BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588



tải về 386.01 Kb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích386.01 Kb.
#11659
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1758/BNN-KH


V/v trả lời chất vấn của ĐBQH
Bùi Thị Lệ Phi, Đoàn ĐBQH
Thành phố Cần Thơ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Lệ Phi;

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ;

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban công tác Đại biểu Quốc hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được phiếu chất vấn số 135/CV-KH7, ngày 03/6/2010 của Văn phòng Quốc hội, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ xin được trả lời như sau:



Câu hỏi 1: Đề nghị Thủ tướng sớm sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Câu hỏi 2: Đề nghị Thủ tướng nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ trực tiếp đến người dân sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, nuôi cá, trồng cà phê, hồ tiêu,…) hạn chế việc hỗ trợ qua trung gian, qua doanh nghiệp thu mua như hiện nay.

Câu hỏi 3: Đề nghị Thủ tướng quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho khu vực nông thôn, đặc biệt đối với các vùng căn cứ kháng chiến, nơi đã chịu nhiều khó khăn trong chiến tranh, các xã nghèo, huyện nghèo.
Trả lời câu hỏi 1:

Vừa qua, Chính phủ đã kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và đã có Nghị quyết tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ các đề án trong chương trình hành động của Chính phủ, đồng thời ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, đề án cấp bách, nhất là 2 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới và Đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả như sau:

- Các Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai việc học tập, quán triệt Nghị quyết; xây dựng Chương trình hành động và các giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng.

- Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết 24/NQ-CP), tới nay Chính phủ đã phê duyệt 1/9 quy hoạch; 11/32 đề án; chuẩn bị phê duyệt 5 đề án; đã phê duyệt 3/3 Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung. Các đề án này đều có tác động lớn đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành đều dựa trên cơ sở vận dụng tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7.

Ban Bí thư đang trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm về xây dựng nông thôn mới tại 11 xã ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, nhằm tạo ra hình mẫu về nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH và xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách phù hợp, quan hệ trách nhiệm giữa các cấp, ngành trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

Chính phủ đã dành nhiều hơn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Các hoạt động nói trên, bước đầu đã tạo ra chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức của cán bộ, Đảng viên và người dân; tiếp tục duy trì, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; tăng cường nỗ lực xoá đói, giảm nghèo. Nhờ vậy, đời sống của dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện; giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn.
Trả lời câu hỏi 2:

Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nông dân:

- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông.

- Cung cấp tín dụng, trong đó nông dân nghèo được vay vốn ưu đãi để sản xuất, mua máy móc nông nghiệp, kinh doanh, làm công trình nước sạch, vệ sinh.

- Hỗ trợ trực tiếp khi bị thiên tai, dịch bệnh, trợ cấp giá dầu cho ngư dân khi giá dầu lên cao.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Đồng thời Nhà nước cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thu mua tạm trữ lúa, cà phê để tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ, duy trì giá có lợi cho nông dân, việc này từng nông dân riêng lẻ không làm được. Tương tự Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn làm đầu mối giữa nông dân và thị trường, hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, tham gia sản xuất hàng hoá lớn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin tiếp thu ý kiến của Đại biểu để trong quá trình nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ các cơ chế chính sách, ưu tiên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân.


Trả lời câu hỏi 3:

Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đã xác định tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Chủ trương này đã được thực hiện ngay từ năm 2009. Đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và PTNT (vốn ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ) năm 2009 là 9.864 tỷ đồng, bằng 166% so với kế hoạch đầu năm 2008.

Đối với các huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, Nhà nước có các cơ chế, chính sách hỗ trợ khá đồng bộ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; chương trình 134 (giải quyết đất ở và đất sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ); chương trình 135 giai đoạn II (phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010); chương trình MTQG Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 được triển khai có hiệu quả ở nhiều địa phương. Trong đó, đã quan tâm hỗ trợ các vùng căn cứ kháng chiến. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT xin tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ;

- Văn phòng Bộ;

- Lưu VT, Vụ KH.


BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Cao Đức Phát




BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1767/BNN-TCTL

V/v trả lời chất vấn của ĐBQH
Chu Sơn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội
thành phố Hà Nội


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Chu Sơn Hải;

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội;

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận được Phiếu chất vấn số 173/CV-KH7 ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi:

1. Hiệu quả và tình trạng hoạt động của trạm bơm do Ban quản lý dự án 401 thực hiện trên địa bàn huyện Phúc Thọ - Hà Nội lấy nước sông Hồng phục vụ sản xuất nông nghiệp của một số huyện ra sao?

2. Đã nhiều lần Bộ có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hà Tây trước đây và cử tri hà Nội sau mở rộng về vấn đề phân lũ, chậm lũ là Chính phủ đang nghiên cứu theo hướng thôi không thực hiện phân lũ vào Hà Nội. Vậy bao giờ Chính phủ quyết định, đề nghị Bộ trưởng trả lời để tôi có điều kiện trả lời cử tri.

Trả lời:

1. Ban quản lý dự án 401 được Bộ giao thực hiện thi công 2 trạm bơm Phú Đa và Thuấn Nội (bơm nước trên kênh Cẩm Đình-Hiệp Thuận lấy nước từ sông Hồng qua cống Cẩm Đình). Trạm bơm Phú Đa thiết kế 2 máy, công suất mỗi máy 1000 m3/h, diện tích tưới 150ha. Công trình đã thi công xong từ cuối năm 2009 và đã tham gia bơm nước đổ ải, tưới dưỡng phục vụ sản xuất cho xã Thanh Đa trong vụ ĐX 2009-2010, hiện tại hoạt động bình thường. Trạm bơm Thuấn Nội thiết kế 2 máy, công suất mỗi máy 1000 m3/h, diện tích tưới 160ha. Công trình mới thi công xong phần cống và thuỷ công, phần nhà trạm và lắp máy dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 8/2010, hiện tại công trình đảm bảo an toàn.

Riêng trạm bơm Xuân Phú do Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội chỉ đạo thực hiện (Ban quản lý dự án 401 không được giao thực hiện).

2. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 528/TTg-KTN ngày 31/3/2010 về việc điều chỉnh nhiệm vụ phân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng bảo vệ thủ đô Hà Nội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng xong dự thảo Nghị định về việc bãi bỏ các khu phân, chậm lũ hệ thống sông Hồng thay thế Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 và hiện nay Bộ đang xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tại công văn số 1568/BNN-TCTL ngày 28/5/2010. Dự thảo Nghị định sẽ được hoàn chỉnh sau khi nhận được ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và trình Chính phủ quyết định ban hành.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng;

- Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực;

- Văn phòng Bộ (Phòng TH);

- Lưu VT, TCTL.



BỘ TRƯỞNG
(đã ký)
Cao Đức Phát



BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1768/BNN-KTHT

V/v trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trương Văn Vở, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Trương Văn Vở;

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai;

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận được Phiếu chất vấn số 164/CV-KH7, ngày 7 tháng 06 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội:



Câu hỏi:

Qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, cử tri có nhiều ý kiến về kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn từ năm 2009 đến nay đạt thấp, có chiều hướng giảm từ nguồn Ngân sách Nhà nước đầu tư.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết và báo cáo rõ cho cử tri biết việc triển khai, giải pháp chỉ đạo năm 2010 và những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn,nông dân.

Trả lời:

Ngay sau khi Nghị quyết TƯ 7 được ban hành Chính phủ, các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 78% huyên thị đã có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; các Bộ, tỉnh huyện và 93% số xã đã tổ chức phổ biến, quán triệt tới cán bộ đảng viên và nhân dân.

Chính phủ đã triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Về xây dựng nông thôn mới; Đào tạo nhân lực nông thôn đến năm 2020; Ứng phó với biến đổi khí hậu; thông qua và triển khai thực hiện 3 Nghị quyết: Về an ninh lương thực; Cơ khí hoá và giảm tổn thất sau thu hoạch; Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; ban hành 9 văn bản chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó có Nghị định về khuyến nông; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà.

Các Bộ, ngành trung ương đã ban hành các văn bản, quy chuẩn hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai. Tới nay, đã có 40/63 tỉnh, thành phố có báo cáo thực trạng nông thôn trên địa bàn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Các Bộ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ 16 Đề án (dự kiến phải xây dựng 32 đề án)

Ban Bí thư chỉ đạo xây dựng 11 xã mô hình nông thôn mới để rút kinh nghiệm về cách làm, cơ chế, chính sách cũng như giải pháp thực tiễn. Nhiều tỉnh, thành phố đã lựa chọn mỗi huyện 01 xã để chỉ đạo mô hình.

Đồng thời, Chính phủ đã tích cực hỗ trợ ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng vốn đầu tư, tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. Năm 2009, vốn đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và Nông thôn bằng 166% so với năm 2008. Nhờ vậy, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, nông nghiệp và nông thôn tiếp tục phát triển tương đối toàn diện, đời sống đa số nông dân tiếp tục được cải thiện.

Thời gian tới, Chính phủ chủ trương tiếp tục đâỷ mạnh thực hiện các nội dung của Nghị quyết TƯ 7, trong đó huy động các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án cấp bách, hướng tới mục tiêu đến năm 2015 có 20%, đến năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo triển khai xây dựng và thực hiện các Đề án, Luật, cơ chế chính sách như đã nêu trong Kế hoạch hành động của Chính phủ, tạo điều kiện chuyển biến mạnh hơn trong nông nghiệp, nông thôn, nâng cao nhanh hơn đời sống của nông dân. Trong năm 2010 tập trung chỉ đạo các xã đánh giá tình hình, lập Đề án xây dựng nông thôn mới, làm quy hoạch để có cơ sở triển khai các năm tiếp theo.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ;

- Văn phòng Bộ (Phòng TH);



- Lưu VT, KTHT.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Đức Phát







Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 386.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương