An Giang, ngày 06 tháng 4 năm 2016



tải về 3.49 Mb.
trang40/40
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.49 Mb.
#27616
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40


Kèm theo đăng ký gồm: sơ yếu lý lịch người vào tu có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người vào tu; ý kiến bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với người chưa thành niên.





NGƯỜI PHỤ TRÁCH CƠ SỞ TÔN GIÁO

(Ký, ghi rõ họ tên)




(1) Địa danh nơi có cơ sở tôn giáo nhận người vào tu.

(2) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở tôn giáo.

6. Thủ tục thông báo về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo cơ sở gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản thông báo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo nội dung thông báo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

- Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản thông báo trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu chính.

- Thành phần, số lượng văn bản thông báo:

+ Thành phần văn bản thông báo (theo mẫu).

+ Số lượng: 01 văn bản.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo cơ sở.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng (Mẫu B29, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh;

+ Trước khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004.

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B29



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………(1), ngày……tháng……năm……



THÔNG BÁO

Về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng,

công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng


Kính gửi: (2)…………………………………………………………

Tên cơ sở tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo….…...………..………

………………………………………………………………………

Người đại diện:

Họ và tên: …………………..…………Năm sinh…………..

Tên gọi trong cơ sở tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo (nếu có)……………...……………………………………………………

Chức vụ, phẩm trật: ………………………………………….


Thông báo về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo với nội dung sau:
Lý do sửa chữa, cải tạo:……………………………………………..

Thời gian sửa chữa, cải tạo:………………………………………....

Phạm vi và mức độ sửa chữa: ………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Các hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo:………………………...

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………






NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)





(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

(2) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo sửa chữa, cải tạo.
7. Thủ tục chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một xã

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trước khi tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản thông báo và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết.

+ Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức quyên góp. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.



- Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản thông báo trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu chính.

- Thành phần, số lượng văn bản:

+ Thành phần văn bản (theo mẫu).

+ Số lượng văn bản: 01 văn bản.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức quyên góp.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo (Mẫu B30, Thông tư số 01/2013/TT-BNT ngày 25/3/2013).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tổ chức quyên góp trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp.

+ Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.



- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004.

+ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.


Mẫu B30


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


………(1), ngày……tháng……năm……




THÔNG BÁO

Về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo

Kính gửi: (2)……..………………………………………………….

Tên cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo: ….…...………..…………

Địa chỉ: ………………………………………........………………

Người đại diện:

Họ và tên……………………………………………………



Thông báo về việc tổ chức quyên góp với nội dung sau:

Mục đích quyên góp:………………………………………………..

Phạm vi tổ chức quyên góp:…..…………………………………….

Cách thức quyên góp:……………………………………………….

Thời gian thực hiện quyên góp:..……………………………………

Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản được quyên góp:.…………………

.……………………………………………………………………




NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)


(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

(2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đối với trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã.

XVIII. LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của Thông tư này tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.

+ Bước 2: Trong tháng 6 và tháng 12 hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BTP) gửi công chức Tư pháp - Hộ tịch.

+ Bước 3: Kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp - Hộ tịch xem xét, tổng hợp danh sách những người có đủ tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.



- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ: Danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật theo mẫu số 04 Thông tư 21/2013/TT-BTP.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.

+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.



2. Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 (mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư) gửi công chức Tư pháp – Hộ tịch tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và thông báo cho tuyên truyền viên pháp luật về việc đề nghị cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

+ Bước 2: Trong trường hợp tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ thì xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

+ Bước 3: Đơn xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi tới công chức Tư pháp - Hộ tịch để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.



- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ: Danh sách tuyên truyền viên pháp luật thuộc trường hợp đề nghị cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp danh sách những người thuộc trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách tuyên truyền viên pháp luật thuộc trường hợp đề nghị cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

- Không còn uy tín trong cộng đồng dân cư.



- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+  Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.



+ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
CHỦ TỊCH

( Ðã ký )

Vương Bình Thạnh

1 Khai rõ đây là lần kết hôn thứ mấy của người nhận con nuôi, tình trạng con cái.

2 Khai như chú thích 1.

3 Khai rõ hiện nay người nhận con nuôi đang sống cùng với ai; thái độ của những người trong gia đình về việc nhận con nuôi.

4 Ý kiến của cán bộ xác minh về các nội dung mà người nhận con nuôi tự khai ở trên. Đánh giá người nhận con nuôi đủ hay không đủ điều kiện để nhận con nuôi.

5 Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

6 Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.

7 Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

8 Như kính gửi.

9 Trường hợp nuôi con nuôi trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, thì gửi Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi.

10 Nếu có được các thông tin này.

11


3 Ghi rõ là cha, mẹ đẻ; người giám hộ hay cơ sở nuôi dưỡng. Nếu là cơ sở nuôi dưỡng thì ghi rõ tên cơ sở nuôi dưỡng,
chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng.


4.Không cần có xác nhận của người làm chứng nếu đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã/STP nơi đã đăng ký việc NCN trước đây.


12 Khai rõ đây là lần kết hôn thứ mấy của người nhận con nuôi, tình trạng con cái.

13 Khai như chú thích 1.

14 Khai rõ hiện nay người nhận con nuôi đang sống cùng với ai; thái độ của những người trong gia đình về việc nhận con nuôi.

15 Ý kiến của cán bộ xác minh về các nội dung mà người nhận con nuôi tự khai ở trên. Đánh giá người nhận con nuôi đủ hay không đủ điều kiện để nhận con nuôi.

16 Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

17 Ghi rõ tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.

18 Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

19 Như kính gửi.

20 Nếu người nhận nuôi không nhớ rõ ngày nào của tháng thì ghi ngày 01 của tháng đó. Nếu người nhận nuôi không nhớ rõ ngày, tháng nào của năm thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đó.

21 Nếu người nhận con nuôi muốn giữ bí mật về việc nuôi con nuôi thì người được nhận làm con nuôi không cần phải ký tên.

22


23


24



Каталог: VBPQ -> vbdh.nsf
vbdh.nsf -> Số: 1044/ubnd-th long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 134/ct-ttg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh an giang
vbdh.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> V/v: đề xuất các cơ chế chính sách và rà soát danh mục dự án đầu tư trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang số: 1512/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> TỈnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1822 /QĐ-ubnd an Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2011 quyếT ĐỊnh về việc ban hành Kế

tải về 3.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương