BỘ giáo dục và ĐÀo tạo dự Án tăng cưỜng năng lực xây dựng kế hoạch phát triểN giáo dục trung hạn cấp tỉNH, thành phố


* Các biểu số 5 đến biểu số 9: được thực hiện bởi cán bộ lập kế hoạch của địa phương trên cơ sở số liệu thống kê và kế hoạch chi tiết của từng ngành học, cấp học



tải về 334.57 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích334.57 Kb.
#32361
1   2   3   4   5   6   7

* Các biểu số 5 đến biểu số 9: được thực hiện bởi cán bộ lập kế hoạch của địa phương trên cơ sở số liệu thống kê và kế hoạch chi tiết của từng ngành học, cấp học.


  1. Hướng dẫn liên kết dữ liệu từ mô hình VANPRO trung hạn cấp Huyện sang mô hình kế hoạch hàng năm

(Từ file VANPRO_ HUYEN_ngaycapnhat.XLS

sang file BIEUKH2010_HUYEN_ngaycapnhat.XLS)


5.1. Hướng dẫn liên kết lần đầu:

Bước 1: Copy file BIEUKH2010_HUYEN_ngaycapnhat.xls vào cùng thư mục của file VANPRO_HUYEN_ngaycapnhat.xls.

Bước 2: Mở chương trình Microsoft Excel.

Bước 3: Chắc chắn rằng bạn đã mở Macros.


Bước 4: Mở file VANPRO_HUYEN_ngaycapnhat.xls (cần chọn đúng tên file VANPRO của quận, huyện). Bạn phải chọn “Enable Macros” trong khi mở file.

Bước 5: Mở file BIEUKH2010_HUYEN_ngaycapnhat.xls. Nếu không tìm thấy file liên kết VANPRO_HUYEN_ngaycapnhat.xls thì nó sẽ báo lỗi yêu cầu Update.



Chọn mục Don’t Update.


Bước 6: Vào menu Edit, chọn mục links. Sẽ xuất hiện màn hình sau:

Chọn change Soure: chọn file VANPRO_HUYEN_ngaycapnhat.xls để liên kết dữ liệu sang file BIEUKH2010_HUYEN_ngaycapnhat.xls.

- Chọn check Status: để kiểm tra trạng thái của file liên kết có được mở hay chưa?.

- Ở mục Update: chọn Automatic.

- Chọn Close để đóng lại.
5.2. Hướng dẫn liên kết các lần tiếp theo:
Bước 1: Mở file VANPRO_HUYEN_ngaycapnhat.xls (cần chọn đúng tên file VANPRO của quận, huyện). Bạn phải chọn “Enable Macros” trong khi mở file.

Bước 2: Mở file BIEUKH2010_HUYEN_ngaycapnhat.xls. Máy sẽ tự động tạo liên kết hoặc chọn mục Update.


* Các biểu số 5 đến biểu số 9: được thực hiện bởi cán bộ lập kế hoạch của địa phương trên cơ sở số liệu thống kê và kế hoạch chi tiết của từng ngành học, cấp học.


6. Đối với VANPRO_HUYEN_28042009(Blank).xls có thêm 2 công cụ mới:

6.1 Ấn tổ hợp phím ++D để copy dữ liệu cơ bản, chỉ tiêu và giả định từ phiên bản Mô hình cũ (phiên bản VANPRO_HUYEN_29032009) sang phiên bản mới. Điều kiện lệnh hoạt động khi cả file Mô hình được mở.

Sau khi ấn ++D thì phải đợi một lúc để copy dữ liệu.

Đợi đến khi copy xong thi máy sẽ yêu cầu đặt tên file mới để ghi lại



ctmt_copy
6.2 Ấn vào nút để copy các thông tin kế hoạch liên quan đến CTMT đã xây dựng trong “Mô hình Lập kế hoạch Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục và đào tạo cho cấp huyện”. Điều kiện lệnh hoạt động khi file “Mô hình Lập kế hoạch Chương trình Mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo cho cấp huyện” được mở.

7. CTMT_HUYEN_28042009(Blank): là mô hình để lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo cho cấp huyện.



V. Các bước tạo ra Phương án Gốc và các Phương án Thay thế


Để sử dụng hiệu quả Mô hình VANPRO trong lập kế hoạch cấp tỉnh/huyện, cần phải có ít nhất hai phương án: “Phương án Gốc” và “Phương án Thay thế”.

Để hoàn thành Phương án Gốc, bạn phải đặt tất cả các chỉ tiêu: (a) có cùng giá trị với năm gốc, hoặc (b) có giá trị gần như chắc chắn đạt được mà không đỏi hỏi phải gia tăng nỗ lực đầu vào trong suốt kỳ kế hoạch (thông thường gia tăng theo xu hướng đã diễn ra trong những năm gần đây).

Sau đó, có thể tạo ra Phương án Thay thế bằng cách đặt (hay nhập) tất cả các chỉ tiêu phát triển đã xác định của địa phương. Bạn chỉ nên tạo ra Phương án Thay thế từ Phương án Gốc. Có một bộ các biểu mẫu có thể sử dụng trong quá trình tạo ra các Phương án Thay thế. Trong quá trình lập kế hoạch thực tế, thông thường bạn cần có tối thiểu hai Phương án Thay thế nhằm: (a) chỉ ra ảnh hưởng của những thay đổi trong chỉ tiêu đối với các nguồn lực hoặc kết quả; (b) thương thảo với các cơ quan chức năng cấp tỉnh/huyện và Bộ hay Sở Giáo dục và Đào tạo; và (c) điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với các nguồn lực sẵn có (giáo viên, trường, lớp, ngân sách,…).

Như vậy, tạo ra Phương án Thay thế là một quá trình lặp, bạn có thể phải thực hiện nhiều lần cho đến khi có được kết quả mong muốn. Truớc tiên, bạn có thể thay đổi một hoặc một số chỉ tiêu cùng lúc để đưa ra các lựa chọn khác nhau. Sau đó, bằng cách so sánh Phương án Gốc và các Phương án Thay thế, cán bộ lập kế hoạch có thể nhận thấy ảnh hưởng của việc thay đổi chỉ tiêu đối với các biến kết quả, và cũng thấy được liệu các chỉ tiêu có khả thi trong điều kiện trần ngân sách của tỉnh/huyện hay không.

Ví dụ:

i) Tỷ lệ học sinh/lớp ảnh hưởng đến ngân sách: nếu chúng ta giảm tỷ lệ học sinh/lớp, chúng ta sẽ cần thêm giáo viên và lớp học, như vậy sẽ cần thêm ngân sách để tuyển thêm giáo viên và xây thêm phòng học.



Để xác định được tỷ lệ học sinh/lớp phù hợp với trần ngân sách, cán bộ lập kế hoạch có thể thử nhiều giá trị tỷ lệ học sinh/lớp khác nhau và xem xét sự thay đổi của các kết quả (i) chi lương và các khoản có tính chất lương cho giáo viên, (ii) số phòng học cần có, và (iii) kinh phí xây dựng phòng học. Từ đó, chúng ta có thể xác định chỉ tiêu nào là phù hợp đối với tỷ lệ học sinh/lớp.

ii) Khi xem xét ảnh hưởng của hai yếu tố trở lên đối với ngân sách, ví dụ, để xem sự thay đổi của tỷ lệ giáo viên/lớp và tỷ lệ học sinh/lớp có ảnh hưởng như thế nào đối với ngân sách, cán bộ lập kế hoạch có thể xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố riêng biệt bằng cách thực hiện theo các bước sau:



Bước 1: Từ Phương án Gốc, đặt chỉ tiêu mới đối với tỷ lệ học sinh/lớp (đặt tỷ lệ thấp hơn cho toàn bộ kỳ kế hoạch). Lưu file là “HSL1.XLS” (Học sinh/lớp). Quan sát ngân sách cần có (trên thực tế, bạn cần quan sát sự thay đổi đối với tất cả các loại nguồn lực, số lớp học, số phòng học, số trường, số giáo viên,…).

Bước 2: Nếu bạn nhận thấy số ngân sách cần có (hay: số lớp, số phòng, số trường, số giáo viên,…) là không hiện thực (không có cách nào để có được), bạn cần đặt chỉ tiêu mới đối với tỷ lệ học sinh/lớp (cao hơn một chút so với phương án “HSL1.XLS”). Lưu file là “HSL2.XLS” và xem lại số ngân sách cần có. Lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

Bước 3: Mở lại Phương án Gốc (không phải file đang mở “HSL2.XLS”), đặt chỉ tiêu mới cho tỷ lệ giáo viên/lớp (đặt tỷ lệ cao hơn cho toàn bộ kỳ kế hoạch). Quan sát số ngân sách cần có. Lưu file là “GVL1.XLS” (Giáo viên/lớp).

Bước 4: Nếu bạn nhận thấy số ngân sách cần có là không hiện thực (không thể chi quá nhiều tiền như vậy cho mục chi này), đặt chỉ tiêu mới đối với tỷ lệ giáo viên/lớp (thấp hơn một chút so với tỷ lệ trong phương án “GVL1.XLS”). Lưu file là “GVL2.XLS” và quan sát số ngân sách cần có một lần nữa. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn có được kết quả phù hợp.

Bước 5: Trên file hiện tại (“GVL2.XLS”), đặt chỉ tiêu mới đối với tỷ lệ học sinh/lớp đã xác định (từ “HSL2.XLS”). Lưu file là “HSL-GVL1.XLS” và quan sát số ngân sách (và như đã đề cập ở trên, bạn phải quan sát cả những thay đổi đối với các loại nguồn lực khác nhau).

Bước 6: Nếu bạn nhận thấy số ngân sách cần có không hiện thực, bạn cần xem xét điều chỉnh (thay đổi): (1) tỷ lệ học sinh/lớp, hoặc (2) tỷ lệ giáo viên/lớp, hoặc (3) cả tỷ lệ học sinh/lớp và tỷ lệ giáo viên/lớp. Lưu file dưới một tên mới và quan sát số ngân sách cần có xem có phù hợp hay không. Lặp lại quy trình cho đến khi bạn có được kết quả phù hợp.

Chú ý: Cần phải thực hiện các bước và các quy tắc tương tự trong quá trình tạo ra Phương án Thay thế. Bạn phải liệt kê, kiểm tra và nhập tất cả các chỉ tiêu vào Mô hình và xem xét các nguồn lực cần có. Nếu bạn nhận thấy có một nguồn lực nào đó không thể đáp ứng được trong một năm nào đó, bạn phải điều chỉnh các chỉ tiêu, tức đặt ra các chỉ tiêu mới. Lặp lại quy trình này cho đến khi bạn có được kết quả như ý.

VI. Giải thích từ ngữ

1. Các từ ngữ chung

STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Biến hay tiêu chí

Đối tượng hay chủ đề nghiên cứu

Ví dụ: số trẻ em, số trẻ mẫu giáo,…



2

Trong đó

Một tiêu chí (hay biến) có thể có một số tiêu chí (hay biến) bộ phận là một phần của tiêu chí chính. Khái niệm “Trong đó” chỉ các tiêu chí bộ phận có các đặc tính khác nhau. Do đó, không thể cộng giá trị của các tiêu chí bộ phận để có được giá trị của tiêu chí chính.

Ví dụ:


Tỷ lệ huy động mẫu giáo

- Trong đó : - Tỷ lệ học bán trú

- Tỷ lệ mẫu giáo 5 tuổi


3

Trong tổng số

Khái niệm “Trong tổng số” chỉ các tiêu chí bộ phận sẽ không cộng được với nhau. Nếu cộng giá trị của các tiêu chí bộ phận sẽ được giá trị lớn hơn tiêu chí chính.

Ví dụ: Tổng số điểm trường (chính+lẻ) công lập

Trong tổng số: - Trường công lập mới thành lập

- Trường dân tộc nội trú



4

Chia ra

Khái niệm “Chia ra” được sử dụng để chỉ tổng giá trị của các tiêu chí (biến) bộ phận tạo ra giá trị của tiêu chí (biến) chính.

5

Năm gốc

Năm trước năm đầu tiên của kỳ kế hoạch.

6

Dữ liệu cơ bản

Số liệu thống kê của các năm trước năm đầu tiên của kỳ kế hoạch.

7

Mức chất lượng tối thiểu cho trường (MCLTT)


Mức chất lượng tối thiểu cho trường là bộ tối thiểu các đầu vào phục vụ cho quá trình dạy – học ở cấp trường cần phải có để có thể cung cấp giáo dục có chất lượng. Đây là bước đầu tiên của trường nhằm hướng tới đạt chuẩn quốc gia. Toàn bộ các đầu vào này bao gồm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức quản lý trường học, các hoạt động giáo dục (tài liệu dạy học cho mỗi trường, mỗi giáo viên, và mỗi học sinh) ở mức tối thiểu.


tải về 334.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương