Quy chế ĐÀo tạo theo hệ thống tín chỉ (Trích)



tải về 67.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích67.22 Kb.
#2340
QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (Trích)

(Gồm 5 chương, 28 điều)

Áp dụng cho bậc Đại học, Cao đẳng bao gồm các hệ

chính quy, vừa làm vừa học và liên thông
1-Thời gian của khóa đào tạo

a.Thời gian kế hoạch: Thời gian kế hoạch của một khóa đào tạo là thời gian cần thiết cho những sinh viên bình thường hoàn thành chương trình học tập của mình để được cấp bằng tốt nghiệp.

b. Thời gian tối đa và tối thiểu:

Bảng 1

Hệ đào tạo

Thời gian kế hoạch

Thời gian tối đa

Thời gian tối thiểu

Số năm

Số h. kỳ

Số năm

Số h.kỳ

Số năm

Số h.kỳ

ĐH Chính quy,

ĐH vừa làm vừa học



4

12

6

18

3

9

ĐH liên thông 3 năm

3

9

5

15

2

6

ĐH liên thông 1,5 năm

1,5

5

3

9

1

3

CĐ chính quy

3

9

5

15

2

6

CĐ liên thông 1,5 năm

1,5

5

3

9

1

3

c.Chỉ khi sinh viên đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục nhập học, nộp học phí và các khoản thu khác (nếu có) theo qui định của nhà trường, mới được công nhận là sinh viên chính thức của trường và được cấp thẻ sinh viên.



2. Đăng ký khối lượng học tập.

a. Do điều kiện học tập của hệ hệ liên thông có những điểm khác với các hệ khác, nhà trường sẽ áp cứng chương trình đào tạo cho mỗi học kỳ.

b. Lớp học phần có chung số tín chỉ và nội dung học phần thì tất cả các sinh viên được phép đăng ký học không phân biệt Đại học hoặc Cao đẳng.

c.Những học phần sinh viên đã đăng ký và đã đóng học phí mà không học thì được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F học phần đó.

d.Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn cho rút bớt học phần thì phải nhận điểm N* (Nợ) học phần đó, muốn đăng ký học lại học phần này sinh viên phải đóng học phí cho cả lần đăng ký trước.

e.Trong quá trình học nhà trường không chấp thuận cho rút bớt các học phần.



3. Đăng ký học lại

1.Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại từ đầu học phần đó cùng với các khóa khác ở một trong các học kỳ tiếp theo hoặc các lớp học phần đuợc mở thường xuyên cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D (Sinh viên phải thường xuyên theo dõi kế hoạch mở lớp học phần do phòng đào tạo ban hành để đăng ký).

2.Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc được đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

3.Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 của điều này, sinh viên có học phần đạt điểm D được phép đăng ký học cải thiện điểm với điều kiện phải hủy điểm cũ thì mới được đăng ký học cải thiện điểm và chỉ khi có lớp học phần được mở thì mới được hủy điểm cũ. Để hủy điểm cũ, sinh viên phải làm đơn gửi khoa chủ quản học phần để tổng hợp và chuyển phòng Đào tạo giải quyết (đối với các học phần tự chọn sinh viên có thể đăng ký chuyển sang các học phần tự chọn tương đương và chỉ chọn trong khối ngành tương đương).

Ví dụ: Nếu bị điểm F hoặc D ở lĩnh vực nhân văn nghệ thuật, muốn đổi sang học phần tự chọn khác cũng chỉ được chọn trong lĩnh vực nhân văn nghệ thuật và số tín chỉ phải tương đương.
4. Nghỉ ốm và Nghỉ học tạm thời

4.1.Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép Trưởng khoa (đối với cơ sở 2 là Trưởng Cơ sở 2) trong vòng 1 tuần kể từ ngày bị ốm, kèm với giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Nếu tỷ lệ nghỉ ốm vượt quá 20% thì việc cho thi hay không cho thi do giảng viên phụ trách học phần quyết định.

4.2.Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

- Được động viên vào các lực lượng vũ trang;

- Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

- Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình tích luỹ không dưới 2,0 . Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại Điều 6 của Quy chế này.

Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới.

5. Cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học

Sau học kì 2 mỗi năm học, sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập nếu ĐTBC học kì 1 và học kì 2 đạt dưới 0,8 đối với năm học đầu; đạt dưới 1,0 đối với các học kì tiếp theo hoặc trong hai học kì liên tiếp đạt dưới 1,1;



6. Buộc thôi học:

Sau mỗi năm học, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Tự ý bỏ học 3 học kỳ liên tiếp;

- Có điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba, dưới 1,8 đối với sinh viên năm cuối khoá.

- Vượt quá thời gian được phép học tại trường như qui định tại điều 4 của Qui chế này.

- Bị kỷ luật lần thứ 2 vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ trong tất cả các kỳ thi.

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có Quyết định buộc thôi học, nhà trường thông báo về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

Những sinh viên bị buộc thôi học, thì tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm, nếu có nhu cầu học chương trình trung cấp sẽ được xem xét cho học và được bảo lưu các học phần đã đạt điểm C trở lên.



7. Đánh giá kết quả học tập theo học phần

Điểm đánh giá đối với học phần lý thuyết bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên (hoặc tiểu luận), điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá bài tập lớn, điểm chuyên cần, điểm thi giữa kỳ và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng số không dưới 50%.



7.1.Thi giữa học phần

  • Giữa học phần chỉ thi một lần.

  • Sinh viên thi giữa học phần không đạt vẫn tiếp tục học cho đến khi thi kết thúc học phần. Trước khi thi kết thúc học phần, những sinh viên có thái độ học tập tốt, chuyên cần sẽ được giáo viên giảng dạy học phần đó quyết định việc cho thi hay cấm thi.Nếu bỏ thi giữa kỳ (không lí do) thì nhận điểm 0 và bị cấm thi. Các trường hợp bỏ thi có lí do chính đáng thì giảng viên chủ động tổ chức cho thi trước khi thi kết thúc học phần.

    1. Thi kết thúc học phần

  • Sinh viên có điểm tiểu luận ≥ 4 (thang điểm 10) và có điểm thi giữa kỳ thì mới được thi kết thúc học phần. Thi kết thúc học phần chỉ được thi 1 lần. Những sinh viên không đạt và những sinh viên không được dự thi kết thúc học phần thì phải học lại từ đầu học phần đó cùng với các lớp khoá sau hoặc các lớp học phần được mở thường xuyên. Hệ vừa làm vừa học, hệ liên thông được phép đăng ký học lại chung với các lớp chính quy cùng bậc và ngược lại nhưng số tín chỉ của học phần đó phải giống nhau. Trường hợp có 1 số học phần ở bậc đại học và cao đẳng có nội dung và số tín chỉ giống nhau thì giữa các bậc được học chung với nhau trong 1 lớp học phần.

  • Để tạo điều kiện cho những sinh viên tại các cơ sở học cải thiện hoặc học lại có thể mở lớp học phần với sĩ số tối thiểu là 15 sinh viên nhưng chỉ trong trường hợp học kì đó và học kì tiếp theo không có lớp học phần này. Các đơn vị đào tạo của cơ sở thông báo để sinh viên đăng kí, khi đủ sĩ số thì đề nghị phòng Đào tạo cho mở lớp học phần. Tuy nhiên việc xin mở lớp học phần loại này phải có lí do chính đáng. Những trường hợp đặc biệt do không mở được lớp học phần thì xin ý kiến Hiệu trưởng để giải quyết từng trường hợp cụ thể.

  • Về hình thức thi: Nhà trường khuyến khích phương pháp thi trắc nghiệm khách quan. Giảng viên phải phổ biến hình thức thi cho sinh viên biết ngay từ buổi học đầu tiên.

  • Những sinh viên làm lại tiểu luận được công nhận kết quả mới.

  • Nếu điểm thi kết thúc học phần < 4 thì điểm tổng kết học phần lấy bằng điểm thi kết thúc học phần.

8. Làm tiểu luận, bài tập lớn

  • Sinh viên hoặc nhóm sinh viên được nhận đề tài làm tiểu luận từ khi bắt đầu vào học học phần để có điều kiện nghiên cứu, tham khảo tài liệu, hoàn thành tiểu luận.

  • Mỗi học phần phải có sẵn các đề tài, để mỗi nhóm từ 3 đến 10 sinh viên chọn một đề tài (Tuỳ theo từng học phần mà đề tài có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân).

  • Mỗi buổi lên lớp học phần đó, giảng viên giành ít thời gian để kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn các nhóm, cá nhân thực hiện đề tài.

  • Đề tài được phân ra từng phần (tối thiểu 2 phần). Giáo viên qui định thời gian hoàn thành và chấm từng phần đề tài. Điểm chung của đề tài là điểm trung bình cộng của từng phần đề tài.

  • Phần nào của đề tài chưa đạt sinh viên phải làm lại phần đó. Nếu làm lại vẫn không đạt thì sinh viên chỉ phải làm lại lần thứ hai những phần chưa đạt và nộp tiểu luận hoàn chỉnh. Nếu điểm tiểu luận <4 thì học phần đó không đạt và phải học lại từ đầu.

  • Đối với bài tập lớn quy trình thực hiện áp dụng theo quy trình làm tiểu luận.

  • Đối với học phần thực hành: giữa học phần phải có bài tập tổng hợp các kỹ năng đã học, kết thúc học phần phải có bài tập tổng hợp đánh giá toàn bộ kỹ năng được học.

  • Giảng viên phải thông báo kết quả chấm tiểu luận hoặc bài tập lớn sau 10 ngày kể từ ngày sinh viên nộp tiểu luận và phải trước khi thi kết thúc học phần 1 tuần.

9. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

  • Cuối mỗi học kỳ, Nhà trường tổ chức kỳ thi kết thúc học phần. Sinh viên không đạt phải đăng kí học lại học phần đó.

  • Những học phần nào kết thúc sớm thì được tổ chức thi sớm.

  1. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi và phải nhận điểm 0. Trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng sẽ được xem xét cho thi cùng với khóa sau nhưng không phải học lại. Sinh viên phải nộp đơn nêu rõ lý do cho giáo viên bộ môn để trình Trưởng đơn vị đào tạo xem xét quyết định sau đó chuyển về phòng Đào tạo làm thủ tục. Thời gian nộp đơn không quá 10 ngày kể từ sau khi bỏ thi. Sinh viên phải chủ động liên hệ với đơn vị đào tạo để đăng ký dự thi với khóa sau.

  2. Sinh viên được quyền làm đơn (nộp tại khoa) xin phúc khảo về điểm thi kết thúc học phần. Thời gian xin phúc khảo không quá 1 tuần kể từ ngày công bố kết quả thi kết thúc học phần. Việc tổ chức chấm phúc khảo do khoa chủ quản học phần quyết định, duyệt vào đơn của sinh viên. Kết quả chấm phúc khảo phải chuyển về phòng Đào tạo để điều chỉnh điểm (kèm theo đơn, bài thi, bảng điểm). Thời hạn chấm phúc khảo không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Điều 21. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

  1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

  2. Điểm học phần là trung bình cộng của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

    1. Loại đạt gồm:

A (8,5 – 10) : Giỏi B (7,0 – 8,4) : Khá

C (5,5 – 6,9) : Trung bình D (4,0 – 5,4) : Trung bình yếu



    1. Loại không đạt: F ( dưới 4,0) : Kém

    2. Cảnh báo:

  • Sinh viên bị nhiều điểm D trong mỗi học kỳ và từng năm học hãy thận trọng vì rất khó vượt qua mỗi năm xét học tiếp hoặc xét tốt nghiệp do điểm trung bình tích lũy dưới mức điểm C.

  • Những sinh viên xin học cải thiện điểm phải cẩn trọng trước khi quyết định vì phải hủy điểm cũ và chấp nhận điểm mới nhưng đôi khi điểm mới không bằng điểm cũ.


Chương IV

XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 23. Thực tập cuối khóa, khoá luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung

  1. Thực tập cuối khoá: Sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ ở các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành mới được đi thực tập cuối khóa, trường hợp đặc biệt tuỳ theo mỗi chương trình đào tạo có thể đi thực tập sớm nhưng phải đảm bảo học được tối thiểu 85% chương trình. Học phần thực tập cuối khóa của hệ đại học và hệ cao đẳng đều có khối lượng 5 tín chỉ và được thực hiện với thời gian 2 tháng.

  2. Khoá luận tốt nghiệp (bao gồm đồ án tốt nghiệp dành cho khối công nghệ, luận văn tốt nghiệp dành cho khối kinh tế):

  • Sinh viên được làm khoá luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích lũy từ khá trở lên. Khóa luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng 7 tín chỉ đối với hệ đại học và 5 tín chỉ đối hệ cao đẳng.

  • Thời gian sinh viên được làm khoá luận tốt nghiệp cùng lúc với thời gian thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên sau khi kết thúc thực tập, nếu điểm thực tập < 3 (tính theo thang điểm 4) thì sinh viên không được tiếp tục làm khóa luận tốt nghiệp mà phải học bổ sung.

  1. Học bổ sung:

  • Những sinh viên không đủ điều kiện để làm khóa luận tốt nghiệp được đăng ký học bổ sung một số học phần có khối lượng 7 tín chỉ đối với hệ đại học và 5 tín chỉ đối với hệ cao đẳng (tương đương với khối lượng của khóa luận).

  • Trường hợp sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp nhưng có nguyện vọng học bổ sung, nhà trường chấp thuận cho học bổ sung mà không làm khóa luận tốt nghiệp và chỉ được chọn một trong hai hình thức trên.

  • Việc mở các lớp học phần học bổ sung để xét tốt nghiệp sẽ được tổ chức mỗi năm 3 lần vào đầu của mỗi học kỳ.

  1. Thời điểm để xét làm khoá luận tốt nghiệp:

  • Đối với hệ chính qui, hệ vừa làm vừa học: khi sinh viên tích luỹ đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo (không tính 12 tín chỉ đối với Đại học và 10 tín chỉ đối với Cao đẳng phần dành cho Thực tập tốt nghiệp và Khoá luận tốt nghiệp) thì sẽ được xét làm khoá luận tốt nghiệp.

  • Đối với hệ liên thông: khi sinh viên tích luỹ đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo (không tính 7 tín chỉ đối với Đại học và 5 tín chỉ đối với Cao đẳng phần dành cho Khoá luận tốt nghiệp) thì sẽ được xét làm khoá luận tốt nghiệp.

  1. Sinh viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung.

Điều 24. Chấm khoá luận tốt nghiệp

  • Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm khoá luận tốt nghiệp. Việc chấm khoá luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhận.

  • Điểm khóa luận tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ theo qui định tại các mục a và b khoản 2 Điều 21 của Quy chế này. Kết quả chấm khóa luận tốt nghiệp được công bố chậm nhất là 3 tuần, kể từ ngày nộp khoá luận tốt nghiệp.

  • Điểm khóa luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khóa học.

  • Sinh viên có khóa luận tốt nghiệp bị nhận điểm F phải đăng ký học bổ sung với khoá sau.

Điều 25. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

  1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

  • Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

  • Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;

  • Điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học đạt từ 2,00 trở lên;

  • Có các Chứng chỉ GD quốc phòng và GD thể chất (đối với chương trình đại học liên thông, cao đẳng liên thông và đại học vừa làm vừa học được miễn);

  • Có chứng chỉ ngoại ngữ: Đại học chứng chỉ C anh văn, cao đẳng chứng chỉ B anh văn. Đại học vừa làm vừa học chứng chỉ B anh văn;

  • Có chứng chỉ tin học: Đại học, Cao đẳng chứng chỉ B;

  • Sinh viên đã đủ điều kiện xét tốt nghiệp phải làm đơn nộp về khoa chuyên ngành, khoa lập danh sách và làm các thủ tục để trình hội đồng xét tốt nghiệp (hệ vừa làm vừa học thì gởi về khoa vừa làm vừa học; sinh viên đại học các cơ sở thì nộp đơn về khoa quản lý đại học và sau đại học để lập danh sách gởi về khoa chuyên ngành hoặc khoa vừa làm vừa học để làm thủ tục trình hội đồng xét tốt nghiệp).

  1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ đơn xin xét tốt nghiệp, hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, Trưởng phòng đào tạo làm thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng TTGD&QLHSSV.

  1. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Điều 27: Xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

  • Trong khi kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, chuẩn bị đồ án, khoá luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.

  • Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ 2.

  • Trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy.

Điều 28. Điều khoản thi hành

Qui chế này được áp dụng cho bậc đại học (cấp đại học và cấp cao đẳng) của Trường Đại học Công Nghiệp TpHCM. Việc điều chỉnh bổ sung các điều khoản của qui chế này do Hiệu trưởng quyết định.


* Đây là những điều quan trọng nhất cho mỗi sinh viên liên thông cần phải nắm được, còn các điều khoản khác các em có thể tìm hiểu thêm ở trên mạng của Nhà trường mục:QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ”

(Gồm 5 chương, 28 điều)

Áp dụng cho bậc Đại học, Cao đẳng bao gồm các hệ

chính quy, vừa làm vừa học và liên thông



(Website : www.hui.edu.vn)
Каталог: Resource -> Upload -> file
file -> PHÒngtổ chức cán bộ & qlsv cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BẢng xếp hệ SỐ LƯƠng theo nghị ĐỊnh 204/2004/NĐ-cp ngàY 24/12/2004
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 54/2005/NĐ-cp ngàY 19 tháng 4 NĂM 2005 VỀ chế ĐỘ thôi việC, chế ĐỘ BỒi thưỜng chi phí ĐÀo tạO ĐỐi với cán bộ, CÔng chứC
file -> Ubnd thành phố HÀ NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam học viện hàng không việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
file -> Khoa du lịch và việt nam họC ĐỀ CƯƠng ôn thi

tải về 67.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương