Bộ Giáo dục và Đào tạo trưỜng đẠi học cần thơ danh mục cáC ĐỀ TÀi nckh cấP trưỜng đƯỢc xét chọn thực hiện năM 2011


Hiệu qủa của môi trường nuôi cấy và các chất điều hòa sinh trưởng TDZ, BA, NAA, IBA trên sự tái sinh chồi và rễ của cây mai vàng in vitro



tải về 364.95 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích364.95 Kb.
#32115
1   2   3

Hiệu qủa của môi trường nuôi cấy và các chất điều hòa sinh trưởng TDZ, BA, NAA, IBA trên sự tái sinh chồi và rễ của cây mai vàng in vitro


Ts. Lâm Ngọc Phương

BM Sinh lý-Sinh hóa

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


Mục tiêu: Tìm được môi trường nuôi cấy và chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho sự tạo chồi, tạo rễ và tạo cây hoàn chỉnh của cây mai vàng in vitro ; làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng chuyển gen, lai tạo giống mới.

Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu gồm 6 thí nghiệm được bố trí theo thể thức hòan tòan ngẫu nhiên và khối hòan tòan ngẫu nhiên, 1-2 nhân tố, 6-9 nghiệm thức, 4-6 lần lặp lại trên các giai đoạn tái sinh chồi-nhân chồi, tạo rễ- cây hoàn chỉnh in vitro.

- Tạo mô sẹo, tái sinh chồi từ nuôi cấy chồi đỉnh và chồi nách của cây in vivo

- Nhân chồi trên các môi trường có các nồng độ cytokinin và auxin thay đổi

- Tạo rễ in tro và ex vitro: chồi được cắt cấy sang các môi trường in vitro và gía thể có nồng độ auxin khác nhau

- Chuyển cây trồng vào vườn ươm




Kết quả:

1. Về khoa học và đào tạo:

- Bài báo cáo khoa học. Phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, chặc chẽ.

- Phục vụ giảng dạy trong môn học “Nuôi cấy mô tế bào thực vật”, “Nhân giống vô tính cây trồng”, “Công nghệ Giống Cây trồng”, “Công nghệ sinh học” ....

- Hướng dẫn 01 luận văn đại học hoặc Cao học hay đăng 01 bài báo ở tạp chí hoặc kỷ yếu hội nghị trong nước



2. Về phát triển kinh tế:

Cung cấp qui trình tái ......................ập cơ quan chồi rễ, tạo giống và vi nhân giống .. phục vụ công tác phát triển Giống Hoa kiểng, phát triển kinh tế.



3. Về xã hội

- Góp phần trong công tác lai tạo, nhân giống cây hoa kiểng thân gỗ.

- Cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học.


4/2011 6/2012

38.000

Nên đổi cụm từ “Hiệu quả” của tên đề tài thành cụm “Ảnh hưởng”

Xác định cụ thể giống Mai.





Nghiên cứu thực hiện chụp x quang trên đường tiêu hóa chó

Ths. Nguyễn

Văn Biện

BM Thú y

Khoa Nông nghiệp & SHƯD

Mục tiêu đề tài


- Giúp chẩn đóan chính xác hơn bệnh trên chó

- Bổ sung cho giáo trình Chẩn Đóan Hình ảnh



Nội dung nghiên cứu:

Chụp hình cơ quan tiêu hóa chó trong trạng thái bình thường, có chất cản quang và không có chất cản quang. Sao cho ta có thể thu thập được những hình tốt. Sử dụng X quang để chẩn đóan bệnh tích hay ngoại vật trên các trường hợp nghi ngờ. Nếu không phát hiện thì xử lý chất cản quang để giúp xác định bệnh tích



Hình hệ tiêu hóa bình thường

Hình với chất cản quang

Hình với bệnh tích

Hình bệnh tích với chất cản quang



01/2011 01/2012

15.000

Phương pháp chưa được mô tả rõ rang.

Đề cương viết quá hời hợt, đề nghị viết lại.





Khảo sát bệnh salmonella trên đàn thuỷ cầm (vịt, vịt xiêm và ngỗng) nuôi tại tỉnh Hậu Giang và xác định một số chủng salmonella chủ yếu có liên quan đến ngộ độc thực phẩm ở người

Ts. Trần

Ngọc Bích

BM Thú y

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


Mục tiêu:

Khảo sát tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn thuỷ cầm tại Tỉnh Hậu Giang



Nội dung nghiên cứu:

Khảo sát bệnh salmonella trên thuỷ cầm (triệu chứng, bệnh tích, tỉ lệ nhiễm …)

Thu thập mẫu đợt 1

Thu thập mẫu đợt 2

Tổng hợp, phân tích kết quả và viết báo cáo


Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn thuỷ cầm tại Tỉnh Hậu Giang

Bệnh salmonella trên thuỷ cầm (triệu chứng, bệnh tích, tỉ lệ nhiễm …)

Xác định được một số chủng salmonella chủ yếu trong sản phẩm thuỷ cầm có ang quan đến ngộ độc thực phẩm ở người

Kết hợp đào tạo, nếu có (số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh): 2 sinh viên thú y và 01 cao học thú y

Số bài báo công bố (bài): 01

Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang- Chi cục thú y Hậu Giang



3/2011 6/2012

20.000

Kết quả ứng dụng hẹp, cần xem lại để mở rộng.




Khảo sát mức độ mất nước, điện giải để xác định nhu cầu truyền dịch trong điều trị chó tiêu chảy tại Bệnh xá Thú y – ĐHCT

Ths. Nguyễn Thị

Bé Mười

BM Thú y

Khoa Nông nghiệp & SHƯD


Nhằm hổ trợ cho công tác điều trị bệnh tại bệnh xá thú y.

Nội dung nghiên cứu:

- Xác định sự rối loạn cân bằng nước và điện giải: (1)Xác định sự mất nước, (2) Xác định rối loạn cân bằng điện giải bằng phương pháp xét nghiệm ion đồ.

- Xác định liệu pháp truyền dịch


1. Về khoa học va đào tạo:

Biết được lương ion thiếu hụt trong cơ thể, dựa vào thành phần điện giải trong dịch truyền tính được liều lượng dịch truyền cần phải cung cấp.



2. Về phát triển kinh tế:

Hạn chế được tỷ lệ tử vong trên chó tiêu chảy máu

-Xác định tỷ lệ chó được điều trị bằng liệu pháp dịch truyền và mức độ mất nước trên chó tiêu chảy máu.

- Mối tương quan giữa độ mất nước qua kiểm tra lâm sàng và chỉ số Hematocrit.

- Kết quả khảo sát rối lọan điện giải qua kết quả kiểm tra ion đồ.


01/2011 5/2012

23.900

Không có ý kiến góp ý



Nghiên cứu xây dựng qui trình chế biến và bảo quản chả tôm đóng hộp từ thịt vụn của phụ phẩm tôm

Ths. Lê Thị

Minh Thủy

BM Dinh dưỡng và

chế biến

Khoa Thủy Sản


Mục tiêu:

- Xây dựng được qui trình chế biến và bảo quản sản phẩm chả tôm kho tàu.

- Tạo ra được sản phẩm chả tôm kho tàu có thể bảo quản an toàn, với giá trị dinh dưỡng và cảm quan tốt.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn phụ gia thích hợp. Xác định thời gian và phương pháp xử lý paste tôm thịt vụn tối ưu.

- Xác định qui trình chế biến nước sốt tôm thích hợp.

- Thời gian và biện pháp bảo quản sản phẩm tối ưu.



- Qui trình chế biến và bảo quản sản phẩm chả tôm kho tàu.

- Sản phẩm chả tôm kho tàu có thể bảo quản an toàn, với giá trị dinh dưỡng và cảm quan tốt.



01/2011 6/2012

19.985

Không có ý kiến




Nghiên cứu ứng dụng bể USBF (Up-Flow Sludge Blanket Filtration) để xử lý nước thải ngành chế biến thủy hải sản.

Ths. Phan

Thanh Thuận

Bộ môn Kỹ thuật

Môi trường

Khoa Môi trường & TNTN


Xác định thông số thiết kế và đề xuất qui trình công nghệ xử lý với khả năng ứng dụng của bể USBF để xử lý nước thải ngành chế biến thủy hải sản nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép, bảo vệ môi trường.

- Cung cấp kết quả nghiên cứu bể USBF đối với nước thải ngành chế biến thủy hải sản.

- Mô hình nghiên cứu bể USBF

- Thông số để thiết kế và vận hành bể USBF đối với nước thải ngành chế biến thủy hải sản

Địa chỉ:

Các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn TPCT



01/2011 12/2011

80.000

Không có ý kiến




Nghiên cứu sử dụng vật liệu đất đỏ bazan để xử lý lân trong nước thải chế biến thủy sản

Ks. Cô Thị Kính

Bộ môn Khoa học

Môi trường

Khoa Môi trường & TNTN


Mục tiêu:

- Xác định khả năng hấp phụ lân của đất đỏ bazan.

- Tạo ra vật liệu từ đất đỏ bazan có khả năng xử lý lân trong nước thải chế biến thủy sản hiệu quả nhất

Nội dung chính:

- Thí nghiệm xác định khả năng hấp phụ lân tối đa của đất đỏ bazan.

- Thí nghiệm tối ưu hóa khả năng hấp phụ của vật liệu

- Thí nghiệm loại bỏ lân trong nước pha từ hóa chất có hàm lượng lân tương đương với nước thải chế biến thủy sản bằng hệ thống có chứa vật liệu đất đỏ bazan.

- Thí nghiệm loại bỏ lân trong nước thải chế biến thủy sản bằng hệ thống có chứa vật liệu đất đỏ bazan


Kết quả, sản phẩm:

- Kết quả đề tài góp phần cung cấp thông tin về vật liệu có khả năng loại bỏ hàm lượng lân trong nước thải chế biến thủy sản, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về các phương pháp xử lý nước thải.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tạo ra các hệ thống xử lý nước thải của ngành chế biến thực phẩm.

- Xử lý được hàm lượng lân có trong nước thải, góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi các nhà máy chế biến thực phẩm.



Sản phẩm:

- Báo cáo khoa học về hiệu quả xử lý lân trong nước chế biến thủy sản của vật liệu đất đỏ bazan



Địa chỉ:

Đồng bằng sông Cửu Long




01/2011 12/2011

59.000

Không có ý kiến




Nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám MODIS trong theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất trong mối liên quan với hạn hán và sự biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL

Ths. Trương

Chí Quang

Bộ môn Tài nguyên

Đất đai

Khoa Môi trường & TNTN


Mục tiêu:

- Nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám MODIS-Terra/Aqua-LST trong theo dõi diễn biến sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất ở ĐBSCL làm cơ sở đánh giá tác động của sự biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL, đặc biệt là các ảnh hưởng về hạn hán, đồng thời đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại.



Nội dung chính:

- Dựa trên ảnh viễn thám MODIS và kỹ thuật GIS để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bề mặt theo các thời điểm khác nhau khu vực ĐBSCL (dự kiến thu thập ảnh từ năm 2000 đến nay). Kết quả sẽ được kiểm tra và đối chứng với các số liệu đo đạc nhiệt độ tại các trung tâm khí tượng thủy văn của khu vực.




Kết quả, sản phẩm:

- Ứng dụng công nghệ viễn thám vào nghiên cứu thay đổi nhiệt độ bề mặt, đánh giá, dự đoán hạn hán của khu vực.

+ Đề tài nghiên cứu cho 1 sinh viên cao học

+ Bài báo khoa học: 01 bài

- Đây là kết quả được sử dụng trong theo dõi đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với đặc điểm, sự thay đổi khí hậu ở ĐBSCL, phục vụ cho dự báo đánh giá tác động đối với tài nguyên, nông nghịêp, tự nhiên, quy hoạch sử dụng đất, v.v.

Sản phẩm:

- Báo cáo thuyết minh

- Bản đồ phân bố không gian và thời gian của nhiệt độ bề mặt.

Địa chỉ:

Đồng bằng sông Cửu Long



01/2011 12/2011

80.000

Tên đề tài quá dài, cần viết lại cho chuẩn, ngắn gọn và xúc tích hơn.



Nghiên cứu chọn tạo giống quýt hồng ở thể tứ bội

Cn. Nguyễn Phạm

Anh Thi

BM CNSH Phân tử

Viện NCPT CNSH

Mục tiêu:

- Chọn tạo được giống quýt hồng tứ bội (4n) làm cơ sở cho công tác lai tạo giống quýt không hạt tam bội (3n).

- Khảo nghiệm đánh giá các dòng đột biến, đa bội.

Nội dung chính:

- Khảo sát và thu thập các mẫu ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp để xử lý bằng colchicine.

- Chọn cành bánh tẻ có sức sống tốt, cắt hết lá và chồi ngọn sau đó rửa sạch cành trước khi xử lý nhằm kích thích quá trình phân bào và bật chồi ở chồi ngủ.

- Cành sẽ được xử lý colchicine với các thời gian (0h;12; 24h; 48h; 72h) và 7 nồng độ khác nhau (0; 0.05%; 0.1%; 0.2%; 0.3%; 0.4%; 0.5%).

- Cành sau khi xử lý được quan sát để xác định ảnh hưởng của colchicin lên các chỉ số phát triển cành: số cành bị chết, số cành sống sót, số cành bật chồi, thời gian từ xử lý đến bật chồi, số chồi có biến động hình thái và số chồi đa bội hoá.Các chồi bật từ các mắt xử lý được đánh giá sự thay đổi hình thái bằng mắt hoặc soi kính hiển vi.

- Kiểm tra mức đa bội thể bằng máy đo đa bội thể (Pertec Ploidy Analyser PA-I).



- Giống quýt hồng ở thể tứ bội.

* Về khoa học và đào tạo:

- Là cơ sở cho công tác lai tạo giống quýt không hạt (3n).

- Một sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua đề tài này.

* Về phát triển kinh tế:

- Góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây có múi nói chung và traí quýt hồng nói riêng




01/2011

12/2011


19.881

Kết hợp với đề tài Nghiên cứu tạo chọn giống quýt Phủ Quỳ tứ bội bằng colchicines của Cn. Nguyễn Vũ Linh, BM CNSH Phân tử, Viện NCPT CNSH để viết lại thành 01 đề tài.



Nghiên cứu tạo chọn giống quýt Phủ Quỳ tứ bội bằng colchicine

Cn. Nguyễn

Vũ Linh

BM CNSH

Phân tử

Viện NCPT CNSH


Mục tiêu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tạo ra dạng tứ bội thể của cây quýt Phủ Quỳ nhằm làm vật liệu cho lai tạo giống tam bội không hạt sau này.



Nội dung chính:

- Thu thập hạt và cành bánh tẻ của giống quýt PQ tại Phủ Quỳ, Nghệ An.

- Nuôi cấy mô hạt quýt PQ và tiến hành xử lý colchicine ở mẫu nuôi cấy mô và mẫu cành bánh tẻ.

- Ghép cành bánh tẻ đã xử lý colchicines vào cây giống.

- Xác định dạng tứ bội ở mẫu nuôi cấy mô và lá của cành bánh tẻ đã xử lý colchicine thông qua máy đo đa bội thể (Flow Cytometry).


- Việc tạo ra được các giống quýt PQ tứ bội thể sẽ là nguồn vật liệu quý cho việc nghiên cứu tạo các giống quýt PQ tam bội không hạt sau này.

- Làm cơ sở nghiên cứu tạo các giống cây có múi tứ bội khác làm nguồn nguyên liệu lai tạo các giống cây có múi tam bội không hạt.

- Ứng dụng máy Partec Ploidy Analyser PA-I trong việc tìm ra các giống đa bội trên thực vật nói chung và cây ăn trái nói riêng.

- Một sinh viên sẽ hoàn thành luận văn tốt nghiệp thông qua đề tài.



4/2011

4/2012


20.600

Kết hợp với đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống quýt hồng ở thể tứ bội của Cn. Nguyễn Phạm Anh Thi, BM CNSH Phân tử, Viện NCPT CNSH để viết lại thành 01 đề tài.



Nghiên cứu quy trình phân lập và nuôi trồng nấm mối (Termitomyces)

Trầm Thị

Thanh Hương

BM CHSN Phân tử

Viện NCPT CNSH

KHNN

Mục tiêu:

Bước đầu xác định được thành phần chất dinh dưỡng cần thiết để phân lập từ quả thể, xác định được môi trường phân lập. Xác định qui trình trồng nấm mối cụ thể, đơn giản để có thể phổ biến cho người dân, tạo cơ sở cho sự phát triển nghành trồng nấm mối, một loại đạm thực vật có giá trị dinh dưỡng cao.



Nội dung chính:

- Giống nấm mối được thu thập từ một số hộ nông dân.

- Lựa chọn môi trường phân lập và cấy chuyền thích hợp với những đặc tính riêng của nấm mối.

- Tiến hành nuôi trồng thí nghiệm ứng với từng tỷ lệ khác nhau, và điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi cấy gần giống với ngoại cảnh



- Môi trường phân lập, cấy chuyền thích hợp cho sự phát triển của nấm.

- Hoàn thiện quy trình trồng nấm trên các cơ chất có tỷ lệ phát triển đạt nhất.



* Về khoa học và đào tạo:

- Bước đầu hoàn thiện quy trình phân lập và quy trình trồng nấm mối.

- Một sinh viên đại học sẽ hoàn thành luận văn tốt nghiệp thông qua đề tài.

* Về phát triển kinh tế: Ứng dụng để đưa ngành trồng nấm mối trở thành ngành phổ biến tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp bà con có thêm 1 nghề trồng nấm mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.


3/2011

12/2012


17.975

Không có ý kiến

(Danh mục gồm 51 đề tài)


Cần Thơ, ngày 12 tháng 08 năm 2010

Chú ý:
Các đề tài hoàn chỉnh Thuyết minh đề tài đúng mẫu và theo góp ý của TBCM và HĐ nêu trong cột “Góp ý của Hội đồng

cho CNĐT hoàn chỉnh TMĐT” và đặc biệt chú ý:


  1. Tất cả các đề tài, phần sản phẩm phải có bài báo khoa học, ít nhất là bài báo trong nước.

  2. Báo cáo tổng kết không được xem là sản phẩm của đề tài. Sản phẩm là kết quả cụ thể đạt được qua nghiên cứu.



Каталог: Doc
Doc -> Qctđhn 01: 2014/btnmt quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệP ĐỐi với bụi và CÁc chất vô CƠ trêN ĐỊa bàn thủ ĐÔ HÀ NỘI
Doc -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
Doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
Doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 364.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương