BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam học viện hàng không việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 216.88 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích216.88 Kb.
#26441
1   2   3

Chương V
CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP


Điều 24. Khóa luận, tiểu luận tốt nghiệp, tích lũy TC tốt nghiệp

24.1. Hình thức học phần tốt nghiệp

Căn cứ CTĐT của ngành, hệ đào tạo, nguồn lực cụ thể của khoa/ bộ môn, SV năm cuối được hướng dẫn thực hiện 1 trong 3 hình thức:


  1. Khóa luận/Đồ án tốt nghiệp (KLTN);

  2. Tiểu luận tốt nghiệp (TLTN);

  3. Đăng ký học các học phần chuyên môn theo lịch công bố để tích lũy đủ số TC theo qui định của CTĐT.

24.2. Chấm điểm KLTN / TLTN:

a. Mỗi KLTN / TLTN phải do 2 giảng viên đảm nhiệm.

b. Danh sách giảng viên chấm do khoa/ bộ môn đề xuất, Giám đốc Học viện phê chuẩn.

c. Theo thang điểm chữ (quy định tại khoản c, Điều 10 của Quy chế này). Điểm đồ án/khóa luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.

d. Công bố kết quả chấm chậm nhất 3 tuần sau ngày nộp KLTN/TLTN.

24.3. SV làm KLTN/TLTN:

a. Phải tuân thủ theo các nội dung chi tiết do Phòng Đào tạo, Ban KT&ĐBCL phối hợp với khoa/bộ môn qui định.

b. Trong học kỳ cuối có thể đăng ký học đồng thời các học phần chuyên môn theo lịch công bố để tích lũy đủ số lượng TC theo yêu cầu của CTĐT (nhưng không quá 07 TC, hoặc 09 TC nếu đạt khá giỏi hoặc học vượt).

c. Nhận điểm F của KLTN / TLTN phải đăng ký làm lại hoặc đăng ký học thay thế các học phần chuyên môn theo lịch công bố để tích lũy đủ số lượng TC theo yêu cầu của CTĐT

Điều 25: Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp

Hằng năm, Học viện xét tốt nghiệp (TN) cho SV vào tháng Hai (2) và tháng Tám (8) (sau khi kết thúc các HK chính); SV được nhận Quyết định và Giấy chứng nhận TN vào tháng tiếp theo. SV nhận bằng TN tại Phòng Đào tạo vào tuần cuối tháng 3 và tháng 9. Lễ trao bằng TN được tổ chức vào tháng 4 và tháng 10.



    1. Điều kiện được xét tốt nghiệp (Áp dụng cho các sinh viên tuyển sinh từ năm 2013 trở đi)

  1. Cho đến thời điểm xét và công nhận tốt nghiệp không đang bị kỷ luật đình chỉ học tập hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;

  2. Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của CTĐT đăng ký xét TN;

  3. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

  4. Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh và hoàn thành các học phần giáo dục thể chất.

  5. Đạt mức chuẩn đầu ra bắt buộc của CTĐT đăng ký xét TN;

  6. Hoàn tất học phí.

  7. Có đơn gửi phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học.

    1. SV tốt nghiệp khác tiến độ: phải nộp đơn xin xét công nhận TN có xác nhận của CVHT cho khoa/ bộ môn quản lý.

    2. Hội đồng xét TN:

  1. Khoa quản lý ngành đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức xét TN đúng thời hạn, đúng đối tượng;

  2. Phòng Đào tạo và Phòng Công tác SV chịu trách nhiệmgiám sát, thẩm định và trình Giám đốc Học viện quyết định công nhận TN cho SV.

    1. Nhận văn bằng TN:

  1. Sinh viên TN được nhận bản chính bằng tốt nghiệp, bảng điểm toàn khóa và các chứng chỉ liên quan của cá nhân.

  2. Bằng TN chỉ cấp một (01) lần. Trường hợp bằng bị mất hoặc bị hỏng, SV có thể nộp đơn cho Phòng Đào tạo để xin cấp Bản sao bằng tốt nghiệp.

  3. SV phải nộp chi phí bản sao theo qui định của Học viện.

Điều 26: Xếp loại tốt nghiệp

26.1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo và được xếp hạng TN căn cứ vào ĐTBTL theo các mức sau:



  • Loại Xuất sắc: ĐTBCTL từ 3,60 đến 4.00

  • Loại Giỏi: từ 3,20 đến 3,59

  • Loại Khá: từ 2,50 đến 3,19

  • Loại Trung bình: từ 2,00 đến 2,49

26.2. Loại tốt nghiệp “Xuất sắc” và “Giỏi” sẽ bị giảm đi một mức nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  1. Thời gian học chính thức CTĐT vượt quá thời gian qui định.

  2. Số tín chỉ các học phần bị điểm F vượt quá 5% tổng số TC của CTĐT.

  3. Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Điều 27: Học để tốt nghiệp bằng thứ 2

27.1. Học đồng thời với chương trình bằng thứ nhất

27.1.1. SV có nhu cầu và được đăng ký học thêm CTĐT thứ hai nếu thỏa mãn các điều kiện sau:


  1. CTĐT thứ hai phải khác CTĐT thứ nhất;

  2. Đã học xong học kỳ thứ nhất của CTĐT thứ nhất và không bị xếp hạng học lực yếu.

27.1.2. SV học thêm CTĐT thứ hai nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,0 ở một CTĐT phải dừng học CTĐT thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

27.1.3. Thời gian tối đa được phép học đồng thời hai chương trình là Nmax qui định cho chương trình thứ nhất.

27.1.4. Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm những học phần có cùng mã số đã tích lũy trong chương trình thứ nhất.

27.1.5. SV chỉ được xét tốt nghiệp CTĐT thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình thứ nhất và điều kiện được xét TN CTĐT thứ hai tương tự như SV cùng khóa nhập học theo ngành này.

27.2. Đăng ký tuyển sinh học bằng thứ 2

Học viện có thể tuyển sinh dành cho thí sinh đã có bằng TN đại học chính quy có nhu cầu học để lấy bằng thứ 2 chính quy và thỏa mãn các điều kiện theo thông báo tuyển sinh.

a. Sinh viên TN đại học chính quy tại Học viện Hàng không Việt Nam được ưu tiên xét tuyển, không phải thi tuyển.

b. Lớp học có thể tổ chức ngoài giờ (buổi tối) nếu có đủ số lượng SV, trong trường hợp ngược lại SV phải đăng ký vào các lớp học chính qui (ban ngày).

Chương VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC


Điều 28: Học bổng

28.1. Học bổng hàng năm dành cho SV chính quy gồm các loại:



  • Học bổng khuyến khích học tập (HBKK);

  • Học bổng chính sách (HBCS);

  • Học bổng tài trợ do các tổ chức và cá nhân trao theo những điều kiện và quy trình riêng.

28.2. Việc thực hiện chế độ học bổng:

Phòng CTSV chịu trách nhiệm tổ chức xét HBKK và HBCS cho SV đúng thời hạn, căn cứ theo các thông tư, quy định hiện hành của bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện HKVN; Ngoài ra:

a. HBKK chỉ được cấp cho SV chính quy đang trong thời gian KHĐT của CTĐT;

b. SV có thời gian tạm dừng, kéo dài và học lấy bằng thứ hai không được xét cấp;

c. Tại thời điểm xét HBKK, SV tích lũy được 90% tổng số TC theo KHĐT của CTĐT.

Điều 29: Học phí

29.1. Học phí (HP) của học phần: được công báo vào đầu mỗi học kỳ tại cổng thông tin điện tử của Học viện và trong bản chính kết quả đăng ký học phần của SV. SV có trách nhiệm nộp HP theo thông báo của phòng Tài chính.

29.2. SV được xét miễn hoặc giảm học phí theo chính sách nhà nước phải nộp hồ sơ xin miễn giảm cho phòng CTSV đúng hạn định. Phòng CTSV phối hợp với các bộ phận chức năng hoàn tất thủ tục đảm bảo quyền lợi đúng cho SV.

29.3. Trường hợp có khó khăn đột xuất, chính đáng, SV có thể làm hồ sơ xin hoãn đóng HP một (01) học kỳ chính tại phòng CTSV (03 ngày làm việc trước khi hết hạn nộp HP của học kỳ). SV phải đóng phần HP thiếu này trong học kỳ chính kế tiếp cùng với HP của kỳ đó. Không giải quyết hoãn đóng HP trong hai (02) học kỳ chính liên tiếp. Không hoãn/miễn/giảm học phí đối với các học kỳ khác.

29.4. SV không hoàn tất nghĩa vụ học phí khi kết thúc học kỳ (trừ SV đã có quyết định hoãn) được đưa vào danh sách tạm dừng học tập 01 học kỳ kế tiếp. Để được thu nhận lại bắt buộc phải có giấy xác nhận không còn nợ học phí.

Điều 30: Khám sức khỏe và Bảo hiểm y tế

Phòng CTSV có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ SV trong Học viện hoàn tất thủ tục bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo qui định hiện hành của các cơ quan chức năng.

30.1. Để đảm bảo quyền lợi và điều kiện học tập của SV, Học viện yêu cầu tất cả SV đều phải có thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập trong Học viện, cơ sở thực tập có quyền yêu cầu SV xuất trình thẻ Bảo hiểm khi nhận SV vào làm thí nghiệm, thực tập.

30.2. Sinh viên có nghĩa vụ tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo thông báo, hướng dẫn của phòng CTSV.

Phòng CTSV đề xuất hình thức kỷ luật cụ thể các trường hợp vi phạm, mức cao nhất là tạm dừng học tập một (01) học kỳ chính.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 31: Quy chế này áp dụng cho sinh viên trong quá trình theo học các CTĐT đại học và cao đẳng tại Học viện Hàng Không Việt Nam từ học kỳ 2 năm học 2012-2013.

Điều 32: Các văn bản quy định về học vụ do Học viện quy định trước đây trái với quy chế này đều không còn hiệu lực. Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của qui chế do Giám đốc Học viện quyết định theo đề nghị của Hội đồng học vụ.
GIÁM ĐỐC
PHỤ LỤC

Liên thông, công nhận giữa các loại hình đào tạo và

một số quy trình kiểm soát đầu ra trong đào tạo
Yêu cầu kiểm soát các đầu ra để công nhận tốt nghiệp
1. Liên thông, công nhận giữa các loại hình đào tạo tại Học viện


  1. Sinh viên chính qui chỉ được tham gia học thêm, học tích lũy (thay thế, tương đương) trong phạm vi các lớp – học phần mở cho hệ chính qui (căn cứ theo mã số môn học).

  2. Sinh viên vừa làm vừa học được tham gia học và tích lũy tại tất cả các lớp – học phần có cùng hình thức đào tạo, cùng bậc học tổ chức tại trường; đồng thời được phép tham gia học thêm, tích lũy (chuyển đổi thay thế, tương đương) trong các lớp chính qui cùng bậc học.

2. Yêu cầu về các học phần – chứng chỉ cơ bản trong CTGD

    1. Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và chứng chỉ giáo dục thể chất là bắt buộc để tốt nghiệp bằng thứ nhất bậc đại học và cao đẳng chính qui, nhưng không bắt buộc với các hệ đào tạo khác.

    2. Học phần tiếng Anh cơ bản là bắt buộc trong các chương trình GD bậc đại học - cao đẳng tại Học viện HKVN.

    3. Chuẩn về tiếng Anh đối với các loại hình đào tạo tại Học viện từ khóa tuyển sinh năm 2013: Tất cả các chương trình giáo dục bậc đại học, cao đẳng yêu cầu sinh viên đạt điểm chứng chỉ quốc tế TOEIC (của ETS) hoặc tương đương theo bảng qui đổi của Bộ GDĐT, cụ thể như sau:

  1. Đối với bậc đại học:

a.1. Chuẩn đầu ra

- Hệ chính quy:



    • Ngành QTKD: TOEIC-500 hoặc tương đương

    • Ngành QLHĐB: TOEIC-550 hoặc tương đương.

    • Ngành CNĐTVT: TOEIC-450 hoặc tương đương

  • Hệ không chính quy (VLVH): TOEIC-400, hoặc công nhận của Học viện nếu tham gia và đạt số điểm tối thiểu 400 trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ.

a.2. Mức kiểm soát trình độ trong quá trình học ở bậc đại học:

    • Đạt tối thiểu TOEIC-250 (hoặc tương đương, hoặc công nhận của Học viện trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ) sau hai năm học tại Học viện; Nếu chưa đạt sẽ được cho tạm dừng để học ngoại ngữ. Hội đồng học vụ xem xét và quy định các cứu xét đặc cách, mức gia hạn... áp dụng riêng cho một số khóa học, một số CTGD cụ thể.

    • Điều kiện tiên quyết để được đăng ký học phần tốt nghiệp đối với SV chính qui là phải đạt tối thiểu TOEIC-450 (hoặc tương đương, hoặc công nhận của Học viện trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ) đối với ngành QTKD & QLHĐB, TOEIC-350 (hoặc tương đương, hoặc công nhận của Học viện trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ) đối với ngành CNĐTVTHK

  1. Đối với bậc cao đẳng:

b.1. Chuẩn đầu ra

    • Ngành QTKD: TOEIC-400 hoặc tương đương

    • Ngành CNĐTVTHK: TOEIC-350 hoặc tương đương

b.2. Mức kiểm soát trình độ trong quá trình học ở bậc cao đẳng:

    • Đạt tối thiểu TOEIC-250 (hoặc tương đương, hoặc công nhận của Học viện trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ) để được học tiếp năm ba;

    • Điều kiện tiên quyết để được đăng ký học phần tốt nghiệp là phải đạt tối thiểu TOEIC-300 (hoặc tương đương, hoặc công nhận của Học viện trong kỳ kiểm tra theo hình thức TOEIC do Học viện tổ chức nội bộ).


TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO

MỤC LỤC






- -


tải về 216.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương