BỘ giáo dục và ĐÀo tạo dự Án tăng cưỜng năng lực xây dựng kế hoạch phát triểN giáo dục trung hạn cấp tỉNH, thành phố



tải về 334.57 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích334.57 Kb.
#32361
1   2   3   4   5   6   7

3. Lớp

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Lớp

Một nhóm học sinh hoặc nhóm trẻ tham gia vào một hoạt động giáo dục trong cùng một thời điểm, tại cùng một địa điểm.

Lớp là một nhóm học sinh chứ không phải là một phòng học



2

Tỷ lệ giáo viên/lớp

Tổng số giáo viên chia cho tổng số lớp của một cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ giáo viên/lớp.

3

Tỷ lệ học sinh/lớp

Tổng số học sinh của một cấp học chia cho tổng số lớp của cấp học đó. Cùng với tỷ lệ giáo viên/lớp, tỷ lệ này giúp xác định tỷ lệ học sinh/giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ học sinh/lớp.

4

Khối học sinh

Một nhóm học sinh vào lớp đầu tiên của một chu trình giáo dục trong một năm học nhất định nào đó và dịch chuyển trong cấp học đó, trải qua các hiện tượng như lên lớp, lưu ban, bỏ học và cuối cùng là hoàn thành cấp học.

5


Lớp ghép

Lớp có học sinh trình độ thấp hơn ghép vào học chung với lớp học sinh trình độ cao hơn

6

Lớp bán trú

Lớp mà học sinh học 2 buổi trong một ngày nhưng có tổ chức ăn tại trường

7

Lớp 1 buổi/ngày
(lớp 5 buổi/tuần)

Lớp mà học sinh chỉ học 1 buổi trong một ngày

8

Lớp 6-9 buổi/tuần

Lớp mà học sinh học có thể học nhiều hơn 5 buổi nhưng không phải lớp 2 buổi trong một ngày

9

Lớp 2 buổi/ngày

Lớp mà học sinh học 2 buổi trong một ngày nhưng không tổ chức ăn tại trường

10

Số lớp theo phân ban

Chia làm 3 ban: ban cơ bản, ban tự nhiên, ban xã hội

11

Số lớp theo hệ chuyên

Có các lớp chuyên theo Quyết định về trường chuyên

12

Lớp có trẻ/học sinh khuyết tật học hoà nhập

Lớp có học sinh khuyết tật (tinh thần hoặc thể chất) được học chung với học sinh bình thường

13

Lớp có học sinh học nghề

Lớp mà tất cả học sinh đều được học nghề, với nhiều nghề khác nhau

14

Lớp tập trung

Học tập trung ban ngày.

15

Vừa làm vừa học

Dành cho các đối tượng vừa đi học vừa đi làm (học tại chức).

16

Tự học có hướng dẫn

Hình thức tự học có hướng đẫn được áp dụng đối với các học viên từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện đăng ký tự học tại trung tâm

17

Học từ xa

Trong quá trình giáo dục, đào tạo, người dạy và người học ít phải tiếp xúc với nhau. Nội dung học được chuyển giao tới người học bằng nhiều đường: ấn phẩm, học liệu qua bưu điện; điện thoại; các phương tiện truyền thông như truyền thanh, truyền hình v.v...

18

Lớp xoá mù chữ

Xoá mù từ mức 1 đến mức 3

19

Lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

Sau xóa mù chữ ở mức 4 và 5

20

Lớp bồi dưỡng nghề

Số lớp dạy nghề cho nhân dân (chia theo lớp: học nghề ngắn hạn, theo chuyên đề, tin học chứng chỉ A, B, C…)


4. Trường, trung tâm và cơ sở giáo dục

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Cơ sở giáo dục, trường, trung tâm

Hệ thống cơ sở giáo dục, trường, trung tâm theo định nghĩa của hệ thống giáo dục Việt Nam, được thành lập theo quy định tại Luật Giáo dục 2005.

2

Điểm trường phụ

Là một bộ phận của trường chính, có địa chỉ khác điểm trường chính và tổ chức dạy một số lớp (số lượng ít). Một trường có thể có nhiều điểm phụ. Điểm trường phụ còn gọi là điểm lẻ.

3

Số điểm trường

Số điểm trường: Gồm tổng số điểm trường chính và điểm trường phụ.

4

Loại hình

Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005 có 3 loại hình trường: Công lập, dân lập và tư thục. Tuy nhiên, do tình hình thực tế vẫn tồn tại loại hình bán công, vì vậy hiện nay vẫn còn 4 loại hình trường. Loại hình trường công lập, dân lập và tư thục theo Luật Giáo dục được phân loại như sau:

Công lập: do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Tư thục: do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

5

Loại trường

Trường được chia thành nhiều loại tuỳ theo tính chất đặc trưng chuyên biệt như: Dân tộc bán trú, dân tộc nội trú, khuyết tật, năng khiếu TDTT, năng khiếu nghệ thuật, chuyên, THPT kỹ thuật, đối với những trường không có tính đặc trưng thì được gọi là trường bình thường

6

Số lớp/trường

Tổng số lớp ở một địa phương (ví dụ một tỉnh, thành phố) chia cho tổng số trường ở địa phương đó. Số lớp/trường thường được tính theo cấp học. Đây cũng là chỉ số để xác định hạng trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ở Điều lệ trường của từng ngành học, cấp học.

7

Trường ngoài công lập

Bao gồm các trường dân lập, trường tư thục và các trường bán công còn lại.

8

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Trường đóng trên địa bàn (thôn/xã) thuộc diện Chương trình 135 của Chính phủ.

9

Trường quốc tế

Là trường do các cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài đầu tư, đăng ký hoạt động theo Luật của Việt Nam.

10

Đạt mức chất lượng tối thiểu

Trường được công nhận đạt mức chất lượng tối thiểu cấp tiểu học/cấp THCS/cấp THPT

11

Dạy học 2 buổi/ngày

Trường tổ chức cho học sinh học cả buổi sáng và buổi chiều

12

Có hệ khác

Trường có dạy học sinh hệ khác trong trường. Ví dụ trường công lập có dạy học sinh bán công (hệ B)

13

Có học sinh khuyết tật

Có học sinh khuyết tật (tinh thần, thân thể) đang học tại trường.

14

Có học sinh bán trú

Trường bình thường có tổ chức cho học sinh học cả ngày và ăn trưa tại trường

15

Có học sinh nội trú

Trường bình thường có tổ chức dạy học cả ngày và ăn ở tại trường

16


Chăm sóc và Giáo dục Mầm non

Chăm sóc và Giáo dục mầm non là thuật ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng để chỉ những chương trình giáo dục dành cho trẻ từ 0-5 tuổi. CSGDMN bao gồm các hoạt động chăm sóc và giáo dục dành cho:

- Trẻ nhỏ thuộc nhóm tuổi từ 0-2 ở “nhà trẻ” hoặc “cơ sở chăm sóc trẻ”

- Trẻ thuộc nhóm tuổi từ 3-4 hoặc 5 tuổi ở “mẫu giáo”

- Trẻ thuộc 5 tuổi ở các lớp “trước tuổi đến trường”.




5. Cán bộ, giáo viên và viên chức

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Cán bộ, giáo viên và viên chức

Bao gồm tất cả cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), giáo viên và viên chức trong nhà trường, đơn vị (kế cả hợp đồng dài hạn).

2

Cán bộ, giáo viên và viên chức biên chế

Cán bộ, giáo viên và viên chức được nhận lương và các khoản có tính chất lương từ Ngân sách Nhà nước.

3

Cán bộ quản lý

Người chuyên trách làm công tác quản lý trong nhà trường, đơn vị, bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc,...

4

Giáo viên

Người giảng dạy trong các đơn vị, trường học.

5

Cán bộ, viên chức khác

Người phụ trách các phòng bộ môn, phòng chức năng và các bộ phận hành chính... (không phải là giáo viên hay cán bộ quản lý).

6

Giáo viên đạt chuẩn

Giáo viên có trình độ đạt tiêu chuẩn về đào tạo theo Luật Giáo dục quy định cho từng cấp học.

Mầm non: giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non (14/2008/QĐ-BGDĐT)

Tiểu học: giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (51/2007/QĐ-BGDĐT)

Trung học cơ sở: giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa, trường sư phạm. (07/2007/QĐ-BGDĐT)

Trung học phổ thông: giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa, trường đại học sư phạm. (07/2007/QĐ-BGDĐT)

7

Giáo viên trên chuẩn

Mầm non: Là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm trở lên

Tiểu học: Là những giáo viên có bằng tốt nghiệp CĐSP trở lên

Trung học cơ sở: là những giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

Trung học phổ thông: là những giáo viên có bằng tốt nghiệp thạc sĩ sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.



8

Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn

Giáo viên đào tạo chưa đạt theo quy định chuẩn theo quy định của các cấp đào tạo

9

Số giáo viên hao hụt trong 1 năm (tương tự cho cán bộ quản lý, nhân viên khác)

Số lượng giáo viên nghỉ hưu, chết, thôi việc, hoặc chuyển công tác đi nơi khác hàng năm.

10

Tỷ lệ giáo viên hao hụt (tương tự cho cán bộ quản lý, nhân viên khác)

Tỷ lệ giữa số hao hụt trong 1 năm (nghỉ hưu, chết hay thôi việc khỏi ngành giáo dục) so với tổng số giáo viên trong năm.

11

Cán bộ, giáo viên và viên chức tuyển mới

Số cán bộ, giáo viên và viên chức cần tuyển để tăng quy mô và thay thế số hao hụt

12

Tham gia bồi dưỡng thường xuyên

Giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng định kỳ về chuyên môn.

13

Nghị định

61/2006/NĐ-CP



Nghị định về chính sách đối với các trường chuyên biệt.


6. Cơ sở vật chất

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Diện tích hiện có (diện tích khuôn viên nhà trường)

Tổng số diện tích đất trong phạm vi nhà trường quản lý và sử dụng.

2

Diện tích sử dụng

Tổng diện tích sàn xây dựng và sử dụng cho công tác giảng dạy và học tập.

3

Diện tích phòng học

Tổng diện tích sàn xây dựng dùng làm phòng học, bao gồm cả phòng học văn hoá và các phòng học bộ môn.

4

Diện tích sân chơi

Tổng diện tích dành làm sân chơi (học sinh có thể chơi an toàn trong khu vực đó).

5

Diện tích đất bình quân cho một trường ở một cấp học

Tổng số diện tích đất của các trường cùng cấp học chia cho tổng số trường của cấp học đó trong cùng một địa phương.

Ví dụ: Diện tích đất bình quân của cấp Tiểu học = (tổng số diện tích đất của tất cả các trường Tiểu học)/(số trường Tiểu học)



6

Diện tích đất bình quân cho một học sinh

Tổng diện tích đất của cấp học chia cho tổng số học sinh của cấp học đó.

Ví dụ: Diện tích đất bình quân của 1 học sinh Tiểu học = (tổng diện tích đất của tất cả các trường Tiểu học)/(tổng số học sinh Tiểu học)



7

Cấp xây dựng

Gồm 3 cấp:

  • Kiên cố: Nhà cấp I,II,III: Là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.

  • Bán kiên cố: Nhà cấp IV: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.

  • Các phòng học không thuộc các nhóm trên. Phòng có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất… mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa… các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

8

Phòng học văn hoá

Phòng học thông thường có bảng, bàn, ghế cho giáo viên và học sinh.

9

Khối phòng phục vụ học tập

Phòng để học các môn học cụ thể, bao gồm:

  • Phòng thí nghiệm: dùng để thực hành các bài tập thí nghiệm

  • Phòng thiết bị: đựng các thiết bị, đồ dùng dạy học

  • Phòng học đa năng: dùng để dạy và học các môn văn hóa khác

  • Phòng máy tính: phòng được trang bị máy vi tính để dạy và học môn tin học, không bao gồm các phòng đặc biệt được trang bị máy tính để dạy và học các môn khác

  • Phòng luyện nghe: phòng học có thiết bị luyện nghe để dạy và học các môn ngoại ngữ

  • Các phòng học bộ môn: theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/07/2008 đối với các trường trung học và theo Điều lệ trường của các cấp học, ngành học.

10

Phòng chức năng

Phòng sử dụng cho các hoạt động cụ thể, bao gồm:

  • Phòng thư viện: gồm phòng kho và phòng đọc. Là phòng lưu giữ sách của nhà trường dùng cho cán bộ, giáo viên, học sinh đến đọc và mượn sách.

  • Phòng giáo dục nghệ thuật: dùng để dạy và học các môn nghệ thuật

  • Nhà tập đa năng: dùng để tập thể dục thể thao và/hoặc học các môn rèn luyện thể chất

  • Phòng Đoàn, Đội

  • Phòng truyền thống

  • Phòng hoạt động âm nhạc.

  • ...

11

Phòng khác (cho khối hành chính và dành cho mục đích khác)

Phòng sử dụng cho:

  • Phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc: Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc

  • Phòng giáo viên: Phòng nghỉ chờ lên lớp của giáo viên

  • Phòng Hội đồng: Phòng họp, tổ chức hội nghị, hội thảo,... của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

  • Hội trường: Phòng tổ chức hội nghị, hội diễn, hội thảo,... của cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh trong toàn trường

  • Phòng y tế học đường: Phòng tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hoặc không định kỳ cho học sinh

  • Phòng thường trực: Phòng làm việc của nhân viên bảo vệ

  • Phòng văn thư: Phòng để lưu trữ văn thư, do nhân viên văn thư quản lý và sử dụng

  • Nhà công vụ: Nhà ở dành cho giáo viên ở lại

  • Nhà ở học sinh nội trú: Dùng cho học sinh các trường nội trú, bán trú ở trọ.

  • Phòng khác

12

Tỷ lệ lớp/phòng

Tổng số lớp chia cho tổng số phòng học văn hoá. Tỷ lệ này cho biết số phòng học thừa hay thiếu để tính toán nhu cầu xây dựng, bố trí phòng học.

13

Phòng học 3 ca

Phòng học được dùng cho 3 lớp khác nhau học 3 buổi khác nhau trong một ngày.

14

Phòng học nhờ

Phòng học tại một điểm không thuộc quyền quản lý của nhà trường.

15

Phòng làm mới

Phòng mới đưa vào sử dụng năm học đầu tiên.

16

Phòng cải tạo

Sửa chữa lại phòng học cũ.

17

Thiết bị dạy học tối thiểu

Được tính theo đơn vị bộ tối thiểu theo các Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng khối lớp.

18

Bộ thiết bị dùng chung

Được tính theo đơn vị bộ theo các Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dùng chung cho trường.

19

Công trình vệ sinh đạt chuẩn

Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại . Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Ngăn ngừa mọi hình thức tiếp xúc (trực tiếp và gián tiếp) của phân tới con người, động vật và côn trùng.

b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.


20

Công trình vệ sinh chưa đạt chuẩn

Không đạt một trong 2 yêu cầu a) hoặc b) theo chuẩn quy định.

21

Nguồn nước

Nguồn nước mà đơn vị đang sử dụng để dùng cho sinh hoạt hằng ngày.

22

Nước sử dụng hợp vệ sinh

Nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Chọn bằng cách bấm chuột máy tính vào ô tròn.

23

Bếp ăn một chiều

Là hệ thống bếp ăn khép kín theo tiêu chuẩn quy định trong trường học.

24

Nguồn điện

Không phân biệt nguồn điện, chỉ yêu cầu có hoặc không.

25

Thư viện chuẩn, tiên tiến, xuất sắc

Dựa theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT và Quyết định 01/2004/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

7. Tài chính

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Giá cố định

Tất cả các kế hoạch tài chính trong Mô hình được thực hiện dựa trên mức giá cố định của năm gốc. Điều đó có nghĩa là Mô hình không tính đến việc tăng giá do lạm phát.

2

Chi phí

Chi phí cho giáo dục là giá trị thể hiện bằng tiền của tất cả các đầu vào phục vụ cho quá trình giáo dục (giáo viên, trường lớp, cơ sở vật chất,…). Thuật ngữ "chi phí” thường được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ “chi tiêu”. Trong kế hoạch này, “chi phí” biểu thị tổng chi tiêu (ngân sách) cần có để đạt được tất cả các chỉ tiêu.

Chi phí (chi tiêu) công trong giáo dục là tất cả các chi phí lấy từ ngân sách Nhà nước.

Chi phí tư là những chi phí khác cho giáo dục do cộng đồng địa phương và cha mẹ học sinh trực tiếp chi trả, (tức là không lấy từ ngân sách Nhà nước). Các chi phí này bao gồm học phí, phí đóng góp xây dựng trường và cơ sở vật chất, mua sách giáo khoa và các đóng góp trực tiếp khác.


3

Chi thường xuyên

Mô hình đề cập tới hai hạng mục chi thường xuyên gồm:

- Hạng mục 1: Chi lương và các khoản có tính chất lương.

- Hạng mục 2: Chi khác.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 thì chi thường xuyên cũng được phân theo 2 hạng mục tương tự.



4

Chi không thường xuyên

Mô hình đề cập tới chi không thường xuyên gồm các mục chi chính sau, gồm:

- Chi chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chi khác (các nội dung chi khác theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006).



5

Đóng góp của cộng đồng

Số tiền đóng góp trực tiếp của cha mẹ học sinh và cộng đồng cho trường, đặc biệt là để xây dựng trường lớp.

6

Các chương trình đặc biệt

Các hoạt động bổ sung cho hoạt động và nhiệm vụ thường xuyên của trường. Đặc biệt là các hoạt động có tầm quan trọng chiến lược nhằm đẩy mạnh chức năng tổng thể của ngành giáo dục và/hoặc nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia.

Ví dụ: Sáu chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục do Chính phủ ban hành; dự án Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,... Những chương trình này thường có nguồn ngân sách riêng, không lồng ghép hoặc gộp vào các dòng ngân sách thông thường và thường hoạt động trong một số năm nhất định.



7

Học phí

Học phí được thu theo quy định của HĐND tỉnh, thành phố.

8

Học phí cho học 2 buổi/ngày

Học phí cho học sinh học cả buổi sáng và buổi chiều theo quy định của cơ quan chức năng địa phương.

9

Thu khác

Các khoản thu ngoài các khoản thu học phí và lệ phí tuyển sinh.

10

Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Kinh phí thực hiện các CTMTQG giáo dục và đào tạo gồm kinh phí của trung ương, địa phương và huy động các nguồn khác. Các CTMTQG giáo dục và đào tạo do Chính phủ ban hành.

11

Tỷ lệ tăng lương hàng năm

Tỷ lệ tăng lương hàng năm theo lộ trình cải cách tiền lương của chính phủ.

12

Kinh phí sửa chữa lớn bình quân /phòng học

Biến giả định về kinh phí ước dùng để sửa chữa lớn một phòng học. Mỗi địa bàn, mỗi vùng khác nhau có kinh phí sữa chữa lớn bình quân/phòng học khác nhau.

13

Ngân sách nhà nước đảm bảo hoàn toàn chi phí hoạt động

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động

14

Tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp

15

Tự đảm bảo chi phí hoạt động

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên


tải về 334.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương