BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588



tải về 386.01 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích386.01 Kb.
#11659
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận được Phiếu chất vấn số 108/CV-KH7 ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi: Hiện nay tình trạng thực phẩm nhiễm hóa chất, thực phẩm bẩn ngày càng gia tăng gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ đã có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng nêu trên?



Trả lời:

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 22 và Điều 23) và Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm (Khoản 2, Điều 2). Theo Nghị định số 79/2008/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu; vệ sinh an toàn trong nhập khẩu động vật, thực vật, nguyên liệu dùng cho nuôi, trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam.

Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm cả hoạt động ngăn chặn tình trạng thực phẩm nhiễm hóa chất, thực phẩm bẩn, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai một số giải pháp như sau:

1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo triển khai:

- Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cho phù hợp với quy định mới, hài hòa với các quy định của Hiệp định SPS, WTO; trong đó chú trọng đến việc rà soát và ban hành danh mục các hóa chất cấm, hạn chế sử dụng, danh mục các chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản sản xuất trong nước và nhập khẩu.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo quy định mới này, biện pháp xử lý vi phạm được đưa ra đã chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm;

- Ban hành một số chỉ thị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cơ quan kiểm tra ở địa phương tăng cường công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Một số chỉ thị ban hành gần đây như: Chỉ thị số 2038/CT-BNN-QLCL ngày 13/7/2009 về tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, Chỉ thị số 1430/CT-BNN-QLCL ngày 17/5/2010 về tăng cường kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu …

- Ban hành một số đề án định hướng nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản: Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015; Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến 2015, định hướng 2020,…

2. Kiện toàn năng lực hệ thống cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản từ TW đến địa phương:.

- Xây dựng và ban hành các Thông tư phân công rõ trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các đơn vị thuộc Bộ;

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tại địa phương đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, đã có gần 40 Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản ở các tỉnh được thành lập.

- Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản ở Trung Ương và địa phương.

- Đầu tư nâng cấp và mở rộng trụ sở làm việc và phòng kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản từ trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trang bị đồng bộ thiết bị kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng nông lâm thủy sản cho các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia và khu vực, đặc biệt là các thiết bị kiểm tra đối với hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng.

3. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản về các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, các loại hóa chất cấm, hạn chế sử dụng và biện pháp xử lý vi phạm để nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng. Các hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, phát tờ rơi, tờ dán.

- Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan địa phương tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, GMP, SSOP, HACCP), phát động các phong trào thi đua sản xuất sản phẩm an toàn (VietGAP ….).

4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cơ quan địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất về VSATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản từ sản xuất giống, trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến. Xử lý các trường hợp phát hiện vi phạm theo quy định để có tính răn đe cao.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ chuyển biến chậm cần có nhiều nỗ lực hơn nữa, trong đó đặc biệt cần có sự phối hợp và tham gia mạnh mẽ hơn của các địa phương.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.





Nơi nhận:

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­- Như trên;

- Bộ trưởng;

- Thứ trưởng Lương Lê Phương;

- Văn phòng Bộ (Phòng TH);

- Lưu VT, QLCL.




BỘ TRƯỞNG


(đã ký)

Cao Đức Phát


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 386.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương