BỘ giáo dục và ĐÀo tạo dự Án tăng cưỜng năng lực xây dựng kế hoạch phát triểN giáo dục trung hạn cấp tỉNH, thành phố



tải về 334.57 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích334.57 Kb.
#32361
1   2   3   4   5   6   7

II. Tìm hiểu Mô hình


Mô hình được thiết kế trên Microsoft Excel, dễ sử dụng đối với đối tượng có kiến thức cơ bản về Excel và quản lý file (tập tin), ví dụ: lưu file dưới một tên khác, sao chép/thay thế file,… Một yếu tố quan trọng là người sử dụng phải hiểu biết về lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, am hiểu về kế hoạch tài chính, nội dung và cấu trúc của kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trung hạn.

Các từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong Mô hình và các tài liệu liên quan được giải thích trong phần này và trong Phần V: Giải thích từ ngữ.



1. Biến số

Mô hình sử dụng hai loại biến số:

1.1) Biến độc lập, hay còn gọi là biến quyết định, được quyết định và đưa ra dựa trên các quyết định chính sách hay các quyết định hành chính;

1.2) Biến phụ thuộc, hay còn gọi là biến kết quả, cho thấy đầu ra của kế hoạch là kết quả của các quyết định trên.



2. Ba loại biến độc lập được sử dụng trong Mô hình

Dữ liệu cơ bản

Dữ liệu cơ bản là các biến độc lập khởi đầu cho công tác lập kế hoạch. Tất cả các dữ liệu cơ bản, đặc biệt là dữ liệu của năm gốc (là năm ngay trước năm kế hoạch đầu tiên), phải thống nhất với nhau. Trong Mô hình, dữ liệu cơ bản được nhập vào các ô màu VÀNG.

Trong quá trình nhập dữ liệu cơ bản, Mô hình sẽ cảnh báo lỗi logic bằng màu đỏ in đậm (ví dụ số nhập sẽ tự chuyển sang màu đỏ in đậm nếu bạn nhập một số nào đó khác số 0 ở ô số phòng học ở các trường Tiểu học xây mới khi mà không có trường Tiểu học nào được xây mới). Khi bạn nhập vào số liệu có vẻ không chính xác, Mô hình cũng sẽ cảnh báo thông qua các con số có màu nâu in đậm (ví dụ nhập số 100 phòng học ở mỗi trường Tiểu học xây mới, số 100 sẽ tự động chuyển sang màu nâu in đậm). Nếu dữ liệu không cân đối giữa số tổng (nam + nữ) và số nữ, dẫn đến tỷ lệ không phù hợp về giới thì Mô hình sẽ cảnh báo bằng các con số có màu xanh in đậm.

Như vậy, nếu thấy xuất hiện các số liệu có màu cảnh báo (đỏ, nâu hoặc xanh in đậm) thì phải kiểm tra lại dữ liệu để đảm bảo sự thống nhất. Trong hầu hết các trường hợp, có thể dễ dàng nhận ra những điểm không thống nhất bằng cách xem lại các đầu ra tương ứng (kết quả tính toán) hoặc các chỉ số được trình bày trong các bảng tóm tắt ở phần cuối Mô hình. Nếu có yếu tố bất thường thì cần phải xem lại dữ liệu cơ bản tương ứng và nhập lại số liệu cho chính xác.

Những cảnh báo tương tự (bằng các màu của chữ số) cũng được áp dụng cho các biến chỉ tiêu và giả định để giúp cho việc kiểm tra chéo.

Trong trường hợp bạn vẫn thấy dấu hiệu cảnh báo khi chắc chắn dữ liệu nhập vào là chính xác, thì bạn cứ để nguyên và Mô hình vẫn tiếp tục hoạt động dựa trên các số liệu bạn nhập vào.



Giả định: là các biến độc lập cho các năm kế hoạch và được nhập vào các ô màu XANH. Một số giả định có liên quan đến các định mức như lương, đơn giá xây dựng,… được quy định trong các văn bản của Nhà nước. Đối với các định mức/tiêu chuẩn chưa có quy định chính thức cho các năm trong kỳ kế hoạch, các giả định có thể được ước tính dựa trên dự báo và xu hướng thay đổi trong quá khứ, ví dụ dựa trên tốc độ tăng trung bình của các năm trước.

Chỉ tiêu: cũng là các biến độc lập, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Nhân dân tỉnh/huyện… quyết định. Các chỉ tiêu được nhập trực tiếp vào Mô hình, không phải do Mô hình tính toán ra.

Chỉ tiêu là sự lượng hoá các mục tiêu và chỉ tiêu được đặt ra ở các văn bản chính thức của Nhà nước, ví dụ Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 -2015 (bao gồm các mục tiêu của Chính phủ trong việc phát triển Giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Chỉ tiêu cũng có thể được tìm thấy ở các văn bản khác liên quan đến phát triển giáo dục như Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, Mức chất lượng cơ bản cho trường,… Trong Mô hình, các chỉ tiêu được nhập vào ô màu XANH.



3. Phương án Gốc

Phương án Gốc là kết quả của Mô hình sau khi đã nhập đầy đủ và chính xác các biến độc lập thực tế, bao gồm dữ liệu cơ bản, giả định và chỉ tiêu gốc. “Chỉ tiêu gốc” là các chỉ tiêu có giá trị mà (a) giống với số liệu của năm gốc, hoặc (b) được xác định dựa trên xu hướng thay đổi gần đây trong suốt kỳ kế hoạch. Sau khi tạo lập Phương án Gốc, nên lưu Mô hình lại bằng một tên gọi phù hợp.



4. Phương án Thay thế

Phương án Thay thế là kết quả của Mô hình sau khi đã nhập các chỉ tiêu khác với các chỉ tiêu của Phương án Gốc. Thông thường, các chỉ tiêu phát triển được thể hiện trong Phương án Thay thế. So với Phương án Gốc, trong các Phương án Thay thế, giá trị của chỉ tiêu có thể được đặt ra cao hơn nhằm phản ánh sự phát triển mà đòi hỏi có những nỗ lực cao hơn. Khi tạo ra một Phương án Thay thế, bạn nên lưu lại bằng một tên gọi khác.

Việc tạo ra các Phương án Thay thế khác nhau giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách (cấp phê duyệt) có nhiều sự lựa chọn hơn khi đưa ra các quyết định chính sách. Cả Phương án Gốc và Phương án Thay thế đều quan trọng trong việc xác định các nguồn lực cần thiết trong kỳ kế hoạch để xác định các chỉ tiêu phát triển và kể cả thay đổi các giả định (ví dụ, giả định tỉ lệ học sinh chuyển đến, chuyển đi cao hoặc thấp).

III. Các kỹ năng cơ bản để sử dụng Mô hình


Trước hết cần copy và lưu bản Mô hình trắng ở một góc riêng, không sử dụng đến bản này trong quá trình thực hành.

Phần dưới đây mô tả 5 kỹ năng khi sử dụng Mô hình.



1. Lưu lại các kết quả hoặc các thay đổi

1.1 Lưu Mô hình dưới một tên mới

  • Trước khi bắt đầu làm việc với Mô hình, bạn PHẢI LƯU MÔ HÌNH DƯỚI MỘT TÊN MỚI, nêu rõ tên tỉnh/huyện và phiên bản Mô hình (nên ghi ngày làm việc)

  • Không nên tiếp tục làm việc trên Mô hình nếu không thực hiện việc đổi tên

  • Trong khi đang làm việc với Mô hình, THƯỜNG XUYÊN LƯU FILEBACKUP (DỰ TRỮ) FILE ở thiết bị khác (thẻ nhớ, email, hay máy tính khác) để không bị mất những phần đã thực hiện nếu có sự cố như mất điện, máy tính hỏng,.. và LƯU MÔ HÌNH DƯỚI MỘT TÊN MỚI mỗi khi có những thay đổi lớn.


2. Tìm hiểu kỹ mô hình

2.1 Làm quen với cấu trúc và nội dung Mô hình

  • Xem toàn bộ Mô hình để có cái nhìn tổng quan về tất cả các cấp học

  • Nghiên cứu chi tiết từng tiểu mô hình để tìm hiểu nội dung, nơi nhập dữ liệu cơ bản, giả định và chỉ tiêu.

2.2 Đặt tên theo chuỗi ký tự bao gồm

  • Tên tỉnh/huyện

  • Ngày làm việc.

2.3 Liệt kê các mục tiêu và chỉ tiêu

  • Cần phải liệt kê tất cả các mục tiêu và chỉ tiêu được sử dụng trong Mô hình ở một tài liệu riêng (hoặc viết ra giấy)


3. Nhập dữ liệu cơ bản

  • Điền cẩn thận dữ liệu cơ bản vào các ô màu vàng

  • Mục đích chính của dữ liệu cơ bản là cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch và đồng thời theo dõi xu hướng biến động của các chỉ số trong quá khứ

  • Kiểm tra tính chính xác của dữ liệu cơ bản, cần đảm bảo dữ liệu của các năm cơ sở phải thống nhất với nhau

  • Trong hầu hết các trường hợp, kết quả tính toán của Mô hình trong những năm cơ sở có thể cho thấy những số liệu nào không chính xác hay không thống nhất. Trong trường hợp này, cần phải xem lại nguồn số liệu và kiểm tra số liệu.


4. Xác định các số liệu giả định và các chỉ số

4.1 Nhập các số liệu giả định

  • Điền các giả định phù hợp của địa phương vào Mô hình, ô màu xanh.

4.2 Nhập các chỉ tiêu

  • Phân tích thông tin từ dữ liệu cơ bản và các chính sách liên quan để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của địa phương

  • Nhập chỉ tiêu vào các bảng tương ứng của Mô hình

  • Trong Mô hình, chỉ tiêu được nhập vào các ô màu XANH.





2

Tiêu chí

07-08

08-09

'Ước 09-10

10-11

11-12

12-13

13-14

14-15

2.1

Tổng số lớp

1.911

1.859

1.900

1.983

2.026

2.122

2.182

2.238

 

- Trong đó: - Lớp công lập

1.887

1.826

1.860

1.725

1.753

1.766

1.860

1.954

 

- Lớp chuyên biệt

17

25

30

32

32

34

34

36

 

- Lớp của trường

dân tộc nội trú



0

0

0

2

5

5

5

5

 

- Tỷ lệ HS/lớp

32,0

31,9

31,1

31,0

31,0

30,0

30,0

30,0

 

- Tỷ lệ HS/lớp công lập

32,1

32,0

36,4

35,0

35,0

35,0

34,0

33,0




5. Kiểm tra tính thống nhất của dữ liệu cơ bản, chỉ tiêu và giả định

  • Mô hình chỉ ra những điểm không thống nhất bằng màu ĐỎ in đậm và những điểm đòi hỏi phải kiểm tra lại cẩn thận bằng màu NÂU in đậm

  • Nhìn vào kết quả dự báo trong năm kế hoạch đầu tiên của kỳ kế hoạch (cột H) và các dữ liệu cơ bản để xem dữ liệu cơ bản có thống nhất không

    • Nếu không, quay lại nguồn dữ liệu cơ bản, kiểm tra số liệu và nhập số liệu mới chính xác vào Mô hình

  • Tương tự, nhìn vào các kết quả dự báo kế hoạch của năm cuối cùng trong kỳ kế hoạch (cột L), phần tổng hợp tài chính, và các chỉ tiêu chính của giáo dục và đào tạo (ở đoạn cuối Mô hình) để kiểm tra xem các chỉ tiêu và giả định có thống nhất và hợp lý không

    • Nếu không, quay lại nguồn chỉ tiêu và giả định, kiểm tra và chỉnh sửa số liệu phù hợp

  • Trong nhiều trường hợp, các chỉ số về so sánh giới cũng có thể cho thấy các chỉ tiêu và giả định liên quan đến tiếp cận giáo dục và đào tạo có thống nhất và hợp lý hay không

  • Cần rà soát và kiểm tra tất cả các chỉ tiêu và giả định trong Mô hình trước khi sử dụng các kết quả.


XIN CHÚC MỪNG!

  • Bây giờ bạn đã hoàn thành Mô hình lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh/huyện mình, bằng cách sử dụng dữ liệu cơ bản, chỉ tiêu và giả định của chính địa phương bạn!

  • Bây giờ Mô hình mẫu đã trở thành “Mô hình VANPRO của một tỉnh/huyện cụ thể” và đã sẵn sàng phục vụ cho công tác lập kế hoạch của địa phương

  • Bạn có thể tạo ra các phương án khác nhau để thương thảo trong quá trình tìm các nguồn kinh phí: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các nhà tài trợ, v.v… Bạn có thể sử dụng Mô hình này để trao đổi kế hoạch với Uỷ ban Nhân dân tỉnh/huyện, Sở/Phòng Tài chính, Sở/Phòng Kế hoạch,…

  • Một lần nữa, đừng quên LƯU MÔ HÌNH bằng một tên phù hợp.


tải về 334.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương