Bộ Giáo dục và Đào tạo trưỜng đẠi học cần thơ danh mục cáC ĐỀ TÀi nckh cấP trưỜng đƯỢc xét chọn thực hiện năM 2011



tải về 364.95 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích364.95 Kb.
#32115
1   2   3



Xác định phương pháp đánh giá hàm lượng carbon hữu dụng trong các nhóm đất khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ths. Văn Thị

Ánh Hồng

Khoa Nông nghiệp& SHƯD

Mục tiêu đề tài:


Xác định phương pháp phân tích hàm lượng carbon hữu dụng trong đất thích hợp cho đất ĐBSCL đáp ứng yêu cầu cho các nghiên cứu lĩnh vực khoa học đất làm cơ sở khoa học để nghiên cứu cách quản lý, sử dụng nguồn carbon hữu dụng có hiệu quả.

Bài báo cáo khoa học.

Kết hợp đào tạo: không có

Số bài báo công bố (bài): 1 bài

Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài:

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp đánh giá chất lượng chất hữu cơ trong đất, giúp bổ sung nâng cao chất lượng giáo trình giảng dạy.

- Đề tài giúp xác định được hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trên bốn biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quản lý nguồn dinh dưỡng trong đất, cải tạo độ phì của đất.



01/2011 6/2012

50.000

Tên đề tài và sản phẩm không phù hợp, phải có phương pháp hoặc quy trình đánh giá.

Cần làm rõ nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu.

Nêu cụ thể kết quả: là phương pháp để xác định hàm lượng carbon hữu dụng trong đất Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo khoa học không thể xem là sản phẩm của đề tài.

Cần nêu rõ số bài báo dự kiến đăng trong tạp chí nào? Bổ sung kết quả đào tạo.

Làm rõ nội dung.





Xử lý sốc nhược trương để khảo sát hình thái và số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào động vật và thực vật

Ths. Võ Thị

Thanh Phương

BM Sư phạm

Sinh vật

Khoa Sư Phạm


- Xác định phương pháp xử lý sốc nhược trương tế bào động vật và tế bào thực vật

- Ứng dụng việc xử lý sốc nhược trương để khảo sát hình thái và đếm số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào động vật và thực vật




- Xác định phương pháp nghiên cứu xử lý sốc nhược ở tế bào động vật và thực vật.

- Cung cấp đĩa CD hình ảnh về hình thái, số lượng nhiễm sắc thể và karyotype ở tế bào động vật và thực vật có thể sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng tham khảo cho giáo viên Trung học Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và Đại học

- Tiêu bản hiển vi cố định có thể sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

- Bổ sung và làm phong phú mẫu tiêu bản cho phòng thí nghiệm

- Sử dụng tiêu bản cho để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Sinh học, Đại học Cần Thơ

- Cung cấp tiêu bản cho các trường Trung học phổ thông có yêu cầu


2011

15.000

Thay đổi tên đề tài cho phù hợp: Khảo sát hình thái và số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào động vật và thực vật bằng phương pháp sốc nhược trương.

Nội dung nghiên cứu của đề tài chưa rõ.

Nêu cụ thể phương pháp sốc nhược trương.

Xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu.






Xác định vị trí phân loại vi khuẩn chuyển hóa đạm bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Ths. Phạm Thị

Tuyết Ngân

BM Thủy sinh học

ứng dụng

Khoa Thủy Sản


Xác định được tên loài các nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm, làm sạch môi trường nước.

- Làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về vi khuẩn vi sinh vật hữu ích, góp phần quản lý môi trường nuôi theo hướng bền vững va bảo vệ môi trường nuôi.



Nội dung chính:

- Phục hồi các nhóm vi khuản đã được phân lập từ ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao, đã qua đánh giá có hieju quả xử lý nước tốt trong phòng thí nghiệm.

- Trích ADN tất cả các nhóm vi khuẩn chọn lọc trên

- Xác định tên loài các nhóm vi khuẩn trên bằng phương pháp giải trình tự ADN



- Xác định được vị trí phân loại của các nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm.

- Làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý môi trường nuôi theo hướng bền vững trong nuôi trồng thủy sản.



4/2011

4/2012


45.000

Báo cáo phân tích không được xem là sản phẩm của đề tài.

Nội dung và tên đề tài phải phù hợp.

Chưa thể hiện tính logic.




Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích định lượng dư lượng Trifluralin trong sản phẩm thủy sản cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)) bằng các phương pháp sắc ký (GC, HPLC-UV, LCMSMS)

Ths. Vương

Thanh Tùng

BM Dinh Dương & CBTS

Khoa Thủy Sản


Xây dựng qui trình phân tích định lượng dư lượng Trifluralin trên 02 nền mẫu: sản phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), bằng phương pháp sắc kí (GC, HPLC-UV, LCMSMS) theo các tiêu chí của 2002/657/EC và tiêu chuẩn ISO 17025

Nội dung chính:

- Xác định các điều kiện tối ưu để chạy Trifluralin trên các thiết bị : GC, HPLC-UV, LCMSMS

- Khảo sát các phương pháp ly trích Trifluralin để cho hiệu suất ly trích cao nhất

- Khảo sát các phương pháp làm sạch để đạt được hiệu suất thu hồi cao nhất và giá trị LOD thấp nhất

- Khảo sát , đánh giá phương pháp theo tiêu chuẩn của 2002/657/EC và tiêu chuẩn ISO 17025


06 qui trình phân tích Trifluralin ứng với từng nền mẫu cá trên từng thiết bị GC, HPLC-UV, LCMSMS

01/2011 08/2012

45.564

Tên đề tài cần ngắn gọn hơn.

Xác định lại kết quả quy trình do tác giả xây dựng hay chỉ sử dụng dựa trên quy trình có sẵn. Đề nghị thẩm định với 3 trung tâm độc lập để tạo sự đáng tin cậy.

Làm rõ sản phẩm, có sẵn hay tự làm ra.




Chế tạo và nghiên cứu tính chất từ của các hạt nano từ Fe3O4. Giới thiệu một số ứng dụng của hạt nano từ Fe3O4 trong lĩnh vực Y sinh học.

Ths. Trần Yến Mi

Bộ môn Vật lý

Khoa Khoa học

Tự nhiên


Mục tiêu: Chế tạo thành công các hạt nano từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa và các hạt Fe3O4 có vỏ bọc SiO2 bằng phương pháp sol gel.

Khảo sát khả năng áp dụng các hạt nano từ Fe3O4 trong lĩnh vực tăng thân nhiệt cục bộ để tiêu diệt các tế bào ung thư.



Nội dung chính: Chế tạo các hạt nano từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa.

- Chế tạo các hạt nano từ Fe3O4 có vỏ bọc SiO2 bằng phương pháp sol gel.

- Đo nhiễu xạ tia X để đánh giá thành phần pha, cấu trúc của hạt nano từ Fe3O4.

- Đo đường cong từ hóa của các hạt nano từ Fe3O4.

- Đo phổ hồng ngoại của hạt nano từ Fe3O4 và Fe3O4 bọc SiO2.

- Đo ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) để khảo sát cấu trúc, hình dạng của hạt nano Fe3O4.

- Đo ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để khảo sát cấu trúc và kích thước của các hạt nano Fe3O4.

- Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu khó khăn của phương pháp tăng thân nhiệt cục bộ trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư.

Đề suất cách áp dụng các hạt nano từ Fe3O4 vào phương pháp tăng thân nhiệt cục bộ trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư


Tạo 30 mẫu hạt nano từ Fe3O4 có kích thước từ 10 -80 nm.

Tạo 5 mẫu hạt nano từ Fe3O4 bọc SiO2.

Bước đầu hiểu được lý do gây nên khó khăn trong việc áp dụng phương pháp tăng thân nhiệt cục bộ để tiêu diệt các tế bào ung thư trên cơ thể người. Từ đó đề xuất cách áp dụng các hạt nano từ Fe3O4 vào phương pháp trên.


01/2011

12/2011


30.000

Tên đề tài cần ngắn gọn: “Chế tạo và nghiên cứu tính chất từ của các hạt nano từ Fe3O4.




Tổng hợp thủy nhiệt và nghiên cứu tính chất quang của các hạt vi cầu và nano hình cầu xốp ZnS

ThS. Nguyễn

Trí Tuấn

Bộ môn Vật lý

Khoa Khoa học

Tự nhiên


Chế tạo thành công các hạt vi cầu và nano hình cầu xốp ZnS bằng phương pháp thủy nhiệt, nghiên cưú tính chất quang và khả năng ứng dụng của chúng trong quang điện tử, xúc tác và cảm biến.

- Qui trình, điều kiện công nghệ chế tạo tối ưu các hạt vi cầu và nano hình cầu xốp ZnS

- 20 mẫu hạt nano hạt vi cầu và nano hình cầu xốp ZnS ( Vi hình cầu 1-5µm; nano hình cầu xốp 100 -200 nm có chứa các hạt nano có kích thước 2- 5 nm)

- 10 mẫu hạt vi cầu và nano hình cầu xốp ZnS có chất xúc tác acrylamide.


01/2011-12/2011

30.000

Nói rõ hơn tính cấp thiết của đề tài. Lưu ý bản quyền.



Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của cây cỏ xước Achyranthes aspera L., họ Rau dền (Amaranthaceae) qua việc cô lập các chất kém phân cực.

Ths. Tôn Nữ

Liên Hương

Bộ môn Hóa học

Khoa Khoa học Tự nhiên


Mục tiêu: Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây cỏ xước

- Cô lập hợp chất từ cây cỏ xước bằng phương pháp sắc ký

- Xác định cấu trúc và nhận danh các chất cô lập từ cây cỏ xước.

Nội dung chính: Nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên là hướng nghiên cứu cơ bản của hóa học ở nhiều quốc gia và có vai trò tích cực với ngành hoá ở Việt Nam, vì rất phù hợp với điều kiện thí nghiệm ở nước ta. Những thành tựu của chuyên ngành này kết hợp với các thử nghiệm sinh học đã tăng tính thuyết phục cho việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống.

Ở Việt Nam cỏ xước là cây dễ phát triển, được trồng và có sử dụng trong y học cổ truyền để trị một số bệnh về huyết áp, viêm nhiễm và trị đau khi kinh nguyệt, do có hoạt tính kháng viêm, lợi tiểu và nước sắc cây cỏ xước gây co bóp tử cung. Chủ yếu toàn cây dùng để trị bệnh sau khi sắc nước uống, riêng cây tươi dùng giã đắp lên vết thương.

Trong nước đã có nghiên cứu sử dụng chế phẩm cây cỏ xước Achyranthes aspera để phòng và trị bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ và sau cai sữa, (Phạm Quang Trung, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) . Ở nước ngoài đã có nghiên cứu cỏ xước như là 1 trong 3 dược liệu có tính kháng viêm: Sơ bộ đánh giá hoạt tính chống viêm và chống viêm khớp cuả các cây: Vân mộc hương (Sanssurea lappa), Argyreia speciosa và Cỏ xước (Achyranthes aspera), (Gokhale A.B. và cộng sự, Phytomedicine, 2002, 9(5):433-437, Medicinal).



Nhận thấy hoạt tính trên tử cung có thể do các hợp chất steroid có trong cây gây ra, mà các nghiên cứu trên hướng này chưa được thực hiện, do vậy, chúng tôi chọn việc khảo sát hóa học trên cao kém phân cực của cây cỏ xước, Achyranthes aspera L. thu hái ở Vĩnh Long,

Trong khuôn khổ nghiên cứu cơ bản, đề tài tập trung nghiên cứu theo sơ đồ sau:

a. Nguyên liệu: cây cỏ xước được thu hái tại ấp 3, xã Hòa thạnh , huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, định danh và xử lý để có bột khô.

b. Thực hiện quy trình chiết xuất cao, và thử nghiệm hóa học, sinh học trên cao.

c. Cô lập chất từ các cao ít phân cực bằng các phương pháp sắc ký

d. Tinh chế chất, xác định các thông số hóa, lý

e. Xác định cấu trúc.


- Kết quả tên 2 hợp chất tinh khiết có trong cao kém phân cực trong cây.

- Công bố 1 bài báo



12 tháng

19.000

Tên đề tài nên ngắn gọn hơn (bỏ chữ góp phần).

Cần xác định rõ nghiên cứu ở phần nào của cây cỏ xước.

Dùng cụm từ “những đề xuất” thay cho “bảng kiến nghị” trong phần kết quả.

Bài báo dự kiến đăng trong tạp chí loại nào?

Kết quả đào tạo?




Mô hình đối lưu nhiệt và ứng dụng nghiên cứu biến đổi khí hậu.

Ts. Nguyễn

Hữu Khánh

Bộ môn Toán học

Khoa Khoa học

Tự nhiên


Mục tiêu: Chúng tôi dùng mô hình của F.H. Busse và lý thuyết của hệ động lực toán học để nghiên cứu dòng đối lưu ba chiều với mẫu giãn nghiêng. Thông qua hệ phương trình vi phân mô hình hóa dòng đối lưu, chúng tôi khảo sát động lực của các mẫu của dòng đối lưu (tính ổn định, hiện tượng nhiễu loạn) và đưa ra một biểu đồ phân nhánh toàn cục cho mô hình.

Từ các kết quả toán học nhận được, chúng tôi áp dụng vào nghiên cứu dòng đối lưu của khí quyển.

Nội dung chính: Dùng các phần mềm toán học như Mathematica, Content, AUTO và ngôn ngữ lập trình C để khảo sát mô hình. Từ đó xây dựng biểu đồ phân nhánh.

- Dựa vào lý thuyết về Hệ động lực để khẳng định tính đúng đắn của các kết quả số và giải thích biểu đồ phân nhánh.

- Dựa vào các dữ liệu thu thập để kiểm tra tính phù hợp của mô hình khí hậu.


- Báo cáo tổng kết đề tài

- Chương trình máy tính

- Báo cáo phân tích


01/2011 12/2010

25.000

Không có ý kiến



Nghiên cứu quá trình leptogeneis trong mô hình đối xứng S_4 nhằm giải thích sự bất đối xứng vật chất-phản vật chất của vũ trụ thông qua quá trình leptogenesis và tiên đoán về gốc trộn

Ths. Nguyễn Thanh Phong

Bộ môn Vật lý

Khoa Khoa học

Tự nhiên


Mục tiêu: Các mô hình lý thuyết dựa trên nhóm đối xứng S_4 đã và đang thu hút sự chú ý của giới vật lý năng lượng cao trong thời gian gần đây: giải thích được vấn đề khối lượng neutrino, các góc trộn (mô hình này tiên đoán =0). Tuy nhiên quá trình Leptogenesis bị cấm trong mô hình này nếu không xét đến các bổ đính bậc cao.

Mục tiêu của để tài là xây dựng lại mô hình S_4 để đạt được hai mục đích:

- Góc trộn khác không và có thể đo được bởi các thí nghiệm đang và sẽ thực hiện.

- Cho phép quá trình Leptogenesis (và do đó quá trình Baryogenesis) xảy ra và đồng thời cho kết quả phù hợp với thực nghiệm.



      • Nội dung chính: Nghiên cứu mô hình chuẩn về vũ trụ, thuyết Big Bang, sự tiến hóa của vũ trụ.

      • Nghiên cứu mô hình chuẩn về hạt cơ bản, cơ chế sinh khối lượng, cơ chế cầu cân bằng để sinh khối lượng neutrino.

      • Quá trình phân rã bất đối xứng số lepton của các Majorana neutrino phân cực phải, hay còn gọi là Leptogenesis. Từ sự bất đối xứng số lepton chuyển thành bất đối xứng số baryon (Baryongenesis) thông qua quá trình Sphaleron.

      • Nghiên cứu các mô hình S_4 hiện nay.

Xây dựng lại mô hình S_4 sao cho Leptogenesis được phép xảy ra và cho kết quả phù hợp thực nghiệm. Đồng thời giá trị tiên đoán của mô hình về nằm trong phạm vi đo đạc được của các thí nghiệm đang và sẽ thực hiện.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học trong hoặc ngoài nước.

Là luận văn Thạc sĩ hoặc đại học của học viên tham gia đề tài.




01/2011 12/2011

18.000

Không có ý kiến



Tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng sinh chất kháng khuẩn và nghiên cứu điều kiện tăng sinh khối trên môi trường hèm rượu

Ks. Huỳnh

Xuân Phong

BM CNSH Vi

Sinh vật

Viện NCPT CNSH


Mục tiêu:

Phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn acid latic có khả năng sinh chất kháng khuẩn từ các sản phẩm lên men truyền thống và các loại bột men tiêu hóa. Nghiên cứu các điều kiện (thành phần môi trường, nhiệt độ, thời gian ủ,...) để phát triển sinh khối những dòng vi khuẩn này trong môi trường hèm rượu.



Nội dung chính:

- Phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn acid latic có khả năng sinh chất kháng khuẩn từ các sản phẩm lên men truyền thống và các loại bột men tiêu hóa.

- Định danh các dòng vi khuẩn phân lập có khả năng sinh chất khuẩn cao.

Nghiên cứu các điều kiện (thành phần môi trường, nhiệt độ, thời gian ủ,...) để phát triển sinh khối những dòng vi khuẩn này trong môi trường hèm rượu.



- Các dòng vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn cao.

- Điều kiện môi trường để phát triển sinh khối các dòng vi khuẩn lactic.



* Ý nghĩa về mặt khoa học, đào tạo

- Làm phong phú nguồn vi khuẩn có ích thông qua việc phân lập, tuyển chọn các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng khuẩn cao.

- Hỗ trợ sinh viên tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học.

* Ý nghĩa về mặt kinh tế:

- Giảm chi phí nghiên cứu khoa học bằng tận dụng môi trường phụ phẩm cho nuôi cấy vi khuẩn có ích.

- Nâng cao hiệu quả khinh tế thông qua việc ứng dụng các dòng vi khuẩn acid lactic trong sản xuất và bảo quản thực phẩm.


01/2011

12/2011


17.000

Không có ý kiến



Phân lập vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae

Cn. Nguyễn

Thị Liên

BM CNSH Phân tử

Viện PCPT CNSH


Mục tiêu:

- Phân lập, chọn lọc hay định danh (bằng phương pháp thông thường và bằng phương pháp sinh học phân tử) vi khuẩn từ các mẫu bệnh bạc lá lúa.

- Nghiên cứu các đặc tính của vi khuẩn này từ đó có biện pháp hữu hiệu nhằm khống chế hoạt động của chúng, cụ thể là dùng các chế phẩm sinh học thay cho các biện pháp dùng các chất hoá học góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nội dung chính:

- Thu thập mẫu bệnh bạc lá lúa ở các địa điểm khác nhau.

- Phân lập vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae từ các mẫu bệnh bạc lá lúa trên môi trường chuyên biệt.

- Nhận diện vi khuẩn này bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi chuyên biệt.

- Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae.


- Phân lập và định được các dòng vi sinh vật thuần chủng.

- Xây dựng được một quy trình về phương pháp phân lập vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae.



* Về khoa học và đào tạo:

- Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv oryzae .

- Biết được quy luật tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae.

- Hỗ trợ sinh viên tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.



* Về phát triển kinh tế:

Việc khống chế được dịch bệnh bạc lá lúa gây hại cho mùa màng đem lại năng suất và chất lượng cao cho bà con nông dân trồng lúa nói riêng và cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung.



01/2011

12/2011


16.000


Tên đề tài, phương pháp thực hiện và nội dung phải phù hợp.




Phân tích sự đa dạng sinh học của một số loại nấm ăn (edible mushroom) ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật ITS (Internal Transcripbe Spacer)

Liễu Như Ý

BM CNSH Phân tử

Viện NCPT CNSH


Mục tiêu:

- Hoàn chỉnh quy trình trích DNA nấm, giải trình tự DNA để xác định mối quan hệ di truyền của một số giống nấm ăn khác nhau thu ở nhiều địa điểm của Đồng bằng sông Cửu Long thông qua kiểu gen, làm nền tảng cho công tác chọn lọc, lai tạo giống.



- Đa dạng nguồn gen các loại nấm ăn được trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nội dung chính:

- Khảo sát hình thái những loại nấm ăn được nghiên cứu.

- Ly trích DNA các loại nấm ăn thu được ở những địa phương khác nhau.

- Xác định vùng gen đặc trưng cho các giống nấm dựa vào kỹ thuật PCR sử dụng đọan mồi ITS1 và ITS4.

- Giải trình tự DNA để lập giản đồ phả hệ về mối quan hệ di truyền của các giống nấm thu được ở các đỉa điểm khác nhau.


- Protocol trích DNA và PCR của nấm ăn.

- Mối tương quan di truyền của các loài nấm ăn được trồng phổ biến tại ĐBSCL.

* Ý nghĩa về mặt khoa học, đào tạo

- Xây dựng và hoàn chỉnh phương pháp ly trích DNA một số loại nấm ăn. Giải trình tự đoạn gen đặc trưng và xác định mối quan hệ di truyền của một số loại nấm khác nhau thu ở nhiều địa điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bổ sung vào nguồn tài liệu di truyền và chọn giống cây trồng, chuyển giao công nghệ cho các địa phương, đơn vị có nhu cầu.

- Sinh viên tham gia thực hiện sẽ thực hiện luận văn tốt nghiệp thông qua đề tài.

.* Ý nghĩa về mặt kinh tế:

Ứng dụng vào công tác chọn giống, lai tạo giống, giúp người trồng nấm có được nguồn giống tốt, tránh được rủi ro và mang lại hiệu quả kinh tế.



01/2011

12/2011


19.463

Không có ý kiến

Lĩnh vực Khoa học Công nghệ















Xây dựng Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Điều khiển thông minh trên cơ sở phát triển từ thiết bị thương mại tích hợp sẵn có của hãng G.U.N.T-HAMBURG, Đức.

Ts. Nguyễn

Chí Ngôn.

BM Tự động hóa

Khoa Công Nghệ


- Mục tiêu:

Khai thác được PTN sẵn có một cách hiệu quả hơn thông qua việc xây dựng được 04 bài thí nghiệm Kỹ thuật Điều khiển mờ bao gồm: Điều khiển mực chất lỏng, điều khiển lưu lượng, điều khiển áp suất và điều khiển nhiệt độ cho Phòng thí nghiệm Điều khiển thông minh thông qua việc tự chủ viết phần mềm giao tiếp và điều khiển các thiết bị thương mại RT010, RT020, RT030 và RT040 của hãng G.U.N.T – HAMBURG, CHLB Đức



- ND chính:

    1. Giao tiếp USB giữa PC và các thiết bị RT010-040.

    2. Phần mềm giao tiếp giữa PC và các thiết bị thông qua card Labjack U12

    3. Đóng gói phần mềm vào thư viện MATLAB/ Simulink

    4. Xây dựng 04 bộ điều khiển mờ

    5. So sánh điều khiển PID của hãng G.U.N.T và điều khiển mờ

    6. Xây dựng 04 bài thực hành điều khiển mờ.




- Kết quả: Thiết lập phòng thí nghiệm điều khiển thông minh, có thể ứng dụng thực tập các học phần: CT398, CT384, CN299), CT385, CT362, CT401, CT402 và giảng dạy Cao học.

- Sản phẩm: 04 bài thí nghiệm Kỹ thuật Điều khiển mờ.

- Địa chỉ áp dụng: Bộ môn Tự Động hóa Khoa Công Nghệ.


3/2011 3/2012

75.000

Phần sản phẩm cần có: Tập thuyết minh, phần mềm driver cho các thiết bị R0x0; các bộ điều khiển mờ trên PC, Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm, Bộ tài liệu hướng dẫn thực hành.

Trình bày rõ biến điều khiển mờ.





Nghiên cứu thiết kế xe lăn điện điều khiển bằng hướng nhìn

Ks.Nguyễn

Hữu Cường

BM Tự động hóa

Khoa Công Nghệ


- Thiết kế và xây dựng được chương trình nhận dạng hướng nhìn; lập được bảng thiết kế và xây dựng được hệ thống điều khiển và mô hình xe lăn điện điều khiển bằng hướng nhìn.

-NDchính: NC lý thuyết, xây dựng giải thuật, lập trình và xây dựng hệ thống, đánh giá hệ thống và áp dụng thực nghiệm để kiểm chứng.




- Kết quả: Thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

- Sản phẩm:

+ Chương trình nhận dạng hướng nhìn cho máy tính cá nhân

+ Hệ thống điều khiển xe lăn điện.

+ Mô hình xe lăn điện điều khiển bằng hướng nhìn

- Địa chỉ áp dụng:

+ Dùng cho cán bộ và sinh viên BM Tự động hóa nghiên cứu và học tập.

+ Giới thiệu sản phẩm cho các trung tâm hỗ trợ xã hội cho người tàn tật và người cao tuổi.



3/2011 3/2012

63.000

Viết 01 bài báo KH và tham dự Hội nghị KH chuyên ngành.

Sản phẩm ghi rõ hơn: có tập báo cáo tổng thể đề tài + số lượng bài báo, kích thước mô hình – ghi rõ người ngồi được không?

Cần giới hạn điều kiện hoạt động của xe lăn.




Mô hình thí nghiệm biến tần điều khiển động cơ điện AC

Ks. Hồ Minh Nhị

BM KT Điện

Khoa Công Nghệ


Mục tiêu: Nghiên cứu chế tạo mô hình truyền động dùng biến tần phục vụ sinh viên thực tập và nghiên cứu với kinh phí đầu tư thấp.

Nội dung chính: Kỹ thuật điều chế điện áp và tần số cho đầu ra biến tần bằng kỹ thuật điện áp 6 bước và điều chế vector không gian.

Sản phẩm: Mô hình truyền động dùng biến tần gồm 2 modul phục vụ 2 bài thực tập:

+ Modul biến tần điện áp 6 bước.

+ Modul biến tần điều chế vector không gian

Địa điểm áp dụng: PTN Máy điện, BM. Kỹ thuật điện.


4/2011 4/2012

99.290

Cần nhấn mạnh hiệu quả kinh tế; trình bày rõ ứng dụng đào tạo ĐH và sau ĐH như thế nào; hiệu quả khoa học & hiệu quả phát triển ngành nghề.

Mục tiêu đề phải ghi rõ làm ĐƯỢC cái gì:

- Nc chế tạo được mô hình biến tần …

- Chế tạo được 2 mô hình 02 thực tập … tên gì, ghi cụ thể.

- Không ghi: có thể bán được sản phẩm vì đây không phải là mục tiêu.

Phần sản phẩm: Cần có 01 bài báo khoa học - tự điều chỉnh kinh phí để tham dự một Hội nghị HK.





Đánh giá tổn thất mối nối trên mạch điện công nghiệp và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho mạch điện công nghiệp.

Ks. Phan

Trọng Nghĩa

BM KT điện

Khoa Công Nghệ


Nhằm đánh giá cụ thể tổn thất điện năng trên từng mối nối mạch điện công nghiệp với tải từ 1kW đến 10kW ứng với các cách đâu nối khác nhau trên từng loại dây dẫn. Với kết quả thu được, đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành cho mạch điện công nghiệp. Với kết quả của đề tài sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá tổn thất mối nối trên đường dây trung và cao áp.

ND chính:

- Thu thập tài liệu, xây dựng đề cương và hoạch định phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát, đo đạt tổn thất điện năng trên mối nối dây ruột mềm, mối nối dây đơn cứng, mối nối tiếp điểm khí cụ điện hạ áp ứng với phụ tải 1kW-5kW trên thiết bị đo Ecomonitor.

- Tổng kết, đánh giá số liệu và đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành cho mạch điện công nghiệp



- Kết quả: Các số liệu đo đạt được ứng với những cách đánh giá khác nhau trên từng loại mối nối mạch điện công nghiệp

- Sản phẩm: Bản thuyết minh đề tài, các báo cáo phân tích và các đề xuất giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành mạch điện công nghiệp.

- Địa chỉ áp dụng: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất


4/2011 4/2012

30.000

Phần mục tiêu của đề tài: nghiên cứu trên mạng điện CN nhưng đề xuất giải pháp trên mạng có tải thấp (1kw-10kw) có hợp lý, cần xem lại ?

Giải pháp khả thi, cần làm rõ?

Để đề tài cần:

Thực hiện đo trên mạng thực tế cho mạch điện công nghiệp thì đề tài mới khả thi và ứng dụng được





Ứng dụng mã nguồn mở WEB-GIS để quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long

Ts. Nguyễn

Hiếu Trung

Bộ môn Quản lý

Môi trường & TNTN

Khoa Môi trường & TNTN


Mục tiêu:

Nghiên cứu hòan thiện qui trình và xây dựng các công cụ WEB-GIS bằng các bộ mã nguồn mở GIS:

- Hoàn thiện quản lý dữ liệu GIS

- Hòan thiện các công cụ truy suất

- Hòan thiện các công cụ phân tích đồ thị và bản đồ chuyên đề

Nội dung nghiên cứu:

1. Thiết kế hệ thống:

- Xây dựng mô hình tổng quan hệ thống, xác định thành phần hệ thống, các dòng dữ liệu, các bộ phận xử lý, giao diện …

2. Thiết kế cơ sở dữ liệu:

- Xác định các phần tử dữ liệu, các mối liên kết giữa các phần tử, các truy suất cần thiết

3. Xây dựng hệ thống

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu trên PostGIS

- Xây dựng các giao diện trên Kamap

- Xây dựng các truy suất và công cụ phân tích dữ liệu


Kết quả:

- Nắm bắt và làm chủ được công nghệ GIS và mã nguồn mở GIS.

- Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường

- Tiết kiệm ngân sách mua phần mềm thương mại. Khi đã nắm được công nghệ, mở rộng chuyển giao khoa học công nghệ tạo ngân sách cho Khoa và Trường.

- Chia sẻ số liệu giữa các cơ quan ban ngành, giảm thiểu trùng lập các công việc thu thập số liệu, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

- Công bố thông tin tài nguyên môi trường ra cộng đồng để nâng cao ý thức và tăng cường năng lực giám sát của cộng đồng cũng như các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường.



Sản phẩm:

- Các bản thiết kê hệ thống

- Cơ sở dữ liệu GIS về đất, nước, rừng, khí hậu vùng ĐBSCL

- Trang WEB-GIS về môi trường và tài nguyên ĐBSCL



Địa chỉ:

Đồng bằng sông Cửu Long



01/2011 12/2011

95.000

Phầm sản phẩm cần ghi rõ:

- Số lượng

- Báo cáo tổng kết đề tài

Hướng dẫn cài đặt & sử dụng



Lĩnh vực Khoa học Giáo dục & Xã hội Nhân văn















Khảo sát tình hình dạy và học thí nghiệm sinh học ở trường THPT sau 5 năm thực hiện Sách Giáo Khoa mới thuộc BBDSCL

Ths. Huỳnh Thị

Thúy Diễm

BM Sư phạm

Sinh vật

Khoa Sư Phạm


- Khảo sát về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học thí nghiệm sinh học ở một số trường THPT.

- Khảo sát tình hình dạy và học thí nghiệm Sinh ở trường THPT về nội dung và phương pháp.

-Khảo sát cách tổ chức, quản lý, đánh giá học sinh khi học môn này.


- Cho những trường THPT đang dạy và học môn thí nghiệm Sinh ở trường THPT thuộc thành phố cần thơ và một số tỉnh lân cận.

- Cung cấp những thông tin rất cần thiết việc kiểm định chương trình đào tạo.

- Định hướng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thí nghiệm Sinh học ở trường THPT và Đại học .



- Phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học thí nghiệm Sinh ở trường TPHT.

- Đây là nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học học phần Thí nghiệm Sinh học ở trường đại học.



2011

2012


19.600

Điều chỉnh lại tên đề tài: thay “Khảo sát” thành “Đánh giá”.

Thí nghiệm/thực hành cần nêu rõ.

Tên đề tài, phương pháp nghiên cứu, nội dung thực hiện phải phù hợp với nhau.




Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ

Ths. Nguyễn Hoàng Vinh

Khoa Khoa học XHNV

Ghi chú: Đây là đề tài Trường đặt hàng thực hiện năm 2010


Mục tiêu:

Nghiên cứu về lịch sử Trường ĐHCT giai đoạn 1975 đến 1989, vì hiện nay tư liệu và nhân chứng để biết tường tận về Trường ĐHCT trong giai đoạn này còn rất ít, không khéo sẽ mai một.

Góp phần tái hiện một phần lịch sử của Trường ĐHCT – Trường ĐH đầu tiên của vùng ĐBSCL.

Nội dung:

Nghiên cứu lịch sử Trường ĐHCT 1975-1989



Cung cấp một cách có hệ thống lịch sử Trường ĐHCT (1975-1989).

Sau đó có thể làm cơ sở để có các nghiên cứu về các giai đoạn tiếp theo nhằm hoàn chỉnh lịch sử Trường ĐHCT.



07/2010 12/2011

85.924

Đề nghị mở rộng thời gian khảo sát từ 1966-1989.

Sản phẩm cần có băng đĩa, hình ảnh, dữ liệu dạng số.





Khảo sát những khó khăn trong học tập của SV năm thứ nhất khoa KHXH& NV.

Ths. Trương Thị

Ngọc Điệp

BM Ngoại Ngữ

Khoa Khoa học XHNV


-Tìm hiểu và tổng hợp thông tin về rào cản trong học tập của SV năm nhất.

- Xác định yếu tố ảnh hưởng lên kết quả học tập của SV.

- Xác định, phân tích đánh giá hiệu quả các phương pháp mà SV đã áp dụng để khắc phục các khó khăn trong học tập.

-Tổng hợp và đề xuất một số biện pháp giúp SV năm nhất hoà nhập vào môi trường học mới để có kết quả học tập tốt hơn.



- Bảng báo cáo phân tích thông tin đầy đủ.

- Bảng kiến nghị trong điều kiện dạy bà học.

Địa chỉ: phòng Đào tạo trường ĐHCT, tổ phương pháp của các ngành đào tạo đại học.


2011

2012


42.200

Nên mở rộng đối tượng nghiên cứu lá sinh viên Đại học Cần Thơ.

Mục tiêu: bổ sung ý: những trợ giúp của NT đối với sinh viên và hạn chế những biện pháp này.

Thay “Khảo sát” thành “Thuận lợi và khó khăn”




Khảo sát, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong bền vững (sustainable-internal quality assurrance system) tại Trường ĐHCT

Nguyễn

Khánh Sơn

Trung tâm Đảm bảo Chất lượng


Mục tiêu:

Mô hình, tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.

Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục

Hoạt động đảm bảo chất lượng – kiểm định chất lượng giáo dục



Nội dung:

Xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng của nhà trường dựa trên sứ mạng và tầm nhìn.

Xây dựng hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo (đại học và cao học), NCKH, Hợp tác quốc tế và dịch vụ hỗ trợ.

Xây dựng hệ thống quy trình thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng.



Báo cáo về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong tại Trường Đại học Cần Thơ.

Tài liệu tham khảo và áp dụng hệ thống trong Trường ĐHCT.



01/2011 12/2011

40.000

Đổi tên đề tài thành: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bền vững tại Trường Đại học Cần Thơ.

Đổi “chất lượng giáo dục” thành “chất lượng đào tạo”



Tiểu ban Khoa học Nông nghiệp















Thiết kế cảnh quan “Vườn – Rừng” Đại học Cần Thơ

Ts. Lê Văn Bé

Khoa Nông nghiệp & SHƯD

Ghi chú: Đây là đề tài Trường đặt hàng thực hiện năm 2010


Mục tiêu:

Thiết kế công viên “Vườn – Rừng” chi tiết để làm cơ sở thi công khu này thành công viên có nhiều ien mát.

Ghi nhanh và vẽ sở đồ hiện trạng cây xanh trong khu vực quy hoạch.

Bản vẽ quy hoạch cây xanh tỷ lệ 1/200 tại khu vực Hội trường lớn Khu II và khu hoa kiểng.

Bố trí cây xanh, cây cảnh trên khu vực này theo nguyên tắc ít tốn công chăm sóc, cây bố trí trồng có nguồn gốc hoang dại.

Nội dung nghiên cứu:

Ghi nhận hiện trạng thực vật hiện có tại khu vực dự kiến sẽ được quy hoạch thành “Vườn Rừng Đại học Cần Thơ

Thể hiện những cây xanh hiện có trên sơ đồ, đồng thời đề nghị sử dụng những cây xanh hiện có cho quy hoạch tương lai.

Đo đạc lại khu vực quy hoạch và dựa vào bàn đồ quy hoạch của Trường tỷ lệ 1/500 vẽ bản đồ hiện trạng cây xanh tỷ lệ 1/200.

Tổ chức cuộc thi ý tưởng thiết kế công viên “Vườn – Rừng” bằng bản vẽ AutoCAD.

Thể hiện những bản vẽ quy hoạch theo mô hình.



Bản vẽ thiết kế cảnh quan công viên ”Vườn – Rừng” tỷ lệ 1/200.

Mô hình thiết kế.

Đào tạo 1 kỹ sư ngành HVCC



12 tháng

104.865

Đề nghị đổi tên “Vường-Rừng” thành “Vườn cây cảnh” hay một tên nào đó cho dễ nghe hơn.



Nghiên cứu xử lý ra hoa sớm nhằm nâng cao thu nhập của người trồng măng cụt

Lê Bảo Long

Trại Thực nghiệm NN

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


Mục tiêu:

Nghiên cứu xử lý măng cụt ra hoa sớm nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng măng cụt.



Nội dung nghiên cứu:

Xác định ảnh hưởng của tuổi lá đến sự hình thành mầm hoa.

Xác định ảnh hưởng sự khô hạn đến sự hình thành mầm hoa.

Xác định ảnh hưởng của hoá chất và biện pháp xử lý đến sự hình thành mầm hoa.

Xác định ảnh hưởng của hoá chất đến sự hình thành mầm hoa và kích thích ra hoa.

Xác định ảnh hưởng của xử lý ra hoa sớm đến phẩm chất trái và lợi nhuận người trồng măng cụt.



1. Về khoa học và đào tạo

Kết quả thu được có thể được dùng cho việc nghiên cứu xử lý ra hoa một số cây trồng quan trọng khác.



2. Về phát triển kinh tế

Tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân và nâng cao phẩm chất trái măng cụt, giúp trái măng cụt Việt Nam có thể cạnh tranh với trái măng cụt của các nước khác và mở rộng thị trường tiêu thụ.



3. Về xã hội

Làm cơ sở định hướng, thúc đẩy sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường, giúp ổn định và phát triển bền vững thị trường tiêu thụ trái cây.



01/2011 12/2012

32.000

Kinh phí 2 năm như đề xuất còn thấp, có thể xem lại nội dung để nâng lên cho tương ứng với 5 nội dung nghiên cứu.



Tỷ lệ bệnh do trực khuẩn E. coli (colibacillosis) trên vịt tại Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ và khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được.

Ths. Nguyễn

Thu Tâm

BM Thú y

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


- Xác định tỷ lệ nhiễm E. Coli của những con vịt nghi mắc bệnh do trực khuẩn E. Coli (vịt có biểu hiện ủ rủ, mệt mỏi, kém ăn và ỉa chảy, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, bụng xệ)

- Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng E. Coli phân lập được.



Nội dung nghiên cứu:

Thu thập mẫu tại tỉnh Hậu Giang và tiến hành phân lập

Thu thập mẫu tại thành phố Cần Thơ và tiến hành phân lập

Tổng hợp, phân tích số liệu và viết bài



Bài báo cáo phân tích

Kết hợp đào tạo, nếu có (số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh): 2 sinh viên

Số bài báo công bố (bài): 01

Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài: chi cục thú y, trung tâm nghiên cứu giống vật nuôi, nhà chăn nuôi vịt, những người nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thú y




01/2011 12/2011

23.000

Xác định lại loại vịt.

Tên đề tài thay “Hậu Giang và Cần Thơ” thành “vùng ngọt”.





Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất gạo đồ cho một số giống lúa ở ĐBSCL

Ts. Lê Nguyễn

Đoan Duy

Bộ môn Công nghệ

thực phẩm

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


Khảo sát qui trình sản xuất gạo đồ trên một số giống lúa khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu long với các điều kiện xử lý khác nhau, từ đó tiến tới lựa chọn các thông số xử lý phù hợp (nhiệt độ ngâm, thời gian ngâm, thời gian hấp) để xây dựng một qui trình sản xuất gạo đồ có thể ứng dụng ở qui mô công nghiệp

Kết quả dự kiến

- Cung cấp những thông tin chính xác về qui trình sản xuất gạo đồ cho các giống lúa khác nhau,

- Các giống lúa có khả năng sản xuất gạo đồ với hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Tài liệu thực tập chuyên ngành của môn học Chế biến lương thực.

- Qui trình sản xuất gạo đồ ở qui mô xưởng thực nghiệm.

Sản phẩm


- Qui trình sản xuất gạo đồ cho 5 giống lúa khác nhau

- Giống lúa dùng để sản xuất gạo đồ có hiệu quả kinh tế cao nhất

- Về đào tạo: 2 kỹ sư, 1 thạc sĩ

- Có 2 bài báo khoa học đăng trong tạp chí khoa học theo danh mục của Hội đồng chức danh hay proceeding tại các Hội nghị quốc tế.



01/2011 12/2011


40.000

Làm rõ khái niệm “gạo đồ”



Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Leptospira trên đàn bò sữa, chó và chuột tại trại chăn nuôi bò sữa thuộc Nông trường Sông Hậu.

Ths. Lý Thị

Liên Khai

BM Thú y

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


+ Khảo sát tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn bò sữa nuôi tại trại chăn nuôi bò sữa, và trên chuột ở Nông trường Sông hậu.

+ Xác định các chủng Leptospira hiện diện trên đàn bò và chuột, chủng phổ biến nhất.

+ Khảo sát mối quan hệ giữa chuột, nhân tố trung gian truyền bệnh và bệnh leptospirosis trên đàn gia súc ở Nông trường Sông hậu.

Nội dung nghiên cứu:

- Điều tra tình hình chăn nuôi , năng suất sữa bò tại trại bò sữa.

- Quan sát biểu hiện lâm ang trên đàn bò sữa nuôi tại Nông trường Sông hậu.

- Khảo sát tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn bò sữa, cho và chuột tại Nông trường Sông hậu.

- Xác định chủng Leptospira hiện diện trên đàn bò sữa, chó và chuột..

- So sánh, phân tích mối quan hệ giữa chuột, nhân tố trung gian truyền bệnh và bệnh leptospirosis trên đàn gia súc ở Nông trường Sông hậu.



Danh sách các chủng Leptospira trên bò, chó, chuột

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Leptospira- khuyến cáo về sức khỏe cho người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Kết hợp đào tạo, nếu có (số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh): đào tạo1 học viên cao học (LVTN cao học).

Số bài báo công bố (bài): 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trường.

Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài: Cơ quan thú y vùng, ngành Thú y, trường Đại học Cần thơ, Nông trường Sông Hậu.


01/2011 01/2012

20.000

Cần xem lại nội dung để điều chỉnh kinh phí phù hợp.



Каталог: Doc
Doc -> Qctđhn 01: 2014/btnmt quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệP ĐỐi với bụi và CÁc chất vô CƠ trêN ĐỊa bàn thủ ĐÔ HÀ NỘI
Doc -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
Doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
Doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 364.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương