BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014



tải về 217.65 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích217.65 Kb.
#1162
  1   2   3


BỘ ĐỀ THI

Đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính

Nhà nước năm 2014

(ban hành kèm theo Thông báo số 83 /TB-BTC

Ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Ban Tổ chức Hội thi)




Phần thứ nhất

PHẦN THI KIẾN THỨC
I/ CÂU HỎI KIẾN THỨC VỀ CCHC

Câu 1: Anh, chị cho biết Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ) đề ra mấy mục tiêu? những mục tiêu đó là gì?

Trả lời:

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra 05 mục tiêu như sau:

1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. (2 điểm)

2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. (2 điểm)

3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. (2 điểm)

4. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. (1 điểm)

5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. (1 điểm)

Câu 2: Anh, chị cho biết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ) đề ra mấy nhiệm vụ? là những nhiệm vụ nào?

Trả lời:

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra 6 nhiệm vụ, là các nhiệm vụ sau đây: (1 điểm)

1. Cải cách thể chế; (1 điểm)

2. Cải cách thủ tục hành chính; (1 điểm)

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (1 điểm)

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (2 điểm)

5. Cải cách tài chính công; (1 điểm)

6. Hiện đại hoá hành chính. (1 điểm)



Câu 3: Anh, chị hãy nêu tóm tắt nội dung các giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ)?

Trả lời:

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra 7 giải pháp, nội dung như sau:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. (1 điểm)

2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. (0,5 điểm)

3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Đồng thời, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp. (2 điểm)

4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. (1 điểm)

5. Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, của tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. (2 điểm)

6. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Chương trình. (0,5 điểm)

7. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao. (1 điểm)

Câu 4: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ)?

Trả lời:

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

1. Căn cứ Chương trình, xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách thực hiện cải cách hành chính hàng năm gửi Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối ngân sách trung ương cho triển khai kế hoạch cải cách hành chính và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan. Thời gian gửi dự toán ngân sách hàng năm cho triển khai kế hoạch cải cách hành chính cùng với thời gian gửi báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan đến Bộ Tài chính; (4 điểm)

2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Nội vụ tình hình thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2 điểm)

3. Lập dự toán kinh phí để thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch 5 năm, hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (2 điểm)

Câu 5: Anh, chị hãy nêu nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 17/01/2012 của UBND tỉnh (Kế hoạch số 03/KH-UBND của UBND tỉnh) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020?

Trả lời:

Kế hoạch số 03/KH-UBND của UBND tỉnh đã đề ra nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như sau:

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả; (2 điểm)

2. Triển khai, thực hiện đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; từng bước thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ giám đốc sở và tương đương trở xuống; (2 điểm)

3. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; xử lý theo quy định những người không hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; (2 điểm)

4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm. (2 điểm)



Câu 6: Anh, chị hãy nêu mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công đến năm 2015 trong Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 17/01/2012 của UBND tỉnh (Kế hoạch số 03/KH-UBND của UBND tỉnh) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020?
Trả lời:

Kế hoạch số 03/KH-UBND của UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công đến năm 2015 như sau:

- Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức tiếp tục được cải cách theo hướng gọn nhẹ, đơn giản; mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh. (2 điểm)

- Duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa ở 100% sở, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn, từng bước thực hiện cơ chế một cửa ở đơn vị sự nghiệp công lập; duy trì thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiện có tại sở ngành tỉnh; phấn đấu đến năm 2015: 80% huyện, thị xã, thành phố xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại tập trung tại Văn phòng UBND cấp huyện; 100% thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa cấp xã và cấp huyện về lĩnh vực đất đai, mở rộng ra các lĩnh vực khác có điều kiện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60% vào năm 2015. (4 điểm)

- Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 60% vào năm 2015. (2 điểm)

Câu 7. Như thế nào là cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, văn bản nào quy định?

Trả lời:

- Cơ chế một cửa: Là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. (3 điểm)

- Cơ chế một cửa liên thông: Là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. (3 điểm)

- Văn bản quy đinh: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (2điểm).

Câu 8: Hãy cho biết các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông?

Trả lời:

1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật (1 điểm).

2. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân (2 điểm).

3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1 điểm).

4. Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân (2 điểm).

5. Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân (2 điểm).



Câu 9: Hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính?

Trả lời:

Các hành vị bị nghiêm cấm gồm:

1. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ịch hợp pháp của người khác (2 điểm);

b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản (1 điểm);

c) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi (2 điểm);

d) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai (2 điểm);

c) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao (1 điểm).

Câu 10: Anh, chị cho biết, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 10, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa được quy định như sau: (1 điểm)

1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. (1 điểm)

2. Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân: (6 điểm)

a) Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh;

c) Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc không được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

d) Đối với các loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, chủ trì, phối hợp với bộ phận chức năng có liên quan giải quyết hồ sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.



II. CÂU HỎI KIẾN THỨC VỀ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Câu 1: Anh, chị hãy nêu nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?

Trả lời:

Tại Điều 8 Luật cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:

1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. (2 điểm)

2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. (2 điểm)

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. (2 điểm)

4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (2 điểm)



Câu 2: Anh, chị cho biết việc quản lý cán bộ, công chức theo Luật cán bộ công chức phải dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Tại Điều 5 Luật cán bộ, công chức quy định các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức như sau:

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước. (2 điểm)

2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. (1 điểm)

3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. (2 điểm)

4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. (2 điểm)

5. Thực hiện bình đẳng giới. (1 điểm)

Câu 3: Anh, chị hãy nêu nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ?

Trả lời:

Tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ như sau:

1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. (1 điểm)

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. (2 điểm)

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. (1 điểm)

4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. (0,5 điểm)

5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. (3 điểm)

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (0,5 điểm)



Câu 4: Anh, chị cho biết Luật cán bộ, công chức quy định như thế nào về văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân ?

Trả lời:

* Tại Điều 16 Luật cán bộ, công chức quy định văn hóa giao tiếp ở công sở như sau: (5 điểm)

1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

* Tại Điều 17 Luật cán bộ, công chức quy định văn hóa giao tiếp với nhân dân như sau: (3 điểm)

1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.



Câu 5: Anh, chị hãy nêu những quy định về việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và bí mật Nhà nước?

Trả lời:

* Tại Điều 18 Luật cán bộ, công chức quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau: (4 điểm)

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

* Tại Điều 19 Luật cán bộ, công chức quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước như sau: (4 điểm)

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Câu 6: Anh, chị hãy nêu những quy định về từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức?

Trả lời:

Tại Điều 54 Luật cán bộ, công chức quy định việc từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức như sau:

1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: (2 điểm)

a) Không đủ sức khỏe;

b) Không đủ năng lực, uy tín;

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

d) Vì lý do khác.

2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. (2 điểm)

3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. (2 điểm)

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. (2 điểm)

Câu 7: Anh, chị cho biết Luật cán bộ, công chức quy định như thế nào về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật?

Trả lời:

Tại Điều 80 Luật cán bộ, công chức quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. (2 điểm)

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng. (3 điểm)

3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật. (3 điểm)

Câu 8: Anh, chị hãy cho biết đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức?

Trả lời:

Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức như sau:



- Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ (1 điểm).

- Điều 16. Văn hóa giao tiếp công sở (4 điểm)

1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.



- Điều 17. Văn hóa gia tiếp với nhân dân (3 điểm)

1. Cán bộ, công chức phải gần gủi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Câu 9: Anh, chị hãy nêu những hình thức kỷ luật đối với cán bộ được quy định như thế nào?


Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C
document -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN

tải về 217.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương