BỘ TƯ pháp dự thảo báo cáO


Phương pháp thu thập thông tin



tải về 493.65 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích493.65 Kb.
#30184
1   2   3   4   5   6   7

3.2. Phương pháp thu thập thông tin


Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính qua tham vấn chuyên gia và thảo luận tại các hội thảo, tọa đàm và nghiên cứu các tài liệu sẵn có.

Tổng quan tài liệu:

- Tham khảo các mô hình tham chiếu và Luật tương tự ở các nước khác;

- Xin ý kiến chuyên gia: tiến hành các cuộc hội thảo, tọa đàm xin ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia về xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp;

- Thực hiện phỏng vấn sâu tại một số địa phương và phát phiếu khảo sát tại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trao đổi, thảo luận với các nhóm đối tượng quản lý là Trung tâm và các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia TGPL, các Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, người được TGPL, các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung tìm hiểu: quan điểm đối với các nội dung đề xuất trong Dự thảo Luật, các lựa chọn thay thế, tác động kinh tế - xã hội và tính khả thi của các lựa chọn; khó khăn, thuận lợi nếu các lựa chọn được áp dụng.

Do thời điểm thực hiện đánh giá này rất ngắn. Mặt khác, việc đánh giá cũng được tiến hành trong bối cảnh nhiều quy định, phương án trong Dự án Luật vẫn đang trong quá trình bàn bạc, chỉnh sửa và có thể còn có nhiều thay đổi lớn nên những đánh giá trong Báo cáo này có thể sẽ không phản ánh hết những tác động của các quy định trong Dự án Luật.

Để đảm bảo mục tiêu và tính khả thi của Luật TGPL (sửa đổi), một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Luật được đưa ra để đánh giá tác động pháp luật. Báo cáo RIA sẽ dự báo những tác động của quy phạm đề xuất đối với các bên liên quan, giúp cho Ban soạn thảo có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn phương án tối ưu cho Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi). Đồng thời, báo cáo cũng cung cấp thông tin tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật tham gia ý kiến xây dựng Dự thảo Luật, góp phần giúp Chính phủ và Quốc hội có thêm thông tin để thảo luận và xem xét Dự án Luật.

Với từng nội dung chính sách này, Báo cáo RIA đề xuất và phân tích các phương án cụ thể trên cơ sở khảo sát và tham khảo kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Nhóm nghiên cứu phân tích vấn đề bất cập, đặt ra mục tiêu và xác định các phương án cho mỗi nội dung chính sách. Mỗi phương án đánh giá đều có sự kết hợp giữa phương pháp định lượng và định tính. Việc xây dựng Luật Luật TGPL (sửa đổi) sẽ phát sinh chi phí thực hiện và mang lại lợi ích đối với xã hội. Mỗi nội dung chính sách trong số 6 nội dung đã lựa chọn ở trên sẽ góp phần chi phối một phần tác động tiêu cực hay tích cực tổng thể của việc thực hiện Luật. Dựa vào mức độ ảnh hưởng của mỗi vấn đề trong tác động tổng thể, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tối đa để lượng hoá các chi phí và lợi ích.

Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi) quy định nhiều nội dung quan trọng điều chỉnh về tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, người được TGPL, quản lý nhà nước về TGPL... Trong quá trình đánh giá, nhiều phương án lựa chọn cho một số quy định trong Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi) đã được đưa ra để cân nhắc; các thông tin về tác động tích cực và tác động tiêu cực của các phương án lựa chọn cũng đã được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, để Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật ngắn gọn, súc tích, nhóm nghiên cứu tập trung đánh giá một số vấn đề chính, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động TGPL, đặc biệt, tập trung đánh giá về những vấn đề mới so với Luật TGPL năm 2006. Các vấn đề được lựa chọn để đánh giá là những nội dung liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng (Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020), việc đổi mới hoạt động TGPL với mục tiêu lấy người được TGPL là trung tâm, nâng cao chất lượng hoạt động TGPL.

B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRONG DỰ THẢO LUẬT

1. Vấn đề 1: Sự cần thiết ban hành Luật TGPL (sửa đổi)

1.1. Xác định vấn đề

Trong suốt 08 năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL), công tác TGPL nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, người dân, nhất là người được TGPL và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện nay, đứng trước bối cảnh có sự thay đổi về thể chế, kinh tế - xã hội liên quan đến công tác TGPL như quyền bào chữa và nguyên tắc tranh tụng của Hiến pháp, cụ thể cơ chế bảo đảm quyền được TGPL trong tố tụng tại các Bộ luật tố tụng (Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính), bảo đảm quyền con người và nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn thì những quy định của Luật TGPL hiện hành và văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế như đã nêu ở phần I (về khái niệm TGPL, người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước, người thực hiện TGPL, quản lý nhà nước về TGPL). Đặc biệt là đặt trong mối tương quan với việc sửa đổi các luật về tố tụng, luật về tổ chức bộ máy vừa được Quốc hội thông qua và những phương hướng, nhiệm vụ liên quan đến chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta được nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đòi hỏi thể chế pháp lý về TGPL phải nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.



1.2. Mục tiêu của việc ban hành Dự án Luật TGPL (sửa đổi)

Ban hành Luật TGPL (sửa đổi) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của công tác TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa, bảo đảm người thuộc diện TGPL được cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, hội nhập quốc tế và tình hình thực tiễn mới.



1.3. Các phương án lựa chọn

- Phương án 1A: Giữ nguyên hiện trạng (không ban hành Luật TGPL (sửa đổi)).

- Phương án 1B: Không ban hành văn bản mà thực hiện các giải pháp khác như rà soát, đánh giá hiệu quả Trung tâm TGPL, Chi nhánh; ban hành Công văn hướng dẫn trọng tâm thực hiện công tác TGPL;…

- Phương án 1C: Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TGPL.

- Phương án 1D: Xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) để thay thế Luật TGPL năm 2006.



1.4. Đánh giá tác động của các phương án

1.4.1. Tác động của phương án 1A: Giữ nguyên quy định hiện hành, không ban hành văn bản

  1. Tác động tích cực

Không mất nguồn lực và thời gian cho việc xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) và triển khai thi hành Luật mới.

  1. Tác động tiêu cực

- Tác động về xã hội: không đáp ứng kịp thời yêu cầu giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động TGPL hiện nay, nhất là các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức, chất lượng TGPL, người thực hiện TGPL và đơn giản hóa thủ tục thực hiện TGPL.

- Tác động về kinh tế: chi phí hành chính của một số Trung tâm lớn mà hiệu quả chưa cao do chưa tinh gọn bộ máy, biên chế.

- Tác động đến quyền và nghĩa vụ của công dân: người được TGPL được hưởng dịch vụ TGPL chưa ngang bằng với chất lượng dịch vụ pháp lý có thu phí của luật sư; một số đối tượng yếu thế trong xã hội (như người thuộc hộ cận nghèo...) chưa được hưởng dịch vụ TGPL của Nhà nước.

1.4.2. Tác động của phương án 1B: Không ban hành văn bản mà thực hiện các giải pháp khác

a) Tác động tích cực

Không mất nguồn lực và thời gian cho việc xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) và triển khai thi hành Luật mới.



b) Tác động tiêu cực

Thực tế, trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật đã thực hiện các biện pháp thúc đẩy việc thực thi như hướng dẫn các Trung tâm tập trung thực hiện nhiệm vụ chính là cung cấp vụ việc, đặc biệt là những vụ việc tham gia tố tụng; rà soát hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ, Chi nhánh của Trung tâm; tăng mức bồi dưỡng chi trả thù lao cho đội ngũ luật sư và Trợ giúp viên pháp lý thực hiện vụ việc tham gia tố tụng; đưa ra giải pháp tinh gọn bộ máy, biên chế... Mặc dù, những biện pháp trên đạt được một số hiệu quả nhất định, tuy nhiên mới chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình thực thi văn bản mà không giải quyết triệt để các vướng mắc, bất cập trong công tác TGPL hiện nay, bởi vì có nhiều hạn chế xuất phát từ thể chế giữ vai trò quan trọng như mô hình cơ quan quản lý về TGPL, cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động TGPL.



1.4.3. Tác động của phương án 1C: Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TGPL.

a) Tác động tích cực

So với việc xây dựng Luật TGPL thay thế Luật TGPL 2006, chi phí hành chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TGPL sẽ ít hơn.



b) Tác động tiêu cực

- Không giải quyết triệt để, cơ bản, toàn diện những khó khăn, vướng mắc của công tác TGPL hiện nay.

- Việc hướng dẫn thi hành Luật TGPL sửa đổi, bổ sung vẫn phải xây dựng, sửa đổi Nghị định, Thông tư… có điều khoản liên quan.

1.4.4. Tác động của phương án 1D: Xây dựng Luật TGPL thay thế Luật TGPL năm 2006.

Trong đánh giá tác động sơ bộ của việc ban hành Luật, những chi phí, lợi ích cho việc ban hành và thực thi Luật nói chung chủ yếu được phân tích định tính; cần phải nói rằng tác động đáng kể hay không đáng kể của việc ban hành Luật còn phụ thuộc vào việc thông qua, áp dụng phương án nào cho một số quy định của Dự án Luật TGPL thay thế Luật TGPL năm 2006. Tại phần này, Nhóm nghiên cứu đánh giá các tác động của việc ban hành Luật TGPL (sửa đổi) dựa trên các phương án tối ưu được lựa chọn. Có thể nêu những tác động sau đây nếu như ban hành Luật TGPL (sửa đổi):



a) Tác động tích cực

Luật TGPL (sửa đổi) có tác động mạnh mẽ đến công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đưa công lý, pháp luật đến với người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó nâng cao vị thế, vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và bảo vệ quyền công dân.



- Tác động về kinh tế: Tập trung ngân sách nhà nước một cách hợp lý để thực hiện vụ việc TGPL, giúp người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tham gia phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước sẽ hiệu quả hơn/

- Tác động về xã hội: Tăng cường thực hiện các vụ việc TGPL góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật.khắc phục hệ quả của mặt trái nền kinh tế thị trường.

- Tác động đến hệ thống pháp luật: Góp phần triển khai Hiến pháp năm 2013 về thực thi quyền con người, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, ; xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các Bộ luật, luật tố tụng năm 2015, tương thích với các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và gia nhập, đáp ứng kịp thời yêu cầu giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động TGPL.



- Tác động đến quyền và nghĩa vụ của công dân: các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng thuê luật sư sẽ được hưởng dịch vụ Các đối tượng được TGPL kịp thời, sẽ được hưởng dịch vụ TGPL có chất lượng cao, hạn chế việc bỏ sót đối tượng được TGPL khi họ có yêu cầu và bảo đảm công lý, công bằng cho đối tượng được TGPL. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của đối tượng được TGPL về quyền và nghĩa vụ của mình, quyền được sử dụng dịch vụ TGPL sẵn có của Nhà nước.

- Tác động lên khu vực tư nhân: Tăng cường hoạt động huy động nguồn lực các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ TGPL, sẽ tạo thêm địa chỉ cho người được TGPL có thể lựa chọn tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, tận dụng mọi nguồn lực tham gia thực hiện, hỗ trợ hoạt động TGPL.

- Tác động đến khả năng tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân: tôn trọng tính độc lập, khách quan trong hoạt động TGPL. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định pháp luật bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận công lý cho người dân.

b) Tác động tiêu cực

Việc xây dựng và thực thi Luật TGPL (sửa đổi) sẽ làm tăng một ít chi phí ngân sách nhà nước, bao gồm:

+ Chi phí cho việc nghiên cứu soạn thảo Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

+ Chi phí cho các biện pháp khác trong việc triển khai các biện pháp thực thi Luật TGPL (sửa đổi).




tải về 493.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương