I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý



tải về 0.55 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.55 Mb.
#76
  1   2   3   4
MỤC LỤC

Tóm tắt 2

Giới thiệu 3



I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4

II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12

Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý; 24

- Khi nhiều hơn một kg sản phẩm thuốc trừ sâu bị đổ, hoặc một lượng bất kỳ lan tràn ra nguồn nước, chủ sở hữu sẽ ngay lập tức gọi thông báo đến số điện thoại khẩn cấp 115 của tỉnh hoặc ở những nơi không thực hiện được, baó cho cảnh sát địa phương;, cán bộ chi cục BVTV và Sở TNMT 24

. 24

- một đại diện phê duyệt của Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ được thông báo về các chi tiết liên quan đến sự cố tràn ngay khi chủ sở hữu có thể. 24

3III. Chính sách, khung pháp lý và năng lực thể chế 24

IV. Giám sát và đánh giá 25

Kế hoạch quản lý dịch hại
Nội dung

Tóm tắt


  1. Các vấn đề sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No phổ biến là: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm vằn, lem lép hạt, cháy rầy, sâu phao, sâu đục bẹ… Ngoài ra Ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, nhện gié, bệnh vàng lá chín sớm cũng đã xuất hiện và gây hại tại một số huyện trong khu vực dự án. Cần Thơ và Kiên Giang có tỷ lệ diện tích lúa bị nhiễm dịch hại thấp (hơn 30%), trong đó ở Cần Thơ giảm nhiều nhất so với năm 2009 (hơn 60%). Tỉnh Hậu Giang có tỷ lệ nhiễm dịch hại lớn nhất (gần 50%), mặc dù diện tích gieo trồng của Hậu Giang và Cần Thơ chỉ chênh nhau 40.000 ha và ít hơn nhiều so với Kiên Giang.

  2. Các chi cục BVTV của các tỉnh trong khu vực dự án Ô Môn – Xà No đã triển khai cho nông dân ứng dụng nhiều giải pháp kĩ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ cây trồng áp dụng IPM (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm).

  3. Mặc dù diện tích gieo trồng khác nhau nhưng cả 3 tỉnh đều sử dụng lượng thuốc BVTV gần tương đương và trên 1.000 tấn vào năm 2010. Kiên Giang có mức sử dụng thuốc BVTV trên 1 ha thấp nhất (3,38kg/ha), tiếp đó là Hậu Giang (5,93 kg/ha và nhiều nhất là Cần Thơ (6,2kg/ha).

  4. Dự án không làm gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu ở 3 tỉnh khu vực Ô Môn – Xà No. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất có thể làm tăng rủi ro do sử dụng thuốc trừ sâu là nhận thức của nông dân.

  5. Qua kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án không phát hiện thấy hàm lượng thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong tất cả các mẫu Có thế kết luận rằng chất lượng đất của khu vực dự án Ô Môn – Xà No vẫn chưa bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ.

  6. Để đảm bảo chất lương môi trường và an toàn sức khỏe cộng đồng trong khu vực dự án, các hoạt động và tiêu chí sau cần được theo dõi trong quá trình giám sát: i) Chất lượng môi trường đất và nước phải tuân thủ theo quy chuẩn Việt Nam; ii) Các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV phải tuân thủ các biện pháp đề xuất trong Kế hoạch quản lý dịch hại này.


Giới thiệu


1. Dự án Ô Môn - Xà No giai đoạn 2 chủ yếu bao gồm nạo vét kênh mương cấp I và cấp II, do đó, việc thực hiện dự án không làm tăng việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong khu vực dự án. Tuy nhiên, kế hoạch Quản lý dịch hại này được xây dựng cho tiểu dự án Ô Môn - Xà No giai đoạn 2 nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và môi trường hiện tại có liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu;

2. Mục đích của PMP là: áp dụng các nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp để kiểm soát dịch hại, trong đó bao gồm các phương pháp sau: i) biện pháp sinh học; ii) biện pháp kỹ thuật; iii) biện pháp canh tác; và iv) sử dụng hóa chất;

3. Khu vực dự án bao gồm: i) thành phố Cần Thơ (huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn); ii) tỉnh Hậu Giang (huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy , thành phố Vị Thanh); và iii) Kiên Giang (huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao).



Hình 1.1: Sơ đồ vị trí dự án Ô Môn – Xà No


I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No

  1. A. Các vấn đề về sâu bệnh hiện nay và trong tương lai ở khu vực dự án


  • Tại Cần Thơ: trong năm 2010 tổng diện tích nhiễm các loài dịch hại là 63.062 ha (trong đó vụ Đông Xuân: 31.590 ha, vụ Hè Thu: 9.259, vụ Thu Đông: 22.213 ha), giảm 120.169 ha so với cùng kỳ năm 2009, trong đó các huyện có diện tích nhiễm dịch hại cao quận Thốt Nốt (30.192 ha), huyện Cờ Đỏ (13.603 ha), huyện Vĩnh Thạnh (9.750 ha), huyện Thới Lai (5.640 ha)… Tổng diện tích xuống giống là 174.542 ha, tỷ lệ nhiễm dịch hại là 36,13%.

  • Rầy Nâu: Trong năm, toàn thành phố đã có 30.934 lượt ha nhiễm rầy nâu, giảm 86.668 ha so cùng với thời kỳ năm 2009, mật số phổ biến 500 – 3000 con/m2, cục bộ trên những chân ruộng khô nước hiệu quả phòng trị kém mật số tăng cao trên 8.000 – 10.000 con/m2 (vụ Đông Xuân) diện tích nhiễm rầy nâu cao tập trung tại những huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt;

  • Sâu cuốn lá: Toàn thành phố nhiễm 4.729 ha, giảm 16.980 ha so với cùng kỳ năm 2009 với mật độ trung bình 10 – 15 con/m2, đặc biệt trên những chân ruộng bón thừa phân đạm, cây lúa xanh mượt mật độ tăng cao trên 40 con/m2;

  • Bệnh đạo ôn lá + cổ bông: Toàn thành phố nhiễm 16.875 ha giảm 12.950 ha so cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ trung bình từ 5 – 20 %, trên những chân ruộng sử dụng giống Jasmine 85, OM 1490, OM 4218… sạ dày ( trên 200kg/ha), sử dụng thừa phân đạm (trên 100kgN/ha) tỷ lệ bệnh lên đến trên 20%... phân bố tại huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai…

  • Bệnh đóm vằn: Đã có 4.337 lượt ha lúa bị nhiễm bệnh, giảm 1,593 ha so với cùng kỳ năm 2009;

  • Bệnh cháy bìa lá: Trên những chân ruộng canh tác giống Jasmine 85, đã có 2.240 lượt ha nhiễm bệnh, giảm 4,734 lượt ha so cùng kỳ năm 2009, với tỷ lệ 5 – 20%, có 17 ha nhiễm nặng, với tỷ lệ trên 30% cấp bệnh cao.

Ngoài ra Ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, nhện gié, bệnh vàng lá chín sớm, xuất hiện và gây hại tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, quận Thốt Nốt, Cái răng với mức độ từ thấp đến trung bình.

  • Tỉnh Hậu Giang: Tình hình sâu bệnh trong năm xuất hiện 101.646,1 ha, giảm 12.297,08 ha so với năm 2009, cụ thể xem bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm dịch hại là 47,72%.

Bảng 1.1. Tình hính sâu bệnh của tỉnh Hậu Giang năm 2010


Đối tượng gây hại

Diện tích nhiễm (lượt ha)

Mật số (c/m2)

Tỷ lệ bệnh (%)

Tổng số

Nhẹ

Tr. Bình

Nặng

Phổ biến

Cao nhất

Sâu cuốn lá

19.433,40

18538,40

872,00

23,00

20

35

Sâu đục thân

3.769,80

3538,30

201,00

30,50

10

25

Rầy nâu

24.018,25

18.695,90

3.857,50

1.464,85

1.000

7.000

Cháy rầy

51,00

27,00

0

24,00







Chuột

7.691,90

7.629,20

62,00

0,70

5

25

Sâu Phao

194,00

194,00

0

0

10

20

Sâu đục bẹ

201,50

201,50

0

0

5

10

Nhện gié

1.757,20

1.756,50

0

0,70

20

65

Sâu keo

2,00

2,00

0

0

10

20

OBV

3.872,90

3.780,90

88,00

4,00

1-2

5

Bù lạch

1.139,50

1.080,50

46,00

13,00

1.000

5.000

Vàng lá chín sớm

1.178,50

1.178,50

0

0

10

20

Đạo ôn lá

19.799,50

16.762,00

2.155,50

882,00

5-10

30

Đ. Ôn cổ bông

3.317,40

3.213,40

98,00

6,00

3-5

20

Ngộ độc HC

107,00

80,00

25,00

2,00







VL.LX lá

25,00

25,00

0

0







Bạc lá

797,00

777,00

20,00

0

10-20

30

Đốm nâu

569,50

569,50

0

0

10

20

Đốm vằn

5.050,40

5.044,40

6,00

0

8-15

35

Bọ xít hôi

1.669,50

1.669,50

0

0

4

8

Lem lép hạt

6.777,80

6.670,80

107,00

0

5-10

20

Sâu cắn gié

326,00

260,00

56,00

10,00

5-10

25

Sâu năn

4,00

4,00

0

0




10

Tổng

101.646,10

91.618,30

7.569,00

2.458,75






Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011, Chi cục BVTV Hậu Giang


  • Tỉnh Kiên Giang: vụ Đông Xuân 2009 - 2010 tổng lượt diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ là 117.565 ha, các đối tượng gây hại phổ biến là: rầy nâu, bệnh cháy lá (Bảng 1.2.). Trong vụ Hè Thu 2010 tổng lượt diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ là 103.971 ha, các đối tượng gây hại phổ biến là: rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh cháy lá (Bảng 1.3). Tổng diện tích xuống giống là 560.000 ha, tỷ lệ nhiễm dịch hại là 39,56%.

Bảng 1.2: Tình hình gây hại của một số sâu bệnh chính

trên lúa vụ Đông Xuân 09-10 tỉnh Kiên Giang


STT

Tên sâu bệnh

Diện tích nhiễm (ha)

Mật số, tỷ lệ

phổ biến

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

1

Rầy nâu

29538

22900

6475

163

2000->6000

2

Sâu cuốn lá

9125

8315

810




20-55

3

Sâu đục thân

610

400

210




5-12

4

Chuột

413

342

71




5-10

5

OBV

1205

1089

116




3-5

6

Bù lạch

755

510

245




2500-5000

7

Sâu phao

910

675

235




20-25

8

Sâu phao đục bẹ

40

40







10

9

Sâu keo

50

50







10-20

10

Đạo ôn cổ bông

6709

6640

67

2

10-20

11

Bệnh cháy lá

59452

50183

8316

953

10-25

12

Bệnh cháy bìa lá

160

95

65




10

13

Vàng lá chín sớm

556

556







10-20

14

Bệnh đốm vằn

1419

974

445




10-40

15

Vàng lùn

78

22

53

3

10->20

16

Lem lép hạt

6088

5453

635




10-25

17

Ngộ độc hữu cơ

30




30




15

18

Ngộ độc phèn

20




20




20

19

Ngộ độc mặn

407

367

40




20-35




Tổng

117565

98611

17833

1121




Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình Điều tra phát hiện và thông báo sâu bệnh Vụ Đông Xuân 2009 – 2010, Chi cục BVTV Kiên Giang
Bảng 1.3: Tình hình gây hại của một số sâu bệnh chính

trên lúa vụ Hè Thu 2010 tỉnh Kiên Giang

STT

Tên sâu bệnh

Diện tích nhiễm (ha)

Mật số, tỷ lệ

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

phổ biến

1

Rầy nâu

29021

22676

5886

459

2000-6000

2

Sâu cuốn lá

27288

24875

868

1545

50-100

3

Sâu đục thân

210

135

75

 

5-12

4

Sâu đục bẹ

40

40

 

 

20-25

5

Chuột

72

72

 

 

5-7

6

Nhện gié

8048

6588

1324

136

15-30

7

Bù lạch

2917

2697

220

 

2500-5000

8

Sâu phao

145

75

70

 

12-18

9

OBV

40

40

 

 

3

10

Sâu keo

439

424

15

 

15-25

11

Đạo ôn cổ bông

1787

1597

190

 

5-10

12

Bệnh cháy lá

14809

13568

1159

82

10-30

13

Bệnh cháy bìa lá

2404

2394

10

 

10-25

14

Vàng lá chín sớm

170

170

 

 

5

15

Bệnh đốm vằn

2691

2403

288

 

10-35

16

Bệnh thối thân

180

150

30

 

10-20

17

Lem lép hạt

11665

10755

910

 

20-40

18

Ngộ độc phèn

1697

1327

359

11

20->50

19

Ngộ độc mặn

348

196

120

32

20->40

TỔNG

103971

90182

11524

2265

 

Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình Điều tra phát hiện và thông báo sâu bệnh Vụ Hè Thu 2010, Chi cục BVTV Kiên Giang
Qua các thông tin thu thập được trong chuyến khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thực hiện tháng 1 năm 2011 tại 3 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ ta có thể thấy hiện nay các vấn đề sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No phổ biến là: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh đốm vằn, lem lép hạt, cháy rầy, sâu phao, sâu đục bẹ… Ngoài ra Ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, nhện gié, bệnh vàng lá chín sớm, cũng đã xuất hiện và gây hại tại một số huyện trong khu vực dự án. Cần Thơ và Kiên Giang có tỷ lệ diện tích lúa bị nhiễm dịch hại thấp (hơn 30%), trong đó ở Cần Thơ giảm nhiều nhất so với năm 2009 (hơn 60%). Tỉnh Hậu Giang có tỷ lệ nhiễm dịch hại lớn nhất (gần 50%), mặc dù diện tích gieo trồng của Hậu Giang và Cần Thơ chỉ chênh nhau 40.000 ha và ít hơn nhiều so với Kiên Giang.

A.

B.B. Các hHoạt động quản lý dịch hại hiện nay và trong tương lai trong khu vực dự án


Các chi cục BVTV của các tỉnh trong khu vực dự án Ô Môn – Xà No đã triển khai cho nông dân ứng dụng nhiều giải pháp kĩ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ cây trồng:

  1. Trong lĩnh vực trồng trọt: Tập trung tạo chuyển biến mạnh công tác giống, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phâm, sản xuất nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể như:

  • Xây dựng lịch mùa vụ, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng an toàn dịch bệnh, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tốt: IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, tưới tiêu tiết kiệm nước ứng phó biến đổi khí hậu.

  • Xây dựng quy trình quản lý việc sản xuất, kinh doanh giống, cây trồng, phân bón, các quy trình quản lý giống, phân bón, sản xuất rau an toàn và các tài liệu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cho từng loại cây chuyển đổi chủ lực

  • Xây dựng mô hình và xác định các công thức luân canh, xen canh hợp lý cho từng vùng sinh thái, đảm bảo việc tổ chức sản xuất hiệu quả, đáp ứng và phục vụ tốt cho nhu cầu chế biến và cung cấp nông sản thường xuyên.

  • Xác định cơ cấu giống lúa cho từng vụ, chú trọng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, nâng tỷ lệ diện tích sử dụng giống xác nhận trên 60%, tăng 40% so với năm 2009.

  1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân. Tổ chức các lớp huấn luyện cho nông dân quản lý dịch hại tổng hợp trên rau màu tại các quận, huyện trong vùng dự án.

  2. Tăng cường công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp, ổn định năng suất cây trồng, hạ giá thành sản phẩm.

  3. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao theo hướng GAP, nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân: như mô hình 3 giảm 3 tăng, gieo sạ đồng loạt...

  4. Theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, cơ cấu giống, lịch thời vụ để dự kiến tình hiển phát sinh dịch hại trên cây trồng chính.

  5. Các địa phương cần nâng cao hiệu quả đầu tư hệ thống thủy lợi, phát huy những hệ thống thủy lợi hiện có, đồng thời tăng cường đầu tự nạo vét, gia cố, đắp bờ bao các hệ thống thủy lợi đã xuống cấp nhằm đảm bảo tưới tiêu nước, thoát nước chủ động, hạn chế vào cuối vụ Đông xuân, đầu vụ Hè Thu.

  6. Các địa phương cần chủ động đẩy mạnh khâu phơi sấy chủ động đảm bảo chất lượng hạt lúa, giảm thất thoát sau thu hoạch lúa.

  7. Giải pháp cấp bách hiện nay là quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái tạo ra số lượng hàng lớn, có biện pháp phòng trừ dịch hại cho từng loại cây trồng ở mỗi vùng đất canh tác; thường xuyên tập huấn cho nông dân về kiến thức sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV; trang bị thêm kiến thức cho nhà vườn về áp dụng IPM trên cây ăn quả; tăng cường kiểm tra việc mua bán và sử dụng các loại thuốc BVTV bị cấm hoặc hạn chế phun xịt trên cây ăn trái; chọn đúng loại nông dược phù hợp tiêu chí sản xuất trái cây an toàn theo hướng tiêu chuẩn GAP qui định; tổ chức kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên trái cây tại các chợ đầu mối trong từng khu vực và cả nước.

  8. Xây dựng cổng thông tin điện tử về truy cập dữ liệu bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác dự tính dự báo dịch hại. Cổng thông tin điện không những phục vụ cho nhà khoa học mà ngay cả các nhà quản lý và bà con nông dân với các chức năng: Tìm thông tin về dịch hại với ngôn ngữ nói, dự báo dịch hại với bản đồ, mô phỏng sự lan truyền của dịch hại với bản đồ, viết báo cáo với các công thức, biểu bảng và biểu đồ.



  1. C. Các kinh nghiệm liên quan đến quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong khu vực dự án


  • Từ năm 1993 bằng nguồn tài trợ kinh phí của Tổ chức lương nông thế giới FAO, Ngân hàng thế giới WB và nguồn kinh phí của các tỉnh, các tỉnh trong khu vực dự án đã tổ chức huấn luyện các lớp FFS. Kết quả đạt được trong những năm qua đã góp phần làm ổn định năng suất lúa, áp lực sâu bệnh ngày càng giảm, nhận thức và thái độ về việc sử dụng thuốc trừ dịch hại của nông dân ngày càng tăng, thuốc trừ sâu phổ rộng ngày càng giảm rõ rệt, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Dù rằng hiệu quả biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa đạt được khá cao nhưng số lượng nông dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chương trình IPM chưa nhiều. Do vậy cần tiếp tục huấn luyện IPM cho người dân trên diện rộng là yêu cầu rất cấp thiết hiện nay. Hơn nữa chương trình IPM không thể chỉ dừng ở lớp huấn luyện nông dân, mà còn phát triển mở rộng và duy trì chương trình IPM, cũng như trang bị cho nông dân kỹ năng tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất tại địa phương, tự khám phá, quan sát, tự nghiên cứu khoa học, nhằm tự giải quyết những vướng mắc khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra cần tổ chức các hoạt động để mở rộng quan điểm và thực hành IPM đối với sản xuất lúa, theo phương pháp tiếp cận mới, hiệu quả và bền vững.

  • Năm 2005, TP Cần Thơ là 1 trong 8 tỉnh, thành trong khu vực ÐBSCL được triển khai tập huấn chương trình áp dụng IPM trên cây có múi dưới sự hỗ trợ của chính phủ Australia về kinh phí. Diện tích cây có múi ở TP Cần Thơ chiếm hơn 7.000 ha, nhưng trong quá trình sản xuất, các nhà vườn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối phó với các bệnh vàng lá gân xanh, thối rễ... Nông dân cũng sử dụng “quá ngưỡng” các loại thuốc trừ sâu, phân bón, kỹ thuật canh tác không phù hợp... dẫn đến sản phẩm có chất lượng kém, không an toàn, sạch bệnh. Chương trình được thực hiện trong vòng 3 năm, từ 2005 đến 2007, đào tạo các huấn luyện viên, giảng viên (có thể là chính nông dân), để sau này phổ biến kiến thức, phương pháp áp dụng IPM trên cây có múi. Các huấn luyện viên sẽ sát cánh bên nông dân để chia sẻ kinh nghiệm với nhà vườn, rút ra bài học thực tiễn bổ ích nhằm điều chỉnh giáo trình phù hợp với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, cũng như ứng dụng những thí nghiệm sát thực tế. Từ tháng 5-2005 Chi Cục Bảo vệ Thực vật TP Cần Thơ đã tiến hành huấn luyện nông dân với mục tiêu giới thiệu nông dân kỹ thuật canh tác, cách nhận dạng sâu bệnh hại và biện pháp quản lý tổng hợp theo phương pháp IPM, hướng dẫn bà con nhà vườn quan sát, đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ dịch hại cũng như ảnh hưởng của chúng đến quần thể côn trùng có ích.

  • Các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) và quận ô Môn (TP.Cần Thơ) của khu vực dự án là 3 địa phương thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng” thành công nhất khu vực ĐBSCL. Ngoài những lợi ích có thể nhìn thấy như giảm chi phí; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, chương trình còn giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường do hạn chế được việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tràn lan. Chương trình cho phép giảm lượng lúa giống đầu tư bình quân từ 180 – 200kg/ha xuống còn 100 – 120kg/ha; giảm 10% lượng đạm đầu tư nguyên chất và 1- 2 lần phun thuốc trừ sâu mà vẫn duy trì được mật độ ký sinh và các loài thiên địch.

Từ kết quả của việc thực hiện chương trình IPM trong thời gian qua ở các tỉnh khu vực dự án Ô Môn – Xà No, để chương trình đạt hiệu quả tốt hơn cần tổ chức các hoạt động sau:

  • Nâng cao kỹ năng phân tích và quyết định xử lý đồng ruộng của nông dân thông qua phương pháp vừa học vừa khám phá, từ đó giúp nông dân giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao thu nhập và hình thành các hoạt động IPM tại cơ sở do nông dân tự tổ chức thực hiện.

  • Nâng cao năng lực lượng giảng viên nông dân trong việc tự tổ chức quản lý, huấn luyện, điều hành hoạt động IPM ở địa phương

  • Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức điều hành, thực hiện hoạt động IPM tại các cấp thành phố, huyện của giảng viên chính.

  • Nâng cao kỹ năng về nhận dạng và điều tra bệnh hại. Phân tích các yếu tố như giống, mật độ sạ, phân bón ảnh hưởng dến sự phát sinh phát triển của bệnh bằng các nghiên cứu đồng ruộng. Nâng cao kỹ năng quản lý bệnh hại bằng các biện pháp tổng hợp.

  • Ngoài ra nông dân cần thay đổi tập quán về việc sử dụng phân đạm, sử dụng thuốc trừ bệnh, sử dụng thuốc trừ cỏ… Cần thực hiện việc phân cân đối, hạn chế bệnh hại xuất hiện.

C.D. Các phương pháp tiếp cận về quản lý dịch hại hiện và đề xuất các kiến nghị


Chi cục BVTV các tỉnh đã tổ chức các hoạt động để mở rộng quan điểm và thực hành IPM đối với sản xuất nông nghiệp, theo phương pháp tiếp cận mới, hiệu quả và bền vững:

  • Hoạt động IPM cộng đồng: Chương trình IPM không chỉ dừng lại ở lớp huấn luyện nông dân, mà còn trang bị cho nông dân kỹ năng tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất tại địa phương, tự khám phá, quan sát, tự nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vướng mắc khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ đã xây dựng các mô hình hoạt động IPM cộng đồng. Các hoạt động IPM cộng đồng đã giúp người dân tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất tại xã, huyện, tập huấn kỹ thuật về các phương pháp nghiên cứu đồng ruộng, thực hiện các nghiên cứu đồng ruộng giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, trao đổi chia sẻ các kết quả nghiên cứu đến cộng đồng trong xã cũng như các xã lân cận.

  • Hoạt động tập huấn kỹ thuật và nghiên cứu đồng ruộng do nhóm nông dân IPM thực hiện: đã giúp nông dân IPM nâng cao kỹ năng điều tra, phân tích hệ sinh thái, trang bị khả năng tự khám phá, tự giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp bằng những nghiên cứu cộng đồng ruộng, giúp giảng viên và nông dân cùng có thêm kiến thức và vững tin trong công tác huấn luyện. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn cho nông dân IPM về phương pháp nghiên cứu và thực hiện các nghiên cứu đồng ruộng về so sánh giống, mật độ sạ, liều lượng phân N, P, K ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch hại và năng suất, ứng dụng IPM trong phòng chống rầy nâu, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Qua đó đã giúp nông dân thay đổi tập quán về việc sử dụng phân đạm, 50 - 60% nông dân đã thực hiện việc bón phân cân đối, hạn chế bệnh hại xuất hiện, chọn được các giống chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương.

  • Huấn luyện nông dân về chuyên đề quản lý bệnh: Qua điều tra cho thấy việc sử dụng phân bón của người nông dân còn hạn chế, bón phân mất cân đối giữa lượng N, P, K, đưa đến bệnh hại bộc phát, vì thế nhu cầu huấn luyện nông dân về chuyên đề quản lý bệnh là cần thiết. Qua đó giúp nông dân nâng cao kỹ năng về nhận dạng và điều tra bệnh hại, phân tích các yếu tố như giống, mật độ sạ, phân bón ảnh hưởng đến sự phát triển phát sinh của bệnh bằng các nghiên cứu đồng ruộng, nâng cao kỹ năng quản lý bệnh hại bằng các biện pháp tổng hợp.

  • Tập huấn kỹ thuật về phương pháp nghiên cứu đồng ruộng và thực hiện nghiên cứu đồng ruộng hỗ trợ cho các câu lạc bộ: Các câu lạc bộ là một trong những hình thức hoạt động rất hiệu quả sau lớp huấn luyện nông dân, giúp nông dân duy trì và phát triển hoạt động IPM, nâng cao kỹ năng điều tra, phân tích hệ sinh thái, trang bị khả năng tự khám phá, tự giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất bằng những nghiên cứu đồng ruộng.

  • Thăm quan học tập: Mở rộng tầm nhìn thoát khỏi lối mòn tập quán cũ tại địa phương và chia sẻ kinh nghiệm theo chiều rộng.

  • Hoạt động lồng ghép: Tham gia xây dựng thí điểm hoạt động lòng ghép để phát triển toàn diện nhận thức thái độ thực hành với các tiến bộ kỹ thuật.

Каталог: upload -> Doc
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
Doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Doc -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
Doc -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Doc -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
Doc -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
Doc -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Doc -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương