ĐỊa tạng mật nghĩa chánh Trí Mai Thọ Truyền


Phẩm III: Quán Chúng-Sanh Nghiệp Duyên



tải về 0.55 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38459
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Phẩm III: Quán Chúng-Sanh Nghiệp Duyên

Lúc bấy giờ, thân mẫu của Phật là Ma-Da phu-nhân, chấp tay cung kính hỏi Bồ-tát Địa-Tạng: "Thưa Bồ-tát, chúng-sanh cõi Diêm-phù-đề có những nghiệp sai khác, vậy sự báo ứng họ nhận lãnh như thế nào?"


Bồ-tát Địa-Tạng đáp: "Thế-giới nhiều đến muôn ngàn, "quốc-độ" cũng nhiều đến muôn ngàn, nơi thời có địa-ngục, nơi không địa ngục, nơi có nữ-hân, nơi không có nữ-nân, nơi có Phật-Pháp, nơi không có Phật-Pháp, nơi có Thanh-văn, Bích-chi-phật, nơi không có Thanh-văn, Bích-chi-Phật, tất cả quốc-độ đều sai khác nhau như thế, chẳng phải riêng tội báo ở địa ngục sai khác mà thôi".
Ma-Da phu-nhân lại bạch: "Xin Bồ-Tát cho nghe những cảm-thọ trong nẽo ác của những tội báo tại thế-giới Diêm-phù-đề".
Địa-Tạng đáp: "Thánh-mẫu, xin Ngài nghe lãnh, tôi sẽ lược nói".
Phật-mẫu bạch: "Xin Bồ-tát cứ nói".
Bấy giờ, Bồ-tát Địa-Tạng bạch với Thánh-mẫu rằng: Sự báo ứng của các tội-nghiệp ở Nam-diêm phù-đề có những danh hiệu như vầy:
- Chúng-sanh nào chẳng hiếu thảo với cha mẹ, thậm chí đến giết hại cha mẹ, sẽ rơi vào địa-ngục Vô-gián, ngàn muôn ức kiếp, không có lúc nào ra khỏi.
- Chúng sanh nào làm cho thân Phật chảy máu, nói xấu Tam-Bảo, chẳng kính kinh điển, cũng sẽ rơi vào địa-ngục Vô-gián ngàn muôn ức kiếp, không có lúc ra khỏi được.
- Chúng-sanh nào xâm lấn và làm tổn hại chùa chiền, làm ô uế hàng Tăng Ni, hoặc ở trong vòng nhà Chùa, để tâm phóng túng, làm điều dâm dục, hoặc giết, hoặc hại, những bọn như vậy sẽ rơi vào địa-ngục Vô-gián ngàn muôn ức kiếp, không có lúc ra khỏi.
- Chúng-sanh nào giả làm thầy tu mà chẳng có tâm thầy tu, phá tán và lạm dụng nhà chùa, khinh dễ và dối lừa hàng tại-gia, làm trái giới luật, tạo ác đủ thứ, những bọn như vậy sẽ rơi vào địa-ngục Vô-gián, ngàn muôn ức kiếp, không có lúc ra.
- Chúng-sanh nào trộm cắp tiền của, đồ vật thức ăn thức uống, quần áo của nhà chùa, cho đến một vật không ai cho mà cũng cứ lấy, sẽ rơi vào địa-ngục Vô-gián ngàn muôn cứ kiếp không có lúc ra.
Địa-Tạng thưa tiếp: "Thưa Thánh-mẫu, chúng sanh nào tạo ra những tội như vậy, sẽ rơi vào năm thứ địa-ngục Vô-gián, mong khổ sở tạm ngừng trong phút chút cũng không được".
Ma-Da phu-nhân lại bạch Bồ-tát: "Tại sao gọi là địa-ngục Vô-gián?"
Địa-Tạng đáp: "Thưa Thánh-mẫu, các nơi có địa-ngục đều ở tại núi lớn Thiết-vi. Địa-ngục lớn có 18 sở, kế là thứ địa-ngục có năm trăm sở, danh hiệu khác nhau; kế là thứ địa-ngục có ngàn trăm sở, danh hiệu khác nhau. Về địa-ngục Vô-gián thì vách thành bao vây tám muôn dư dặm, vách thành nầy toàn bằng sắt, cao một muôn dặm, trên đầu thành lửa cháy không để một chổ hở. Những ngục trong vòng thành này liên tiếp với nhau và có những tên khác biệt. Riêng có một ngục tên là Vô-gián, châu-vi một muôn tám ngàn dặm, tường cao một ngàn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa trên cháy xuống, lửa dưới bốc lên; rắn sắt chó sắt, miệng phun lửa, chạy đuổi nhau lại qua trên đầu giường của ngục. Trong ngục, có một cái giường choán cả mười dặm. Một người bị tội, tự thấy thân mình nằm choán cả giường; ngàn muôn người thọ tội, mỗi người cũng tự thấy thân mình nằm choán cả giường. Đó là vì sự cảm xúc của các nghiệp mà chịu sự báo ứng như vậy.
Lại nữa, còn biết bao đau khổ dành cho những tội nhân trong ngục ấy: trăm ngàn quỉ Dạ-xoa cùng các quỉ dữ khác, răng bén như gươm, mắt sáng như điện, móng tay cứng như đồng, móc ruột, xé đứt. Lại có những quỉ Dạ-xoa khác, cầm chỉa sắt to, đâm vào thân tội nhân, hoặc trúng miệng mũi, hoặc trúng bụng lưng, rồi tung lên trên không và lấy chỉa hứng lấy, đặt lại trên giường. Lại có diều sắt, mổ mắt người tội; lại có rắn sắt, cắn đầu người tội; trăm đốt xương tay chân đều bị đóng đinh dài; lưỡi kẻ có tội, bị kéo ra cày bừa, nước đồng đổ miệng, sắt nóng vấn mình, chết đi sống lại muôn lần, nghiệp cảm như vậy, trải qua ức kiếp, muốn ra không biết lúc nào thoát được. Đến lúc thế-giới này hoại rồi, sanh về thế-giới khác; thế-giới khác hoại rồi, lại chuyển sang phương khác; lúc phương này hoại rồi thời xoay vần sanh vào cõi khác. Khi những thế-giới hoại trở lại thành xong, thời tội-nhân lại trở về đó (mà thọ tội nữa). Sự báo ứng của tội lỗi tại địa-ngục Vô-gián là như vậy.
Lại vì năm thứ nghiệp cảm ở địa-ngục ấy nên gọi là Vô-gián. Năm thứ nghiệp-cảm đó là gì?
Một là tội nhân ngày đêm chịu khổ, trải qua nhiều kiếp không lúc nào ngừng dứt, cho nên gọi là Vô-gián.
Hai là, một tội nhân choán đầy cả ngục, mà nhiều người cũng đầy cả ngục, vì vậy mà gọi là Vô-gián.
Ba là, những khí cụ để hành hình, như chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao, mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền đầu, nước sắt nóng dội thân, đói thời ăn hòn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Cùng năm trọn kiếp, đến vô số kiếp, khổ sở nối nhau tới cùng không dứt đoạn, vì vậy nên gọi là Vô-gián.
Bốn là, không luận trai gái, Mường, Mán, mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc Rồng, hoặc Trời, hoặc Thần, hoặc Quỉ, hễ gây tội ác thời có cảm, tất cả đồng chịu như nhau, nên gọi là Vô-gián.
Năm là hễ rơi vào địa-ngục ấy, thời từ khi mới vào cho đến trăm ngàn kiếp, mỗi ngày mỗi đêm, muôn lần chết muôn lần sanh, cầu tạm ngừng trong khoảng một tư-tưởng cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết, chừng ấy mới được đầu thai. Vì cái lẽ liên-miên đó nên gọi là Vô-gián.
Bồ-tát Địa-Tạng bạch Thánh-mẫu: "Sơ lược về địa-ngục Vô-gián là như thế. Nếu nói rộng ra thời dầu suốt một kiếp, cũng không thể nào nói cho hết tên của những khí-cụ để hành tội cũng như những sự thống khổ trong địa-ngục đó".
Ma-Da phu-nhân nghe xong, không xiết lo rầu, bà chắp tay đảnh lễ Bồ-tát mà lui ra.
* * *
Mật nghĩa:
Trước tiên, chúng ta nên xác định nghĩa danh-từ "địa-ngục". Theo Phật-Học Đại-Từ-điển, địa-ngục là dịch nghĩa chữ Phạn Naraka hay Niraya, có nghĩa là: chẳng vui (bất lạc), đáng ghét chán (khả yếm), đủ mọi thứ khổ (khổ cụ), đủ mọi thứ khí-cụ để hành tội (khổ khí), là chổ Có với Không tranh nhau. Nơi những cái vừa kể nương tựa nằm ở dưới đất (địa hạ), vì đó gọi là địa-ngục.
Vậy thì khi nào trong lòng ta, trong tâm ta (địa) có những điều chẳng vui, đáng ghét, có những khổ đau đủ thứ, có những điều làm cho mình khổ đau như bị hình phạt, còn có sự phân vân, tranh chấp giữa Có và Không thì ta đang ở trong địa-ngục.
Bây giờ chúng ta hãy trở lại bài Kinh.
Câu hỏi đầu của Ma-Da phu-nhân có nghĩa: nghiệp tội lỗi chúng-sanh sai khác nhau, vậy sự báo ứng có sai khác không và sai khác thế nào?
Trong câu đáp, Bồ-tát cho biết: sự báo ứng cũng sai biệt như nghiệp, tùy nghiệp nặng nhẹ. Có những báo ứng ở địa-ngục, có những báo ứng khác, ở những thế-giới và quốc-độ không có địa-ngục, ở những thế-giới có nữ nhâ, ở những thế-giới không có nữ nhân, v.v..
- Ở địa-ngục là ở những quốc-độ (tâm-hồn) hoàn toàn đen tối, đen tối cho đến phạm những tội hết sức nặng nề, gọi là ngũ nghịch (năm tội nghịch hẳn với cương thường, đạo-đức, Chân-lý) có kể trong Kinh:
1. Không hiếu thảo với cha mẹ, hay giết hại cha mẹ
2. Phạm tội sát sanh (làm chảy máu thân Phật) hoặc chê bai Chân-lý (hủy báng Tam
Bảo)
3. Tà dâm làm mất sự trong sạch (xâm lấn chùa chiền, làm ô uế Tăng ni, làm điều dâm dục)
4. Giả dối: giả làm thầy tu, phá tán và lạm dụng nhà chùa (tội vọng ngữ); khinh dễ và dối lừa hàng tại gia (tội khi mạn)
5. Trộm cắp (trộm cắp đồ vật nhà chùa, lấy những đồ vật của kẻ khác khi người ta không cho).
Phạm những tội vừa kể, hay tạo những nghiệp như thế ấy là những con người mà lòng dạ hoàn toàn và luôn luôn đen tối cho nên gọi là vô-gián (không lúc nào dừng). Cái "nhân" bất thiện đã liên miên như thế, thì cái "quả" vô-minh cũng triền miên, cho nên gọi là địa-ngục vô gián. Gọi như thế vì trong tâm những kẻ ấy chẳng vui, có điều chán ghét, luôn luôn sầu khổ (xem lại ở trên)
Ngoài 5 tội trọng trên, do thân tạo ra, còn những nghiệp nhẹ hơn, tạo bởi:
a) những tâm hồn không hoàn toàn đen tối (nơi không có địa-ngục)
b) những ý nghĩ mà thôi (nơi không có nữ nhân)
c) những tâm hồn chua hứng ánh sáng hay đã hứng được một ít ánh sáng Chân-lý (có hay không có Phật-Pháp)
d) bởi những tâm-hồn đã được thanh tịnh, tỉnh ngộ phần nào (nơi có Thanh văn, Bích-chi-Phật) hoặc chưa tỉnh ngộ.
Tất cả tội lỗi ấy đều gây trong ba giới (dục, sắc và vô sắc).
Dục giới thuộc đời sống vật chất của thân.
Sắc giới thộc đời sống tình cảm.
Vô sắc giới thuộc đời sống tư tưởng, ý nghĩ.
Đọan sau của Kinh giải hai chữ vô-gián. Tâm con người mà hoàn toàn đen tối, thì mọi nghiệp đều đen tối. Nghiệp đã đen tối thời báo cũng hoàn toàn đen tối (đau khổ vô cùng cực). Trăm người đen tối, thì trăm người như ở chung trong một ngục và tâm ai cũng bị đen tối xâm chiếm hoàn toàn (nằm choán hết giường). Những đoạn nói về cực hình là tượng trưng những đau khổ trong tâm hồn vô-minh hoàn toàn của những người phạm năm trọng tội.


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương