An Giang, ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 3.49 Mb.
trang5/40
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.49 Mb.
#27616
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40

V. Lĩnh vỰc Công nghiệp

1. Thủ tục đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính hoặc thông báo cho người thực hiện thủ tục hành chính về việc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết sớm hơn hoặc đúng thời gian quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy xác nhận phải có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại (theo mẫu Phụ lục 16 kèm Thông tư số 60/2014/TT-BCT).

2) Bản sao Hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký sản xuất rượu thủ công và doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.



    • Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

    • Cá nhân.

    • Tổ chức.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại (mẫu Phụ lục 16 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BTC).

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu do mình sản xuất.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

    • Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Phụ lục 16

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014

của Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________

............., ngày...... tháng....... năm............

GIẤY ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG ĐỂ BÁN CHO

DOANH NGHIỆP CÓ GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU ĐỂ CHẾ BIẾN LẠI
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường)…. (1)

thuộc Quận (Huyện)… Tỉnh (Thành phố)...…(2)

Điện thoại (nếu có):

Địa điểm sản xuất.....................................................................................

Hợp đồng mua bán với cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh số… ngày… tháng… năm…

Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường) ………(1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công các loại:…………………………………………(3)

Quy mô sản xuất..............................................................................(4)

Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

Chủ thể sản xuất

(ký tên)
Chú thích:



(1) : Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cơ sở đăng ký sản xuất

(2): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký.

(3): Ghi cụ thể chủng loại rượu (rượu trắng,...).

(4): Ghi quy mô sản xuất (lít/năm).

VI. Lĩnh vực Đất đai



1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi có đất tranh chấp để hoà giải theo quy định pháp luật.

    • Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có biên nhận nhận đơn và gửi cho bên tranh chấp, bên bị tranh chấp biết.

    • Bước 3: Xử lý hồ sơ:

Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với các bên tranh chấp để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp.

Sau khi cán bộ hòa giải nghiên cứu, xác minh hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho các bên tranh chấp biết, đồng thời xác định ngày, giờ mời các bên tranh chấp đến để tiến hành hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phải lập biên bản. Biên bản gồm có các nội dung:


  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải.

  • Thành phần tham dự hòa giải.

  • Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp; kết quả thu thập thông tin.

  • Ý kiến của cán bộ hòa giải nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện, thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của các bên.

  • Ý kiến của các bên tranh chấp.

  • Ý kiến của người chủ trì buổi hòa giải.

  • Chữ ký của các thành viên tham gia hòa giải và các bên tranh chấp; ngoài chữ ký, các bên tranh chấp phải tự viết họ tên và điểm chỉ (hai ngón trỏ).

Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có Thông báo kết quả hòa giải, biên bản hòa giải chuyển cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người thực hiện thủ tục hành chính.

    • Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

2) Bản sao chụp sổ hộ khẩu của người thực hiện thủ tục hành chính.

3) Các chứng cứ (nếu có) về tranh chấp.


    • Số lượng hồ sơ: 01(bộ).

  • Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

    • Cá nhân.

    • Tổ chức.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

    • Biên bản hòa giải.

    • Thông báo hòa giải không thành (Nếu hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt ba lần nhưng không có lý do chính đáng, việc hòa giải không thể thực hiện được).

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    • Người yêu cầu hòa giải phải xuất trình sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân cho cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ.

    • Đơn tranh chấp đất đai phải thể hiện nội dung tranh chấp: diện tích, vị trí đất tranh chấp; quá trình sử dụng đất; các tài liệu đính kèm nhằm chứng minh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất như địa bộ, bằng khoán, giấy tờ chuyển nhượng đất đai, biên lai nộp thuế.

    • Đơn tranh chấp phải ghi rõ ngày, tháng, năm tranh chấp; tên, địa chỉ của người tranh chấp; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị tranh chấp; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu giải quyết của người tranh chấp.

    • Đơn tranh chấp phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.

    • Các tài liệu đính kèm phải được đối chiếu bản chính và cán bộ tiếp nhận đơn ký xác nhận là "đã xem bản chính", trường hợp không có bản chính thì các bản sao phải có công chứng.

    • Trường hợp nhiều người tranh chấp đất đai với một người thì yêu cầu cử đại diện ủy quyền. Văn bản ủy quyền có thể nộp sau khi cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh mời đến làm việc.

    • Trường hợp một người tranh chấp với nhiều người thì mỗi một tranh chấp phải làm đơn riêng.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Luật Đất đai năm 2013.

    • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

VII. Lĩnh vực Môi trường

1. Thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung (theo mẫu).

2) Một (01) bản đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có).



    • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

    • Cá nhân.

    • Tổ chức.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo chấp thuận.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

    • Mẫu bìa và trang phụ bìa của Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với dự án đầu từ (mẫu Phụ lục 5.1 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).

    • Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với dư án đầu tư (mẫu phụ lục 5.2. ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong các trường hợp sau đây và được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

    • Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

    • Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.

    • Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

    • Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC 5.1

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(Tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án)

(Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án)

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)





CƠ QUAN

CHỦ DỰ ÁN (*)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN
LẬP BẢN CAM KẾT (*)

Tháng… năm 20…


ên, đóng dấu)

(nếu có)


(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi h


Ghi chú:

(1) Tên Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa

PHỤ LỤC 5.2

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––



(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...
Kính gửi : (1)

Chúng tôi là: (2)

Địa chỉ:

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:



I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.4. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án:

1.5. Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.



1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với dự án, phương án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần I Phụ lục này, cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.

II. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.



2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.



III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.



Yêu cầu:

- Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;

- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.



Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.




Chủ dự án

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)




Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; (2) Tên tổ chức, cá nhân chủ dự án.



VIII. Lĩnh vực Việc làm

1. Thủ tục xác nhận đơn xin việc



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn xin việc.

2) Tờ cam kết của cha, mẹ nếu người xin việc chưa đủ 18 tuổi.



    • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả Đơn xin việc đã có xác nhận cho cá nhân. Trong trường hợp không xác nhận thì phải trả lời bằng văn bản cho cá nhân.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào đơn xin việc.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:

    • Cư trú hoặc thường trú tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đang xin việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngoài tỉnh hoặc các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang.

    • Người xin việc phải đủ 15 tuổi trở lên.

    • Có cam kết của cha mẹ về việc đồng ý cho con lao động đối với trường hợp người xin việc chưa đủ 18 tuổi.

    • Có mang theo sổ hộ khẩu (hoặc giấy tạm trú), giấy chứng minh nhân dân để xuất trình cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả khi nộp hồ sơ.

    • Ủy ban nhân dân cấp xã không thực hiện thủ tục này trong trường hợp cá nhân đang xin việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13.

    • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

IX. Lĩnh vỰc DẠy nghỀ

1. Thủ tục xác nhận đơn đăng ký học nghề



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, ghi cụ thể người có đơn đăng ký học nghề thuộc đối tượng nào theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

    • Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.



  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn học nghề có xác nhận tình trạng của đối tượng (theo mẫu).

    • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào đơn.

  • Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký học nghề (mẫu đơn ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 30/2012/TTLT- TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012)

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng học nghề là lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác; hộ cận nghèo; lao động nông thôn khác chưa qua đào tạo nghề, chưa có việc làm.



  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

+ Thông tư liên tịch số: 30/2012/TTLT-TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên bộ: Lao động – TBXH, Nông nghiệp &PTNT, Nội vụ, Tài chính, Thông tin truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.



MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 30 /2012/TTLT- TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT ngày 12/ 12 /2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên: ...................................................................................... : Nam, :Nữ

Sinh ngày.........tháng ..........năm ............ Dân tộc: .....................Tôn giáo:.......................

Số CMTND: ....................................Nơi cấp:...................................Ngày cấp:............................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.............................................................................................

Chỗ ở hiện tại: .......................................................................................................................................

Trình độ học vấn: ....................................Điện thoại liên hệ: .........................................................

Đối tượng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề nghị đánh dấu vào1 trong 3 ô trống):



Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Người thuộc hộ cận nghèo.

Đối tượng lao động nông thôn khác.

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề:.............................................................. do (CSDN):.............................................................

....................................................tổ chức đào tạo tại:.........................................................

Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):



Tự tạo việc làm Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.




Xác nhận của UBND cấp xã: ………………....

Xác nhận Ông (bà) ………………………………

có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:...………………….

và thuộc diện đối tượng (1): ……………………..



TM. UBND xã ……………………..........

(Ký tên và đóng dấu)



.........., ngày ..... tháng .... năm 20.....

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)



(1) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề.

X. Lĩnh VỰC NGƯỜI có công

1. Thủ tục trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Xử lý hồ sơ:

Cán bộ phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận vào Tờ khai và gửi về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra, chuyển hồ sơ và Công văn đề nghị trợ cấp có công nuôi liệt sĩ (theo mẫu phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND) về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.



    • Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, ban hành quyết định trợ cấp.

    • Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội gửi kết quả thực hiện thủ tục hành chính và thông báo thời gian, nơi nhận trợ cấp cho đối tượng.

    • Bước 6: Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại trụ sở Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện theo thông báo.

  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (theo mẫu).

2) Giấy chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh (trường hợp không có bệnh, tật trong hồ sơ người có công).

3) Hai tấm ảnh 2 x 3.

4) Bản sao chụp (không yêu cầu chứng thực) một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ; Giấy chứng minh nhân dân của người được trợ cấp ưu đãi.



    • Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào đơn.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (theo mẫu số 03-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT).

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục hành chính khi:

    • Cá nhân có mang theo bản chính các loại giấy loại giấy tờ sau để xuất trình cán bộ tiếp nhận hồ sơ:

Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Giấy chứng minh nhân dân của người được trợ cấp ưu đãi.



    • Đối tượng đáp ứng một trong các yêu cầu, điều kiện sau đây:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

Thân nhân của Liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

Thương binh.

Bệnh binh.

Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến.

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.


  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2005.

    • Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    • Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.

    • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Mẫu số 03-CSSK ban hành theo Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế.




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



TỜ KHAI

NHẬN TRỢ CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP VÀ DỤNG CỤ CHÍNH

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

(Kèm theo chỉ định của cơ sở y tế)

1- Họ và tên:...........................................................................................................

2- Năm sinh:...........................................................................................................

3- Đang hưởng trợ cấp:..........................................................................................

4- Nơi quản lý trợ cấp:...........................................................................................

5- Số hồ sơ:.............................................................................................................

6- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có)..........% (Bằng chữ:......................)

Tôi đề nghị được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp sổ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình như sau:




Số TT

Loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ

1




2




...






XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

............................................

............................................

............................................

..............., Ngày.......tháng.......năm 20........

NGƯỜI KÊ KHAI

(Ký và ghi rõ họ, tên)

................, Ngày......tháng......năm 20...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- UBND cấp xã xác nhận đối với người đang thường trú tại địa bàn.

- Cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh và NCC xác nhận đối với người đang được

nuôi dưỡng tại Trung tâm

2. Thủ tục cấp Sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Cán bộ phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội - Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận vào Tờ khai và gửi về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    • Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển hồ sơ về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

    • Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, ra quyết định trợ cấp và chuyển về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.

    • Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội gửi kết quả thực hiện thủ tục hành chính và thông báo thời gian, nơi nhận trợ cấp cho đối tượng.

    • Bước 7: Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại trụ sở Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.

  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo (theo mẫu).

2) Bản sao giấy khai sinh.



3) Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (theo mẫu).

    • Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: trong 40 ngày làm việc, cơ quan hành chính nhà nước phải trả kết quả cho đối tượng.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào đơn và chuyển về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

    • Tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo (theo mẫu 01-ƯĐGD ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC).

    • Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (phụ lục III kèm theo Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH).

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục này khi đối tượng đáp ứng một trong các yêu cầu, điều kiện sau:

    • Là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Thương binh loại B (sau đây gọi chung là Thương binh).

    • Là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến, con của liệt sĩ, con của Thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.

    • Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    • Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

    • Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

    • Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

    • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.


Mẫu số 01-ƯĐGD

ban hành theo Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




TỜ KHAI CẤP SỔ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

(kèm theo bản sao giấy khai sinh của người hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo)

Họ và tên người có công (1) …………………………….là: (2)……..........................

Ngày tháng năm sinh:…………………………….Nam/Nữ…………………….........

Số hồ sơ: …………………………………………………………..............................

Nơi đăng ký thường trú: Xã (phường)……………...(Quận,huyện)……………........

Tỉnh (thành phố)……....................................................................................................

Nơi đang quản lý chi trả trợ cấp: ……………………………………...…...................

Tôi là (3)………………………….quan hệ với người có công(4):………………......

Đề nghị cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với:

STT

Họ và tên (5)

Ngày, tháng, năm sinh

Quan hệ với người có công

1










2





















Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (6)

Ông/bà……………………...................

có bản khai trên là đúng.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ghi rõ chức danh, ký tên, đóng dấu)


............, Ngày........tháng...... năm......

NGƯỜI KHAI

(ký tên và ghi rõ họ tên)

Ghi chú

- (1) - Ghi rõ họ tên người có công

- (2) - Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng (nếu là thương binh, bệnh binh thì ghi thêm tỷ lệ mất sức lao động).

- (3)- Ghi họ tên người đứng khai.

- (4)- Ghi quan hệ người đứng khai với người có công.

- (5)- Ghi rõ họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp.

- (6)- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:

+ Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.

+ Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.

+ ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.


Phụ lục III

Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở

giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)
Kính gửi: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (cấp huyện)
Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………..

Nơi sinh: …………………………………………………………………………

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên: ……………………………………………....

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): ......................... Huyện (Quận): .....................

Tỉnh (Thành phố): .......................................................................

Ngành học: …………….................................……………….... Mã số sinh viên: …………………………

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

………, Ngày …… tháng …… năm ……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)





Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

Trường: .........................................................................................................

Xác nhận anh/chị: .................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ..... Học kỳ: ..............Năm học............ lớp ............. khoa ......... khóa học.......... thời gian khóa học..........(năm) hệ đào tạo .................. của nhà trường.

Kỷ luật: ........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Số tiền học phí hàng tháng: ....................... đồng.

Đề nghị Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ............................... theo quy định và chế độ hiện hành.

………, Ngày …… tháng …… năm …… THỦ TRƯỜNG ĐƠN VỊ



(Ký tên, đóng dấu)

3. Thủ tục trợ cấp ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học



  • Trình tự thực hiện:

    • Bước 1: Người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân của họ nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

    • Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.



    • Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân và khóm, ấp (cư trú của cá nhân) danh sách người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Thời gian niêm yết là 15 ngày làm việc.

Triệu tập Hội đồng xác nhận người có công cấp xã tiến hành họp xét ngay sau khi hết thời gian niêm yết danh sách người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Chứng nhận tình trạng con đẻ người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật.

Lập danh sách các đối tượng đủ điều kiện gửi về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã.



    • Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách những người bị mắc bệnh, tật theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học (theo mẫu số 1-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung mục VII Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành).

Chuyển hồ sơ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sau khi có giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học của Ủy ban nhân dân cấp huyện.



    • Bước 5: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho người thực hiện thủ tục hành chính thời gian, địa điểm giám định bệnh, tật và chuyển hồ sơ sang Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    • Bước 6: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:

Giới thiệu người thực hiện thủ tục hành chính khám giám định bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang ngay trong ngày làm việc khi đối tượng đến liên hệ.

Họp xét, kết luận bệnh tật cho các đối tượng vào ngày cuối các tháng trong năm.

Chuyển kết quả giám định cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh họp xét.


    • Bước 7: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả họp xét của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học hoặc thông báo bằng văn bản những trường hợp không đủ điều kiện trợ cấp ưu đãi gửi cho: đối tượng, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

    • Bước 8: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội gửi kết quả thực hiện thủ tục hành chính và thông báo thời gian nhận trợ ưu đãi cho đối tượng hoặc thân nhân của họ.

    • Bước 9: Người thực hiện thủ tục hành chính nhận kết quả tại trụ sở Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.

  • Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

    • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (theo mẫu số 1-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH).

2) Bản khai cá nhân (theo mẫu số 2-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH).

3) Biên bản xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (theo mẫu số 3-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH).

4) Lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý.

5) Bản sao chụp (không yêu cầu chứng thực) một trong những giấy tờ sau đây để chứng minh tham gia kháng chiến, gồm: Quyết định phục viên, xuất ngũ; Giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; Giấy chuyển thương, chuyển viện; Giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ liên quan khác đến hoạt động ở chiến trường.

5) Giấy ra viện hoặc giấy tờ điều trị về bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/đioxin.



    • Số lượng hồ sơ:

02 bộ đối với người hoạt động kháng chiến có con bị dị dạng, dị tật.

03 bộ đối với người hoạt động kháng chiến bị mắc bệnh, tật theo quy định tại quyết dịnh số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.



  • Thời hạn giải quyết: trong 78 ngày làm việc, cơ quan hành chính nhà nước phải trả kết quả cho đối tượng.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận và chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (theo mẫu số 2-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH).

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan hành chính nhà nước chỉ thực hiện thủ tục này khi:

    • Cá nhân có mang theo bản chính một trong các loại giấy tờ sau đây để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận khi nộp hồ sơ:

Quyết định phục viên, xuất ngũ.

Giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; Giấy chuyển thương, chuyển viện.

Giấy điều trị.

Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ liên quan khác đến hoạt động ở chiến trường.



    • Đối tượng đáp ứng một trong các yêu cầu, điều kiện sau đây:

Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.

Mắc 1 trong các bệnh, tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã.


  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    • Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2005.

    • Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    • Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

    • Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin.

    • Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung mục VII Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

    • Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.


Каталог: VBPQ -> vbdh.nsf
vbdh.nsf -> Số: 1044/ubnd-th long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 134/ct-ttg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh an giang
vbdh.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> V/v: đề xuất các cơ chế chính sách và rà soát danh mục dự án đầu tư trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang số: 1512/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> TỈnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1822 /QĐ-ubnd an Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2011 quyếT ĐỊnh về việc ban hành Kế

tải về 3.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương