ĐỊa tạng mật nghĩa chánh Trí Mai Thọ Truyền


Quyển Thượng Phẩm I: Đao-Lợi Thiên-Cung Thần-Thông



tải về 0.55 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38459
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Quyển Thượng



Phẩm I: Đao-Lợi Thiên-Cung Thần-Thông

Tôi đã nghe như vầy: Một lúc nọ, Phật nói Pháp cho mẹ nghe trên cõi trời Đao-lợi.


Lúc ấy, tất cả chư Phật cùng chư Đại Bồ-tát trong vô lượng thế-giới không thể nói hết của mười phương, đều nhóm họp và tỏ lời ca ngợi: "Trong đời ác-độc bị năm dơ-đục làm nhiễm ô, Phật Thích-Ca Mâu-ni lại làm được việc hiện sức mạnh thần thông của Đại Trí-tuệ không thể nghĩ bàn mà điều-phục bọn chúng sanh "cứng đầu", khiến chúng biết thế nào là vui-sướng, thế nào là khổ não".
Ngay lúc ấy, Thế-Tôn mỉm cười, phóng ra trăm, ngàn, muôn, ức đám mây sáng to lớn, gọi là: Đại Viên-Mãn, Đại Từ-Bi, Đại Trí-tuệ, Đại Bát-nhã, Đại Tam-muội, Đại Cát-Tường, Đại Phước-Đức, Đại Công-Dức, Đại Quy-Y, Đại Tán-Thán, v.v..
Xong, Thế-Tôn lại phát ra các thứ tiếng vi-diệu, gọi là: Đàn-na ba-la-mật (Bố-thí), Thi-la-ba-mật (Trì-giới), Sằn-đề ba-la-mật (Nhẫn-nhục), Tỳ-la-da ba-la-mật (Tinh-tấn), Thiền-na ba-la-mật (Thiền-định), Bát-nhã ba-la-mật (Trí-tuệ), Từ-bi, Hỷ-xả , Giải-thoát, Vô-lậu, Trí-tuệ, Đại Trí-tuệ, Sư tử-hống, Đại Sư-tử-hống, Vân-lôi, Đại Vân-lôi, v.v..
Các tiếng ấy được phát ra rồi, vô lượng ức Thiên, Long, Quỉ, Thần của thế-giới Ta-bà và các nước phương khác, cũng họp nhau đến trời Đao-lợi. Đó là Tứ Thiên-Vương, Đao-lợi-Thiên, Tu-diễm-ma-Thiên, v.v..
Các Thần biển, Thần sông lớn, Thần rạch, Thần cây, Thần núi, Thần đất, v.v.. cùng các Đại Quỉ-vương như Ác-mục Quỉ-vương, Đạm-huyết Quỉ-vương, Đạm Tinh-khí Quỉ-vương, Đạm Thai-nõan Quỉ-vương, Hành bệnh Quỉ-vương, Nhiếp-độc Quỉ-vương,Từ-tâm Quỉ-vương, Phước-lợi Quỉ-vương, v.v.. cũng đều tựu hội về.
Lúc bấy giờ, Phật hỏi Đại Bồ-tát Văn-Thù Sư-lợi: "Ông thấy tất cả chư Phật, Bồ-tát, Thiên, Long, Quỉ, Thần hiện tại cõi trời Đao-Lợi đấy. Vậy ông biết tất cả đông là bao nhiêu không?" - Văn-Thù bạch: "Dù có dùng thần lực mà đếm trong ngàn kiếp, tôi cũng không biết rõ con số".
Phật bảo Văn-Thù: "Ta lấy mắt Phật mà xem, cũng không biết đúng con số. Nhưng đó là tất cả những ai trong những kiếp xa xưa, được Bồ-tát Địa-Tạng đã hóa độ rồi, đang hóa độ, hoặc sẽ hóa độ, và Bồ-tát đã thành công, đang thành công hoặc sẽ thành công trong việc hóa độ".
Văn-Thù Sư-Lợi nói: "Bạch Thế-Tôn, là người trong quá khứ đã lâu tu thiện-căn và đã chứng trí vô-ngại, tôi nghe Phật nói, tất phải tin lãnh. Còn hàng kết-quả nhỏ như Thanh-văn, Thiên, Long, Quỉ, Thần và chúng-sanh trong đời vị-lai, tuy nghe lời thành thật của Như-lai, bụng vẫn ngờ vực, cho nên dù có lạy lãnh những lời Như-Lai đi nữa, chưa chắc khỏi dèm chê. Cúi mong Thế-Tôn nói rõ căn nguyên: "Bồ-tát Địa-Tạng làm hạnh gì, lập nguyện gì, mà thành công một cách không thể nghĩ bàn như thế?"
Đức Phật bảo Văn-Thù: "Thí dụ trong ba ngàn đại thiên thế-giới, có bao nhiêu cỏ cây, lùm rừng, lúa mè, tre lau, đá núi, bụi bặm, cứ lấy một trong các vật ấy kể như một sông Hằng, rồi cứ một hột trong số cát của mỗi sông Hằng ấy, kể như một thế-giới, mỗi hột bụi trong mỗi thế-giới ấy kể là một kiếp [1], và bao nhiêu số bụi chứa trong một kiếp đều dồn chứa lại thành kiếp (thì số kiếp này không biết bao nhiêu mà nói). Thế mà từ Bồ-tát Địa-Tạng chứng quả "Thập địa" đến nay, một khoảng thời-gian đã trôi qua, lâu hơn ngàn lần số kiếp thí dụ ấy, đó là chưa nói tới lúc Bồ-tát còn ở bậc Thanh-văn và Bích-chi Phật. - Này Văn-Thù, oai-thần và thệ-nguyện của Bồ-tát Địa-Tạng không thể nghĩ bàn được. Trong đời vị-lai, nếu có trai lành gái tín nào nghe được tên Bồ-tát rồi mà chiêm-ngưỡng lễ bái hoặc xưng tụng danh hiệu, hoặc cúng dường, dẫn đến vẽ, khắc, đấp, sơn hình tượng Bồ-tát, thì những nam nữ ấy sẽ được trăm lần sanh lên trời Đao-Lợi [2], vĩnh viễn không còn rơi vào ba đường ác (địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh).
"Văn-thù, trong thời xưa cách nay không biết bao nhiêu kiếp, tiền thân của Địa-Tạng Bồ-tát là con trai một nhà giàu. Thời ấy có Phật là Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Người con nhà giàu thấy Phật tướng tốt, trang nghiêm bằng ngàn phước, bèn bạch hỏi Phật đã có những hạnh nguyện gì mà được tướng ấy. - Phật Sư Tử đáp: Muốn chứng được thân ấy, cần nên cứu độ tất cả chúng-sanh thọ khổ trong một thời-gian lâu xa.
"Người con nhà giàu nghe xong bèn phát nguyện: Từ nay cho đến không biết bao nhiêu kiếp trong vị-lai, tôi nguyện vì chúng-sanh tội lỗi và đau khổ trong sáu nẻo luân hồi, rộng bày phương-tiện, khiến cho tất cả đều được giải thoát hết, chừng ấy tôi mới thành Phật. Vì đã lập nguyện lớn đó trước Phật Sư-Tử cho nên đến nay, không biết bao nhiêu trăm ngàn muôn ức na-do-tha đã qua rồi, người con nhà giàu ấy vẫn còn làm Bồ-tát.
"Lại trong quá khứ xa xưa không biết bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp, có Phật ra đời, hiệu Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, thọ bốn trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Trong thời "tượng pháp" [3] của đức Phật này, có một người con gái dòng Bà-la-môn, phúc đức sâu dày, thiên hạ đều tôn kính, đi đứng nằm ngồi, đều được chư Thiên che chở. Bà mẹ của cô tin xằng, thường khinh dễ Tam-Bảo[4]. Cô gái đạo-đức ấy đã dùng nhiều phương-tiện khuyến dụ mẫu thân, để bà sanh chánh kiến.[5] Nhưng mẹ cô vẫn chưa có lòng tin chân chánh, kế không bao lâu, bà chết, thần-hồn rơi vào địa-ngục "vô gián".
"Biết mẹ lúc tại thế không tin nhân-quả, ắt theo nghiệp quấy mà sanh vào nẻo ác, cô bèn bán nhà cửa, mua nhiều hương hoa cùng những lễ phẩm khác, đem đến cúng dường các chùa tháp thờ Phật. Tại một chùa nọ, cô thấy tượng Như Lai Giác Hoa Định Tự Tại Vương, dung mạo uy-nghi, đoan trang nghiêm nghị. Cúi lễ tượng Phật, lòng thêm kính mộ, cô nghĩ thầm, "Phật tên Đại Giác, nghĩa là đầy đủ mọi trí. Nếu mẹ mất lúc Phật còn tại thế và mình đến hỏi Phật, ắt mình biết được mẹ ở đâu". Nghĩ xong, cô khóc nức-nở rất lâu, mắt không rời tượng Phật. Bổng trong không-trung có tiếng nói: "Người con gái đang khóc kia, chớ nên bi ai như thế, để ta chỉ cho chỗ mẹ ngươi đến".
"Cô gái Bà-la-môn chấp tay hướng lên trên không nói: "Bạch Ngài, Ngài là Thần nào mà làm vơi sự lo rầu của tôi như thế? Tôi từ mất mẹ đến nay, ngày đêm nhớ mến, nhưng không biết hỏi đâu cho ra chỗ mẹ tôi thác sanh".
"Trong không trung lại có tiếnt: "Ta là đấng mà ngươi đang chiêm ngưỡng lễ-bái: Phật Giác Hoa Định Tự Tại Như Lai của thời quá khứ. Vì thấy ngươi nhớ mẹ hơn thường tình chúng sanh, cho nên ta đến nói cho ngươi biết".
"Cô gái nghe xong té quị, tay chân rũ-rượi. Kẻ tùy tùng đở dậy, dây lâu mới tỉnh, cô bèn bạch trong không: "Xin Phật thương xót nói ngay cho con biết coi mẹ con thác sanh về đâu, kẻo thân tâm con sắp chết mất".
"Phật Giác-Hoa nói: "Cúng dường xong, ngươi nên sớm về nhà, ngồi ngay thẳng suy gẫm về danh hiệu của ta, sẽ biết chỗ thác sanh của thân mẫu ngươi".
"Cô gái làm y lời Phật dạy. Trải qua một ngày một đêm, cô bổng thấy tự thân đi đến một bải biển nước sôi sùng-sục. Trên mặt biển, nhiều thú dữ, thân toàn bằng sắt, đang sua đuổi nhau, chạy qua chạy lại. Dưới biển, trồi hụp trăm ngàn muôn chúng-sanh, đang bị những thú dữ ấy tranh nhau ăn thịt uống huyết. Cô lại thấy nhiều quỉ Dạ-xoa, hình tướng khác nhau, con thì nhiều tay nhiều mắt, con nhiều chân nhiều đầu, nanh lòi khỏi miệng, bén nhọn như gươm, lùa các tội nhân lại gần ác thú cho chúng chụp bắt, thân tội-nhân phải quặp lại, đầu chân đụng nhau. Còn nhiều tình trạng khác, chẳng dám nhìn lâu.
"Nhưng nhờ niệm Phật, cô gái Bà-la-môn không sợ. Một Quỉ-vương tên là Vô-Độc, cúi đầu tiếp cô và thưa: "Lành thay Bồ-tát! Ngài có việc gì đến đây?" Cô gái nói:
"- Đây là xứ nào?
"- Đây là Biển thứ nhất, phía Tây núi Đại Thiết-Vi. Quỉ-vương đáp.
"- Tôi nghe trong núi Thiết-Vi có địa-ngục, việc ấy thật không?
"- Thật có địa-ngục.
"- Làm sao đến địa-ngục được?
"- Nếu không nhờ oai-thần thì phải vì nghiệp-lực, ngoài hai điều ấy không đến địa-ngục được.
"- Tại sao nước sôi sùng-sục và trong nước có nhiều tội-nhân và thú dữ như vậy?
"- Những tội-nhân đó là những chúng-sanh làm ác ở Diêm-phù-đề mới chết và đã trãi qua 49 ngày rồi. Nhưng vì không người hương lữa lo làm công đức cứu nạn cho, lại lúc sống họ không có trồng nhân lành, cho nên nay phải theo nghiệp địa-ngục của họ mà tự nhiên lội qua biển này. Cách biển này mười muôn do-tuần [6], về phía Đông, còn một biển khác, khổ gấp mấy lần ở đây. Phía Đông biển thứ hai này, còn một biển khác nữa, khổ hơn rất nhiều. Ba biển này gọi chung là "Biển Nghiệp", nơi "chiêu cảm" [7] của ba nghiệp ác.
"- Địa-ngục ở đâu?
"- Phía trong ba biển ấy, và số địa-ngục nhiều đến trăm, ngàn, mỗi mỗi khác nhau. Ngục to thì có 18 cái [8], kế có 300, khổ sở khôn lường; kế nữa có ngàn trăm, cũng khổ sở khôn lường.
" Cô gái lại hỏi:
"- Mẹ tôi chết đến nay chưa bao lâu, không biết hồn-thần đi về đâu?
" Quỉ-Vương hỏi lại: "Thân mẫu của Bồ-tát, lúc sanh tiền làm những hạnh nghiệp gì?
"- Mẹ tôi tà kiến, dèm chê Tam-Bảo, hoặc có tạm tin đi nữa, rồi cũng trở lại không kính. Tuy chết chưa mấy ngày nhưng không biết đi về đâu.
"- Thân mẫu Bồ-tát tên họ gì?
"- Cha mẹ tôi đều là người dòng Bà-la-môn; cha tôi tên Thi-La Thiện-Kiến, mẹ tôi tên Duyệt-đế-lợi.
" Quỉ-Vương Vô-Độc chấp tay nói: "Xin Thánh-nữ trở về, khỏi lo nhớ sầu thương. Nữ tội Duyệt-đế-lợi đã sanh lên trời đến nay là ba hôm rồi, ấy vì nhờ con hiếu thuận đã vì mẹ mà cúng dường, tu phước, bố thí chùa tháp của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai. Chẳng phải chỉ có thân mẫu của Bồ-tát được thoát địa-ngục, mà ngày ấy, bao nhiêu tội nhân trong ngục Vô-gián cũng nhờ sự bố-thí cúng dường ấy mà được vui sướng và đồng sanh về cõi thiên.
" Quỉ-vương nói xong, chấp tay lui bước.
"Người con gái bà-la-môn trở về tỉnh mộng, nhớ việc đã nghe thấy, liền đến trước tháp tượng của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai lập nguyện lớn rằng:
"Tôi nguyện cho đến hết các kiếp trong vị-lai, hễ có chúng sanh tội khổ là tôi rộng mở phương-tiện, làm cho họ được giải-thoát".
"Phật bảo Văn-thù: "Quỉ-Vương Vô-Độc lúc ấy là Bồ-tát Tài-Thủ bây giờ đây, còn cô gái Bà-la-môn là Bồ-tát Địa-Tạng vậy.

Mật nghĩa:


Điểm đặc biệt ở đây là Phật không thuyết pháp ở thế-gian, cho người thế-gian nghe, mà trên trời Đao-lợi, cho mẹ đã chết nghe và trước vô số chư Phật, Bồ-tát, Thiên, Long, Quỉ, Thần. Vậy phải "không là phàm" mới nghe được lời Phật dạy trong kinh này.
Vào đoạn đầu đã thấy ý hướng của Kinh, trong lời khen đức Thế-Tôn. Ở thế-gian, chúng sánh cứng đầu (cang cường) rất nhiều, ngoài Phật là bậc đại trí-huệ có nhiều phương-tiện chế phục họ, thì không ai làm được. Đem đạo lý nhân-quả ra nói họ không nghe, thì nay Phật dùng phương "Bồ-tát Địa-Tạng".
Mật nghĩa "Địa-Tạng là Tâm" được chứng minh trong đọan Kinh nói chư Phật, Bồ-tát, Thiên, Long, Quỉ, Thần, đông vô số kể, đều hoặc đã, hoặc đang, hoặc sẽ chịu ơn hóa độ của Địa-Tạng. Chư Phật đã, chư Bồ-tát đang, còn Thiên, Long.., sẽ chịu ơn ấy. Và nhất định Địa-Tạng thành công, vì tất cả là Phật sẽ thành, thì tự nhiên tất cả phải quày về với Tâm và nghe Tâm dạy dỗ.
Nói oai thần thệ nguyện của Địa-Tạng, là nói oai thần thệ nguyện của Tâm. Tâm mà cương quyết thì có đủ quyền năng, thần-thông (pouvoirs surnaturels).
Ai biết quày về với Tâm, chiêm ngưỡng Tâm, kính trọng Tâm, hy-sinh (cúng dường) cho Tâm, thì người ấy sống trong đường thiện (sanh thiên).
Đến đây, Thế-Tôn đưa ra hai sự tích:
1. - Địa-Tạng là con một nhà giàu, như câu truyện anh cùng tử trong Kinh Pháp-Hoa. Tâm Phật và Tâm chúng sanh không khác. Mà Tâm Phật đầy đủ muôn đức, giàu có như thế, thì Tâm chúng-sanh cũng giàu như thế. Nhưng cái giàu của chúng-sanh là cái giàu chưa khai thác, cho nên phải khai thác bằng sự phát lòng từ-bi và nếu "tinh tấn để đầy đủ muôn hạnh lành" thì sẽ được như Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh.
Ý Phật dạy: Muốn thành Phật phải phát lòng Từ-bi và mạnh dạn (sư-tử) ra sức (phấn tấn) trên đường lập đầy (cụ túc) muôn hạnh lành (vạn hạnh)
2. - Địa-Tạng là một cô gái Bà-la-môn đạo đức. Trong câu truyện này, Phật dạy:
- Muốn biết hướng dắt dẫn của tội nghiệp thì nên nhập định, tư duy. Cô gái hỏi Phật Giác-Hoa, Phật không chỉ mà bảo về nhập định tư duy, là nghĩa này.
- Tin xằng, không Chánh-kiến, không Chánh-tín, không biết quy-y Tam-bảo, nghĩa là không biết kính quí Ánh-sáng nơi Tâm (Phật), Luật-pháp trong trời đất (Pháp) và niềm Hòa lạc của muôn loài (Tăng), lại không tin Nhân-quả, thì phải vào ngục "Vô-gián" nghĩa là sống mãi trong Vô-minh triền-miên.
- Ba biển thí dụ những nghiệp của thân, khẩu và ý. Chúng-sanh trồi hụp trong ba biển ấy, nóng bức như bị nước sôi nung nấu, đau khổ như bị thú dữ cắn xé.
- Thiết vi là rào sắt. Con người bị giam trong nghiệp chồng chất như núi, khó thoát nên ví như núi có rào sắt bao quanh.
- Ai vào địa-ngục? Hạng oai thần và hạng bị nghiệp ác dắt dẫn. Hạng oai thần là những bậc đã giải thoát nhưng vì lòng từ muốn cứu độ nên vào địa ngục để hóa độ.
- Địa-ngục ở đâu? Ở ngay trong những biển nghiệp ấy nghĩa là ai còn nghiệp ác là ở trong địa-ngục.
Ý của đoạn này là: Muốn đầy đủ muôn hạnh phải biết hễ còn nghiệp là còn trong địa-ngục đau khổ, vậy phải tự giác (Giác-Hoa) bằng cách thiền-định (Định Tự-tại).

Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương