BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588



tải về 386.01 Kb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích386.01 Kb.
#11659
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1733/BNN-TCLN


V/v: Trả lời chất vấn của ĐBQH
Võ Văn Đủ, Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Đăk Nông.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Võ Văn Đủ;

- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Nông;

- Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban Công tác đại biểu Quốc hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được câu hỏi chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Nông, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi 1:

Tình trạng chặt phá rừng hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng và ngày càng tăng. Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm gì để tham mưu cho Chính phủ có biện pháp chỉ đạo ngăn chặn tình trạng trên?



Trả lời:

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm từ năm 2005 đến 2009, cả nước đã phát hiện và xử lý 45.690 vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật đã làm mất 25.397 ha rừng, bình quân mỗi năm mất 5.079 ha. Số vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng, nhưng diện tích thiệt hại giảm; so với năm 2005 giảm 77,3%, so với năm 2008 giảm 46,8%.




Phá rừng trái PL và vi phạm về KT gỗ và lâm sản khác

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng

Số vụ

8.049

8.349

8.567

11.570

9.155

45.690

Diện tích thiệt hại (ha)

9.148

8.449

1.830

3.897

2.073

25.397

Năm tháng đầu năm 2010, tổng diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng trái pháp luật gây ra là 669 ha (giảm 55,5% so với cùng kỳ năm 2009).

Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật vẫn diễn ra nghiêm trọng như: Đăk Nông, Quảng Nam, khu vực giáp ranh 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Trước tình hình trên, để ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng trái pháp luật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ, cùng các bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương thực hiện các giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ chính quyền cơ sở về trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; đồng thời vận động nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng.

2. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, truy quét các điểm nóng phá rừng; triệt phá các đầu nậu, tụ điểm buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

3. Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng; phát huy sức mạnh của toàn xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa phát triển rừng với phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. Trong thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo thực hiện các chính sách của Chính phủ đã ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện một số đề án hỗ trợ người dân cải thiện cuộc sống, như Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010” (tại Quyết định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007); đề án “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông-lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008- 2012” (tại Quyết định số 2945/QĐ- BNN- KL ngày 05/10/2007). Đây là những giải pháp có tính chất căn bản, lâu dài để giải quyết tận gốc nạn phá rừng, cháy rừng.

4. Định kỳ tổ chức giao ban, tổng kết rút kinh nghiệm giữa các ngành, các lực lượng để có phương án bảo vệ rừng có hiệu quả. Ngày 28/5/2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết tình hình phối hợp thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP nhằm tăng cường chỉ đạo các lực lượng ở địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và PCCCR trong thời gian tới.

Câu hỏi 2:

Hiện nay bà con các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng mong muốn được trở về rãy của tổ tiên ngày xưa sản xuất. Đây là những khu rừng già và cũng có nơi là rừng tái sinh, địa phương đang vướng mắc về vấn đề này. Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm giải quyết vấn đề này thế nào để giúp địa phương tháo gỡ vướng mắc trên?



Trả lời:

Bà con các dân tộc nước ta có nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Tuy vậy, đến nay cũng còn một số đồng bào duy trì phương thức du canh, du cư xâm hại đến tài nguyên rừng.

Thời gian qua, để giúp đồng bào ổn định đời sống và sản xuất, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình dự án và chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho đồng bào. Việc bố trí đất đai cho đồng bào phải phù hợp với quy hoạch của địa phương và các quy định hiện hành, có xem xét nguyện vọng của đồng bào. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng phối hợp với tỉnh Đăk Nông để giải quyết những vướng mắc cụ thể trong quá trình này.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề về nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.





Nơi nhận:

- Như trên;

- Thứ trưởng Hứa Đức Nhị (để B/c);

- Phòng TH Văn phòng Bộ;

- Lưu VT, KL.


BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Đức Phát


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 386.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương