BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588



tải về 386.01 Kb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích386.01 Kb.
#11659
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1736/TY-DT

V/v: Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng;


  • Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Lăk;

  • Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

  • Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

  • Ban Công tác Đại biểu Quốc hội;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Lăk, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi: Vi rút (H5N1), vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn (lợn tai xanh) đều dễ dàng chết ở nhiệt độ 700C. Việc chôn hàng loạt lợn và gia cầm là rất lãng phí công của lại có thể làm mầm bệnh lưu chuyển xuống nước ngầm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết có thể tận dụng lượng protein quý giá thịt lợn, thịt gà (xin kèm theo thư góp ý của cử tri Đỗ Cường Kỳ, Hội Chăn nuôi)

Trả lời:

Đúng như Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng đã nêu, vi rút H5N1 gây bệnh cúm gia cầm và vi rút gây bệnh tai xanh đều dễ dàng bị tiêu diệt ở 700C.

Việc chôn hàng loạt lợn và gia cầm rất tốn kém công của. Song với tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thì hiện nay, biện pháp xử lý tốt nhất không để lây lan dịch bệnh và lây bệnh cho con người là chôn và đốt gia cầm.

Còn đối với bệnh tai xanh là bệnh không thể lây sang người, song vi rút dễ dàng lây lan do vận chuyển lợn bệnh, giết mổ lợn mắc bệnh. Trong điều kiện hiện nay hầu hết các địa phương chưa có đủ điều kiện vận chuyển lợn bệnh đến khu giết mổ chế biến, xử lý thịt lợn bệnh làm thức ăn gia súc mà không để làm lây lan dịch bệnh. Việc áp dụng chôn và đốt lợn mắc bệnh có sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Thú y là cách làm tốt nhất.

Về việc chôn gia cầm và lợn bệnh làm mầm bệnh lưu chuyển xuống tầng nước ngầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nghiên cứu. Các hố chôn gia cầm và lợn được quy định là từ 1 đến 5 tấn, nơi chôn có độ sâu cách mặt đất từ 4 đến 4,5 mét, cách giếng nước, nguồn nước sử dụng 30 đến 50 mét. Đối với tầng nước ngầm có độ sâu ngắn nhất là tầng IA, chiều sâu từ 17 đến 30 mét, tầng IIA có độ sâu 60 mét, tầng sâu hơn nữa là 100 mét. Vì độ sâu của hố chôn còn cách tầng nước ngầm IA là từ 12,5 đến 25 mét là tầng đất sét và cát pha. Thực tế Cục Bảo vệ Môi trường và Cục Thú y đã thử nghiệm hố chôn với số lượng từ 5 đến 10 tấn, bằng cách khoan các giếng kỹ thuật với các độ sâu từ 14 đến 20 mét, các hố chôn đều không ảnh hưởng đến tầng nước ngầm. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Thú y đã có công văn số 561/TY-Kh ngày 16/4/2008 hướng dẫn việc tiêu hủy, chôn lấp lợn mắc bệnh tai xanh yêu cầu các địa phương thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xem xét khả năng tận dụng lượng protein quý giá thịt lợn, thịt gà theo như góp ý của cử tri Đỗ Cường Kỳ, Hội Chăn nuôi. Tuy vậy việc tiêu hủy lợn mắc bệnh tai xanh tại nhà, việc giết mổ lợn mắc bệnh có nguy cơ cao làm dịch bệnh lây lan, việc từng gia định giết mổ rất khó kiểm soát.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét kỹ hơn ý kiến mà Đại biểu Quốc hội đã nêu và chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu.

Xin cảm ơn Đại biểu Quốc hội đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.





Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Bộ (Phòng TH);

- Lưu: VT, Cục Thú y.



BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Cao Đức Phát


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1737/BNN-TT

V/v trả lời chất vấn của ĐBQH
Phạm Phương Thảo, Đoàn ĐBQH
TP. Hồ Chí Minh.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Phạm Phương Thảo;

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh;

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội;

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận được Phiếu chất vấn số 115/CV-KH7, ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi: Xin đồng chí cho biết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm gần đây? Trách nhiệm của Bộ trong việc đảm bảo giữ diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch?

Trả lời:

a) Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm gần đây:



- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: tính đến ngày 01/01/2009 diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn quốc có gần 9,60 triệu ha, từ năm 2000 đến năm 2008 (01/1/2009) đất sản xuất nông nghiệp tăng 620 ngàn ha, tốc độ tăng bình quân 0,8%/năm;

Nguyên nhân tăng: do đã tập trung khai hoang, phục hoá khoảng 1,03 triệu ha đất chưa sử dụng để chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp; trong giai đoạn này đất sản xuất nông nghiệp bị giảm 410 ngàn ha do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, trong đó chuyển sang đất phi nông nghiệp 207 ngàn ha, (50,4%), chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp (chủ yếu sang nuôi trồng thuỷ sản) 203 ngàn ha (49,6% );



- Riêng đối với đất lúa: toàn quốc hiện có 4,09 triệu ha. Từ năm 2000 đến 2009 đất lúa bị giảm 378,7 ngàn ha, tốc độ giảm bình quân 1,1%/năm.

Nguyên nhân giảm: do chuyển sang đất phi nông nghiệp 29% (168 ngàn ha), chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp 71% (415 ngàn ha); trong giai đoạn này đất lúa được bổ sung: 205 ngàn ha, do khai thác đất chưa sử dụng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp và các loại đất khác.

- Vùng có đất lúa giảm nhiều nhất là: ĐBSCL giảm 288,1 ngàn ha (chiếm 49,4% đất lúa bị giảm cả nước), tiếp theo là Đông Nam Bộ giảm 85,3 ngàn ha (chiếm 14,6%); vùng ĐBSH giảm 65,4 ngàn ha (chiếm 11,2%); Một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh, nên tốc độ giảm đất lúa cũng khá cao:

+ Ở phía Bắc: tỉnh Hải Dương giảm bình quân 1.642 ha/năm; Hưng Yên: 943 ha/năm; TP Hà Nội: 1.067 ha/năm.

+ Ở phía Nam: TP. Hồ Chí Minh giảm bình quân 3.045 ha/năm, tỉnh Tây Ninh giảm 2.764 ha/năm, tỉnh Long An giảm 2.697 ha/năm, Tiền Giang giảm 1.875 ha/năm, tỉnh Bến Tre giảm 1.725 ha/năm.

Mặc dù phải chuyển một diện tích đáng kể đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhưng do có chính sách khuyến khích khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới, tăng vụ đã làm tăng đáng kể diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa bảo đảm tăng sản lượng nông sản, đặc biệt là lương thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và duy trì xuất khẩu gạo hàng năm đạt 4-5 triệu tấn.

b) Trách nhiệm của Bộ trong việc đảm bảo giữ diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch?

Đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa có vai trò quyết định trong việc ổn định thu nhập cho bà con nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa theo quy hoạch. Bộ đã và đang tổ chức triển khai một số việc sau:

- Xây dựng đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 đã được Bộ Chính trị và Chính phủ phê duyệt;

- Lập Quy hoạch tổng thể đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả 3,8 triệu ha đất lúa (Kết luận số 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị) đến cấp tỉnh và đề xuất giải pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lúa đã được xác định. Sẽ báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2010;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Nghị định quản lý, sử dụng đất lúa nhằm hỗ trợ cho các địa phương chuyên canh lúa và người sản xuất lúa.

- Sau khi Quy hoạch đất lúa được Chính phủ phê duyệt Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất lúa đến 2020, tầm nhìn đến 2030”, có ý kiến thẩm định quy hoạch sử dụng đất lúa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi phê duyệt; Phối hợp với các Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngành liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa của các địa phương, định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, đề xuất rà soát điều chỉnh quy hoạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm và 5 năm.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng;

- Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (để b/c);

- Văn phòng Bộ (Phòng TH);

- Lưu VT, TT



BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Cao Đức Phát

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1738/BNN-KH

V/v: Trả lời chất vấn của ĐBQH
Lê Bộ Lĩnh Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh An Giang.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 386.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương