BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588



tải về 386.01 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích386.01 Kb.
#11659
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1688/BNN-KH


V/v trả lời chất vấn của ĐBQH
Bùi Trí Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Bùi Trí Dũng


- Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

- Ban công tác Đại biểu Quốc hội


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được phiếu chất vấn số 25/CV-KH7, ngày 24/5/2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi:

Người nông dân sản xuất ra lúa rất đồng tình chủ trương của Chính phủ là đảm bảo tiêu thụ sản phẩm này cho người nông dân phải được lãi thấp nhất 30% so với chi phí bỏ ra.

Nhưng hiện nay, khi hạch toán đúng, đủ họ phản ánh rằng luôn bị thua lỗ chứ đừng nói chi được lãi như chủ trương trên của Chính phủ. Vì lâu nay họ quên rằng nếu là đất thuê hoặc vay ngân hàng để mua đất để sử dụng và tính đúng tính đủ cả ngày công lao động theo mùa vụ đến khi thu hoạch và tiêu thụ được sản lượng đạt được. Như vậy, họ cho rằng không có khoản lãi 30%,…

Đề nghị Bộ trưởng có bài toán nào (hoặc thuộc vùng sản xuất lương thực nào?) để chỉ ra cho người nông dân được lãi ổn định từ 30% trở lên để họ học tập và hạch toán đúng qua từng mùa vụ. Trong khi trong lĩnh vực kinh doanh lương thực luôn có lãi.



Trả lời:

- Hiện nay trên cả nước Việt Nam việc sản xuất lúa hầu hết là do các hộ nông dân. Hộ nông dân trồng lúa được Nhà nước giao đất để sản xuất, không thu tiền và được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Do vậy, tiền thuê hoặc mua đất chỉ nằm trong cơ cấu giá thành sản xuất lúa của một số ít hộ nông dân.

Tại công văn số 4129/BTC_QLG, ngày 05/4/2010, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương xác định chi tiết các loại chi phí giá thành lúa trong đó có các chi phí lao động như: sửa bờ, reo sạ, bón phân, làm cỏ, bơm nước, phun thuốc BVTV, dưỡng lúa, gặt, vận chuyển, tuốt lúa, phơi lúa, công khác…

Theo hướng dẫn trên, vụ Đông xuân 2009-2010, tỉnh An Giang báo cáo giá thành trung bình lúa Đông xuân ở mức 2.960 đ/kg, giá bán lúa ở mức 4.100 đ/kg, như vậy mức lãi giữa giá bán so với giá thành là 1.140 đ/kg (39%). Tuy nhiên, những hộ mua đất, thuê đất, thuê nhiều nhân công thời vụ, năng suất lua sthấp hơn trung bình có giá thành cao hơn nên mức lãi thấp hơn.

- Giúp người nông dân trồng lúa được lãi ổn định 30% trở lên là chủ trương nhất quán của Chính phủ. Do vậy, trong quá trình điều hành, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành triển khai thực hiện nhiều giải pháp vừa tạo điều kiện để nông dân tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí cả trong trồng trọt lẫn trong bảo quản sơ chế, mặt khác duy trì giá bán có lợi cho nông dân cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ phải được thực hiện phù hợp với quy luật thị trường.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ;

- Văn phòng Bộ;

- Lưu VT, KH.


BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Đức Phát


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 1689/BNN-TT


V/v: Trả lời chất vấn của ĐBQH
Mai Thị Ánh Tuyết, Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh An Giang


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2010




Kính gửi:

- Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang;

- Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ban công tác Đại biểu Quốc hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được Phiếu chất vấn số 87/CV-KH7 ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:



Câu hỏi:

Hiệu quả sản xuất của nông dân chịu ảnh hưởng lớn đến chi phí về vật tư nông nghiệp vì chi phí này chiếm 30-40% trên tổng chi phí. Nhưng sự phân công của các Bộ, ngành rất chồng chéo, bất hợp lý trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp như việc quản lý, kiểm tra, xác định điều kiện kinh doanh… do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, nhưng cấp phép kinh doanh lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép. Do đơn vị không nắm rõ điều kiện, khả năng của doanh nghiệp lại cấp kinh doanh là một trong các lý do đã gây a việc kinh doanh không đạt yêu cầu chuyên môn, hàng gian, hàng giả, xảy ra phổ biến như hiện nay.

Vậy, trước tình hình trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ khắc phục thế nào để đưa việc quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đi vào hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trả lời:

Việc phản ánh Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết về việc có sự phân công chồng chéo, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp hiện nay là chính xác. Để khắc phục vấn đề này, đảm bảo cung cấp cho nông dân các vật tư đúng chất lượng, hạn chế tối đa hàng kém chất lượng, hàng giả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung triển khai một số giải pháp sau:

1. Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho từng ngành hàng vật tư nông nghiệp để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý. Bộ đã ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các loại vật tư được quy định trong Thông tư nêu trên việc quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng. Các loại vật tư không thuộc quy định cuả Thông tư nêu trên sẽ được quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.

2. Việc quản lý nhà nước về lĩnh vực vật tư nông nghiệp đã được phân cấp cụ thể cho các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ, đồng thời cũng phân cấp cho các địa phương. Bộ đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung kiểm tra chất lượng, giá cả vật tư nông nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, ngăn chăn kịp thời và nghiêm khắc xử lý các hành vi sản xuất buôn bán các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, đầu cơ bán phá giá thị trường. Hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được tiến hành trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, có sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Đã có nhiều địa phương tổ chức tốt việc làm này như: Thanh hoá, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bà Rịa –Vũng Tàu… Để làm tốt hơn nữa công tác này Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ chế phối hợp quản lý, phương thức thanh tra, kiểm tra, tổng kết, phổ biến nhân nhanh ra diện rộng các mô hình thực hiện tốt việc quản lý, thanh tra, kiểm tra cho các địa phương trong cả nước cùng thực hiện.

3. Việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp rất cần có sự phối hợp mới thực sự giải quyết được thấu đáo vấn đề. Vì vậy, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên Môi trường... để triển khai hoạt động xây dựng văn bản pháp luật liên ngành, phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hoạt động sản xuât, kinh doanh trái pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân và tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Thực hiện công khai thông báo các đơn vị làm ăn gian dối, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người được biết.

4. Thông quan các chương trình khuyến nông và các chương trình khác, tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết cho người nông dân để chính người nông dân có thể nhận biết và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm các hành vi sản xuất, kinh doanh các hàng giả, hàng kém chất lượng.

Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Văn phòng Bộ (phòng TH);

- Lưu: VT, TT.


BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Đức Phát


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 386.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương