ĐỊa tạng mật nghĩa chánh Trí Mai Thọ Truyền


Phẩm VI: Như-Lai Tán Thán



tải về 0.55 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38459
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

Phẩm VI: Như-Lai Tán Thán

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn cất mình lên phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp trăm ngàn muôn ức thế-giới chư Phật, nhiều như cát sông Hằng, xuất ra tiếng lớn, tuyên cáo với tất cả Đại Bồ-Tát cùng Thiên, Long, Quỉ, Thần, Người, loài chẳng phải người của các thế-giới chư Phật: "Hãy nghe ta hôm nay đề cao khen ngợi việc đại Bồ-Tát Địa-Tạng, nơi mười phương thế-giới, hiện sức mạnh từ-bi oai-thần không thể nghĩ bàn, cứu trợ và hộ vệ tất cả những tội khổ. Sau khi ta diệt độ rồi, Bồ-tát các ông cùng hàng Thiên, Long, Quỉ, Thần, v.v.. phải dùng nhiều phương chước gìn giữ Kinh này, khiến tất cả chúng-sanh lìa tất cả khổ não, chứng cảnh vui Niết-Bàn".


Phật nói xong, trong pháp-hội có một Bồ-tát tên là Phổ-Quảng, chấp tay cung kỉnh, bạch Phật nói rằng: "Hôm nay thấy Thế-Tôn khen ngợi Bồ-tát Địa-Tạng có oai-thần đức lớn đến không thể nghĩ bàn được như vậy, tôi cúi xin Thế-Tôn, vì chúng-sanh của đời mạt-pháp về sau, tuyên thuyết nguyên-nhân và kết quả của sự Bồ-tát Địa-Tạng làm lợi ích Trời và Người, để cho Thiên, Long tám bộ-chúng và chúng-sanh trong đời vị-lai kính lãnh lời Phật".
Khi ấy, Thế-Tôn bảo Bồ-tát Phổ-Quảng và bốn chúng: "Hãy nghe kỷ! Hãy nghe kỷ! Ta sẽ vì các ông mà nói sơ lược về sự Bồ-tát Địa-Tạng làm lợi ích cho hàng Trời, Người".
Phổ-Quảng bạch Phật nói: "Vâng, bạch Thế-Tôn, chúng tôi xin vui nghe".
Phật bảo Bồ-tát Phổ-Quảng: "Trong đời vị lai, nếu có người trai lành gái lành nào, nghe tên Đại Bồ-tát Địa-Tạng rồi hoặc chấp tay, hoặc khen ngợi, hoặc làm lễ, hoặc ái mộ quyến luyến, thì người ấy sẽ vượt khỏi ba mươi kiếp tội lỗi.
Này Phổ-Quảng, nếu có trai lành gái lành nào, hoặc họa vẽ hình của Bồ-tát Địa-Tạng, hoặc dùng đất, đá, keo, sơn, vàng, bạc, đồng, sắt đúc tượng Bồ-tát Địa-Tạng, rồi chỉ chiêm ngưỡng một lần, chỉ lễ bái một lần, thì người ấy sẽ được trăm lần sanh trở lại cảnh trời ba-mươi-ba (Đao-lợi thiên), không bao giờ rơi vào nẽo ác. Giả tỷ như hưởng phúc ở cảnh Thiên hết rồi, sanh xuống cõi Người, cũng còn được làm vua làm chúa, không mất lợi lớn.
Nếu có người nữ nào chán thân đàn bà, mà hết lòng cúng dường tượng vẽ cùng tượng đấp bằng đất, đá, keo, sơn, đồng, sắg, v.v.. của Địa-Tạng Bồ-tát, như vậy ngày ngày không thối lui, thường dùng hoa, hương, món ăn, thức uống, quần áo, gấm lụa, tràng phan, tiền bạc, vật báu mà cúng dường, thì người nữ ấy, khi báo thân này đã hết không còn sanh lại ở thế-giới có đàn bà, hà huống thọ trở lại thân đàn bà. Trừ trường hợp vì nguyện-lực từ-bi cần phải lãnh thân đàn bà để độ thoát chúng-sanh (mới trở lại làm đàn bà). Nhờ sức mạnh của sự cúng dường Bồ-tát Địa-Tạng cùng sức mạnh của công-đức bố-thí mà trăm ngàn muôn kiếp chẳng còn phải thọ sanh làm thân đàn bà nữa.
Lại nữa, này Bồ-tát Phổ-Quảng, nếu có người nữ, chán cái xấu xa, nhiều tật bệnh của mình, thì chỉ trước tượng Bồ-tát Địa-Tạng, hết lòng chiêm ngưỡng và lễ bái, trong một khoảng lâu bằng một bữa ăn, cũng đủ trong ngàn muôn kiếp, hoặc làm người, hoặc làm Thiên, được thọ sanh với một thân hình tướng mạo hoàn toàn, không mọi tật bệnh. Những người nữ xấu xa như thế, nếu chẳng nhàm chán thân đàn bà, thì trong trăm ngàn muôn ức đời sống, thường được làm con gái vua cho đến làm vợ vua, làm con gái nhà quan quyền danh tiếng, thọ sanh đoan chánh, tướng mạo hoàn toàn. Đó là nhở chiêm ngưỡng lễ bái Bồ-tát Địa-Tạng mà được phúc như vậy.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu co trai lành, gái lành nào mà năng, trước tượng Bồ-tát Địa-Tạng, dùng múa hát, ca vịnh, tán thán, hương hoa cúng dường, thâm chí khuyên một người hay nhiều người (cùng cúng dường như thế), thì những người trai lành gái lành ấy, trong đời hiện tại cùng trong đời vị-lai, thường được trăm ngàn quỉ thần che chở ngày đêm không để cho sự ác lọt thấu vào tai, hà uống để cho thân phải chịu tai họa.
Lại nữa, này Bồ-tát Phổ-Quảng, trong đời vị lai, nếu có người ác, thần ác, quỉ ác thấy hạng trai lành, gái lành qui kính, cúng dường, tán thán, chiêm lễ hình tượng Bồ-tát Địa-Tạng, rồi sanh lòng chê bai, gièm pha, cho làm như thế là không có công-đức và lợi ích, hoặc nhe răng cười chê, hoặc sau lưng chê là sái, hoặc xúi người cùng chê, hoặc một người, hoặc nhiều người, thậm chí có một ý-niệm kích bác, nói xấu, thì những người ác ấy, sau khi ngàn Phật của Hiền-kiếp[3] diệt độ rồi, sẽ vì tội kích bác, nói xấu, mà lãnh sự báo ứng cực kỳ nặng nề ở địa-ngục A-tỳ.
Hiền-kiếp qua rồi, chừng ấy thọ sanh làm quỉ đói. Lại trải qua ngàn kiếp thọ sanh làm súc-sanh. Lại trải qua ngàn kiếp nữa, mới trở lại làm người. Phỏng có được thân người đi nữa, vẫn là người nghèo khó, thấp hèn, các "căn" không đầy đủ, bị nhiều ác-nghiệp đúc kết thành thân, chẳng bao lâu lại rơi trở vào nẻo ác.
Bởi cớ, này Phổ-Quảng, gièm chê những người cúng dường Bồ-tát Địa-Tạng còn gặt hái sự báo ứng như thế; hà huống riêng sanh ác kiến hủy phá sự cúng dường ấy.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu trong đời vị-lai có kẻ nam người nử nào lâu ngày chầy tháng, nằm liệt giường liệt chiếu, muốn sống không được mà muốn chết cũng không kham, hoặc đêm nằm mộng thấy ác quỉ hay thân nhân họ hàng, hoặc chiêm bao thấy đi nơi nguy hiểm, hoặc mê sảng mộng mị, cùng đi chơi với quỉ thần, ngày tháng lâu năm thành liệt nhược, trong giấc ngủ kêu la thảm thê, không vui chút nào, đó là trên con đường Nghiệp-báo, còn đương cân nhắc, chưa định nặng nhẹ, cho nên hoặc chưa bỏ được tuổi thọ (chết), hoặc chưa hết bệnh. Người nam kẻ nữ mắt phàm không phân biện được việc này. Gặp trường hợp như thế, thì chỉ nên đến trước tượng chư Phật, Bồ-tát, lớn tiếng đọc suốt kinh này một lần, hoặc lấy những vật của bệnh nhân mến nhất, hoặc quần áo, của quí, vường tượt, nhà cửa, rồi đứng trước bệnh nhân, to tiếng nói rằng: "Chúng tôi nay Mỗ, Giáp, vì người bệnh đây, xin trước Kinh, Tượng (chư Phật, Bồ-tát) bỏ hết tất cả những vật này để hoặc cúng dường Kinh, Tượng, hoặc tạo hình tượng chư Phật, Bồ-tát, hoặc xây chùa tháp, hoặc cúng dầu đốt đèn, hoặc bố-thí cho Thường-trú". Bạch như vậy ba lần, làm cho người bệnh nghe biết. Giả sử thần-thức của người bệnh đã phân tán, thậm chí hơi thở đã dứt, thì cứ hoặc trong một ngày, hai ngày, ba ngày cho chí bảy ngày, to tiếng đọc Kinh và bạch như trên, thì người bệnh, sau khi chết, bao nhiêu tai xưa tội nặng cho đến tội cực nặng đáng vào địa-ngục Vô-gián, cũng được giải thoát mãi mãi, thọ sanh về chỗ nào, thường biết đời trước của mình. Hà huống trai lành gái tốt tự tay viết Kinh này, hoặc bảo người chép, hoặc tự mình đấp vẽ hình tượng Bồ-tát Địa-Tạng hay bảo người đấp vẽ, đối với những người như thế này, quả báo lợi lạc lớn lao vô cùng.
Bởi cớ, Phổ-Quảng, nếu thấy có người đọc tụng kinh này, thậm chí có một niệm khen ngợi Kinh này, hoặc cung kính Kinh này, ông nên bằng trăm ngàn phương-tiện, khuyến khích những người ấy nên siêng cần đừng thối chí. Khuyến khích như thế thì hưởng được, trong hiện tại và vị lai, trăm ngàn muôn ức công-đức nhiều không thể nghĩ bàn.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu trong đới sau, có chúng-sanh nào nằm ngủ chiêm bao, thấy các quỉ thần, thậm chí thấy những hình người hoặc đau khổ, hoặc khóc lóc, hoặc làm sầu não, than thở, sợ sệt, nên biết đó là cha mẹ, anh em, chị em, vợ chồng, bà con của một đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời trong quá khứ, đang ở trong nẻo ác, chưa được ra khỏi và không được sức mạnh của việc làm phúc-đức cứu vớt khỏi sự khổ não. Họ đang mong tình cốt nhục đời xưa dùng nhiều phương tiện giúp họ xa lìa nẻo ác.
Này Phổ-Quảng, ngươi nên dùng thần lực, khiến bà con của những người tội khổ ấy, đến trước tượng chư Phật, Bồ-tát, hết lòng tự đọc Kinh này, hoặc mời người đọc, từ ba biến cho đến bảy biến. Được như vậy thì những bà con đang ở trong nẻo ác, sau khi nghe đủ số biến Kinh rồi, sẽ được giải thoát, (còn người sống) thì những mộng mị, trong giấc ngủ cũng không trở lại nữa.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu trong đời vị-lai, có những người thấp hèn, như hàng nô tỳ, những người không có tự-do, thức tỉnh mà biết nghiệp xưa của mình và biết cần phải sám hối, rồi hết lòng chiêm ngưỡng lễ bái hình tượng Bồ-tát Địa-Tạng, thậm chí liên tiếp trong bảy ngày, niệm danh hiệu Bồ-tát đầy đủ một muôn lần, thì những người ấy, sau khi hết báo-thân này, sẽ được trong ngàn muôn đời sống, thường sanh làm người cao sang va không trải qua ba nẻo dữ nữa.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu trong đời sau, tại cõi Diêm-phù-đề (thế-giới này), bất luận trong hàng tướng sĩ, Bà-la-môn, đại phú gia, tiểu phú gia, nói tóm là trong các giai cấp kể luôn cả những chủng-tộc khác, nếu mới sanh con, hoặc nam hoặc nữ mà sớm biết, trong bảy ngày liên tiếp, đọc tụng Kinh khó thể nghĩ bàn này, lại vì những đứa trẻ mới sanh ấy mà niệm danh hiệu Bồ-tát cho đủ muôn lần, thì những đứa trẻ ấy, nếu vì tội trước mà có sự báo ứng tai-ương, sẽ được giải thoát, an vui, dễ nuôi, tuổi thọ tăng thêm. Nếu những đứa trẻ ấy là người nhờ phúc đức xưa mà tái sanh, thì sự an vui và thọ mệnh của chúng sẽ vì việc đọc Kinh, niệm danh hiệu Bồ-tát mà tăng thêm lên.
Lại nữa, này Phổ-Quảng, nếu trong đời vị lai, chúng sanh biết rằng những ngày mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín và ba mươi là những ngày các tội được qui tập để định sự nhẹ nặng, và biết rằng chúng sanh ở cõi Diêm-phù-đề, mỗi cử chỉ, mỗi tư tưởng, không cử chỉ tư tưởng nào là không gây nghiệp, là không tội lỗi, huống hồ buông lung sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo, tạo trăm ngàn thứ tội. Biết như vậy rồi, nhân mười ngày trai giới kể trên, đến trước tượng chư Phật, Bồ-tát cùng Hiền Thánh, tụng đọc Kinh này một biến thì Đông, Tây, Nam, Bắc, trong vòngmột trăm do tuần, không phải bị một tai nạn nào. Đồng thời, còn làm cho những người cùng ở một nhà, dù lớn, dù nhỏ, hiện nay hay trăm ngàn năm trong vị lai, đều được vĩnh viễn xa lìa nẻo ác. Nếu trong mười ngày chay, mỗi ngày đọc được một biến Kinh này, thì ngay đời này, làm cho những người trong nhà khỏi các bịnh hoạn, tai họa, lại thêm ăn mặc dư giả.
Bởi cớ, này Phổ-Quảng, nên biết Bồ-tát Địa-Tạng có trăm ngàn muôn ức thần lực lớn lao không thể nghĩ bàn, thường làm lợi ích như vậy. Chúng-sanh ở cõi Diêm-phù-đề, có nhân duyên lớn với Bồ-tát. Chúng-sanh Diêm-phù-đề mà nghe được danh hiệu của Bồ-tát, thấy được tượng của Bồ-tát, chỉ nghe được năm ba chữ, một câu, một kệ của Kinh này, thì trong hiện tại được sự an vui lớn lao hơn hết, còn trong vị lai, trăm ngàn muôn đời sống, thường được làm người đoan chánh, sanh vào nhà sang cả".
Lúc bấy giờ, Bồ-tát Phổ-Quảng nghe Phật đề cao và khen ngợi Bồ-tát Địa-Tạng xong rồi, quì xuống chấp tay bạch Phật nói rằng: "Bạch Thế-Tôn, đã lâu rồi tôi biết Bồ-tát Địa-Tạng có những thần lực không thể nghĩ bàn, và sức mạnh của ý chí cương quyết (thệ nguyện). Vì muốn cho chúng sanh trong vị lai biết sự lợi ích của thần lực và thệ- nguyện ấy cho nên mới kính hỏi Như-Lai. Tôi cúi xin vâng giữ".
"Bạch Thế-Tôn, nên đặt cho Kinh này tên gì và xin dạy chúng tôi phải lưu truyền thế nào?"
Phật bảo Bồ-tát Phổ-Quảng: "Kinh này gồm có ba tên: một là "Địa-Tạng Bổn-nguyện" cũng gọi là "Địa-Tạng Bổn-Hạnh", lại cũng gọi là " Địa-Tạng Bổn Thệ-lực". Bởi từ nhiều kiếp xa xưa đến nay, Bồ-tát đã phát nguyện trọng lớn là làm lợi ích chúng sanh, vậy các ông nên theo nguyện ấy mà lưu truyền Kinh này".
Bồ-tát Phổ-Quảng nghe xong tin lãnh, chấp tay cung kỉnh, lễ Phật rồi lui.
Mật nghĩa:
Phẩm thứ sáu ghi những lời Phật khen ngợi Địa-Tạng.
Đáp lại lời bạch của Bồ-tát Phổ-Quảng, đức Thế-Tôn đã nói về sự phước-đức làm lợi ích hàng trời, người của Địa-Tạng.
Phổ là khắp cùng (như nói phổ-biến); Quảng là rộng. Vậy Phổ-Quảng hỏi có nghĩa là: để phổ biến sâu rộng nguyên nhân và kết quả của Tâm làm lợi ích trời người, phải nói như thế nào?
Đức Phật đã trả lời câu hỏi ấy bằng cách vạch ra những kết-quả lợi ích của sự chiêm lễ, tán thán, niệm danh, cúng dường Địa-Tạng. Các hành động này là nguyên nhân của những lợi ích nói trong Kinh, như:
1. Tán thán, lễ bái, luyến mộ danh hiệu của Địa-Tạng thì vượt khỏi ba mươi tội lỗi.
2. Chiêm ngưỡng lễ bái hình tượng thì được về cõi Thiên, không sa trở lại nẻo ác.
3. Nếu là đàn bà mà nhàm chán thân nữ nhân, những xấu xa, tật bệnh của nữ-nhi, muốn thoát khỏi cảnh ấy, thì phải biết chí tâm chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường hình tượng Địa-Tạng.
4. Muốn được quỉ thần vệ hộ, tiếng ác không lọt vào tai, nên tán thán, cúng dường hình tượng Địa-Tạng.
5. Ai thấy người khác tán thán cúng dường hình tượng Địa-Tạng mà hủy báng, chê cười, người ấy sẽ đọa vào ngục A-tỳ, chịu nhiều cực khổ, có thọ sanh, thì sẽ sanh vào ngạ quỉ, súc sanh, hay người hèn hạ, khổ sở.
6. Ai đau ốm mà nghe hay tự đọc kinh Địa-Tạng thì sau khi chết, được giải thoát các trọng tội của kiếp trước.
7. Ai muốn đừng còn thấy vong linh cha mẹ, anh em, bà con hiện về trong giấc mộng kêu khóc thê thảm vì đang bị tội khổ, thì nên vì những vong linh ấy mà tụng từ ba đến bảy biến Kinh Địa-Tạng. Người chết sẽ được giải thoát còn người đọc sẽ hết chiêm bao.

8. Ai lâm vào cảnh hạ tiện, tôi đòi, mất tự-do (như ở tù, bị giam chẳng hạn) mà biết sám hối tội lỗi thì sẽ thoát ly hạ tiện, về sau được sanh trong cảnh tôn quí.


9. Ai có con mới sanh mà biết đọc Kinh và niệm danh hiệu Địa-Tạng thì đứa nhỏ được giải thoát nghiệp báo đời trước, an lạc, dễ nuôi, sống lâu.
10. Toàn gia đình sẽ xa lìa nẻo ác, không tai nạn, bệnh hoạn, cơm áo đầy đủ, nếu người trong nhà biết, trong mười ngày chay mỗi tháng, đọc tụng Kinh Địa-Tạng.
Nói tóm, biết chiêm ngưỡng, lễ bái, niệm danh hiệu Địa-Tạng, cúng dường Địa-Tạng, đọc Kinh Địa-Tạng thì được những lợi ích như vừa kể. Được các lợi ích như thế là vì Địa-Tạng có oai thần, nghĩa là có khả năng huyền diệu, làm cho người tin tưởng, kính trọng, dám hy sinh cho Địa-Tạng (cúng dường) và nghe được tiếng răn lời dạy của Địa-Tạng (tụng Kinh) được lìa khổ hưởng vui, từ thấp lên cao, hết ác thành thiện.
Đã nói Địa-Tạng là Tâm, vậy oai thần vừa nói là oai thần của Tâm. Ai biết quay về với Tâm, tôn trọng Tâm, nhớ tưởng đến Tâm, hy sinh tất cả cho Tâm, cố nghe cho được lời khuyên bảo, dạy dỗ của Tâm, người ấy nhất định sẽ thu hoạch được những lợi ích tinh thần luôn cả vật chất.
Muốn trở về Tâm, phải làm thế nào?
1) Phải có cái muốn cương quyết: đó là nghĩa của "Địa-Tạng bổn nguyện" (Lòng tự nguyện với lòng)
2) Phải thực hành lời nguyện của mình ngay trong Tâm: đó là nghĩa của "Địa-Tạng bổn hạnh".
3) Nhưng sợ nguyện, hành không đầy đủ cương quyết và dẽo dai, cho nên phải tự mình thề với mình, thề một cách trọng đại để cho lời thề ấy trở thành một sức mạnh thúc đẩy mình, khi mình dãi đãi lười biếng. Đó là "Địa-Tạng bổn thệ"
Cái sự thật, cái chân-lý trong lời Phật dạy xuyên qua câu chuyện Bồ-tát Địa-Tạng , với Địa-ngục thiết vi là như vậy. Do đây, Bồ-tát Phổ Quảng mới hỏi: Kinh này tên gì, với nghĩa: sự thật trong câu chuyện này là như thế nào?
Nên hiểu những việc chiêm lễ, niệm danh cúng dường, tụng kinh đều là những phương tiện bề ngoài dùng làm nhịp cầu "Tịnh Định, Xả Ly" để con người hướng nội, quày lại với Tâm. Bởi vậy, làm những việc trên mà thiếu cái "chí tâm" thì không có kết quả gì hết.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương