễm HIV không nơi nương tựa.

Việc sửa đổi và mở rộng đối tượng được TGPL là yêu cầu cần thiết xuất phát từ thực tiễn, tuy nhiên cần phải gắn với bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay và phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do vậy, Luật TGPL (sửa đổi) dự kiến sẽ giới hạn lĩnh vực và hình thức được thụ hưởng tương ứng với từng đối tượng đặc thù nhằm bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

- Các đối tượng giữ như theo Luật TGPL 2006 và các văn bản hiện hành khác liên quan:

+ Người thuộc hộ nghèo; người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thường trú ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em không nơi nương tựa được TGPL trong tất cả các lĩnh vực pháp luật trừ kinh doanh, thương mại theo các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải và tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại.

+ Trẻ em bị buộc tội được TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ bị buộc tội.

+ Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người được TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ là nạn nhân.

- Các đối tượng được mở rộng so với Luật TGPL 2006: người thuộc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV không nơi nương tựa được TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ bị buộc tội.

5.5. Tác động của các phương án



5.5.1. Phương án 5A: giữ nguyên như hiện hành (người khuyết tật được hưởng TGPL theo Luật người khuyết tật 2010).

STT

NGƯỜI

SỐ LƯỢNG

NĂM

1

Người thuộc hộ nghèo

5.600.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015 là 1,4 triệu hộ nghèo

2

Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng7

5.500.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015

3

Người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn

8.610.000

UBDT số liệu năm 2009, người DTTS 12,300,000 người. Dự kiến 70% tổng số người này sinh sống tại địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn

4

Người khuyết tật

7.200.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015, tổng số người khuyết tật là 7,2 triệu người trong đó khuyết tật nặng và đặc biệt nặng là 896.000 người.

5

Người cao tuổi không nơi nương tựa

200.000

Số liệu 2013: Người già sống cô đơn là 200.000 người.

Số liệu năm 2014 của Ủy ban quốc gia về người cao tuổi, cả nước có 9,5 triệu người cao tuổi.

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015: Người cao tuổi không có lương hưu là 1.454 người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo: 85.000 người.


6

Trẻ em không nơi nương tựa

24.000

Điều tra quốc gia về trẻ em năm 2012 của Bộ LĐTBXH, Tổng Cục thống kê và ILO: có 18,3 triệu trẻ em từ 5 – 17 tuổi.

Bộ LĐTBXH, số lượng trẻ em lang thang năm 2014 là 24.000 người



7

Nạn nhân mua bán người

1.000

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, số liệu năm 2010 

8

Trẻ em bị buộc tôi theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (không trùng với trẻ em không nơi nương tựa)

12.800

Điều tra quốc gia về trẻ em năm 2012 của Bộ LĐTBXH, Tổng Cục thống kê và ILO: có 18,3 triệu trẻ em từ 5 – 17 tuổi.Người có độ tuổi từ 16 – 18 tuổi: 4.384.372 người (Bộ LĐTBXH, báo cáo giải trình về dự án Luật Trẻ em (sửa đổi)) – chiếm 23,5% so với trẻ em dưới 16 tuổi

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trong bốn năm từ 2008 đến 2011, công an cả  nước phát hiện 40.235 vụ gồm 67.200 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tăng hơn giai đoạn 2001 -  2006  là 3.070 người, trung bình mỗi năm có khoảng 16.800 người dưới 18 tuổi phạm tội

Tính theo tỷ lệ trên, có khoảng 12.800 trẻ em (dưới 16 tuổi) bị buộc tội.





TỔNG

27.147.800




Do những đối tượng trên có thể trùng nhau nên dự kiến 70% số lượng người trên là thuộc diện TGPL, như vậy có khoảng 19.000.000 người thuộc diện TGPL.

a) Tác động tích cực:

Không có sự xáo trộn về các đối tượng thuộc diện được TGPL.

b) Tác động tiêu cực

- Chưa phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo. Ngày 19/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, theo đó giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách TGPL chung đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách ưu tiên đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo; mở rộng đối tượng thụ hưởng là người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Chưa phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo khoản 3 d Điều 14 Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc mà Việt Nam là một bên tham gia, nếu người nào không có điều kiện chi trả cho sự giúp đỡ pháp lý thì sẽ nhận được sự TGPL theo chỉ định và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, mức chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng8. Vì vậy, người thuộc hộ cận nghèo cũng không thể đủ tài chính để thuê luật sư khi có vướng mắc pháp luật.

- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó Nhà nước chỉ cung cấp dịch vụ TGPL cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng thuê luật sư như: Singapore (người có tài sản hiện có hoặc thu nhập hiện có không vượt quá ngưỡng quy định, bao gồm cả người giám hộ trong trường hợp đối tượng TGPL là trẻ em); Bang Ontario, Canada (người nghèo); Anh (TGPL được thực hiện miễn phí cho những người thất nghiệp, người có thu nhập dưới 2.220 bảng Anh/năm và trẻ em).

- Việc giữ nguyên quy định về đối tượng và hình thức, lĩnh vực như hiện nay sẽ có tình trạng dàn trải nguồn lực thực hiện TGPL, không tập trung thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cũng như chưa phù hợp với thực tiễn, ví dụ: hiện nay có 7.2 triệu người khuyết tật, năm 2015 có 4.009 vụ việc tư vấn pháp luật và 248 vụ việc tham gia tố tụng, tuy nhiên do việc quy định tất cả người khuyết tật đều được TGPL với mọi hình thức thì không thể từ chối thực hiện. Đạo lý và thông lệ thế giới thì những đối tượng này có khả năng chi trả cho luật sư không được TGPL trừ bào chữa.



5.5.2. Phương án 5B: Giữ nguyên người khuyết tật không nơi nương tựa và bổ sung người thuộc hộ cận nghèo, cụ thể:

STT

NGƯỜI

SỐ LƯỢNG

NĂM

1

Người thuộc hộ nghèo

5.600.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015 là 1,4 triệu hộ nghèo

2

Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

5.500.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015

3

Người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn

8.610.000

UBDT số liệu năm 2009, người DTTS 12,300,000 người. Dự kiến 70% tổng số người này sinh sống tại địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn

4

Người khuyết tật không nơi nương tựa

1.000.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015, tổng số người khuyết tật là 7,2 triệu người trong đó khuyết tật nặng và đặc biệt nặng là 896.000 người. Ước tính 14% tổng số người khuyết tật là không nơi nương tựa hoặc bị buộc tội trong các vụ án tố tụng hình sự.

5

Người cao tuổi không nơi nương tựa

200.000

Số liệu 2013: Người già sống cô đơn là 200.000 người.

Số liệu năm 2014 của Ủy ban quốc gia về người cao tuổi, cả nước có 9,5 triệu người cao tuổi.

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015: Người cao tuổi không có lương hưu là 1.454 người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo: 85.000 người.


6

Trẻ em không nơi nương tựa

24.000

Điều tra quốc gia về trẻ em năm 2012 của Bộ LĐTBXH, Tổng Cục thống kê và ILO: có 18,3 triệu trẻ em từ 5 – 17 tuổi.

Bộ LĐTBXH, số lượng trẻ em lang thang năm 2014 là 24.000 người



7

Nạn nhân mua bán người

1.000

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, số liệu năm 2010 

8

Trẻ em bị buộc tôi theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em (không trùng với trẻ em không nơi nương tựa)

12.800

Điều tra quốc gia về trẻ em năm 2012 của Bộ LĐTBXH, Tổng Cục thống kê và ILO: có 18,3 triệu trẻ em từ 5 – 17 tuổi.Người có độ tuổi từ 16 – 18 tuổi: 4.384.372 người (Bộ LĐTBXH, báo cáo giải trình về dự án Luật Trẻ em (sửa đổi)) – chiếm 23,5% so với trẻ em dưới 16 tuổi

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trong bốn năm từ 2008 đến 2011, công an cả  nước phát hiện 40.235 vụ gồm 67.200 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tăng hơn giai đoạn 2001 -  2006  là 3.070 người, trung bình mỗi năm có khoảng 16.800 người dưới 18 tuổi phạm tội

Tính theo tỷ lệ trên, có khoảng 12.800 trẻ em (dưới 16 tuổi) bị buộc tội.



9

Người thuộc hộ cận nghèo (mới)

5.200.000

Bộ LĐTBXH số liệu tính đến 31/12/2015 là 1.3 triệu hộ cận nghèo




TỔNG

26.147.800




a) Tác động tích cực

- Phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo.

- Không tăng số lượng người thuộc diện TGPL so với quy định tại Luật TGPL năm 2006.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó Nhà nước chỉ cung cấp dịch vụ TGPL cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng thuê luật sư.

b) Tác động tiêu cực

- Chi phí tăng so với phương án 5A do mở rộng đối tượng, số lượng đối tượng tuy không tăng so với Luật TGPL 2006 nhưng vụ việc TGPL sẽ tăng.

- Tăng chi phí cho việc thực hiện các vụ việc tư vấn cho người thuộc hộ cận nghèo nếu họ được hưởng hình thức tư vấn pháp luật. Năm 2015 có 30.682 vụ việc tư vấn pháp luật cho người nghèo, khi mở rộng người thuộc hộ cận nghèo, dự kiến sẽ có khoảng 29.120 tư vấn/năm. Dự kiến 36,5% số vụ việc này Nhà nước phải trả kinh phí là: 29.120 x 36.5% x 100.000 đồng/vụ = 1.062.880.000 đồng.

So sánh tỷ lệ giữa năm 2014 và 2015, tỷ lệ tăng như sau: tham gia tố tụng tăng 8% (2014: 9.062 vụ việc; 2015 có 9.809 vụ); tư vấn pháp luật tăng 10,8% (2014: 116.106 vụ việc; 2015 có 128.691 vụ); đại diện ngoài tố tụng tăng 42% (2014: 233 vụ; 2015: 332 vụ); hòa giải (2014: 121 vụ; năm 2015: 90).

Dưới đây là bảng dự kiến số vụ việc theo các hình thức khi mở rộng đối tượng người thuộc hộ cận nghèo:



STT

Diện người

Hình thức

2015

Quy định mới

1

Người nghèo

Tham gia tố tụng

1.200

1.296

Tư vấn pháp luật

31.574

34.983

Đại diện ngoài tố tụng

54

76

Hòa giải

33

33

2

Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Tham gia tố tụng

962

1.038


Tư vấn pháp luật

13.687

15.165

Đại diện ngoài tố tụng

156

221

Hòa giải

24

24

3

Người già cô đơn

Tham gia tố tụng

42

45

Tư vấn pháp luật

1.425

1.578

Đại diện ngoài tố tụng

3

4

Hòa giải

1

1

4

Người khuyết tật không nơi nương tựa

Tham gia tố tụng

271

292

Tư vấn pháp luật

4.022

4.456

Đại diện ngoài tố tụng

15

21

Hòa giải

3

3

5

Trẻ em không nơi nương tựa

Tham gia tố tụng

3.265

3.526

Tư vấn pháp luật

2.192

2.428

Đại diện ngoài tố tụng

11

15

Hòa giải

1

1

6

Người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn

Tham gia tố tụng

2.470

2.667

Tư vấn pháp luật

36.822

40.798

Đại diện ngoài tố tụng

154

218

Hòa giải

19

19

7

Nạn nhân bị mua bán

Tham gia tố tụng

20

22

Tư vấn pháp luật

29

32

Đại diện ngoài tố tụng

0

0

Hòa giải

0

0

8

Trẻ em bị buộc tội theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Tham gia tố tụng

1.539

1.662

Tư vấn pháp luật

38.885

43.084

Đại diện ngoài tố tụng

0

0

09

Mở rộng người thuộc hộ cận nghèo

Tham gia tố tụng




1.114 (tỷ lệ số vụ việc tham gia tố tụng đã thực hiện cho người nghèo/số lượng người nghèo là 0,02%)

Tư vấn pháp luật




29.120 vụ (tỷ lệ số vụ việc tư vấn pháp luật đã thực hiện cho người nghèo/số lượng người nghèo là 0,56%)


tải về 493.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương