BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề



tải về 0.62 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.62 Mb.
#3675
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3. CÂU HỎI ÔN TẬP:


  1. Hãy trình bày tổng quát mô hình kiến trúc TCP/IP.

  2. Hãy nêu vai trò và chức năng các tầng trong mô hình TCP/IP.

  3. Trình bày quá trình đóng và phân mảnh gói dữ liệu.

  4. Trình bày các đặc điểm, vai trò và chức năng của TCP.

  5. Hãy nêu các chức năng chính của IP.

  6. Hãy nêu khái niệm về cấu trúc địa chỉ IP. Cho ví dụ.


CHƯƠNG 6

HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG

Mã bài: MH14-06


Giới thiệu :

Trong bài này sẽ trình bày khái quát, các chức năng và nhiệm vụ cơ bản của hệ điều hàng mạng.

Mục tiêu :

  • Phân biệt được hệ điều hành mạng máy tính, các loại hệ điều mạng phổ biến ngày nay;

  • Cài đặt được một hệ điều hành mạng Windows Server trên máy tính;

  • Thiết lập và quản lý các tài khoản người dùng trên hệ điều hành.

  • Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

Nội dung chính:

Quản trị mạng lưới (network administration) được định nghĩa là các công việc quản lý mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng mạng lưới cung cấp đúng như chỉ tiêu định ra.

Quản trị hệ thống (system administration) được định nghĩa là các công việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo sự tin cậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp trên hệ thống đúng như chỉ tiêu định ra.

Một định nghĩa khái quát về công tác quản trị mạng là rất khó vì tính bao hàm rộng của nó. Quản trị mạng theo nghĩa mạng máy tính có thể được hiều khái quát là tập bao gồm của các công tác quản trị mạng lưới và quản trị hệ thống.



Có thể khái quát công tác quản trị mạng bao gồm các công việc sau:

Quản trị cấu hình, tài nguyên mạng : Bao gồm các công tác quản lý kiểm soát cấu hình, quản lý các tài nguyên cấp phát cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Có thể tham khảo các công việc quản trị cụ thể trong các tài liệu, giáo trình về quản trị hệ thống windows, linux, novell netware ...

Quản trị người dùng, dịch vụ mạng: Bao gồm các công tác quản lý người sử dụng trên hệ thống, trên mạng lưới và đảm bảo dịch vụ cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu đề ra. Có thể tham khảo các tài liệu, giáo trình quản trị hệ thống windows, novell netware, linux, unix, quản trị dịch vụ cơ bản thư tín điện tử, DNS...

Quản trị hiệu năng, hoạt động mạng : Bao gồm các công tác quản lý, giám sát hoạt động mạng lưới, đảm bảo các thiết bị, hệ thống, dịch vụ trên mạng hoạt động ổn định, hiệu quả. Các công tác quản lý, giám sát hoạt động của mạng lưới cho phép người quản trị tổng hợp, dự báo sự phát triển mạng lưới, dịch vụ, các điểm yếu, điểm mạnh của toàn mạng, các hệ thống và dịch vụ đồng thời giúp khai thác toàn bộ hệ thống mạng với hiệu suất cao nhất. Có thể tham khảo các tài liệu, giáo trình về các hệ thống quản trị mạng NMS, HP Openview, Sunet Manager, hay các giáo trình nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống (performance tuning).

Quản trị an ninh, an toàn mạng: Bao gồm các công tác quản lý, giám sát mạng lưới, các hệ thống để đảm bảo phòng tránh các truy nhập trái phép, có tính phá hoại các hệ thống, dịch vụ, hoặc mục tiêu đánh cắp thông tin quan trọng của các tổ chức, công ty hay thay đổi nội dung cung cấp lên mạng với dụng ý xấu. Việc phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của các loại virus máy tính, các phương thức tấn công ví dụ như DoS làm tê liệt hoạt động mạng hay dịch vụ cũng là một phần cực kỳ quan trọng của công tác quản trị an ninh, an toàn mạng. Đặc biệt, hiện nay khi nhu cầu kết nối ra mạng Internet trở nên thiết yếu thì các công tác đảm bảo an ninh, an toàn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là với các cơ quan cần bảo mật nội dung thông tin cao độ (nhà băng, các cơ quan lưu trữ, các các báo điện tử, tập đoàn kinh tế mũi nhọn...).

1. Tạo 1 tài khoản người dùng ( ví dụ : khoacntt.edu)


  • Nội dung : tạo 1 user (account) để tham gia vào mạng

  • Các bước thực hiện:

+ Start / Program /Administrator Tools

+ Active Directory user and computer

+ Chọn tên vùng

+ Chọn user

+ Right click /new user

+ Khai báo một số tham số chung :



  • Fisrt name / Last name / Full name

  • User logon name : Tên đăng nhập vào mạng

+ Password :

+ Confirm Password

+ Next /Finish

2. Thiết lập các thông số cho user


  • Các bước đã tạo :

+ Chọn user đã tạo /Right click / properties

+ General : Một số tham số chung

+ Address : Các tham số về địa chỉ

+ Account : Các tham số liên quan đến tài khoản

+ Logon Hours: Quy định thời gian logon củAdministrator user


  • Logon Permited :Chọn thời gian cho phép

  • Logon Denied : Chọn thời gian cấm truy cập

+ Logon to : Quy định sử dụng Account trên máy trạm nào

  • All computer : Tấc cả các máy tính

  • Following computer : Khai báo danh sách các trạm được sử dụng cho Account đó

+ Account Express : Hạn sử dụng

  • Never : Sử dụng vĩnh viễn

  • End of :Sử dụng đến ngày

+ Member of : Đăng kí user vào nhóm

  • Domain user : Nhóm này chỉ có quyền logon vào Domain từ các trạm

  • Để đăng kí user vào nhóm khác : Chọn add > chọn nhóm > ok

3. Đăng kí các trạm vào Win2k Server





  • Yêu cầu :Administrator phải đăng kí theo từng trạm

  • Trên các trạm thực hiện các bước sau :

+ Right click vào my computer / properties >network Identifycation

+ Chọn properties



  • Member of Domain :Nhập tên miền Server

  • User / Password của Administrator

+ Restart lại máy tính để logon vào mạng

4. Tạo Nhóm (GROUP )


  • Nội dung : Tạo một nhóm có tên là nhóm x ( x là số thứ tự của nhóm ) sau đó add các user ở trên vào nhóm đã tạo

  • Các bước thực hiện :

+ Gọi start / Administrator Tools

+ Active Directory user and computer

+ Chọn tên miền / Right click

+ Chọn Group / new group



  • Group name : tên nhóm

  • Chọn nhóm vừa tạo

+ Member : add user vào nhóm

+ Member of : Thành viên của một nhóm khác

+ ok

5. Chia xẻ và bảo mật thông tin


  • Nội dung : Administrator tạo ra các tài nguyên trên máy chủ sau đó chia sẻ hoặc bảo mật tài nguyên đó

  1. Chia sẻ tài nguyên

Các bước thực hiện :

+ Chọn thông tin cần chia sẻ

+ Right click / Sharing


  • Share name : Đặt tên chia sẻ trên mạng ( nếu muốn share ẩn thêm dấu $ )

  • Permission : phân quyền cho user

  1. Bảo mật thông tin

+ Có tác dụng trên mạng và trên máy

Các bước thực hiện :

+ Chọn file cần bảo mật

+ Right click / properties

+ Security :


  • Mặc định : nhóm everyone, do đó cho phép mọi user truy cập vào máy

  • Remove và Add thêm user có quyền truy cập, sử dụng

+ Một số quyền cơ bản :

  • Full : Toàn quyền

  • Modify : Thay đổi và sửa chữAdministrator

  • Read and Execute : Đọc và chạy file . exe

  • List Folder :Xem các thông tin con

  • Read : đọc

  • Write : ghi

6. Map thư mục thành Ổ đĩa


  • Các bước thực hiện :

+ Chọn my network Places

+ Entire network

+ Microsoft windows network

+ Chọn máy cần chia sẻ

+ Chọn thư mục cần map

+ Right click / map network drive



  • Drive : Chọn kí tự làm ổ đĩa

  • Folder: Chọn đường dẩn đến thư mục

+ Reconnect at logon : Nếu chọn mục này ổ đĩa này sẻ có hiệu lực ở lần truy cập sau.

7. CÂU HỎI ÔN TẬP:


8. BÀI TẬP THỰC HÀNH:

I . CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003

Tiến hành các bước sau trên Computer sẽ đóng vai trò Domain Controller



  1. Đưa đĩa CD cài đặt vào CD-ROM, khởi dộng lại Computer. Cho phép boot từ CD

  2. Chương trình Windows setup bằt đầu load những Files phục vụ cho việc cài đặt.



* Nhấn Enter khi mà hình Welcome to Setup xuất hiện



3. Đọc những điều khoản về License trên Windows Licensing Agreement , dùng phím PAGE DOWN để xem hết sau đó nhấn F8 để đồng ý với điều khoản

4. Trên Windows Server 2003, Standard Edition Setup xuất hiện màn hình tạo các phân vùng lôgic (Partition) trên đĩa cứng, trước hết tạo Partition dùng cho việc cài đặt Hệ Điều hành. Trong Test Lab này, toàn bộ đĩa cứng sẽ chỉ làm một Partition. Nhấn ENTER.







5. Trên Windows Server 2003, Standard Edition Setup, chọn Format the partition using the NTFS file system Nhấn ENTER.



6. Chương trình Windows Setup tiến hành định dạng (format) đĩa cứng, sẽ chờ ít phút cho tiến trình này hoàn thành





7. Computer sẽ tự Restart khi tiến trình copy File vào đĩa cứng hoàn thành


8. Computer sẽ restart lại trong giao diện đồ họa (graphic interface mode).





* Click Next trên trang Regional and Language Options



9. Trên trang Personalize Your Software, điền Tên và Tổ chức của Bạn

Ví dụ :

Name: daniel Petri

Organization: Daniel petri Ltd

10. Trên trang Product Key điền vào 25 chữ số của Product Key mà bạn có và click Next.


11. Trên trang Licensing Modes chọn đúng option được áp dụng cho version Windows Server 2003 mà bạn cài đặt. Nếu cài đặt Licence ở chế độ per server licensing, hãy đưa vào số connections mà bạn đã có License. Click Next.



12. Trên trang Computer NameAdministrator Password điền tên của Computer trong Computer Name text box. Theo các bước trong xây dựng Test Lab này, thì Domain controller/Exchange Server trên cùng Server và có tên là EXCHANGE2003BE, tên này được điền vào Computer Name text box. Điền tiếp vào mục Administrator password và xác nhận lại password tại mục Confirm password (ghi nhớ lại password administrator cẩn thận, nếu không thì bạn cũng không thể log-on vào Server cho các hoạt động tiếp theo). Click Next.




13. Trên trang Date and Time Settings xác lập chính xác Ngày, giờ và múi giờ Việt Nam (nếu các bạn ở Việt Nam). Click Next.



14. Trên trang Networking Settings, chọn Custom settings option


.
15. Trên trang Network Components, chọn Internet Protocol (TCP/IP) entry trong Components và click Properties.



16. Trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box, xác lập các thông số sau:


IP address: 10.0.0.2.
Subnet mask: 255.255.255.0.
Default gateway: 10.0.0.1 (
chú ý Default Gateway 10.0.0.1 này cũng là IP address của Internal Card trênISA Server). 
Preferred DNS server: 10.0.0.2.

17. Click Advanced trên Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box. Trong Advanced TCP/IP Settings dialog box, click WINS tab. Trên WINS tab, click Add. Trong TCP/IP WINS Server dialog box, điền 10.0.0.2 và click Add.
18. Click OK trong Advanced TCP/IP Settings dialog box.
19. Click OK trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box.
20. Click Next trên trang Networking Components.
21. Chấp nhận lựa chọn mặc định môi trường Network là Workgroup (chúng ta sẽ tạo môi trường Domain sau, đưa máy này trở thành một Domain controller và cũng là thành viên của Domain (là một member server, vì trên Server này còn cài thêm nhiều Server Service khác ngoài Active Directory Service).Click Next.




22. Tiến trình cài đặt được tiếp tục và khi Finish, Computer sẽ tự khởi động lại



23. Log-on lần đầu tiên vào Windows Server 2003 dùng password mà chúng ta đã tạo cho tài khoản Administrator trong quá trình Setup.




24. Xuất hiện đầu tiên trên màn hình là trang Manage Your Server, bạn nên check vào Don’t display this page at logon checkbox và đóng cửa sổ Window lại  




Như vậy là đã hoàn tất việc cài windows server 2003

CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ



Tài liệu tham khảo

[1]. Giáo trình quản trị mạng – từ website www. ebook4you.org.

[2]. Ths Ngô Bá Hùng-Ks Phạm Thế phi , Giáo trình mạng máy tính Đại học Cần Thơ, NXB Giáo dục, Năm 01/2005.

[3]. TS Nguyễn Thúc Hải, Giáo trình mạng máy tính và các hệ thống mở , Nhà xuất bản giáo dục, năm 2000.





tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương